Đạo pháp của đức Phật có phải là triết học hay không – Tác giả: HOÀNG PHONG
Đạo pháp của đức Phật có phải là triết học hay không – Tác giả: HOÀNG PHONG
uốn nhìn Phật giáo dười khía cạnh triết học thì nên hiểu theo nghĩa Triết học Hy Lạp cổ đại hơn là triết học ngày nay . Suy tư và nghiên cứu là những gì cần thiết cho triết học và cả Phật giáo , thế nhưng đối với Phật giáo thì những thứ ấy phải được xây dựng trên lòng từ bi và được phát huy bằng một kỹ thuật thật đặc thù là thiền định.
Để trả lời cho câu hỏi trên đây, trước hết chúng ta cần tìm hiểu triết học là gì. Chữ Triết học – Philosophia – phát sinh từ nền văn hóa cổ đại Hy- Lạp mang ý nghĩa là “ yêu chuộng sự hiểu biết và khôn khéo ”. Nền văn hóa đó sản sinh một ngành triết học có chủ đích nêu lên những thắc mắc những suy tư về thế giới này, về sự hiện hữu của con người, tìm hiểu cái đẹp, ý nghĩa của sự sống, khái niệm về hạnh phúc …Tóm lại , các triết gia theo ý nghĩa đó là những vị “ Thầy” tượng trưng cho một lối sống nào đó.
Thế nhưng, qua thời gian triết học cổ đại theo ý nghĩa trên cũng đã bị biến đổi nhiều. Triết học ngày nay được xây dựng trên căn bản của lý luận và trí thông minh hơn là lý tưởng tinh thần và đạo đức của triết học cổ đại. Triết học ngày nay nghiêng hẳn về lý thuyết và đôi khi mang tính cách khá cực đoan hoặc không tưởng. Nếu trong thời cổ đại triết học nêu lên một lý tưởng một lối sống thanh cao nào đó, thì ngày nay một số luận thuyết và tư tướng triết học hiện đại đôi khi mang lại những ứng dụng lệch lạc, chẳng hạn như chủ nghĩa phát xít ( facism ), chủ nghĩa quốc xả ( nazism ), chủ nghĩa tư bản ( capitalism ), chủ nghĩa xã hội ( socialism ), chủ nghĩa cộng sản (communism )…Hơn thế nữa người ta còn thêm chữ “ ism ” vào tên một số nhân vật để chỉ định các chủ thuyết như Marxism, Leninism, Maoism …và biết đâu cũng có thể tặng thêm chữ “ism”cho Pol Pot để gọi một thứ diệt chủng là Polpotism !
Như vậy nếu muốn nhìn Phật giáo dười khía cạnh triết học thì nên hiểu theo nghĩa Triết học Hy Lạp cổ đại hơn là triết học ngày nay. Suy tư và nghiên cứu là những gì cần thiết cho triết học và cả Phật giáo, thế nhưng đối với Phật giáo thì những thứ ấy phải được xây dựng trên lòng từ bi và được phát huy bằng một kỹ thuật thật đặc thù là thiền định. Đấy là những gì mà không một nền triết học nào có được. Tóm lại, Dharma hay đạo pháp của Đức Phật mang tính cách thực dụng, tự nó hàm chứa một cứu cánh rõ rệt, không phải là mộ triết học đơn thuần chỉ căn cứ vào lý trí.
Rất nhiều kinh sách Phật giáo phủ nhận tính cách tự biện và thuần lý liên quan đến các chủ đề triết học, trong số này có các bộ kinh đáng chú ý nhất : Sabbasava-sutta, Potthapada-sutta, Brahmaijala-sutta, Cula- Malunkya-sutta …Các kinh này nêu lên các quan điểm sai lầm hoặc không hàm chứa một chủ đích thiết thực nào cả, chẳng hạn như sự sáng tạo ra thế giới này, sự trường tồn bất biến của cái ngã, tính cách vô tận của vũ trụ, những gì sẽ xảy ra sau khi chết đối với người đã đạt được giác ngộ v.v…
Kinh Cula-Malunkya-sutta liệt kê “ các câu hỏi vô ích ”do một đệ tử của Phật tên là Malunkyaputta nêu lên để hỏi Đức Phật. Ngài không trả lời trực tiếp những câu hỏi ấy, nhưng hướng những thắc mắc của Malunkyaputta vào những gì thiết thực hơn : những khổ đau đang diễn ra trước mặt và những gì đang làm cho Malunkyaputta phải bấn loạn tâm thần :
“ Này Malunkyaputta, mặc dù có một quan điểm theo đó vũ trụ vô tận và có một quan điểm khác theo đó vũ trụ không vô tận, nhưng trước nhất phải hiểu rằng có sinh, có già, có chết, có khổ, có than khóc, có đớn đau, xót xa và tuyệt vọng. Đối với Ta, Ta chỉ giảng cho con về sự chấm dứt những thứ ấy trong thế giới này. Vì thế Malunkyaputta, hãy giữ lấy trong tâm những gì Ta giảng, đúng như Ta đã giảng, và những gì Ta không giảng, đúng như Ta không giảng … ”
Đức Phật không giảng những gì vô ích tức là những tự biện triết học mà chỉ giảng những gì thật thiết thực : đấy là khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, và con đường mang lại sự chầm dứt khổ đau. Những lời giáo huấn ấy có vẽ vô cùng “ đơn giản ”so với những luận thuyết và những tự biện thuần lý hoặc mang nặng tính cáh thiêng liêng của các vị Thầy khác cùng thời với Đức Phật. Thế nhưng phải hiểu rằng, sự chấm dứt khổ đau trong Phật giáo không phải đơn giản là sự chấm dứt khổ nhọc và lo buồn, sự chấm dứt ấy ( tiếng Phạn gọi là nirodha tức sự đình chỉ )tượng trưng cho sự Giải thóat hoàn toàn, một thể trạng tự do Tuyệt đối còn gọi là Niết- bàn ( Nirvana ).
Chính thể dạng Tuyệt đối đó đã phản ảnh khía cạnh triết học siêu hính ( metaphysic ) trong đạo pháp của Đức Phật – Dharma.Jean-Fracois Revel ( 1924-2006 ), thân phụ của nhà sư Ricard Matthieu , là một triết gia, học giả và là thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp, trong quyển sách viết chung với con mình ( Một nhà sư và một triết gia –Le Moine et le Philosophe ) đã phát biểu về Phật giáo như sau : “…Đấy là một triết học nang nhiều đường nét thật quan trọng về siêu hình, quả đúng Phật giáo là một ngành triết học siêu hình thuộc chung trong triết học, thế nhưng không mng tính cách thần khải ”. Nếu một triết gia không Phật giáo tầm cở J.F Revel chỉ nhìn thấy khía cạnh siêu hình trong đạo pháp thì một học giả Phật giáo lỗi lạc khác là Edward Conze ( 1904-1974 ) lại nhìn thấy một khía cạnh triết học khác : Trong quyển Bouddhism , ông mô tả Phật giáo như là một “ triết học biện chứng mang tính cách thực dụng ” ( Dialectical prag,atism ), nghieng hẳn vể tâm lý học ”
Trên đây chỉ là hai trích dẫn tiêu biều trong vô số những phát biều của các triết gia và học giả khác khi họ tìm cách đánh giá Phật giáo trên phương diện triết học. Bên cạnh đó, cũng có một số triết gia và học giả đã vay mượn đạo pháp để xây dựng hệ thồng tư tưởng của họ. Trong trường hợp này có thể kể ra Arthur Schopenhauer ( 1788-1860 ) chủ trương một hệ thống tư tưởng gắn với Phật giáo. Ông veit61 về Phật giáo vào tiến bán thế kỷ XIX khi mà các tư liệu và sự hiểu biết về Phật giáo tại Tây phương còn thiếu sót và không chính xác. Thế nhưng, mặt khác nhờ vào uy tín của ông mà Phật giáo được nhiều người biết đến. Một thí dụ thứ hai là triết gia Pháp hiện đại André Compte de Sponville ( sinh năm 1952 ) được chính phủ Pháp mời tham gia Ủy Ban Tư Vấn Quốc Gia về Đạo đức, kể từ năm 2008. Ông là một triết gia vô thần, không tin vào luân hồi nhưng lại xây dựng trên nền móng tư tưởng và đạo đức của mình trên Bát chánh đạo.
Những gì vừa được trình bày trên đây cho thấy phía sau tính cách thực dụng, Dharma còn hàm chứa một bối cảnh hay nền móng triết học vô cùng sâu sắc và đa dạng. Tính cách triết học được thế hiện qua thật nhiều tông phái và học phái khác nhau, chẳng hạn như :
– Chủ trương hiện thực ( realism ) : Đại diện bởi học phái Nhất thiết hữu bộ ( Sarvastivada ).
– Chủ trương sự hiện hữu thật của vật chất, còn gọi là thuyết nguyên tử ( atomism): thí dụ như học phái Kinh Lượng bộ ( Sautranatika )
– Tính cách “ lý tưởng ”( idealism ) có nghĩa là tất cả đều do tâm thức mà có : thí dụ như Duy thức tông ( yogacara – Cittamatra )
– Chủ trương hoài nghi, tức không thật ( Screptism ), tất cả chỉ là tên gọi mà thôi ( thuyết duy danh – nomisnalism ) : thí dụ như Trung quán tông ( Madhyamaka ) v.v..
Khi nhìn lại nền móng của đạo pháp tức là Bốn sự thật cao quý, người ta nhận thấy gì ? khổ đau là sự thật thứ nhất, thế nhưng Sự thật ấy không phải đơn giản chỉ là sự thật về những thứ khổ đau xảy ra hằng ngày trên thân xác và trong tâm thức con người mà còn tượng trưng cho bản chất tất yếu và căn bản của thế giới hiện tượng mà thuật ngữ nhà Phật gọi là thế giới ta-bà hay luân hồi. Bản chất khổ đau mang tính cách bao quát và toàn cầu trên đây là một sự “ khám phá ” thuộc lĩnh vực triết học gọi là Hiện tượng học ( Phenomenology ). Theo định nghĩa của triết gia G.W. F.Hegel ( 1770-1831 ) thì Hiện tượng học là một phương thức tiếp cận triết học nhằm khám phá các hiện tượng hầu nắm bắt bản chất,, tính cách tuyệt đối ý nghĩa siêu hình và luận lý của hiện tượng ấy. Nếu hiểu theo triết gia Johann Gottlieb Fiche ( 1762- 1814 ) thì hiện tượng học là Học thuyết về sự hiển hiện, một phương cách hiện tượng hóa sự hiểu biết tuyệt đối. Khám phá ra bản chất sâu kín của thế giới hiện tượng là hiện tượng hóa bản chất ấy thành Sự thật cao quý thứ nhất trong Tứ diệu đế là một khám phá mang tính cách triết học vô cùng quan trọng.Khám phá đó nắm giữ một vị trí then chốt trong toàn bộ giáo lý của Đức Phật.
Sự thật cao quý thứ hai là Nguồn gốc của khổ đau tức nguyên nhân làm phát sinh ra khổ đau. Đối với Dharma, nguyên nhân ấy chính là sự nhận thức sai lầm bản chất của hiện thực, xem những biểu hiện ảo giác của mọi hiện tượng là thật và cái ngã của mình cũng là thật. Khám phá ra nguyên nhân sâu kín ấy của khổ đau tượng trưng bởi Sự thật Thứ hai là một khám phá thuộc lĩnh vực của Triết học về sự hiểu biết ( Epistemology hay Philosophy Of Science, tiếng Việt gọi là Khoa học luận và chúng ta cũng nên hiều chữ khoa học tiếng La tinh là scientia có nghĩa là sự hiểu biết ).
Sự thật cao quý thứ ba là Sự chấm dứt khổ đau ; nghĩa là, đối với Phật giáo khổ đau không phải là một định mệnh, một thứ hình phạt phải nhận chịu một cách thụ động và ngoan ngoãn. Đấy chỉ là hậu quả tất yếu phát sinh từ một nguyên nhân nào đó. Khi loại bỏ được nguyên nhân ấy thì khổ đau sẽ chấm dứt. Vì thề bản chất của khổ đau không mang bản chất tự tại. Sự khám phá ấy của Đức Phật có thể được xem như thuộc lãnh vực của bản thể học ( Ontology ).
Bản thể học nguyên là một nghành triết học siêu hình mang chủ đích nêu lên tính cách “ siêu nhiên ”nhắm vào việc tìm hiểu về sự hiện hữu tronh khuôn khổ Thần học.Một số triết gia thần học như Decartes, Spinoza, Leibniz …luân phiên đề nghị và khai triển cách suy luận gọi là “ Luận chứng về bản thể học ”( argument ontologique –ontological argument ) nhằm chứng minh sự hiện hữu cần thiết và bắt buộc của một vị Trới. Thế nhưng khổ đau trong Sự thật Thứ ba không phải là một hình phạt hay định mệnh do một đấng tối cao áp đặt mà chính là do con người tự tạo ra cho mình và chính con người có thể loại bỏ được nó. Bản thể của sự hiện hữu và khổ đau không mang tính cách thần khải ( revelation – divine truth ) mà giản dị là sản phẩm của con người. Khám phá đó của Đức Phật thuộc lãnh vực Bản thể học, thế nhưng đã vượt rất xa và lên trên chủ đích nguyên thủy của ngành học ấy.
Tóm lại. sự chấm dứt khổ đau trong Sự thật Thứ ba mang chiều hướng “ vô thần ”ấy cũng là bối cảnh chung của toàn thể giáo lý nhà Phật. Có nghĩa là con người tự tạo ra khổ đau cho mình và nếu muốn con người cũng phải tự giải thoát cho mình. Câu sau đây trong Tà kiến kinh ( Ditthi –sutta ) thuộc Tăng chi bộ kinh ( Anguttara Nikaya, 10.93 ) nêu lên một cách minh bạch và dứt khoát bản chất vô thần đối với bản thể của sự hiện hữu :
“ Tất cả những gì hiện tại hiện ra như một hiện hữu chỉ là kết quả phát sinh từ nhiều điều kiện, từ ác ý và sự tương liên ( lý duyên khởi ). Tất cả những thứ ấy đều vô thường. Những gì vô thường đều bất toại nguyện, (tức khổ đau ) Tất cả những gì bất toại nguyện ( khổ đau ) không phải là cái tôi, cái của tôi, không phải là một cái “ngã ”.
Tóm lại những gì được trình bày trên đây cho thấy đạo pháp – Dharma – ngoài tính cách thực dụng còn hàm chứa nhiều khía cạnh triết học thật sâu sắc. Các khía cạnh triết học đó nổi bật trong một số khái niệm do Đức Phật trực tiếp nêu lên và sau đó được các vị đại sư khai triển thêm trên các dòng lịch sử tiến hóa của Phật giáo. Sau đây là một vài khái niệm triết học quan trọng trong đạo pháp : quy luật tương liên ( Pratiya samucpada –lý duyên khởi ), tất cả các hiện tượng cấu hợp đều vô thường ( antiya sarva samskarah ) tất cả các hiện tượng cấu hợp đều là khổ đau ( dukkha sarva samskarh ), tính cách vô thực thể của “ cái ngã ” ( anatman ), tánh không của mọi hiện tượng ( sunyata ), khái niệm về ngũ uẫn ( skandha ) v.v và v.v
Sau khi Đức Phật tịch diệt, các khía cạnh triết học Phật giáo được khai triển sâu rộng qua nhiều học phái, tiêu biểu nhất là Duy Thức tông ( yogakara- Cittamatra ) và Trung quán tông ( Madhyamaka ) Duy thức chủ trương tất cả mọi hiện tượng đều mang tính cách chủ quan một cách tuyệt đối, chỉ có tri thức ( consciousness) là thực thể duy nhất, thế giới và mọi cá thể chỉ là phóng ảnh của trí thức. Tánh không đối với Duy thức là sự vắng mặt hay vắng bóng của tính cách nhị nguyên phân tách chủ thể và đối tượng. Khi Bản-thể -của-Phật hay Phật-tính rơi vào tình trạng “ cá biệt hóa ” để trở thành một trí thức mang tính cách cá nhân nó sẽ trở thành một chủ thể “ sáng tạo ”ra thế giới. sự kiện “ quên mất ”bản thể nguyên thủy của mình ( tức Phật tính ) khiến cho trí thức cá thể trên đây rơi vào một hệ thống kết nối chằng chịt của vô số nguyên nhân và hậu quả ( karma )qua sự ‘sáng tạo’ hay khả năng ‘ phóng tưởng ’của chính nó .
Kinh Lăng già ( Lankavatara –sutra ) rất gắn với thiền học thế nhưng đồng thời cũng phản ảnh mật thiết và trung thực. Duy thức tông chẳng hạn như qua câu sau đây :
“ Mọi vật thể giống như ảo ảnh hay những giấc mơ,
Chúng không có sinh, cũng không hàm chứa một bản thể tự tại nào.
[ Vì thế ] Từ bản chất chúng là những thứ gí trống rỗng,
Chúng không hiện lên từ sự hiên hữu cũng như từ hư vô ”
Trung quán tông xây dựng toàn bộ “ hệ thống triết học ”gọi là Trung đạo ở giữa hai thái cực là sự hiện hữu và thể dạng hư vô. Nói một cách khác, thể dạng phi-đối-nghịch chính là con đường Trung đạo. Sự đối nghịch nhất định cần thiết cho sự phân biệt, thế nhưng những gì phát sinh từ những sự phân biệt ấy chỉ tượng trưng cho những thể dạng khác nhau của một thực thể duy nhất. Thể dạng phi-đối-nghịch chỉ định tính cách đồng nhât hay nhất thể của thực thể ấy.
Long Thụ ( thế kỷ thứ II- III ) người sáng lập ra Trung quán, cho rằng vì bản chất siêu nhiên và không thăm dò được của Bản-thể -Phật cho nên chúng ta không thể nào nắm bắt được cái Bản thể ấy. Vì thế nên triết học vững chắc duy nhất và có giá trị là “ sự phủ nhận tuyệt đối ” đó là nền triết học duy nhất có thể chứng minh được Bản-thể -Phật, dựa vào nguyên tắc phủ nhận tuyệt đối đó. Long Thụ bình giải và khai triển rộng rãi một hệ thống luận lý mà Đức Phật đã nêu lên gọi là “Tứ đoạn luận ”:
-không thề xác định iện thực : “ có một cái gì đó ”
-không thể xác định hiện thực “ có một cái gì đó lại vừa không có một cái gì cả ”
-không thể xác định hiện thực “ không có một cái gì cả lại vừa không phải là không có một cái gì cả ”
Một cách đương nhiên và tất yếu hệ thống triết học luận lý xây dựng trên tứ đoạn luận trên đây đưa đến giáo lý về tánh không tuyệt đối của mọi hiện tượng. Cũng xin nhắc thêm là hệ thống luận lý của Aristote cũng là tam đoạn luận là hệ thống luận lý thông dụng chi phối sự suy luận của con người từ Tây sang Đông , thế nhưng hệ thống này chỉ nói lên được “sự thật tương đối ” của hiện thực, nhưng hoàn toàn bất lực trước “ sự thật tuyệt đối ”của hiện thực do Phật giáo chủ trương.
Xin trở lại Con đường “ Trung Đạo ” với hai trích dẫn sau đây : Trong kinh Giác ngộ Viên mãn, tiếng Phạn : Mahavaipulia Purnabuddhasutra Prassanartha Suttra – bản dịch tiếng Hán là Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đà La Liễu Nghĩa Kinh, gọi tắt là Viên Giác kinh có một đoạn như sau :
“ Không có sự đống nhất, cũng không có sự khác biệt, không có sự trói buộc, cũng không có sự giải thoát. Vì thế nên hiểu rằng tất cả chúng sinh có giác cảm từ nguyên thủy đều là những chúng sinh hoàn toàn Giác ngộ , Ta-bà và Niết-bàn là một giấc mơ hiện ra trong giấc ngủ vào đêm hôm qua, thì cũng phải hiểu rằng, đối với Ta-bà và Niết-bàn không có gì để rời, cũng chẳng có gì để hòa nhập. Trong sự thật không có gì để “ cố gắng ”, không có gì để “ lơ là ”, không có sự “ đình chỉ tư duy ” hay “ loại bỏ dục vọng ”. Trong sự thực hiện không có chủ thể cũng không có đối tượng trên một cấp bậc sâu xa không có Thực hiện cũng không có Hoàn tất. Bản thể ( sâu kín) của mọi hiện tượng đêu giống như nhau và bất hoại. ”[ tức là tánh không ] (theo bản dịch của Charles Muller ).
Trong kinh Kaccayanagotta –sutta ( Samyutta Nikaya-Tạp A Hàm, 15.12 thuộc Tương Ưng Bộ Kinh có một câu như sau :
“ Thế giới này được hổ trợ [ chồng đỡ, đứng vững ] bởi nguyên tắc nhị nguyên, đấy là sự hiện- hữu và phi- hiện- hữu, khi đã nhìn thấy thật chính xác nguồn gốc của thế giới đúng như thế [ sẽ hiểu rằng] phi-hiện-hữu không phải là một thuật ngữ thích nghi [ để chỉ định nói ] ”, ( theo bản dịch của Bhikkhu Thanissaro )
Tóm lại, đạo pháp – Dharma – mang tính cách thực dụng và vô cùng thực tế, đồng thời cũng hàm chứa và bàn bạc thật nhiều khía cạnh triết học cao siêu, hàm chứa những giá trị toàn cầu. Thế nhưng, kho tìm hiều sâu xa hơn về các khía cạnh triết học ấy người ta lại càng nhận thấy đạo pháp vượt xa hơn và cao hơn tất cả mọi hệ thống triết học và tư tưởng của con người.
Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 127