HỘI HỌA - NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

CÁC MỐI QUAN HỆ HÌNH – NỀN

CÁC MỐI QUAN HỆ HÌNH – NỀN

Các mối quan hệ Hình – Nền

Những gợi ý trong các bài tập vẽ dưới đây giúp người vẽ tổ chức được không gian hai chiều và ba chiều một cách có ý thức thông qua sự kiểm soát có chủ ý những trạng thái hình – nền khác nhau. Đừng quá chăm chú vào việc vận dụng phép viễn cận trong quá trình thực hành những bài tập này, mà nên tập trung vào những khu vực không gian đang định hình, hoàn toàn bằng những đặc điểm biểu đồ và tạo hình của chính các vết vẽ.

1. Diện – Vị trí và sắc độ:

hinh nen 1

Hình 2-11

Đây là một bài tập đơn giản nhưng quan trọng. Mục tiêu là phải tạo ra được một bảng biểu đồ tập hợp các sắc độ khác nhau giúp bạn có thể tự nhận biết được mỗi diện nằm ở vị trí nào (xét về độ sâu) trong không gian. Hãy dùng mực vẽ màu đen hoặc nâu đỏ, bút lông, và nước, rồi tự tay tạo ra một loạt các diện nhỏ hình tròn với sắc độ thay đổi từ đen cho tới ghi sáng. Mỗi hàng đều có sự chuyển đổi sắc độ; diện tròn ngoài cùng bên trái đậm nhất; càng lui sang bên phải, các diện màu càng sáng hơn. Chỉ cần dùng nước để pha loãng mực, và càng tạo được nhiều diện tròn với sắc độ khác nhau càng tốt. Dùng một miếng bọt biển sạch để thấm đi lượng nước dư thừa, hoặc cũng để làm nhạt bớt một diện tròn nào đó. Kết quả là bạn sẽ có được một tờ giấy với nhiều diện tròn như H 2-11. Rõ ràng mỗi diện tròn với độ đậm nhạt riêng của nó sẽ chiếm một chỗ nhất định trong không gian: diện nào tối sẫm hơn thì tiến ra phía trước, còn diện nào sáng/nhạt hơn thì lui sâu vào phía sau.

Ngoài ra, chúng ta hãy xem những phẩm chất tạo hình như thế sẽ có tác động tri giác ra sao bằng cách nghiên cứu những ấn tượng về không gian được tạo ra trong một bức vẽ tươi tắn với những nét bút nhẹ êm, bức Những quả hồng (H 2-12). Mu-Chi đã vận dụng những sắc độ khác nhau để định vị những quả hồng khác nhau trong không gian. Dù trong số này có năm quả hồng gần như nằm trên cùng một đường nằm ngang, có những quả dường như tiến về phía trước, còn một số khác dịch về phía sau. Cũng để ý tới sự sắp đặt đã được họa sĩ khai thác nhằm gia tăng ảo giác ba chiều. Quả hồng nằm giữa nổi bật hẳn lên và đặc điểm tiến ra phía trước của nó được tăng cường nhờ có độ đậm cao nhất. Tương tự, khuynh hướng thụt sâu về phía sau của các quả hồng nằm ở hai rìa trái và phải đã được củng cố nhờ sắc thái nhạt, “nhẹ như không khí”. Một điều đáng lưu ý là vị trí của quả hồng nhỏ nằm thấp hơn phía dưới, và do đó xuất hiện ở cự ly gần hơn, có về hơi bấp bênh, bởi vì ngay phía trên nó là quả hồng nằm giữa, to và đen, luôn tác động mạnh vào tri giác ta. Rồi bạn cũng nên để ý xem sức nặng cùng phẩm chất đường nét của những cái cuống tạo ra áp lực [gây tình trạng căng thẳng] trong không gian như thế nào; dù sao chăng nữa, những cái cuống đó cũng không chiếm cứ những vị trí trong không gian như cách “hành xử của các quả hồng – chủ sở hữu của những cái cuống!

hinh nen 2

Hình 2-12

Mu – Chí. Những quả hồng, Mục trên giấy. DAKID-JETREASURE HALL, KYOTO, NHẬT BẢN

Kết luận lại, bức vẽ này cũng là một ví dụ thích hợp cho thấy kinh nghiệm liên tưởng và ghi nhớ thị giác có thể tác động tới cách chúng ta nhận biết các sự vật trong một hình ảnh hai chiều ra sao. Quả hồng thứ hai tính từ trái sang, dù có sắc sáng, nhưng lại chiếm được một vị trí nhô ra phía trước hơn hẳn so với các quả hồng khác cùng xếp hàng ngang, không hẳn vì nó nằm hơi thấp hơn. Mà chính vì có một chỗ sáng lấp loáng trên quả hồng này đã gợi nhắc cho chúng ta nhớ tới những diện nhỏ ra “bắt sáng” của các hình khối thực trong đời sống, và nhờ vậy, ta mới cho rằng quả hồng này nhỏ về phía trước trong không gian của bức tranh.

2. Phẩm chất đường nét và vị trí:

Phẩm chất của đường nét xác định bởi độ nặng (dày hay mỏng), thể trạng (sắc cạnh hay xơ xước, liền hay đứt nét), và sắc độ của chất màu (sáng hoặc tối). Mục đích của bài tập này nhằm khám phá hiệu quả tạo cảm giác không gian có chiều sâu qua sự phân bố đường nét trên một mặt phẳng. Diện tích vẽ: chỉ trong phạm vi một hình chữ nhật kích thước khoảng 18 x 12 cm. Dụng cụ vẽ: sử dụng nhiều loại, từ cành cây con cho tới bút lông ráo mực – tùy theo khả năng tạo nét của chúng và ý đồ của người vẽ. Hãy vẽ theo chiều thẳng đứng một loạt các đường nét có phẩm chất (độ nặng, cách tạo thành, và sắc thái) khác nhau, càng nhiều loại càng tốt. Giữa các đường nét kế nhau, chỉ chừa lại những khoảng trống vừa đủ để chúng có thể “thở” được, và hãy để ảo giác về vị trí nông sâu của các đường nét dẫn dắt tay bút.

hinh nen 3

Hình 2-13

Hình 2-13 là một ví dụ điển hình cho thấy có sự ganh đua của các đường nét để có được vị trí trong không gian trên cùng một cái nền phẳng; càng nhiều loại đường nét, sự ganh đua càng quyết liệt. Hãy lưu ý tới mức độ ảnh hưởng của cách tạo chất và các sắc độ (đen đối nghịch với ghi) lên đặc tính nhô ra hay lùi sâu của các đường nét; các đường đứt đoạn có xu hướng lùi sâu ra sao; các nét căng, sắc cạnh – dù mảnh và nhẹ đến đâu – vẫn đua tranh vị trí đằng trước thế nào.

Nên nhớ rằng bài luyện này không phải là bài tập về các kiểu đường nét có chất thể khác nhau như ở Chương 1, mà ở đây chúng ta luyện kỹ năng tạo tác không gian ba chiều ảo trên nền vẽ. Hãy nghiên cứu kỹ các kết quả thu được từ bài tập này, từ đó, vận dụng vào bài tập kế tiếp.

3. Đường và Diện – Sự khớp nối hai và ba chiều không gian:

Trong bài tự luyện này, bạn hãy cố gắng khớp nối khoảng không gian trống và phẳng chia thành những miền nằm ở hai bên và theo trục thẳng đứng (trên, dưới và nằm ngang, trong diện tích tờ giấy vẽ) với độ sâu (cận cảnh, trung cảnh, và hậu cảnh). Hãy bắt đầu về thật thoải mái, gần như là tùy tiện. Phạm vi về: hình chữ nhật có kích thước rộng 18 x 12 cm hoặc lớn hơn. Trước hết dùng bút lông và bọt biển quệt ra nền vẽ một cách ngẫu nhiên ba hoặc bốn diện màu mực có sắc thai khác nhau. Từ rất tối cho tới rất sáng. Có thể làm các diện sáng lên bằng cách pha loãng mực với nước hoặc lau bớt mực bằng bọt biển. Để chừa lại một khoảng rộng cô một phần ba diện tích nền (không động đến) đóng vai trò vùng sáng nhất trong phạm vi về (hình chữ nhật). Phải thật kiên nhẫn và không được sốt ruột. Đợi cho mỗi lớp mực tương đối se (khô), hình dáng và sự chuyển sắc độ đã định hình, lúc đó mới quét vào một diện màu tiếp theo, cũng có sắc thái ( nếu không, các hình sẽ chảy hòa vào nhau và không còn đặc tính riêng). Để tạo chất cho lớp màu, hãy dùng một cây nến trắng vuốt nhẹ lên bề mặt, sau đó quét mực đã pha lên trên. Sau khi hoàn thành, hình ảnh sẽ gồm những vết mực có hình thể tự do được sắp xếp gần như ngẫu nhiên, bao quanh chúng là những mảng trắng của phần giấy không bị quét màu.

hinh nen 4

Hình 2-14. Henry Moore, Phác họa, 1935.

BỘ SƯU TẬP HOWARD CARTER

Đến đây, lấy một cành cây đã được vót thành hình ngòi bút và bắt đầu về nguệch ngoạc các đường nét trên khắp cái nền bạn vừa mới tạo ra. (Do cành cây bằng gỗ có đặc tính khô rất nhanh, các nét vẽ nguệch ngoạc sẽ tạo nên những đường nổi hạt và đứt đoạn, và do đó, trông chúng như bị thụt sâu vào trong nền). Bắt đầu vẽ hay kết thúc ở đâu không quan trọng. Việc vẽ nguệch ngoạc trên một cái nền đã được hình thành từ trước chắc chắn ảnh hưởng tới hình thể do đường nét bạn sẽ vạch ra, bởi vì bạn không thể tránh khỏi việc luôn để mắt tới hình và nền đang được xác lập lúc này. Đường vẽ nguệch ngoạc, do đó, có xu hướng bổ sung và làm vững thêm hình thể đã được xác lập ấy. Đây chính là chủ định, vì vậy, đừng quan tâm khi bạn nhận thấy điều đó xảy ra. Hãy dừng bút khi bạn cảm thấy đường nét đã hoàn thành xong việc khớp nối của nó.

Phần cuối của bài tập này là đưa ra sự đánh giá có cân nhắc các khía cạnh hai chiều và ba chiều của hình ảnh đã được xác lập. Hãy làm việc này dựa trên những đường nét đã có sẵn. Bạn sử dụng hoặc bút lông cùng cành cây có một đầu hình nêm, hoặc dùng lưỡi dao cạo. Bút lông và cành cây hình nêm hiển nhiên sẽ được dùng để làm tăng thêm độ nặng của đường về – làm dày lên, và vì thế, đưa đường về ấy nổi lên phía trước. Lưỡi dao mỏng được dùng để nạo bắt nét vẽ – làm giảm đi độ năng, thay đổi phẩm chất, và làm sắc thái của nó sáng hơn. Kết quả là đường nét dường như lùi về phía sau.

Trước tiên, bạn hãy đánh giá đặc điểm hai chiều của hình – nền, và tự đưa ra quyết định sẽ tăng cường hay làm yếu đi đường nét ở những chỗ nào để những đường phân chia không gian rõ ràng hơn – cả theo phương ngang lẫn phương thẳng đứng. Sau đó, hãy thử phát hiện xem khu vực nào ‘nổi’ nhất (nhô ra phía trước nhiều nhất), khu vực nào ‘chìm’ nhất (có độ sâu tối đa), cả trong những khu vực có hình đã được xác lập và những khu vực nền riêng biệt (đặc điểm 3 chiều). Một lần nữa, lại làm đường về đậm và dày thêm (tô thêm), hoặc làm sắc thái và tinh chất sắc nét của nó yếu đi (nạo bớt), để làm tăng khả năng phân biệt các khu vực cận cảnh, trung cảnh, hay hậu cảnh.

Hãy quan sát bức Hình về của Henry Moore, vẽ năm 1935 (H. 2-14). Trạng thái hình – nền của nó vô cùng thú vị và đặc sắc. Nghiên cứu kỹ, bạn sẽ nhận thấy: đôi khi tính chất không gian của đường nét xung đột với vị trí trong không gian của một diện màu có sắc thái riêng; đôi khi chúng lại hòa hợp với nhau. Có cả sự rõ ràng lẫn sự mơ hồ trong toàn bộ hình thức hình – nền của bức vẽ: Những đặc điểm tạo hình tác động lên nhận thức theo một cách, trong khi sự liên tưởng của cá nhân – bằng kinh nghiệm thị giác trong đời sống thực – lại tác động tới nó theo một cách khác. Bạn có để ý thấy cái viễn cảnh nhỏ hút sâu vào bên trong của phong cảnh đất đá khô cứng ở ngay trung tâm bức vẽ (H. 2-14) không?

4. Phẩm chất và vị trí đường nét – Nhận thức không gian khách quan trong phong cảnh:

Bây giờ bạn sẽ thực hiện vài bức vẽ dựa vào một tình trạng khách quan hơn. Hãy ra khỏi nhà với một tập giấy ký họa rồi quan sát một số cách sắp xếp của cây cối. Dùng chiếc bút dạ ngòi to, vẽ một vài ký họa đơn giản, bằng đường nét, có thể gồm dăm bảy khóm cây. Chọn lấy những khóm có tối đa bảy hoặc tám cây. Hình 2-15 là một kiểu khóm cây điển hình. Hãy về các hình ký họa trong những ô vuông rộng khoảng 8m x 8cm. Về nhanh, không cần quan tâm tới chi tiết. Những hình ký họa này không nhằm thể hiện quang cảnh cây cối, mà chỉ là những ký hiệu bằng đường nét ghi chép cách thức tổ chức không gian (xem H. 2-16).

Đầu tiên, hãy đánh giá cự ly giữa các thân cây đứng cạnh nhau (theo phương nằm ngang), sau đó quan sát sự phát triển/mọc theo phương thẳng đứng và cả những phương khác của mỗi cây; thể hiện chính xác bằng các đường nét riêng rẽ và chỉ đi nét một lần. Trong lúc vẽ, bạn nên có những phân tích về độ nông sâu dựa theo cảm quan riêng: có lẽ vẽ những cây nằm ở đằng xa (trong thực tế) vào vị trí phía trên trong ô vuông thì trông sẽ tự nhiên hơn – như ở ô vuông c – và như thế, gợi ra được chiều sâu tạo hình trong ô vuông. Cuối cùng, hãy vẽ lên tất cả các ô vuông theo những bước bổ sung như sau: Tăng thêm độ nặng cho những nét vẽ của các cây ở gần nhất, làm chúng dày thêm, càng đen càng tốt, sao cho nhấn mạnh được vị trí nằm ở phía trước của chúng. Những nét vẽ mô tả cây nằm ở trung cảnh thì có thể giữ nguyên mà không cần can thiệp.

Để những ký họa này tinh tế hơn nữa, có thể đi thêm một vài nét vẽ sắc, mảnh, và nhạt vào mỗi ô vuông, và hãy chú ý tới khả năng gợi chiều sâu về mặt tạo hình của chúng, bất kể chúng nằm ở vị trí nào trong ô vuông.

H. 2-17 là những bước cuối cùng trong bài tập này. Hai bức vẽ này trình bày cách thức tổ chức hình – nền đã có ý thức hơn trong không gian, theo cả hai và ba chiếu. Chọn bất kỳ ô nào trong những ô vuông đã về các khóm cây mà bạn cho rằng có không gian thoáng đãng nhất – rồi phóng to ra cô xấp xỉ 16cm x 16cm Sử dụng cả bút dạ và bút lông chép lại bức vẽ “sơ giản” ban đầu thành một phác đồ có kiểm soát hơn: giảm bớt độ nặng của mỗi đường vẽ tới mức chỉ đủ để nhận ra quang cảnh cây cối nhưng lôi cuốn mắt nhìn hút sâu về phía sau, tìm kiếm khoảng không gian sâu nhất trên nền. Bức vẽ bên trái ở H 2-17 minh họa cho cách xử lý theo kiểu phác đồ này. Khi thực hiện bức vẽ này, cây cối không còn là đề tài chính, mà hãy coi như bạn đang định hình một bức vẽ phi vật thể bằng những đường vẽ nhằm “đánh dấu không gian”.

Chúng ta hãy quay lại với thiên nhiên khi kết thúc bài luyện này, như thể hiện trong bức vẽ bên phải ở H 2-17. Sử dụng “phác đồ không gian” bên trái, chép lại nó chính xác. Sau đó, thêm các nhánh và cành vào mỗi đường (thân cây). Các nhánh phải đủ độ nặng, tương xứng với đường nét của thân cây và vị trí của chúng trong không gian ba chiều. Kết quả là bức vẽ có sức diễn tả thuyết phục về “một không gian ba chiều”. Kết quả là bức vẽ có sức diễn tả thuyết phục về một “không gian miền rừng”. Nhưng hãy nhớ rằng: điều đó có được là do sự đánh giá theo lối phác đồ không gian trong tự nhiên, cũng như việc áp dụng nguyên lý tạo hình hình – nền.

Việc cần làm cuối cùng: dùng lưỡi dao cạo nạo cho sắc độ của nét vẽ nằm ở vị trí thứ hai – ngay sau vị trí đầu tiên – sáng lên, các trong bức vẽ kiểu phác đồ và trong bức vẽ trở về với rừng tự nhiên. Bạn sẽ thấy: nét vẽ này lùi sâu hơn vào trong. Tiếp theo, vẽ thêm vào khu vực bên trên của khoảng trống một đoạn nét xước, mành, màu ghi nhạt để một lần nữa cho thấy điều đã diễn ra trong không gian thì sắc thái ghi sáng của nét mảnh này không cạnh tranh nổi với sắc thẫm nên không có vị trí phía trước, và đứng cao hơn trong hình chữ nhật (nét này lùi sâu hơn cả nét thứ hai).

Mặc dầu sắc độ không đóng vai trò xác định tính chất ba chiều trong bức vẽ Cây cối của Parker Wailte (H 2-18). nhưng sự sắp xép đường nét cùng phẩm chất về độ lớn của chúng lại hiệu quả vô cùng trong việc tạo ra ảo giác về chiều sâu. Hãy nghiên cứu bố cục không gian mà họa sỹ đã đạt được trong ví dụ này với những kiến thức mà chúng ta đã từng rút ra được trong các bàn luận từ trước đến nay.

hinh nen 5

Hình 2-15

hinh nen 6

Hình 2-16

hinh nen 7

Hình 2-17

hịnh nen 8

Hình 2-18. Parker R.Waite. Cây, 1977. Khắc gỗ

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111