-
TÌM HIỂU “TÂM” TRONG ĐẠO PHẬT Thích Nữ Hằng Như
TÌM HIỂU “TÂM” TRONG ĐẠO PHẬT Thích Nữ Hằng Như Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm. Thân là vật chất, có thể nhìn thấy và sờ mó được, nhưng tâm thì không. Vậy tâm ở đâu trong cơ thể con người? Người xưa cho rằng tâm chính là quả tim. Ngày nay khoa học cho rằng tâm phát xuất từ bộ não, là nơi mà hệ thần kinh trung tâm hoạt động chi phối toàn thân. Người ta phân biệt tâm có ba cơ chế, đó là tâm tư duy, tính toán, lý luận, tâm này thường nhớ nghĩ về chuyện quá khứ, nên tương ưng với Ý Căn trong nhà Phật,…
-
SỨC MẠNH CỦA HIỆN TẠI
sucmanhcuahientai
-
Hằng Thuận Chúng Sanh
Hằng Thuận Chúng Sanh Điều thứ chín trong Mười Đại Nguyện của Phổ Hiền Bồ-tát là Hằng Thuận Chúng Sanh. Thật thà mà nói, chỉ có hằng thuận chúng sanh, tâm mình mới có thể bình lặng, chẳng dấy lên phiền não. Mỗi khi ta khởi ý bất mãn, chống trái ai, tâm mình liền bẩn đục, nổi sóng cuồn cuộn, tạo thành ác nghiệp ngay trong A-lai-da-thức của chính mình. Đối với chúng sanh tác tạo ác nghiệp, hãy uyển chuyển dẫn dụ họ. Nếu chẳng thể dẫn dụ họ, đành để mặc họ, chớ nên chống trái mà tạo thành ác nghiệp. Khi nào họ hồi tâm chuyển…
-
Duy nhất Đại thừa
Duy nhất Đại thừa Kinh Pháp Hoa Tam-muội Quán ghi: “Mười phương chúng sanh, Nhất tâm niệm nam-mô Phật, sẽ đều làm Phật, chỉ có một Đại thừa duy nhất, chẳng có hai, ba thừa”. Đoạn kinh văn này đã nói rõ công đức niệm Phật chính là Duy nhất Đại thừa. Kinh cũng nêu ra rất rõ rệt là mười phương chúng sanh thì đương nhiên bao gồm bản thân chúng ta cho đến các bậc Bồ-tát chưa thành Phật đạo trong ấy. Mười phương chúng sanh do nhất tâm niệm Phật mà thành Phật thì pháp đó gọi là gì? Pháp đó gọi là Duy nhất Đại…
-
Thái độ rộng mở trong cuộc sống
Thái độ rộng mở trong cuộc sống Cuộc sống bao giờ cũng biến đổi và có nhiều những bất ngờ, chúng ta hãy tiếp xử bằng một thái độ rộng mở. Hãy giữ cho lòng mình được rộng mở và mềm dịu. Sự mềm dịu là thái độ của một tâm từ, biết chấp nhận và thứ tha. Đừng bao giờ khó khăn với mình quá. Một cái thấy rộng mở với sự kham nhẫn, giúp ta tiếp tục vững chãi và khéo léo bước tới. Thái độ ấy giúp ta biết sẵn sàng tiếp nhận, không sợ hãi, và có thể xử lý được những khó khăn và bất…
-
Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi
Chiến tranh, bạo lực, hận thù, bất bạo động và lòng từ bi Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy, kể từ khi con người còn sống đời sống du mục, nay đây mai đó, cho đến khi sự sở hữu của cải vật chất ngày càng tăng dần theo thời gian năm tháng, thì sự chiếm hữu trở nên nhiều hơn theo sự ham muốn làm chủ và thống trị xã hội, thống trị thế giới. Trong gia đình cho đến ngoài xã hội, tất cả…
-
Tìm lại tâm hồn trẻ thơ, tìm về Đại Đạo
Tìm lại tâm hồn trẻ thơ, tìm về Đại Đạo Tâm hồn trẻ thơ là biểu hiện cảnh giới của một người thuần khiết vô tư, không suy tính thiệt hơn, cũng chính là suối nguồn của sự vui vẻ. ‘Tâm trẻ thơ’ là gì? Theo cách hiểu đơn giản thì chính là tâm địa thuần khiết, thiện lương như đứa trẻ. Đạo lý này đã được Mạnh Tử nhắc tới trong “Ly lâu Hạ”. Mạnh Tử nói: “Bậc đại nhân là người không đánh mất cái tâm trẻ thơ của mình.” Theo quan niệm của Mạnh Tử “tâm trẻ thơ” chính là thiên mệnh trong sách Trung dung, là minh đức trong sách…
-
Vì sao không thể phán xét một người qua vẻ bề ngoài?
Vì sao không thể phán xét một người qua vẻ bề ngoài? Tại sao khi con người sinh ra, có người dị dạng, có người là nam, có người là nữ, có người sinh ra trong nhung lụa, có người sinh ra trong nghèo khó…? Phật gia giảng rằng, mỗi người đều có những an bài riêng của mình, vậy nên đừng vội vàng chỉ trích hay phán xét người khác khi không hiểu gì về tình huống chân thực của họ. Mỗi con người đều có hoàn cảnh, suy nghĩ và nhận thức khác nhau… những người ngoài cuộc sẽ không thể hiểu được tường tận sự việc. Đừng…
-
TRANH CHĂN TRÂU GIẢNG GIẢI Hòa Thượng Thích Thanh Từ
TRANH CHĂN TRÂU GIẢNG GIẢI Hòa Thượng Thích Thanh Từ Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh TỰA Tranh chăn trâu, hiện có ở các chùa thuộc hệ Bắc Tông thường có treo. Song, đa số người tu nhìn thấy mà không biết ý nghĩa tượng trưng qua tranh như thế nào. Vậy chúng ta nên tìm hiểu cho thấu đáo. Đây là bài tựa của Trúc Thiên nói về xuất xứ cuả mười mục chăn trâu, tương đối khá đầy đủ. Mục Ngưu Đồ là TRANH CHĂN TRÂU. Tranh ra đời từ triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến đời Tống, thế kỷ thứ 12, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ…
-
10 bức tranh chăn trâu của Đại Thừa và của Thiền Tông
10 bức tranh chăn trâu của Đại Thừa và của Thiền Tông Tranh Chăn Trâu Đại Thừa và Thiền Tông Thích Tuệ Sỹ MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến từ đời nhà Tống, thế kỷ XII, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ các tòng lâm, thiền viện, phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập. Như vậy là không phải chỉ có một bộ, mà nhiều bộ “mục ngưu đồ” khác nhau, tất cả đều đượm nhuần tinh thần Phật giáo Bắc Tông. Trong số ấy hiện nay được truyền tụng nhất là…