MÀU SẮC CÁC BIẾN THỂ
MÀU SẮC CÁC BIẾN THỂ
Màu sắc các biến thể
Chúng ta mới chỉ biết qua màu sắc ở dạng màu thuần, là màu tươi nhất mà không lẫn màu đen hay màu trắng. Trong thực tế, tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng tươi như vậy, mà chúng ảnh hưởng rất nhiều bởi ánh sáng.
Các màu trên vòng thuần sắc là màu thuần, là màu tươi nhất. Dưới cường độ của ánh sáng, màu đó có thể sáng lên (pha với màu trắng), hoặc tối đi (pha với đen). Như vậy từ một màu nguyên chất, chúng ta sẽ có nhiều dạng biến đổi khác nhau của chúng tùy vào môi trường xung quanh.
1. Phối màu với Trắng và Đen:
Tam giác Birren
– TINT là trạng thái màu khi thêm màu trắng. Thêm càng nhiều, màu càng sáng, nhưng kém tươi hơn.
– TONE là trạng thái màu khi thêm màu xám. Thêm càng nhiều, màu càng bạc (bạc màu, mất màu).
– SHADE là trạng thái màu khi thêm màu đen. Thêm càng nhiều, màu càng tối (sạm màu).
Như vậy với 1 màu, ta có thể có vô số những biến thể chỉ bằng cách thêm màu trắng hoặc màu đen. Điều này được ứng dụng để tăng độ tương phản màu với màu nền. Đen và Trắng được dùng để tăng độ sáng tối của một màu nên chúng được gọi là SẮC
Thực ra trong tam giác trên vẫn chưa thể hiện đầy đủ các biến thể của 1 màu như:
– Làm đậm một màu mà không mất độ tươi (không bị sạm màu như trường hợp thêm màu đen).
– Thay đổi nhiệt độ màu (Làm ấm hay lạnh một màu).
Ý nghĩa của các biến thể: Biến thể là các dạng thay đổi của màu để hoà vào cảnh. Mỗi 1 màu có độ tươi, độ sáng và “thân nhiệt” riêng, tuy nhiên khi áp dụng, chúng cần được điều chỉnh để đạt một tổng thể hài hòa, hiệu quả.
Tùy biến trên màu xanh trên theo sơ đồ
* Màu nóng – màu lạnh: Khái niệm MÁT LẠNH và NÓNG ẤM được dùng để chỉ cảm giác về nhiệt độ, thường do kinh nghiệm màu sắc từ thực tế như lửa thì nóng; nước, băng lạnh,..
Làm sao để làm 1 màu ấm hơn?
Hãy tưởng tượng 1 mặt bàn màu xanh bên dưới 1 ngọn đèn. Giờ quan sát màu sắc mặt bàn, từ xa đến gần ngọn đèn. Bạn có thấy màu xanh mặt bàn thay đổi theo hướng ấm dần lên?
Trên vòng thuần sắc, màu xanh dương là màu cực lạnh, đỏ là cực nóng, thế nhưng để thay đổi nhiệt độ một màu thì không phải thêm 2 màu này mà là thay đổi nó theo hướng dịch chuyển trên vòng thuần sắc tùy theo mức độ.
Khi nào cần làm lạnh 1 màu?
– Khi muốn dùng màu sắc tạo độ xa gần: Các mảng màu càng xa có xu hướng càng lạnh đi. Ví dụ một cánh đồng hoa hồng, những bông hoa ở xa sẽ có màu hồng “lạnh” và kém tươi hơn.
– Tạo hiệu ứng nổi bật qua tương phản nóng lạnh: Vật có màu nóng, sẽ có bóng và phần tối màu lạnh.
Lưu ý: Còn một các khác để làm ấm 1 màu là làm lạnh các màu xung quanh
2. Màu xỉn – màu tươi:
Độ no màu (hay độ bão hòa – Saturation, Chroma) thể hiện lượng màu xám có trong nó. Càng pha nhiều màu xám, màu sẽ càng kém tươi và trở thành trung tính.
Để làm một màu tươi hơn?
Màu trung tính có thể được tạo ra từ 2 cách:
– Thêm màu xám vào màu thuần để có màu trung tính.
– Thêm màu tương phản (màu bổ túc) của chính nó. Đoạn giữa 2 màu thuần là màu trung tính.
Khi nào cần trung tính hóa 1 màu?
– Khi muốn tạo hiệu ứng dịu mắt, lịch lãm.
– Khi muốn tạo độ xa gần trong tranh: Trung tính hóa các mảng màu hậu cảnh.
– Khi muốn tạo hiệu ứng nổi bật màu trên một nền (nền màu trung tính).
Làm sao để tăng độ tươi 1 màu khi nó đã là màu thuần?
– Tác động lên các màu lân cận: chuyển màu lân cận về màu tương phản của nó.
3. Màu sáng và màu tối: Độ sáng tối là thuộc tính thường thấy nhất trong thực tế do nó phụ thuộc nhiều vào ánh sáng.
Sự thay đổi sáng tối không chỉ phụ thuộc vào cường độ nguồn sáng mà còn do các vị trí đón nhận ánh sáng không nằm trên cùng một mặt phẳng.
Sử dụng sáng tối để tạo khối: Trên mặt cầu, màu sắc có nhiều biến thể sáng tối khác nhau.
– Theo vietchigo.art –