Nguồn gốc thời gian và lịch sử thời gian loài người
Nguồn gốc thời gian và lịch sử thời gian loài người
Nguyễn Hữu Đổng
Thời gian là gì? Lịch sử thời gian loài người là gì? Thời gian có nguồn gốc từ đâu? Đây là các câu hỏi chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Bằng tư duy sáng tạo, tác giả bài viết phân tích làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức, đề xuất giải pháp nhận thức khoa học nguồn gốc thời gian, lịch sử thời gian loài người, đồng thời xây dựng cách sử dụng thời gian có văn hoá và lịch sử quốc gia phát triển.
Thời gian là gì?
Khái niệm thời gian (time) bao hàm các chữ “thời” và “gian”. Thời là nói về sự sống của nhóm (tập thể) trong thế giới tự nhiên; gian là nói về sức sống của cá nhân (cá thể) trong xã hội loài người; còn thời gian là nói về cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Tức là, thời gian biểu hiện cuộc sống của con người trong thế giới tự nhiên. Thế giới không có cuộc sống của loài người thì không thể có thời gian.
So sánh cuộc sống với chữ số tự nhiên của toán học cho thấy rằng, chữ số hai (2) tượng trưng cho sự sống trong thế giới tự nhiên; chữ số một (1) tượng trưng cho sức sống trong xã hội loài người; chữ số ba (3) tượng trưng cho cuộc sống trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người, dạng mô hình: 2 – 3 – 1, sự sống – cuộc sống – sức sống.
So sánh thời gian với chữ số nguyên của toán học cho thấy rằng, chữ số âm (-) tượng trưng cho sự sống chưa thời gian (live without time); chữ số dương (+) tượng trưng cho sức sống không thời gian (timeless vitality); chữ số không (0) tượng trưng cho cuộc sống thời gian (live of time), dạng mô hình: (-0+), số âm chưa thời gian – số không thời gian – số dương không thời gian.
Lịch sử thời gian loài người là gì?
Lịch sử thời gian loài người (Human history) bao hàm các khái niệm “lịch sử”, “thời gian” và “loài người”; các chữ lịch, thời và loài là nói về sự sống quá khứ chưa đúng quy luật phát triển của tự nhiên; các chữ sử, gian và người là nói về sức sống tương lai không đúng quy luật phát triển của xã hội; còn lịch sử thời gian loài người là nói về cuộc sống hiện tại đúng quy luật phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người, dạng mô hình: “bản chất sự sống, quy luật phát triển của tự nhiên – thực chất cuộc sống, quy luật phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người – tính chất sức sống, quy luật phát triển của xã hội” [1]. Tức là, lịch sử thời gian loài người biểu hiện cuộc sống phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Từ các phân tích và mô hình nêu ở trên cho thấy rằng, lịch sử thời gian loài người là nói về cuộc sống của cộng đồng loài người; thời gian gắn liền với lịch sử thời gian phát triển loài người (chronological history of human development) trong khí quyển bề mặt trái đất của vũ trụ hệ mặt trời; không có loài người thì không thể có khái niệm trái đất, cuộc sống, thời gian.
Thời gian có nguồn gốc từ đâu?
Để trả lời câu hỏi này, cần phải làm rõ các khái niệm “nguồn gốc” và “thời gian”. Nguồn gốc (origin) bao hàm các chữ “nguồn” và “gốc”. Nguồn biểu hiện bản chất vật thể chưa sinh ra, chưa phát triển trong thế giới tự nhiên; gốc biểu hiện tính chất phi vật thể không sinh ra, không phát triển trong xã hội loài người; còn nguồn gốc biểu hiện thực chất thực thể sinh ra, phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người, dạng mô hình: “vật thể chưa sinh ra, chưa phát triển – thực thể sinh ra phát triển – phi vật thể không sinh ra, không phát triển” [2]. Tức là, nguồn gốc biểu hiện thực thể sinh ra, phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Nguồn gốc và thời gian có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “nguồn gốc thời gian” (time origin) – khái niệm nói về thực thể môi trường sống, sự sống, cuộc sống sinh ra, phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Thế giới tự nhiên và xã hội loài người gắn liền với lịch sử loài vật, loài người, trái đất của vũ trụ hệ mặt trời. Trái đất không có sự sống của xã hội loài vật thì không thể có thế giới tự nhiên; còn trái đất không có cuộc sống của xã hội loài người thì không thể có thời gian.
Mối liên hệ giữa cuộc sống và thời gian biểu hiện ở các mặt chủ yếu như sau: sức sống biểu hiện tính chất không thời gian (timeless nature) ở bên ngoài khí quyển bề mặt trái đất; sự sống biểu hiện bản chất chưa thời gian (nature is timeless) ở bên trong khí quyển bề mặt trái đất; còn cuộc sống biểu hiện thực chất sự thật thời gian (essentially the truth of time) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong khí quyển bề mặt trái đất tự quay vòng của vũ trụ hệ mặt trời.
Trái đất tự quay vòng chưa cân đối, cân bằng, hài hoà chưa tạo ra thời gian; trái đất tự quay vòng không cân đối, cân bằng, hài hoà không tạo ra thời gian; còn “trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời cân đối, cân bằng, hài hoà” tạo ra thời gian [3]. Tức là, thời gian có nguồn gốc từ quỹ đạo quay vòng cân đối, cân bằng, hài hoà của trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời.
So sánh nguồn gốc thời gian với chữ số nguyên trong toán học cho thấy rằng: chữ số dương (+) tương tự như thời gian không sinh ra, không phát triển do trái đất tự quay vòng không cân đối, cân bằng, hài hoà; chữ số âm (-) tương tự như thời gian chưa sinh ra, chưa phát triển do trái đất tự quay vòng chưa cân đối, cân bằng, hài hoà; còn chữ số không (0) tương tự như thời gian sinh ra, phát triển do trái đất tự quay vòng cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời, dạng mô hình: số âm chưa phát triển chưa sinh ra thời gian – số không phát triển sinh ra thời gian – số dương không phát triển không sinh ra thời gian. Theo đó, nguồn gốc thời gian phụ thuộc vào quỹ đạo tự quay vòng của trái đất; không có trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời cân đối, cân bằng, hài hoà thì không thể có thời gian.
Điều đó có nghĩa là, nguồn gốc thời gian gắn liền với “lịch sử thời gian loài người sống trên trái đất” (the history of human life on earth); một khi khí hậu ở bề mặt trái đất quá nóng do môi trường thiên nhiên bị huỷ diệt thì không thể tồn tại thời gian và cuộc sống loài người. Nói cách khác, nguồn gốc thời gian sinh ra từ cuộc sống con người hay do sự “chuyển động” cân đối, cân bằng, hài hoà không ngừng của trái đất trong vũ trụ, đúng như thiên tài vật lý, toán học Albert Einstein đã từng nêu ra: “Cuộc sống cũng như đi xe đạp, muốn giữ được thăng bằng, phải tiếp tục chuyển động” [4].
Hạn chế nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người trên thế giới và ở Việt Nam
1) Hạn chế trên thế giới:
Nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người trên thế giới còn hạn chế. Hiện nay giới nghiên cứu chưa nhìn nhận rõ các mặt tính chất hình thức sức sống bên ngoài ngoại diên không có thời gian, bản chất nội dung sự sống bên trong nội hàm chưa có thời gian, thực chất nguyên lý cuộc sống toàn diện mọi mặt tồn tại ở giữa có thời gian, dạng mô hình: sự sống chưa thời gian – cuộc sống thời gian – sức sống không thời gian; giới nghiên cứu chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa các mặt tính chất sức sống gắn với sự không thật của lịch sử cá nhân, bản chất sự sống gắn với sự chưa thật của lịch sử nhóm, thực chất cuộc sống gắn với sự thật của lịch sử cộng đồng, dạng mô hình: sự chưa thật, lịch sử nhóm – sự thật, lịch sử cộng đồng – sự không thật, lịch sử cá nhân. Tức là, giới nghiên cứu chưa hiểu rõ sự thật về nguồn gốc và lịch sử thời gian gắn liền với cuộc sống của cộng đồng người trong khí quyển bề mặt trái đất của vũ trụ hệ mặt trời.
Hạn chế nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ sự thật về khoa học thời gian (thời gian khoa học) ở các chuyên ngành khác nhau. Chẳng hạn, trong lĩnh vực vật lý, Isaac Newton (nhà triết học, toán học, thiên văn học người Anh) cho rằng, thời gian là “đơn tuyến, như một đường thẳng kéo dài từ quá khứ tới hiện tại”, còn Stephen Hawking (nhà vật lý lý thuyết, toán học, vũ trụ học người Anh) cho rằng “thời gian “có một sự khởi đầu và kết thúc. Việc hỏi cái gì đã xảy ra trước khi thời gian bắt đầu và cái gì sẽ xảy ra sau khi thời gian kết thúc là vô nghĩa”” [5]; trong lĩnh vực thiên văn học, không ít người nghiên cứu đã tin vào giả thuyết không khoa học “về “Vụ nổ lớn” (Big Bang)” là “sự khởi đầu của vũ trụ” [6]; trong lĩnh vực toán học có nhiều người nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất toán học bất toàn (không khoa học) gắn với hình thức “toán không phát triển”, bản chất toán học chưa toàn diện (chưa khoa học) gắn với nội dung “toán chưa phát triển”, thực chất toán học toàn diện (khoa học) gắn với nguyên lý “toán phát triển” [7]; trong lĩnh vực sử học, nhiều người nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa hình thức “nhận thức chủ quan” gắn với tính chất sử học không khoa học, nội dung nhận thức chưa khách quan gắn với bản chất sử học chưa khoa học, nguyên lý “nhận thức khách quan” gắn với thực chất sử học khoa học [8]; trong lĩnh vực triết học, nhiều người nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức triết học không khoa học – “phản triết học” [9], bản chất nội dung triết học chưa khoa học, thực chất nguyên lý triết học khoa học, dạng mô hình: nội dung triết học chưa khoa học – nguyên lý triết học khoa học – hình thức triết học không khoa học; trong lĩnh vực chính trị, nhiều người nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tư tưởng cá nhân gắn với chính trị không khoa học, tư tưởng nhóm gắn với chính trị chưa khoa học, tư tưởng cộng đồng gắn với chính trị khoa học (khoa học chính trị), dạng mô hình: tư tưởng nhóm, chính trị chưa khoa học – tư tưởng cộng đồng, chính trị khoa học – tư tưởng cá nhân, chính trị không khoa học; v.v..
Hạn chế nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người còn làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất loài người không tiến hoá (không phát triển) trong tương lai, bản chất loài người chưa phát triển trong quá khứ, thực chất loài người phát triển ở hiện tại, dạng mô hình: quá khứ loài người chưa phát triển – hiện tại loài người phát triển – tương lai loài người không phát triển; tức là không thể có “loài người đã tiến hóa từ vượn người qua 3 loại hình cơ bản” là: “Homo habillis (Người Khéo léo), Homo erectus (Người Đứng thẳng), Homo sapiens (Người Tinh khôn, người Hiện đại)” như giáo sư Alice Roberts (Đại học Birmingham, Anh Quốc) đã nêu ra [10].
Đặc biệt, hạn chế nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người làm cho giới nghiên cứu không hiểu rõ nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người, không hiểu rõ “những bí mật ở trung tâm của không gian và thời gian” [11], không biết cách sử dụng thời gian văn hoá trong cuộc sống; dẫn đến tình trạng “sùng bái tăng trưởng” về kinh tế [12], tình trạng quốc gia “chưa giàu đã già” (quốc gia chưa phát triển nhưng có nhiều người già, thiếu lao động); hay dẫn đến các quốc gia đã tiêu phí (lãng phí) quá nhiều thời gian của cá nhân, nhóm, cộng đồng vào những công việc vô ích, như: chạy đua sản xuất, trang bị vũ khí, xung đột, nội chiến, chiến tranh, “không đem lại cuộc sống hạnh phúc cho cộng đồng xã hội loài người” [13].
2) Hạn chế ở Việt Nam:
Nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người còn nhiều hạn chế; ngay cả chữ “nguồn”, khái niệm “nguồn gốc”, “thời gian”, “lịch sử”, “loài người” cũng chưa được giới nghiên cứu làm rõ về thực chất nguyên lý của chúng. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), nguồn chỉ được nhìn nhận mặt hình thức “bắt đầu cửa sông, suối” chứ không nhìn nhận mặt nội dung, nguyên lý sinh ra, phát triển của loài người; thời gian chỉ được nhìn nhận chung chung là sự sống gắn với “vật chất (cùng với không gian)” chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người; lịch sử chỉ được nhìn nhận về hình thức “phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong của một hiện tượng, một sự vật nào đó” chứ không nhìn nhận là quy luật hình thành, phát triển của sự vật, hiện tượng, hiện thực cuộc sống thời gian trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người; còn loài người chỉ được nhìn nhận là tổng thể nói chung “những người trên trái đất” chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng người trên trái đất.
Hạn chế nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất sức sống của cá nhân không gắn với lịch sử thời gian, bản chất sự sống của nhóm chưa gắn với lịch sử thời gian, thực chất cuộc sống của cộng đồng gắn với lịch sử thời gian; làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất sức sống tương lai gắn với tư tưởng “xã hội chủ nghĩa” (thiên lệch về hình thức, sai lầm), bản chất sự sống quá khứ gắn với tư tưởng “chủ nghĩa xã hội” (thiên lệch về nội dung, chưa đúng đắn), thực chất cuộc sống hiện tại gắn với tư tưởng xã hội phát triển (không thiên lệch về nguyên lý, đúng đắn); dẫn đến nghiên cứu không khoa học khi có quan điểm cho rằng, loài người phát triển theo “quy luật tiến hoá của lịch sử” [14] chứ không theo quy luật phát triển của lịch sử (the laws of historical development), hay quan điểm phản khoa học khi cho rằng, xã hội loài người tồn tại “lịch sử của giai cấp”, “đấu tranh của giai cấp” và “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” [15].
Hạn chế nhận thức nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người được nhìn nhận là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hiểu biết không khoa học của công dân về nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người nói chung, nguồn gốc người Việt Nam nói riêng; dẫn đến tệ nạn “lãng phí” – ““căn bệnh” nguy hại hơn cả tham nhũng” làm “kìm hãm sự phát triển đất nước” [16]; dẫn đến lãng phí chất xám, đặc biệt là “lãng phí thời gian” – hình thức “lãng phí còn lớn hơn thiệt hại do tham nhũng” [17], tình trạng nhiều công dân làm việc trong chính quyền và xã hội dân sự không có văn hoá trong sử dụng thời gian; dẫn đến chất lượng sống của người dân chậm được cải thiện, hay nguy cơ “quốc gia chưa giàu đã già, năng suất lao động thấp kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới” [18].
Giải pháp nhận thức khoa học nguồn gốc, lịch sử thời gian loài người, xây dựng cách sử dụng thời gian có văn hoá và lịch sử quốc gia phát triển
1) Nhận thức khoa học nguồn gốc thời gian.
Nhận thức là một quá trình phát triển về chất của sự vật, hiện tượng. Do vậy, để nhận thức khoa học nguồn gốc thời gian, cần phải hiểu rõ tính chất, bản chất, thực chất của chữ “nguồn” – thuật ngữ bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: tính chất hình thức ngoại diên của nguồn gắn với sức sống không gian không phát triển, tri thức không khoa học; bản chất nội dung nội hàm của nguồn gắn với sự sống chưa thời gian chưa phát triển, tri thức chưa khoa học; thực chất nguyên lý toàn diện của nguồn gắn với cuộc sống thời gian phát triển, tri thức khoa học, dạng mô hình: sự sống chưa thời gian chưa phát triển – cuộc sống thời gian phát triển – sức sống không gian không phát triển.
Tức là, nhận thức khoa học nguồn gốc thời gian gắn liền với hiểu biết rõ chữ nguồn. Nguồn gắn liền với nguồn gốc thời gian, cuộc sống và phát triển. Sự sống, cuộc sống loài người gắn liền với nguồn gốc thời gian; không hiểu rõ chữ nguồn thì không thể nhận thức khoa học nguồn gốc thời gian.
2) Nhận thức khoa học lịch sử thời gian loài người.
Để nhận thức khoa học “lịch sử thời gian loài người” (human history), cần phải hiểu rõ chữ “lịch” – thuật ngữ bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: tính chất hình thức bên ngoài ngoại diên của lịch gắn với sức sống không thời gian, không phát triển loài người; bản chất nội dung bên trong nội hàm của lịch gắn với sự sống chưa thời gian, chưa phát triển loài người; thực chất nguyên lý toàn diện mọi mặt ở giữa của lịch gắn với cuộc sống thời gian, phát triển loài người, dạng mô hình: bản chất lịch sử chưa thời gian, loài người chưa phát triển – thực chất lịch sử thời gian loài người phát triển – tính chất lịch sử không thời gian, loài người không phát triển.
Tức là, nhận thức khoa học lịch sử thời gian loài người gắn liền với hiểu biết rõ chữ lịch. Lịch gắn liền với lịch sử thời gian loài người. Lịch sử thời gian loài người gắn liền với nguồn gốc thời gian; không hiểu rõ chữ lịch thì không thể nhận thức khoa học lịch sử thời gian loài người.
3) Xây dựng cách sử dụng thời gian có văn hoá.
Trong quốc gia, cuộc sống của mỗi người đều gắn với thời gian. Văn hoá thời gian gắn liền với “thời gian văn hoá” (cultural time) – khái niệm bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: hình thức gắn với thời gian không chân thật, hiệu quả, không tạo ra giá trị tinh thần; nội dung gắn với thời gian chưa chân thật, hiệu quả, chưa tạo ra giá trị vật chất; nguyên lý gắn với thời gian chân thật, hiệu quả, tạo ra “giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc trong quốc gia” [19], dạng mô hình: bản chất thời gian chưa thật, văn hoá – thực chất thời gian thật, văn hoá – tính chất thời gian không thật, không văn hoá.
Tức là, để xây dựng cách sử dụng thời gian có văn hoá (văn hoá thời gian), giới lãnh đạo cần phải hiểu biết, giáo dục cách sử dụng thời gian chân thật, hiệu quả của công dân trong chính quyền và xã hội dân sự; không có các công dân hiểu biết rõ nguồn gốc thời gian, cách sử dụng thời gian chân thật, hiệu quả thì không thể xây dựng được quốc gia phát triển.
4) Xây dựng lịch sử quốc gia phát triển.
Loài người phát triển gắn với “lịch sử quốc gia phát triển” (national development history) – khái niệm bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: hình thức gắn với tiểu sử cá nhân không phát triển; nội dung gắn với lịch sử nhóm chưa phát triển; nguyên lý gắn với lịch sử cộng đồng các dân tộc phát triển, dạng mô hình: bản chất lịch sử nhóm chưa phát triển – thực chất lịch sử cộng đồng các dân tộc phát triển – tính chất tiểu sử cá nhân không phát triển.
Tức là, để xây dựng lịch sử quốc gia phát triển, giới lãnh đạo cần phải giáo dục công dân hiểu biết và phân biệt rõ tính chất tiểu sử cá nhân không gắn với lịch sử xã hội, bản chất lịch sử nhóm (đảng phái, địa phương) chưa gắn với lịch sử xã hội, thực chất lịch sử cộng đồng các dân tộc (quốc gia) gắn với lịch sử xã hội, dạng mô hình: lịch sử nhóm – lịch sử cộng đồng – tiểu sử cá nhân. Điều đó có nghĩa là, không có các công dân hiểu biết rõ lịch sử cộng đồng các dân tộc thì không thể xây dựng được lịch sử quốc gia phát triển.
Kết luận
Nguồn gốc, lịch sử thời gian gắn liền với cuộc sống của loài người. Thời gian, lịch sử loài người có cội nguồn do quỹ đạo trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời cân đối, cân bằng, hài hoà. Hiện nay, giới nghiên cứu vẫn chưa nhìn nhận rõ các khái niệm này cũng như cội nguồn hình thành của chúng. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập về tư duy và hành động trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Để nhận thức đúng đắn, khoa học nguồn gốc, lịch sử thời gian, loài người, xây dựng cách sử dụng văn hoá thời gian, lịch sử quốc gia phát triển, giới nghiên cứu, lãnh đạo cần phải thay đổi cách tư duy từ không khoa học, chưa khoa học sang khoa học, đặc biệt là giới lãnh đạo cần phải giáo dục công dân biết cách sử dụng thời gian chân thật, hiệu quả, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh, hiểu biết rõ lịch sử cộng đồng các dân tộc, bảo đảm đất nước phát triển bền vững và văn minh.
…………………
Tài liệu trích dẫn:
[1] https://vanhoavaphattrien.vn/giai-ma-bi-an-moi-lien-he-giua-con-ga-va-qua-trung-ga-a16827.html.
[2] https://vanhoavaphattrien.vn/triet-luan-ve-nguon-goc-su-song-a19773.html.
[3] https://nghiencuulichsu.com/2023/09/07/nguon-goc-sinh-ra-loai-nguoi/.
[4] https://ynghiasong.vn/68-cau-noi-hay-nhat-cua-nha-khoa-hoc-einstein/.
[5] https://vnexpress.net/cac-ly-thuyet-ve-thoi-gian-3395681.html.
[8] http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/698-NHAN-THUC-KHACH-QUAN-TRONG-SU-HOC.
[9] https://giacngo.vn/doi-dieu-tan-man-tu-tac-pham-ban-ve-phan-triet-hoc-post47873.html.
[10] https://nghiencuulichsu.com/2017/04/25/nguon-goc-loai-nguoi/.
[11] https://tuoitre.vn/nhan-xet-cua-cac-bao-ve-luoc-su-thoi-gian-174785.htm.
[13], [18], [19] https://vanhoavaphattrien.vn/luan-ve-van-hoa-thoi-gian-a19621.html.
[14] https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-mot-tat-yeu-lich-su-113142.
[17] https://tuoitre.vn/lang-phi-gay-hau-qua-nghiem-trong-hon-tham-nhung-82494.htm.
…………….
Ngày 18 tháng 9 năm 2023.