ĐỊA LÝ PHONG THỦY-DỊCH LÝ

KHÍ TRONG PHONG THỦY

KHÍ TRONG PHONG THỦY

“Khí” nói đến trong phong thủy học, ở điều kiện bình thường, sự biểu hiện của nó đối với con người là vô hình, Sự tác động của khí đến con người thông qua các tác động đến sinh lý và tâm lý. Những kết quả nghiên cứu đã có cho đến nay chứng tỏ rằng, “khí” trong phong thủy cũng giống như “trường” trong vật lý học hiện đại.

Khái niệm này bắt nguồn từ “khí” trong triết học cổ đại Trung Quốc, đã có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa của các nước phương Đông. Những nghiên cứu của vật lý học hiện đại ngày càng chứng thực tính nhất trí của khí trong triết học cổ phương Đông với trường trong vật lý học lượng tử hiện đại. Bản thân mỗi con người mang một trường khí (năng lượng), môi trường sống cũng phát ra một dạng trường khí nhất định. Cuộc sống của con người trong môi trường nào đó trở nên tốt hay không là do kết quả tương tác của các trường khí này.

“Khí” trong triết học cổ, cho rằng bất cứ môi trường phong thủy nào cũng đều tồn tại một loại khí âm dương hòa hợp, loại khí này có thể sản sinh ra những ảnh hưởng đối với sinh lý và tâm lý con người.

Trong tác phẩm “Táng thư” của Quách Phác viết vào đời Tấn, cho rằng khí là cấu thành bên trong của hình, hình là biểu hiện bên ngoài của khí. Sinh khí thay đổi tùy theo địa hình, địa thế; định hình cao thấp, phản ánh khí lớn hay nhỏ. Có đất là có khí. Khí và hình là hai bộ phận có liên quan mật thiết không thể nào tách rời trong khoa phong thủy; hình là bên ngoài của khí, khí là sự thể bên trong hình, khí ẩn khó biết, hình hiện dễ thấy. Khí là Thể mà Hình là cái Dụng. Đất có cát khí (khí tốt) thì Hình phải tùy theo đó mà bố cục. Không phải vô cớ mà tiền nhân lại định cư tập trung dọc bên bờ suối, bờ sông, bờ hồ, bờ biển, ở các thung lũng, các triền đồi, cạnh vách núi, gần những cánh đồng… đây là những vùng có sinh khí hội tụ về, tạm gọi là Vùng Tụ Khí.

              Đa số người ta thường chuyển sự chú ý và dừng lại ở phong thủy hình thể, bất quá nếu có nói đến lý khí thì lại quy hết vào phương hướng (như trường phát Bát trạch) mà không hề biết hay quan tâm đến khí hay vùng khí trường của đất khiến cho sự hiểu biết về phong thủy của nhiều người đã trở nên sai lệch. Cũng vì thế sự giải thích về thuyết lý khí ngày càng đi xa nguồn gốc của nó, từ đó trở thành đối tượng bị lãng quên. Ngày nay, chúng ta nghiên cứu về phong thủy không thể không bắt đầu từ nguồn gốc và bản chất của thuyết lý khí này.

“Khí” trong Phong Thủy học bao gồm 3 khí là Thiên khí, Địa khí và Nhân khí gọi là Tam khí. Nó thể hiện cho quan niệm của Triết học Phương đông về sự thống nhất giữa Thiên – Địa – Nhân. Tiền nhân chú tâm vào việc tìm ra được Quy luật của sự hòa hợp giữa 3 yếu tố: Trời – Đất – Người, và kết hợp 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất làm cho con người sống hài hòa với tự nhiên. Đối với khoa phong thủy lại càng được chú trọng. Khi kết hợp 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất sẽ tạo ra được một môi trường phong thủy hoàn chỉnh có ảnh hưởng tích cực đối với những người cư trú, bao gồm cả về giá trị sức khỏe, giá trị tinh thần, giá trị về công danh và giá trị về tài lộc.

CÁC ĐƯỜNG KHÍ CHÍNH VÀO NHÀ.

Vậy trong Phong thủy học yếu tố Thiên – Địa – Nhân được hiểu như thế nào?

  1. Thiên khí: Sự tương tác giữa những tinh cầu trong và ngoài Thái Dương hệ đến Địa cầu bao gồm cả Thái Dương. Được tính toán thông qua phép Ai tinh của phái Huyền Không Phi Tinh (đó là yếu tố ảnh hưởng của “Cửu tinh”. Quỹ đạo di chuyển và sự phối hợp của 9 ngôi sao đó theo những quỹ đạo nhất định). Ví dụ như: nắng mưa, sấm chớp, gió mây, bão tố, nóng lạnh, các hiện tượng bão mặt trời, cực từ quang, …. Thiên tinh không chỉ ảnh hưởng 1 cách chung chung mà nó còn tác động cụ thể trực tiếp đến các đại vận, tiểu vận, năm, tháng, ngày, giờ đối với những người sống trong môi trường ảnh hưởng của nó. Do đó, nhiệm vụ của Phong thủy là phải xác định và tính toán sao cho mỗi ngôi nhà có thể đón nhận được khí trường của các ngôi sao tốt và tránh được sự hung hiểm của khí trường các ngôi sao xấu.
  2. Địa khí: Năng lượng phát ra từ các hiện tượng tự nhiên tồn tại trong bản thể của địa cầu như: Địa hình núi non, biển, sông, ao, hồ, rừng rậm, đất đai phong thổ, thổ nhưỡng, khoáng chất, quặng mỏ, từ trường, trọng lực … được gọi là ngoại Loan đầu gồm có: Nguyên Khí (là những dòng năng lượng xấu hay tốt trong lòng đất bốc lên), Thực khí (đi nổi trên bề mặt thông qua cửa nhà).
  3. Nhân khí: Nhân sinh quan, tư duy, cung cầu, lối sống, tác phong, hành động, nội loan đầu (phong cách sử dụng, bố trí đồ vật trong nhà), sự nề nếp, ngăn nắp…
  • Quan sát cách nói chuyện để biết nhận thức, quan điểm sống, tín ngưỡng, nghề nghiệp, xu hướng, lối sống của gia chủ.
  • Quan sát cách bài trí trong nhà: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, sân vườn…dùng các tiêu chí về cách sử dụng màu sắc, chất liệu, mức độ hài hòa, sự phô trương…để đánh giá nhân khí của gia chủ.
  • Quan sát Nhân tướng, thể trạng, vận hạn lưu niên…

VÙNG TỤ KHÍ PHẢI SẠCH SẼ, THOÁNG MÁT

Tác nghiệp khảo sát thiết kế Phong thủy nhất thiết phải xác định được tam khí trước rồi sau đó mới tìm cách dung hòa, khắc chế để có thể tổng hòa, hợp nhất tam khí.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111