Phải chăng trí thức Trung Quốc thời hiện đại đã đánh mất cốt cách truyền thống?
Phải chăng trí thức Trung Quốc thời hiện đại đã đánh mất cốt cách truyền thống?
Tầng lớp trí thức của Trung Quốc hiện nay đều đang rơi vào một tình trạng khó khăn của tinh thần và sự tự do. Một mặt, rất nhiều học giả phối hợp với nhu cầu của chính phủ hoặc tuyên truyền những lời nói dối, hoặc không dám trực tiếp diễn đạt quan niệm, hoặc là im lặng để tự vệ. Một mặt khác, một số trí thức ưu tú chân chính vì kiên trì gìn giữ đạo nghĩa mà bị chính quyền đàn áp, phải trả một cái giá rất lớn bằng sự nghiệp, gia đình và sự an toàn tính mạng. Sống vào thời loạn lạc, những trí thức muốn giữ vững nhân cách, phẩm giá và tinh thần truyền thống thì ắt là cần phải có dũng khí rất lớn, phải đối mặt với thách thức gian khó.
Tinh thần của trí thức truyền thống là gì? Đáp án rất rộng: tinh thần tín sử, đạo đức tốt đẹp của người quân tử, ý thức lo nghĩ, xả thân vì nghĩa và dũng cảm đảm đương trách nhiệm đối với xã hội, tất cả đều được bao gồm trong đó. Các học sĩ thời xưa, nổi lên từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, vì tư tưởng và sức sống của thời kỳ này cùng với tinh thần tham chính tích cực mà được xem trọng. Tất cả minh quân trị nước trong lịch sử đều dùng lễ nghĩa đối đãi với học sĩ. Quyền lực của văn hóa và sự cao thượng của nhân cách giúp cho tầng lớp trí thức ngày xưa được phát triển mạnh mẽ trong thế giới tự do.
Tinh thần tín sử
Năm Lỗ Tương Công thứ 25 thời Xuân Thu (năm 548 TCN), đại thần của nước Tề là Thôi Trữ bày mưu giết chết quốc vương Tề Trang Công vì đã trêu ghẹo vợ ông. Quan thái sử của nước Tề viết vào sử sách: “Thôi Trữ thích sát vua mình”. Thôi Trữ nổi giận giết chết thái sử. Em trai thái sử cầm bút viết tiếp: “Thôi Trữ thích sát vua mình”, người em trai lại bị giết chết. Người em trai thứ hai của thái sử vẫn tiếp tục viết đúng sự thật, Thôi Trữ đành phải bỏ qua. Đồng thời, Nam Sử Thị ở nước khác xa xôi nghe tin cũng mang thẻ tre vội đến nước Tề, chuẩn bị ghi lại sự thật lịch sử một lần nữa.
Những anh hùng thề chết để bảo vệ sự thật đúc kết thành di sản đạo đức và văn hóa quý báu. Cầm bút viết thẳng vào sách, thành tựu được chân, tín, thành, lưu danh ngàn đời.
Tinh thần quân tử
“Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức, địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”. Câu này có nghĩa là vũ trụ vận hành mạnh mẽ và liên tục không ngừng nghỉ, người quân tử cũng nên dựa theo lẽ đó mà trau dồi bản thân liên tục không ngừng nghỉ. Mặt đất rộng lớn bao la, người quân tử nên dùng đức độ rộng lượng để dung chứa vạn vật.
Quân tử có một địa vị cao quý, đại diện cho hình mẫu chuẩn mực của phẩm chất đạo đức cao quý, từ thời xưa đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức con người. Gia Cát Lượng viết trong “Giới Tử Thư”: “Phù quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức. Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn” (Tạm dịch: Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức. Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi).
Cảnh giới thanh tịnh tự nhiên mà không có bất cứ mong cầu nào của người quân tử thể hiện ở trong câu thơ “Thái cúc đông ly hạ / Du nhiên kiến nam sơn” (Hái hoa cúc dưới hàng rào đằng đông, xa xa trông thấy ngọn núi đằng nam). Ấy là cái hòa mình vào trong tự nhiên nhưng không trốn tránh cuộc sống thế tục một cách tiêu cực, mà là buông bỏ sự ham muốn vật chất một cách rõ ràng và ung dung tự tại.
Quân tử giống như hoa lan, hoa mai, cao quý thanh tao, kiên cường bất khuất, “không khom lưng vì năm đấu gạo” hay “Sao lại cúi mày khom lưng phụng sự quyền quý, khiến ta không sao niềm nở vui cười” (thơ Lý Bạch). Đây chính là tinh thần của người quân tử, không cúi đầu quỳ gối trước quyền lực và sự cám dỗ của vật chất. Theo đuổi lý tưởng vĩ đại và đồng thời giữ gìn được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, người quân tử để lại vô số những sự tích tuyệt đẹp cho nhân loại.
Lo nước thương dân, thẳng thắn lên tiếng
“Ở trong triều đình thì lo cho dân, ở chốn giang hồ thì lo cho vua”, “Lo trước nỗi lo của thiên hạ trước, vui sau niềm vui của thiên hạ”. Hai câu danh ngôn này của Phạm Trọng Yêm miêu tả sự cao thượng của con người sống trên đời này. Bất luận là tiến hay thoái, trong lòng người trí thức luôn lo nghĩ cho thiên hạ, luôn đặt lợi ích cá nhân ở vị trí cuối cùng.
Xưa nay có biết bao nhiêu văn nhân tài tử mong muốn được phò tá quân vương, đem tài hoa của mình cống hiến cho giang sơn xã tắc. Lý Bạch viết ra hoài bão của mình: “Nguyện tương yêu hạ kiếm / Trực vi trảm Lâu Lan” (nguyện rút kiếm dưới lưng, chém thẳng vào Lâu Lan), “Đãn dụng sơn đông Tạ An Thạch / Vi quân đàm tiếu tịnh hồ sa” (Giá được dùng như Tạ An Thạch, vì vua quét sạch cát dưới hồ – cát dưới hồ ở đây ám chỉ quân phản loạn). Đỗ Phủ từng nói: “Trí quân Nghiêu Thuấn thượng / Tái sử phong tục thuần” (Giúp vua vượt trên vua Nghiêu vua Thuấn, để phong tục trở lại sự thuần chân).
Bốn câu nói nổi tiếng của nhà tư tưởng Trương Tái thời Bắc Tống: “Vi thiên địa lập tâm, vi sinh dân lập mệnh, vi vãng thánh tục tuyệt học, vi vạn thế khai thái bình” (vì trời đất mà lập tâm, vì dân chúng mà lập mệnh, kế thừa tuyệt học của thánh nhân thời xưa, tạo dựng thái bình vì muôn đời sau) viết ra hoài bão to lớn xem thiên hạ là trách nhiệm của riêng mình.
Văn Chính Công còn nói: “Thà chết kêu vang, không sống câm lặng”. Các trung thần trong lịch sử luôn thể hiện lòng trung thành của mình. Ngụy Trưng ở trên triều đình khuyên nhủ vua hơn 200 lần, nhiều lần khiến vua không vui. Sau khi Ngụy Trưng bị bệnh qua đời, Đường Thái Tông vô cùng đau buồn, bãi triều năm ngày để tiếc thương Ngụy Trưng, lệnh cho văn võ bá quan đi đưa tang.
Phạm Trọng Yêm vì dám nói thẳng mà nhiều lần bị giáng chức, cuối cùng không dám cương trực nữa. Năm đó sau khi Tống Nhân Tông biết được tin Phạm Trọng Yêm bệnh chết đã vô cùng đau buồn, bãi triều một ngày, để tỏ lòng tiếc thương, truy phong Phạm Trọng Yêm làm Binh bộ Thượng thư và đích thân viết bốn chữ “Bao hiền chi bi” lên bia mộ tưởng niệm.
Xả thân vì nghĩa
Đại thần nổi tiếng của Nam Tống là Văn Thiên Tường bị bắt, kiên cường bất khuất, trong thư gửi cho người thân, ông viết rằng: “Con người ai không có tình cảm vợ con cốt nhục? Nhưng hôm nay chuyện đến nước này, theo nghĩa là đáng chết, đây cũng là số mệnh”. Hốt Tất Liệt đích thân khuyên can, Thiên Tường trả lời: “Ngoài cái chết ra, không thể làm gì khác”.
Trong phần Văn Thiên Tường truyện của “Tống Sử” ghi chép: Lúc sắp hành hình Văn Thiên Tường vô cùng ung dung bình tĩnh, nói với binh lính rằng: “Việc của ta đã xong rồi”, quỳ lạy về hướng nam rồi chết. Mấy ngày sau, vợ ông là Âu Dương Thị đến nhận xác, sắc mặt ông vẫn như người sống, năm đó ông 47 tuổi, trong áo ông có một bài tán văn: “Khổng Tử dạy thành nhân, Mạnh Tử dạy lấy nghĩa, duy chỉ có làm tròn đạo nghĩa, mới thực hiện được nhân đức. Đọc sách thánh hiền, còn học cái gì khác hay sao, từ nay về sau, ta không còn hổ thẹn nữa”.
Nhân tài ngày nay
Tinh thần quân tử và học sĩ truyền thống Trung Quốc vẫn chưa biết mất, mà sẽ thể hiện bằng một điệu nhạc bi tráng hơn ở trên mảnh đất Trung Hoa. Học giả Đàm Tùng quê ở Trùng Khánh, trong nhiều năm nay vẫn luôn dốc sức điều tra chân tướng lịch sử sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, vì vậy mà ông từng bị buộc tội “thu thập mặt đen tối của xã hội”, ông bị bắt giam 39 ngày vì “tội điên đảo chính quyền quốc gia”, cuối cùng năm 2017 ông lại bị Đại học sư phạm Trùng Khánh đuổi việc.
Tại sao Đàm Tùng lại dám dũng cảm tiến về phía trước không chút do dự? Bởi vì ông muốn giải cứu lịch sử, không để cho chân tướng lịch sử đẫm máu bị nuốt chửng và nhấn chìm. Ông từng nói: “Năm 1957 con số đếm được có hơn 550 ngàn trí thức bị tan nhà nát cửa, con số không đếm được là cả một dân tộc đang bắt đầu bước vào thời kỳ nói dối và tàn bạo. Trại tập trung Auschwitz chỉ thiêu đốt cơ thể con người, ĐCSTQ cực quyền còn thiêu đốt cả “thế giới vốn sẵn có” bên trong mạng sống con người, đó là bản tính chân thiện mỹ nguyên thủy trong nhân tính. Nếu không tiến hành vạch trần, thanh toán và phê phán những tội ác này, cho dù ĐCSTQ có diệt vong đi nữa, dân tộc của chúng ta cũng không thể thực sự đứng lên được nữa”.
Dương Thiệu Chính, một nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc từng phát biểu một bài viết tiết lộ, tổng số nhân viên chính thức và không chính thức được ĐCSTQ chu cấp hàng năm có khoảng 20 triệu người, điều này mang đến sự tiêu tốn cho xã hội khoảng 20 nghìn tỷ NDT, gánh nặng bình quân đầu người là 15.000 NDT. Vì vậy mà một vị giáo sư dám nói sự thật, luôn được học sinh khen ngợi, đã bị đại học Quý Châu đuổi việc với lý do “thường xuyên phát biểu và tuyên truyền các ngôn luận sai lầm mang tính chính trị ở trên mạng”.
Tháng 7 năm 1999, tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ phát động phong trào đàn áp Pháp Luân Công. Khi học viên Pháp Luân Công đối mặt với cực hình lăng nhục, buộc tội phi pháp và xét xử hoang đường, lúc đó có hơn một trăm vị luật sư như Quách Quốc Đinh, Cao Trí Thịnh, Vương Toàn Chương, Vương Vĩnh Hàng, Vương Vũ, Giang Thiên Dũng v..v.. đứng ra để lớn tiếng bênh vực cho học viên Pháp Luân Công, cung cấp sự hỗ trợ pháp luật và tiến hành biện hộ vô tội cho những người tu luyện lương thiện.
Ngày 31 tháng 12 năm 2004, luật sư Cao Trí Thịnh viết đơn gửi đến Ban Thường Vụ của ĐCSTQ, yêu cầu ĐCSTQ dừng bức hại học viên Pháp Luân Công. Ông từng nói rằng: “Cho dù ngày phát biểu lá đơn này chính là lúc tôi bị bắt vào tù”. Năm 2005, Cao Trí Thịnh liên tiếp ba lần gửi đơn lên nhà lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, vạch trần việc học viên Pháp Luân Công bị bức hại vô cùng tàn nhẫn.
Ngày 13 tháng 9 năm 2016, vụ án của học viên Pháp Luân Công Châu Hướng Dương, Lý San San được đưa ra tòa án Thiên Tân xét xử, bốn vị luật sư Từ Văn Sinh, Trương Tán Ninh, Thường Bá Dương, Trường Khoa Khoa ở ngay trước tòa chỉ ra rằng Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công là hành động vi phạm pháp luật. Họ còn khảng khái tường thuật, nói rằng niềm tin vào Chân, Thiện, Nhẫn đối với quốc gia và xã hội là hoàn toàn có lợi mà không có hại.
Ngoài ra còn có một luật sư tốt bụng là Vương Toàn Chương bị ĐCSTQ cưỡng chế mất tích đến ba năm rưỡi, bị phi pháp tuyên phán hình phạt bốn năm rưỡi. Ông từng nói: “Phải va chạm với bọn chúng, không ngừng va chạm và đối kháng bọn chúng!”.
Luật sư Cao Trí Thịnh từng nói: “May mắn được xông pha vì tương lai của một trong những dân tộc vĩ đại nhất thế giới, điều này đủ để khiến một công dân bình thường dâng trào nhiệt huyết rồi!”.
Những sự việc cảm động lòng người thì nhiều vô số kể. Những công dân Trung Quốc bình thường mà vĩ đại hết nhóm này đến nhóm khác, dùng tính mạng để giữ lấy lương tri, bảo vệ chính nghĩa, thể hiện tình cảm vĩ đại. Họ xem nhẹ công danh lợi lộc, không tâng bốc và dựa dẫm vào những kẻ quyền thế, họ dùng sự dũng cảm của mình để thực hiện và hy sinh, đây chẳng phải là theo đuổi tín sử sao, không phải là phản chiếu của sự kiên cường bất khuất sao? Họ bước đi trên con đường trải đầy chông gai, công phá tấm lưới của “Khủng bố đỏ”, kiên trì bảo vệ tinh thần đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa.
“Đừng trách ta vô tâm không yêu cảnh đẹp, nguyện lòng đem thư kiếm báo đền minh quân”. Chỉ khi có minh quân, chỉ vào thời trị nước sáng suốt mới dễ có được thư và kiếm (đại biểu cho văn và võ) của các nhân tài. Thời thế loạn lạc thì càng dễ thấy được lòng trung thành, dũng cảm của những người yêu nước. Trong cuộc giao phong chính – tà, Ttrí thức Trung Quốc thời hiện đại hãy lựa chọn cho mình một con đường đúng đắn!
Theo Epochtimes
Châu Yến biên dịch