ĐỊA LÝ PHONG THỦY-DỊCH LÝ

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THUỶ

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG THUẬT PHONG THUỶ

  1. Hướng: phía trước của căn nhà. Hướng còn dùng để chỉ một cung bằng 450 trên La kinh. La kinh được chia làm 8 hướng. Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc.
  2. Sơn: phía sau căn nhà (tọa). Sơn còn được dùng để chỉ gò đống, đồi, núi, vùng đất cao, nhà cao tầng, cây to, cột điệnLưu ý: Trong trường phái Huyền Không Phi tinh, thuật ngữ “Sơn” (tọa) còn được dùng để chỉ phía sau của căn nhà.
  3. Thủy: biển, sông ngòi, ao hồ, lạch nước, hồ cá, cầu thang, đường đi, cửa nhà….
  4. Bát Cung: có 8 cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
  5. Tứ tuyến: Tý ßà Ngọ, Mão ßà Dậu, Càn ßà Tốn, Cấn ßà Khôn.
  6. Tứ thần:

– Thanh Long (phía bên trái căn nhà).

 Bạch Hổ (phía bên phải căn nhà).

 Chu Tước (phía trước căn nhà).

 Huyền Vũ (phía sau căn nhà).

* Lưu ý: Thuật Phong thủy xác định vị trí Tứ thần với góc nhìn từ trong nhà ra phía trước.

  1. Sát khí, Tử khí: luồng khí xông thẳng vào trong nhà.
  2. Sinh khí: luồng khí đi quanh co uốn lượn trong nhà.
  3. Thủy khẩu: cửa sông, vòi nước, cửa nhà vệ sinh, giao lộ.
  4. Mạch: Thuật phong thủy phân ra làm 6 loại mạch
  • Mạch âm: nhà tối, luôn phải mở đèn mới thấy rõ đồ vật trong nhà.
  • Mạch dương: nhà sáng.
  • Mạch nhược: nhà rộng, cửa hẹp, nhà không có cửa hậu, nhà quá dài nhưng lại hẹp, vào nhà cảm giác ngột ngạt, người sống trong căn nhà này sẽ không cảm thấy thoải mái.
  • Mạch cường: nhà quá rộng nhưng chiều dài lại ngắn, mở cửa hết mặt tiền nhà, có nhiều cửa sổ to và rộng, có gió mạnh làm khí tản mác hết. Khi nói chuyện phải to tiếng mới nghe rõ, tính tình của người trong nhà dễ bị kích động.
  • Mạch tử: mạch đi thẳng đừ như con rắn chết.
  • Mạch sinh: mạch uốn lượn, quanh co khúc khuỷu.
  1. Táo: bếp.
  • Táo tọa: vị trí đặt bếp.
  • Táo khẩu (hướng): hướng lưng người đứng nấu bếp.
  1. Trạch: nhà.
  2. Khí: năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn có tác động rất mạnh đến vận mệnh của con người. Nói cách khác khí là vật chất ở dạng sóng hạt cơ bản có mang năng lượng.
  3. : nhà vệ sinh.
  4. Tài: tiền tài, tài lộc.
  5. Đinh: nhân đinh, con người, sức khỏe.
  6. Sinh: tăng thêm sức. Khắc: giảm thiểu, tiêu diệt.
  7. Trùng môn: các cửa thông nhau cùng nằm trên một đường thẳng.
  8. Xung môn: cửa của 2 căn phòng (hoặc 2 căn nhà) đối diện nhau.
  9. Lộ trực xung: đường lộ (hoặc nhánh sông) đâm thẳng vào căn nhà.
  10. Bình phong (huyền quan): Màn, sáo, trướng, vách lửng… có tác dụng giảm tốc độ, cường độ luồng gió, biến sát khí thành sinh khí.
  11. Di hình hoán ảnh: phương pháp dùng màu sắc, ánh sáng, gương soi hoặc tranh ảnh để di dời hay bổ khuyết các cung trong căn nhà. Có tác dụng mở rộng hay thu hẹp không gian trong nhà, làm cho căn nhà trở nên sáng hơn, thoáng đãng hơn để tăng vượng khí.
  12. La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản nhất của thuật Phong thủy. La kinh là biểu tượng của thuật Phong thủy.
  13. Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh.
  14. Vượng  Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu). Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn – Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí; 1 là Tiến khí; 2, 3 là Tử khí; 4, 5, 6 là Sát khí; 7 là Thoái khí.
  15. Sơn: một cung nhỏ bằng 15được ghi trên La kinh và được đặt tên theo Tứ duy, Bát can và Thập nhị chi. Trên La kinh có 24 sơn là: Nhâm, Tý (0o), Quí, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão (90o), Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ (180o), Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu (270o), Tân, Tuất, Càn, Hợi.
  16. Tứ Duy: Càn, Cấn, Tốn, Khôn.
  17. Bát can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  18. Thập Nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

 Loan đầu ứng hợp Phi tinh: Hình thể núi, sông, thủy khẩu, ao, hồ, cây cối, đường đi, gò đống… xung quanh địa cuộc phù hợp với Lý khí Tinh bàn.

1. La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản nhất của thuật Phong thủy. La kinh là biểu tượng của thuật Phong thủy.

2. Thiên trì: la bàn nhỏ, kim chỉ Nam, được bố trí ở trung tâm của La Kinh.

3. Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh.

4. Thủy lai: dòng nước chảy đến, con đường dẫn đến trước nhà.

5. Thủy khứ (tiêu thủy): dòng nước chảy đi.

6. Lai long: mạch khí (núi, đất) chạy đến.

7. Tụ thủy: nước từ xa chảy đến và tụ lại.

8. Lập hướng: phép tuyển chọn phương hướng tốt để cất nhà

9. Tiêu sa: phép tuyển chọn phương hướng tốt để đắp gò, đồi

10. Nạp thủy: phép tuyển chọn phương hướng tốt để tác thủy

11. Sinh thủy: nước trong, sạch, chảy êm đềm, uốn lượn, điều hòa.

12. Sát thủy: nước bị ô nhiễm, chảy siết, xung thẳng vào trong nhà, nước xoáy, nước bắn lên tung tóe.

13. Chế: khắc chế, nguyên tắc: dùng ngũ hành tương khắc.

14. Hóa: hóa giải, nguyên tắc: dùng ngũ hành sinh xuất.

15. Nghinh thủy: đón đầu mạch khí, hai bức tường bên của căn nhà tạo với chiều đường đến thành 1 góc lớn hơn 90 độ

16. Tống thủy: xuôi theo chiều mạch khí, hai bức tường bên của căn nhà tạo với chiều đường đến thành 1 góc nhỏ hơn 90 độ

17. Tứ lưu Phi tinh bàn: Niên, Nguyệt, Nhật, Thời Tinh bay đến hướng nhà. Huyền Không Phi Tinh dùng phép ai tinh bàn để xác định phương vị của những tinh tú này và căn cứ vào đây để dự đoán cát hung cho gia trạch

18. Địa bàn: Lạc thư, Nguyên đán bàn, Cửu cung đồ.

19. Vận bàn: nhập Vận tinh vào cửu cung đồ và phi tinh.

20. Sơn bàn: sau khi lập Vận bàn, chọn tinh tú nào đáo sơn nhập vào trung cung, theo tính chất chẵn lẻ mà phi tinh để lập sơn bàn.

21. Hướng bàn: sau khi lập Vận bàn, chọn tinh tú nào đáo hướng nhập vào trung cung, theo tính chất chẵn lẻ mà phi tinh để lập hướng bàn.

22. Trạch mệnh bàn (Thiên bàn): Vận bàn + Hướng bàn + Sơn bàn

23. Vượng và Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu). Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn – Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí; 1 là Tiến khí; 2, 3 là Tử khí; 4, 5, 6 là Sát khí; 7 là Thoái khí.

24. Sơn: một cung nhỏ bằng 15 độ được ghi trên La kinh và được đặt tên theo Tứ duy, Bát can và Thập nhị chi. Trên La kinh có 24 sơn là: Nhâm, Tý (0 độ), Quí, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão (90 độ), Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ (180 độ), Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu (270 độ), Tân, Tuất, Càn, Hợi.

25. Tứ Duy: Càn, Cấn, Tốn, Khôn.

26. Bát can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý (không sử dụng Mậu Kỷ).

27. Thập Nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

* Lưu ý : Trong trường phái Huyền Không Phi tinh, thuật ngữ “Sơn” (tọa) còn được dùng để chỉ phía sau của căn nhà.

28. Hướng: phía trước của căn nhà. Hướng còn dùng để chỉ một cung bằng 45 độ trên La kinh. La kinh được chia làm 8 hướng.

29. Sơn: phía sau căn nhà (tọa). Sơn còn được dùng để chỉ gò đống, đồi, núi, vùng đất cao, nhà cao tầng, cây to, cột điện…

30. Thủy: biển, sông ngòi, ao hồ, lạch nước, hồ cá, cầu thang, đường đi, cửa nhà….

31. Bát Quái: có 8 cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

32. Tứ tuyến: Tý <-> Ngọ, Mão <-> Dậu, Càn <-> Tốn, Cấn <-> Khôn.

33. Tứ thần:

– Thanh Long (phía bên trái căn nhà).

– Bạch Hổ (phía bên phải căn nhà).

– Chu Tước (phía trước căn nhà).

-Huyền Vũ (phía sau căn nhà).

*Lưu ý: Thuật Phong thủy xác định vị trí Tứ thần với góc nhìn từ trong nhà ra phía trước.

34. Sát khí, Tử khí: luồng khí xông thẳng vào trong nhà.

35. Sinh khí: luồng khí đi quanh co uốn lượn.

36. Thủy khẩu: cửa sông, vòi nước, cửa nhà vệ sinh, giao lộ.

37. Mạch: Thuật phong thủy phân ra làm 6 loại mạch

– Mạch âm: nhà tối, luôn phải mở đèn mới thấy rõ đồ vật trong nhà.

– Mạch dương: nhà sáng.

– Mạch nhược: nhà rộng, cửa hẹp, nhà không có cửa hậu, nhà quá dài nhưng lại hẹp, vào nhà cảm giác ngột ngạt, người sống trong căn nhà này sẽ không cảm thấy thoải mái.

– Mạch cường: nhà quá rộng nhưng chiều dài lại ngắn, mở cửa hết mặt tiền nhà, có nhiều cửa sổ to và rộng, có gió mạnh làm khí tản mác hết. Khi nói chuyện phải to tiếng mới nghe rõ, tính tình của người trong nhà dễ bị kích động.

– Mạch tử: mạch đi thẳng đừ như con rắn chết, nhà bị trùng môn

– Mạch sinh: mạch uốn lượn, quanh co khúc khuỷu.

38. Táo: bếp.

– Táo tọa: vị trí đặt bếp.

– Táo khẩu (hướng miệng lò): hướng lưng người đứng nấu bếp.

39. Trạch: nhà.

40. Khí: năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn có tác động rất mạnh đến vận mệnh của con người. Nói cách khác khí là vật chất ở dạng hạt cơ bản có mang năng lượng.

41. Xí: nhà vệ sinh.

42. Tài: tiền tài, tài lộc.

43. Đinh: nhân đinh, con người, sức khỏe.

44. Sinh: tăng thêm sức. Khắc: giảm thiểu, tiêu diệt.

45. Trùng môn: các cửa thông nhau cùng nằm trên một đường thẳng.

46. Xung môn: cửa của 2 căn phòng (hoặc 2 căn nhà) đối diện nhau.

47. Lộ trực xung: đường lộ (hoặc nhánh sông) đâm thẳng vào căn nhà.

48. Bình phong (Huyền quan): Màn, sáo, trướng, vách lửng… để chuyển hướng, giảm tốc độ, cường độ luồng gió, có tác dụng biến luồng sát khí thành sinh khí.

49. Di hình hoán ảnh: phương pháp dùng màu sắc, ánh sáng, gương soi hoặc tranh ảnh để di dời hay bổ khuyết các cung trong căn nhà. Có tác dụng mở rộng hay thu hẹp không gian trong nhà, làm cho căn nhà trở nên sáng hơn, thoáng đãng hơn để tăng vượng khí.

Loan đầu ứng hợp Phi tinh: Hình thể núi, sông, thủy khẩu, ao, hồ, cây cối, đường đi, gò đống… xung quanh địa cuộc phù hợp với yêu cầu của Lý khí Tinh bàn (Trạch mệnh bàn).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111