ĐẠO HỌC-GIÁO DỤC-TRÍ TUỆ

AHIMSA QUA LĂNG KÍNH PHẬT GIÁO Thích Nữ Diệu An

AHIMSA QUA LĂNG KÍNH PHẬT GIÁO
Thích Nữ Diệu An

girl-rabbit-friendship-love

Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc, tuy nhiên tư tưởng “Ahimsa” vẫn là một nỗi niềm trăn trở toàn nhân loại. “Ahimsa” luôn là một chủ đề “thời sự”, bởi lẽ, mỗi một sự hiện diện của một chúng sinh nào đó trên cõi đời này đều mang một niệm “ham sống và sợ cái chết”, nhưng một điều đáng quan ngại rằng, vì sự sinh tồn của chính mình mà vô hình chung con người bất chấp mọi thủ đoạn có khi gây tổn thương, thậm chí tàn sát hay hãm hại mạng sống của chúng sinh khác để thoả mãn sự sống của chính họ.

Nếu không có được chất liệu của thương yêu và từ tâm thì tất cả sự sống, sự thành công của họ chính là sự đánh đổi của việc dẫm đạp, tàn sát lên chúng sinh khác để tồn tại. Chính vì thế, tư tưởng “Ahimsa” ra đời như những rào chắn để chặn đứng mọi hành động bất thiện của nhân sinh. Và đặc biệt cho dù lịch sử có lâu đời như thế nào thì đến thời điểm hiện tạitư tưởng “Ahimsa” vẫn còn nguyên vẹn và có những giá trị thực tế nhất định cho đời sống của con người.

“Ahimsa” được xem là một luồng tư tưởng, sự thực hành đạo đức cho những ai quay về sống đúng với thiện lương. Để khảo sát góc nhìn của đạo Phật đối với tư tưởng “Ahimsa”, người viết chọn đề tài “Góc nhìn về ‘Ahimsa’ qua Lăng kính Phật giáo” để nghiên cứu.

Từ khóa: Ahimsa, lăng kính phật giáochúng sinh, sự sống,

1. Thuật ngữ “Ahimsa”

Thuật ngữ “Ahimsa” có nguồn gốc từ gốc tiếng Phạn, hims: có nghĩa là tấn công; himsā là tổn thương hoặc tổn hại, trong khi “a+himsā” thì ngược lại, “Ahimsa” là không gây hại hoặc bất bạo động.

 

2. Sự hình thành và phát triển tư tưởng “Ahimsa”

Trước khi tư tưởng “Ahimsa” được thiết lậpchúng ta cũng có thể dễ dàng hình dung được một sự bạo tàn kéo theo những khốn đốn về những lễ nghi, phong tục, lễ tế mà người dân Ấn Độ – một đất nước đa tôn giáo đã trải qua. Tại đó, các hành vi bạo lực diễn ra rất mạnh mẽ và cho đến thời điểm Phật giáo sơ khai vẫn còn tồn tại những tình huống này như sau:

– “Himsa” diễn ra thông qua giao tranh có tổ chức như chiến tranh, trận chiến.

– “Himsa” diễn ra dưới hình thức hiến tế, trong đó sự sống của động vật và đôi khi là sự sống của con người cũng bị tiêu diệt.

– “Himsa” diễn ra dưới bàn tay của thợ săn, người đánh bẫy, đồ tể, ngư dân… để làm thực phẩm cho con người và các nhu cầu khác. Do đó, việc con người tiêu thụ thịt và cá cũng được xem là bạo lực.

– “Himsa” diễn ra thông qua canh tác và các hoạt động liên quan khác như đào, tưới, cày, gặt, giẫm đạp lên cỏ và hoa màu, chặt cây…

Chính vì sự phô diễn quá mạnh mẽ của “himsa” (dạo động) đã đưa đến sự hình thành tư tưởng “Ahimsa” – một nguyên tắc bất bạo động cổ xưa của Ấn Độ, nó áp dụng cho tất cả chúng sinh. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm “Ahimsa” có thể có nguồn gốc từ những tư tưởng Vệ Đà và nó được xem là luồng tư tưởng quan trọng được sử dụng trong Ấn Độ giáoPhật giáo và đạo Jain.

3. Tư tưởng “Ahimsa” dưới lăng kính Phật giáo

Trong một Thế giới đầy rẫy vô vàn nỗi bất an và lo sợ, khi chúng ta đang sống trong một trạng thái luôn gây tổn thương lẫn nhau, nơi cuộc sống chỉ có thể được duy trì bằng cách đấu tranh với những người khác để tìm sự tồn tại trong cuộc đời này hay thậm chí giết hại mạng sống của tất cả các loài sinh vật khác để nuôi dưỡng thân mạng của họ. Trong một tình huống như vậy, bạo lực dưới hình thức này hay hình thức khác là không thể tránh khỏi. Để sống, người ta phải ăn, và vì điều đó, hầu hết chúng ta kiếm được thức ăn thông qua việc đánh bắt các loại động vật và thủy sinh.

Chính vì sự tàn sát quá tàn bạo lẫn nhau giữa những chúng sinh, Ahimsa được hàm tàng một khái niệm quan trọng bậc nhất trong tư tưởng Phật giáo. Sự phô diễn về tư tưởng “Ahimsa” được đức Thế Tôn trình bày rất nhiều trong các tư tưởng của Phật giáoTiêu biểu như:

3.1. Tư tưởng “Ahimsa” trong Ngũ Giới

Ahimsa chính là sự tuân thủ trọng tâm của truyền thống Phật giáo và thuộc về việc thực hành Sila (Giới luật), trong đó sự thực hành giới Thứ nhất “Bất sát sinh” trong Ngũ giới chính là sự thực tập về “Ahimsa”.

Theo Luật Tiểu trình bày về giới “Bất sát sinh” như sau: Một là không được sát sinh. Giải: Trên đến chư Phật, thánh nhânsư tăngcha mẹ, dưới đến quyên phi nhuyễn động, vi tế côn trùng, hễ có sinh mạng thì không được cố giết, bằng cách hoặc tự mình giết, hoặc bảo người giết, hoặc thấy người giết mà mừng theo, nói rộng như trong Luật tạng, vì văn nhiều nên không sao chép ra đây. Kinh ghi, mùa đông hay sinh chấy rận, hãy bắt bỏ trong ống tre, ủ ấm bằng bông, nuôi sống bằng đồ cáu bẩn, là sợ chúng đói lạnh mà chết đi. Cho đến lọc nước, che đèn, không nuôi mèo chồn vân vân, đều là đạo từ bi cả. Đối với loài nhỏ mà còn như thế, thì đối với loài lớn có thể nghiệm biết. Con người thời nay đã không thể thi hành từ bi như vậy, mà lại còn thương tổnsát hại, như thế được chăng? Nên kinh đã dạy, thi ân cứu giúp, cho chúng được yên, nếu thấy bị giết, nên sinh từ tâm. Như thế không răn giữ được sao?(1)

Qua sự trình bày về giới thứ nhất, thực vật cũng sở hữu sự sống, việc thực hành “Ahimsa” chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức về cuộc sống bằng việc “cấm việc giết hại các sinh vật sống và chống lại việc hủy diệt sự sống của kẻ khác”.

 

Theo Phật giáocố ý lấy đi mạng sống có nghĩa là phá vỡ và hủy hoại sự sống, đức Phật dạy chúng ta vượt qua và tránh xa đau khổVì vậychúng ta không thể áp đặt đau khổ lên người khác. Giết chóc không chỉ gây đau khổ cho người bị giết mà còn gây đau khổ cho gia đình, bạn bè đã mất đi người thân. Nó cũng là mầm mống của đau khổ trong tương lai, với những nghiệp báo xấu cho kẻ sát nhân.

Việc áp dụng “Ahimsa” phần nào giúp cho con người ta nhận thức được cảm giác thực sự của lòng từ bi và đưa đến con đường đạt được hạnh phúc.

Qua giới bất sát sinhđức Phật cũng dạy chúng ta thể hiện tình yêu thươngmở rộng ra lòng bi mẫn với người khác thay vì hận thù và bạo lực, và không chỉ yêu thương bạn bè mà còn yêu thương cả kẻ thù của chúng ta, hoặc những người tìm cách làm hại chúng ta. Cũng theo đó, đức Phật cũng ngầm khẳng định rằng con người ta không thể giác ngộ nếu không có lòng từ bi; giết chóc là điều trái ngược căn bản với lòng từ bi. Thực hành “Ahimsa” chính là con đường thiện lành mang những “thiện nghiệp” dẫn dắt chúng sinh đến cảnh giới an lạc và ngược lại bạo động dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng sẽ mang những “nghiệp ác” kéo chúng sinh trầm luân mãi trong ba đường, sáu cõi, liên miên trong sinh tử luân hồi khổ đau.

3.2. Tư tưởng “Ahimsa” trong Phạm Võng Bồ Tát giới

Trong Phạm Võng Bồ tát giới, đức Phật cũng rất rõ ràng trong việc dạy hàng đệ tử xuất gia hay tại gia đều phải tuân thủ nghiêm trì giới “Bất sát sinh”, phải lấy lòng từ bi để khoả lấp hận thù, lấy yêu thương lan toả đến sự sống của muôn loài. Bởi lẽ, tất cả loài hữu tình có mạng sống đều chung ý niệm với chúng ta đều “ham sống và sợ hãi cái chết”, nếu như chúng ta đang thấp thỏm lo âu về sự Vô thường của cuộc sống, đáng sợ về cái chết đang cận kề, vậy tại sao chúng ta lại nỡ lòng giết mạng sống của chúng sinh khác để thoả mãn cái dục về ăn uống và sự tồn tại của mình trong cuộc đời này. Vậy nên, đức Phật đã dạy giới trọng đầu tiên trong Phạm Võng chính là “Bất sát sinh”, nếu như phạm vào giới này, vị ấy Phạm Ba-la-di tội.

Kinh dạy rằng: “Nếu phật tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỉ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết : Nhân giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Là phật tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sinh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát sinhphật tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di tội”.(2)

3.3. Tư tưởng “Ahimsa” trong Kinh Pháp Cú

Khi truy nguyên về những lời dạy của đức Phật trong kho tàng kinh điển Phật giáochúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận biết sự hàm tàng của “Ahimsa” xuyên suốt trong những lời răng dạy của Người, nó có khi được trình bày khá rõ ràng, cũng có khi ẩn tàng.

Theo Kinh Pháp Cú, phẩm Hình Phạt số 129-130 có trình bày rằng:

“Mọi người sợ hình phạt
Mọi người sợ tử vong
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết.”(3)
(PC 129)

“Mọi người sợ hình phạt
Mọi người thích sống còn,
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết.”(4)
(PC130)

Thông qua hai bài kệ kinh Pháp cú, phần nào cho chúng ta thấy thông điệp mà đức Phật muốn gửi gắm ở đây chính là sự thực hành tư tưởng “Ahimsa” và qua đó lên án sự giết hại.

4. Động cơ để thực hành tư tưởng “Ahimsa” theo quan điểm Phật giáo

4.1. Thực hành “Ahimsa” qua lòng từ bi của Phật giáo

Trước viễn cảnh xã hội ngày càng giẫm đạp lên nhau để tìm sự tồn tại hay đơn giản hơn là sự chết chóc của hàng vạn sinh vật có thức trên Thế giới đang ngày càng cao để đáp ứng cho nhu cầu ăn uốngsinh hoạt của con ngườiChúng ta phần nào ý thức được rằng, thân mạng của chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng sự thay thế của hàng vạn mạng sống khác. Do đó, lòng từ bi Phật giáo giúp con người sống chậm lại, tăng trưởng những đức tính thiện lương vốn sẵn có.

Nhờ lòng từ bi, con người ta có một sự rung cảm mãnh liệt trước nỗi đau của kẻ khác, thương yêu chúng sinh như con của mình và không còn mầm mống ý niệm giết hại bất cứ mạng sống chúng sinh nào để nuôi thân mạng nữa.

4.2. Thực hành “Ahimsa” qua trí tuệ hiểu biết về Luật Nhân quả và Nghiệp báo

Cuộc sống này vốn dĩ rất công bằng theo một quy luật vô hình chung nào đó được thiết lập trên nền tảng của Nhân quả và Nghiệp báo. “Có vay ắt sẽ có trả” và lẽ dĩ nhiên khi chúng ta lấy đi mạng sống nào đó cho dù là người hay sinh vật, ta vẫn sẽ trả lại cho họ, có thể ngay trong kiếp hiện tại hay có khi đợi sang kiếp sống mới, oan oan tương báo, cứ như vậy nhấn chìm nhau trong biển thù hận, sinh tử trầm luân mãi không dừng. Ngoài rasát hại hay bạo động kẻ khác còn dẫn đến rất nhiều nguy hại như gây ra nhiều bệnh tật, tạo ra một mạng lưới của hận thù dẫn đến chiến tranh, tăng trưởng sự sân hận và dần mất đi tính từ bi…Chính vì nhận ra những khổ đau sẽ phải gánh chịu do hành nghiệp bất thiện mà điển hình là “bạo động, sát sinh”, cho nên mọi người cùng nhau thực hành “Ahimsa” để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, thiện lành hơn.

Kết luận

Cuộc sống chính là biển trầm luân sinh tửchúng sinh mãi ngụp lặn trong biển khổ mãi không thấy đường Giác, không biết Ta đang tồn tại giữa cuộc trần này đã phải trải qua bao nhiêu lần tử sinh sinh tử của cuộc trả vay không có điểm dừng, của những thù hận không thể hoá giải để rồi bị nhấn chìm triền miên giữa nước mắt và đau thương. Ấy thế mà, khi ánh sáng chính pháp le lói dẫn dắt chúng ta đi vào con đường Chính thì chúng ta không chịu thực hành theo, trái lại vẫn mê mờ trong nẻo Mê, vẫn giết hại chúng sinh khác để thoả mãn sự sống của chính mình.

Theo Quy Sơn Cảnh Sách dạy rằng: “Hiệp tập ác giả, trưởng ác tri kiến, hiểu tịch tạo ác, tức mục giao báo, một hậu trầm luân, nhất thất nhân thânvạn kiếp bất phục.” (Quen gần kẻ ác thì thêm lớn những tri kiến ác, sớm tối làm ác thì phải chịu quả báo trước mắtsau khi chết đi thì phải chịu trầm luân, một khi mất thân người thì vạn kiếp khó mà khôi phục lại được).(5) Thật vậy, thân người thật khó có được, chính vì thế khi đầy đủ nhân duyên làm Người chúng ta cần phải nuôi dưỡng Thiện Nghiệp và tránh làm việc ác để phần nào thoát khỏi trầm luân, chớ mê mờ trong ác đạo đến khi mất đi thân mạng này rồi thì vạn kiếp muốn được thân người để tu tậphối lỗi là một đều hy hữu khó có được. Vậy nên, ngay từ giờ phút này chúng ta cần thiết lập Lòng từ bi yêu thương mạng sống của muôn loài như yêu chính bản thân mình, tránh việc giết hại sinh vật, mạng sống của kẻ khác, cần nuôi dưỡng đạo đức và đặc biệt dùng từ bitrí tuệ để diệt trừ hận thùtránh khỏi sự sân hậnđau khổ không chỉ trong kiếp sống này mà còn làm tư lương cho những kiếp sống sau nữa.

Tác giảThích Nữ Diệu An
Học viên Cao học khoa Triết học Phật giáo – Khoá III – Học viện PGVN tại Huế
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2023

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111