Về tên hai loại bánh của Truyện Bánh Chưng
Về tên hai loại bánh của Truyện Bánh Chưng
Viên Như
Kinh dịch là thành quả cao nhất của nền văn hóa Dương Tử và Hoàng Hà, được tổ tiên Việt đúc kết từ những suy nghiệm thực tiển mà hoàn thành, do đó trong hệ thống kinh dịch, tổ tiên đã cài đặt nguồn gốc dân tộc mình.
Từ sau khi bị suy vong, mất lãnh thổ lẫn văn hóa, trên Hoàng Hà, tổ tiên phải về phương nam lánh nạn, xưng là Hùng Vương, nhưng sau đó bị Triệu Đà diệt. Trong cơn nguy biến ấy, nhằm bảo tồn nòi giống, tổ tiên đã phải dấu biệt tông tích của mình.
Tuy nhiên, nếu dấu mãi, theo thời gian con cháu sẽ không còn biết nguồn gốc tộc Việt xuất tích từ đâu, thực tế chứng minh điều đó. Chính vì vậy, tổ tiên đã sáng tạo ra nhiều hình thức khác nhau để gởi gắm thông tin về cội nguồn cho con cháu, chủ yếu là căn cứ vào kinh dịch, như họ Hồng Bàng, Sơn tinh, Thủy tinh, Man nương, Kim quy v.v.. truyện bánh chưng là một trong số đó.
I TÓM TẮT TRUYỆN VÀ ÂM NGHĨA CỦA TÊN HAI LOẠI BÁNH
- Tóm tắt các tình tiết của truyện
- Vua Hùng thứ 6, ở đây là Càn, lý số 6 của Lạc thư, cho nên ở đền Hùng, người xưa đã xây ngôi mộ của vua Hùng thứ 6, để gợi ý thông tin về cội nguồn dân tộc Việt nằm trong kinh dịch.
- 22 vị quan lang là 10 can và 12 chi.
- Cuối năm tức là Tết
- Công tử thứ 18, con số 18 cho biết Lang Liêu chính là ở Cấn, chàng trai 子ở Đông bắc, theo Lạc thư. Chữ 子cũng đọc là Tý, chỉ chi Tý, tức là Lang Liêu cũng nằm trong 22 vị công tử.
- Mẹ mất sớm, vì lúc trước ở Hà đồ, hai mẹ còn ở bên nhau, tức Khôn, Cấn, ở bắc và tây bắc. Giờ mẹ ở Tây nam, con ở Đông bắc.
- Ngày đêm lo lắng, vì Cấn nằm giữa âm và dương, tức trục phân chia âm dương Khôn Cấn của Lạc thư.
- Thần Nhân, tức Nhân Hoàng. Đây là cách chỉ ra vị trí của Cấn, Lang Liêu. Vì trục Khôn Cấn, mẹ sanh ra con người nói chung. Cả hai đều thuộc Thổ.
- Nhu mễ, nếp gạo là sản phẩm của đất – Thổ.
- Trong dịch học Hà đồ, tròn, tượng trưng cho trời, Lạc thư, vuông, tượng trưng cho đất. trời đất cũng được hoán vị thành mẹ cha.
- Cái bánh đã đem đến cho ngôi vua cho Lang Liêu đó là “chưng” và “bạc trì”, nay gọi là bánh dầy.
- Tiết liệu là nguyên liệu cho ngày Tết. Tiết đầu tiên là Nguyên Đán, tức là Tết.
- Ngày xưa chữ tiết 節có âm là tết. Thuyết văn giải tự:
- 節. 竹約也。从竹即聲。子結切. Tết. Trúc ước vậy, bộ trúc. âm tức. Đọc là tết.
- Về ngữ âm và nghĩa của chữ chưng 蒸 và bạc trì 薄持
Âm và nghĩa chữ “chưng蒸” đã được nhiều người khảo cứu, tuy nhiên vấn đề tại sao cái bánh vuông, nấu bằng gạo đó gọi là “chưng”, và nó có liên quan gì đến cái bánh bạc trì, anh em của nó, cho đến nay chưa có giải thích nào thỏa đáng.
Còn cái tên “bạc trì薄持”, trước giờ cũng có người căn cứ vào nghĩa của từng từ rồi lý giải, tuy nhiên đó chỉ là tư biện, thiếu cơ sở, không thỏa mãn được vì sao cái bánh tròn tượng trưng cho tròi; đồng thời không liên kết được với cái bánh chưng.
- Thông điệp của truyện
Truyện bánh chưng là một câu chuyện nói về nguồn gốc hai loại bánh, nó đã trở thành truyền thống của người Việt hàng ngàn năm qua, qua đó nói về nguồn gốc, và văn hóa của người Việt. Trung tâm của câu chuyện là Lang Liêu, theo dịch học là quái Cấn ở Đông bắc. Cấn, con trai nhỏ, sau này lớn lên thành Khảm, rồi Chấn, anh cả, sẽ kế vị ngai vàng, vua – Càn, như trong truyện.
II . ĐỀ NGHỊ TÊN KHÁC CHO HAI LOẠI BÁNH
Trong khảo cứu này, tôi đề nghị hai tên khác cho hai loại bánh được viết trong truyện, đó là: “Trưng 徵” thay vì “Chưng 蒸”, “Bạc kỳ 簙棊” thay vì “Bạc trì 薄持”, hai cái tên này đáp ứng được mục đích xuyên suốt về nguồn gốc người Việt. Cụ thể người Việt tin rằng, mình là “Con Rồng, cháu Tiên”, đây là một thành ngữ chỉ quẻ Thiên sơn độn, nằm ở hướng tây nam trên sơ đồ dịch học. Vì vậy các phạm trù dịch lý của hướng này, như quái Tốn, Khôn, chi Mùi, can Đinh, đều được sử dụng để chỉ nguồn gốc người Việt. Lang Liêu là người Việt, tất nhiên hai loại bánh của chàng cũng liên quan đến cội nguồn, cụ thể là can Đinh丁, bởi vì chữ đinh có nghĩa là nhân khẩu, tức là cả dương – trai, lẫn âm – gái, nên tự dạng giáp cốt của nó vuông, tròn, tương đồng với hai loại bánh Lang Liêu dâng cúng tổ tiên vào dịp Tết.
III. NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT THEO DỊCH HỌC
- Bánh trưng
1.1. Ngữ âm chữ 丁 và trưng 徵
Phục nguyên âm thượng cổ:丁.
Thanh mẫu: 知, Vận mẫu: 耕, Thanh điệu: 平, Độ mở: 开, Nhiếp: 梗, Đẳng: 二等,Thiết âm: 中莖.
Karlgren: te ̆ŋ
Lí Phương Quế: triŋ
Vương Lực: teŋ
Baxter: treŋ
Trịnh Trương Thượng Phương: rteeŋ
Phan Ngộ Vân: rteeŋ
Phục nguyên âm thượng cổ: 徵.
Thanh mẫu: 知, Vận mẫu: 之, Thanh điệu: 上, Độ mở: 开, Nhiếp: 止, Đẳng: 三等, Thiết âm: 陟里.
Karlgren: ti ̯əg
Lí Phương Quế: trjəgx
Vương Lực: tiə
Baxter: trjəʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: tɯʔ
Phan Ngộ Vân: tɯʔ
Như vậy chữ 丁 thượng cổ có âm Trưng như chữ 徵.
1.2. Nghĩa của chữ đinh丁và 徵.
Thuyết văn giải tự: (丁) 夏時萬物皆丁實。
(Đinh) Vào mùa Hạ, vạn vật đủ lớn để kết trái.
Khang Hy: (徵) 夏時生長萬物,皆成形體。
Trưng. Mùa hạ vạn vật sanh trưởng, đều đến lúc thành hình thể.
Với trích dẫn trên, ta thấy âm và nghĩa của chữ trưng và đinh tương đồng
Như vậy ta có thể kết luận: Cái bánh vuông, tượng trưng cho đất, có tên là “trưng” chứ không phải “chưng”, bởi vì hình dạng vuông của cái bánh, là thể hiện tự dạng vuông của chữ đinh giáp cốt, cội nguồn “Rồng Tiên” của người Việt.
Có thể do trải qua nhiều năm tháng, nên người ghi lại câu chuyện ấy bị chuyện chưng nấu chi phối, nên viết nhầm là chưng 蒸 nghĩa là chưng cất; đồng thời âm [ch-tr] xưa kia và ngày nay ở miền bắc giống nhau.
- Bánh bạc kỳ
Theo truyện, cái bánh tròn, tượng trưng cho trời, gọi là “bạc trì 薄持”, đây là cái tên bị viết nhầm, do truyền miệng nhiều thế hệ, nó vốn là “bạc kỳ 簙棊” nghĩa là con cờ. Thông tin này xuất phát từ cái tên Khuẩn lộ 箘簬.
箘 hay duẫn 笋 là măng tre tượng trưng cho người Việt đã có từ xưa.
Khang Hy: 箘,竹笋也. Khuẫn. Trúc duẫn dã. Khuẫn, Măng tre vậy.
Thuyết văn: 箘簬、逗。竹也…吕氏春秋.越駱之箘是也。
Khuẩn lộ, đậu, trúc vậy, Lã Thị Xuân Thu nói đó là mũi tên tre của người Việt Lạc vậy.
箘. 从竹。囷聲。渠隕切。一曰簙棊也.
Khuẩn. Bộ trúc, âm khuân, đọc là khuẩn. Trước viết là “bạc kỳ” vậy.
Bạc kỳ nghĩa là con cờ, con cờ hình tròn, trên bề mặt có viết chữ, như tướng, sĩ, tượng v.v.. tương đồng tự dạng tròn của chữ đinh 丁 giáp cốt, được thể hiện bằng hình dáng tròn của bánh dầy, trên có miếng giấy ghi chữ, thường là chữ thọ, hỷ hay hiếu.
Như vậy, ta có thể nói cái bánh dầy, tên trong truyện là bạc trì, vốn là bạc kỳ.
Vào thời xa xưa đó, tre là loài cây mọc phổ biến trên nhiều loại đất, khắp núi rừng, tre là cây hữu dụng nhất trong lịch sử phát triển và sinh tồn của người Việt. Đặc biệt, vấn đề lương thực luôn là nỗi lo của con người ngày ấy, trong khi đó măng tre lại có quanh năm, nó đáp ứng được nhu cầu đó, vì vậy tổ tiên đã lấy tre, và măng tre, hình ảnh của núi, Cấn vi sơn, Cấn vi thiếu nam, tượng trưng cho người Việt, từ đó ta mới có thành ngữ “Tre già, măng mọc”, hay “Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”, hãy cho tôi chết trong cội nguồn dân tộc tôi.
Cho nên thời điểm Lang Liêu dâng bánh lên cúng tiên tổ chính là Tết 節, 節 có nghĩa là đốt tre.
Đồng thời, với cái tên bạc kỳ, con cờ, cho thấy cờ tướng đã có từ xưa, và do tổ tiên Việt sáng tạo ra.
IV . NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT THEO SINH HỌC
Chữ trưng 徵, còn viết là 征, ngày nay đọc là chinh.
- Ngữ âm chữ 征
Phục nguyên âm thượng cổ chữ 征.
Thanh mẫu: 知, Vận mẫu: 之, Thanh điệu: 上, Độ mở: 开, Nhiếp: 止, Đẳng: 三等, Thiết âm: 陟里, Ghi chú: 字见《说文》
Karlgren: ti ̯əg
Lí Phương Quế: trjəgx
Vương Lực: tiə
Baxter: trjəʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: tɯʔ
Phan Ngộ Vân: tɯʔ
Như vậy chữ chinh 征 cũng có âm như trưng, như chữ 徵, đinh 丁.
Chữ 征, ngày nay đọc là chinh, chinh là phái âm của đinh, đinh còn đọc là chênh. Như Phạt mộc chênh chêng 伐木丁丁. Ta có biến âm [ê-i] như bệnh – bịnh, lệnh – lịnh, chênh – chinh.
- Nghĩa của chữ 征
Khang Hy: 征,伐也。[易·離卦] 。 王用出征。Chinh, phạt vậy. [ dịch. Quái Ly] vua đi đánh giặc.
征. 易·離卦Chinh chỉ quái Ly, như vậy vua này là người nam, bởi vì sau khi thắng được Trụ Vương, nhà Chu cho đúc đỉnh để thể hiện quyền uy của mình, gọi là Chinh nhân đỉnh.
Thông tin chữ chinh 征 tương thích với thông tin: “Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân xong,” theo lịch sử, chỉ có nhà Chu đánh Ân Thương. Như vậy vua Hùng, Lang Liêu và người Việt hiện nay là hậu duệ nhà Chu.
V . BIỂU Ý KINH DỊCH CỦA BÁNH
Hai loại bánh, Bạc kỳ, tròn – âm, tượng trưng cho trời, Hà đồ, và Trưng, vuông – dương, tượng trưng đất, Lạc thư. Trong kinh dịch, tức Kinh Thượng: bản thể. Người xưa hoán vị trời đất cũng như Mẹ Cha.
Về sau, tiền nhân nhận thấy truyện viết vậy là chưa đủ, vì mới có hai loại bánh tượng trưng cho trời đất, mẹ cha thôi, chưa có cái bánh tượng trưng cho con cháu; đồng thời để thể hiện Kinh hạ: hiện tượng. Cụ thể như sau:
Ngoài cái bánh trưng vuông, tượng trưng cho đất, tiền nhân còn cột những sợi lạc chia thành 6 ô, thể hiện ba hào âm của quái Khôn ☷, tượng trưng cho mẹ; đồng thời sáng tác thêm cái bánh tét, tượng trưng cho hào dương của quái Cấn ☶, tượng trưng cho con.
Khôn Cấn chính là trục phân chia âm dương của Lạc thư; đồng thời là quẻ 15. Địa sơn khiêm.
Lý số 15 cũng tương thích với tổng lý số của các trục ngang, dọc, chéo của Lạc thư, như: 9+1+5, 7+3+5 v.v..
Đồng thời, 15 cũng là số bộ của tất cả các chữ Việt 戉, 粤, 越 chỉ người Việt.
Cho nên, khi quay về phương nam, vua Hùng mới đặt Giao Chỉ thành 15 bộ.
VI. TẠI SAO TRUYỆN CÓ HAI LOẠI BÁNH, NHƯNG TỔ TIÊN CHỈ LẤY TÊN BÁNH TRƯNG ĐỂ ĐẶT TÊN TRUYỆN?
Bởi vì người Việt là con người, đâu thể ở trên trời, mà gắn liền với đất đai, vì vậy dịch cho rằng người Việt là con cháu của Thần Nông, cụ thể bánh trưng vuông, tượng trưng cho quái Khôn – Thổ – mẹ, tức Âu Cơ trong truyện họ Hồng Bàng. Trong bào thai mẹ có 100 cái trứng, tức chữ Đinh, vì lúc này Khôn đã ở hướng Tây nam, cội nguồn “Rồng Tiên” của người Việt.
Sau đó mẹ Khôn, sinh ra con Cấn, cả hai mẹ con đều thuộc thổ. Vì vậy ta có thành ngữ “Mẹ nào con nấy”.
Như vậy cả hai mẹ con là con cháu của Thần Nông.
Cho nên tiến trình sinh ra người Việt đều thuộc Thổ
Quẻ 31. Thìn – Tuất – Yêu, thuộc Thổ
Quẻ 32. Sửu – Mùi – Cưới, thuộc Thổ
Mẹ Khôn sanh con Cấn đều thuộc Thổ
Hướng nam, chi Ngọ, tháng 5, hành Hỏa. Hỏa sanh Thổ,
Trung cung lý số 5, can Mậu戊, thuộc Thổ
Chữ Mậu 戊cũng là chữ Việt戉, chỉ người Việt, như vậy người Việt thuộc Thổ
Nên bánh trưng được thể hiện bằng chữ điền 田
Vì vậy vật liệu của Lang Liêu dùng để làm bánh đều là tặng phẩm của Thần Nông.
Chữ Chu 周 GC, chỉ nhà Chu, cũng là chữ điền 田
Như vậy nhà Chu cũng là con cháu Thần Nông, và là người Việt
Người Chu Việt là con cháu của Hạ Vũ, người đã làm ra Lạc thư.
Lạc thư, có nghĩa là cuốn sách đời của người Lạc Việt, tượng trưng là chữ điền 田.
Đó là lý do tổ tiên đã lấy tên truyện là “Trưng bính truyện”. Có nghĩa là nguồn gốc gần của người Việt là nhà Chu, và xa là nhà Hạ, cả hai đã đúc kết và hoàn thiện quy luật âm dương để viết nên tác phẩm vĩ đại, kinh dịch.
VII. ĐẠO HIẾU
Trong cuộc đời của con người, không ai sánh bằng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bởi vì không có cha mẹ làm gì có ta trên cuộc đời này, cho nên công ơn ấy lớn như trời đất. Vì vậy bổn phận của con cháu là luôn luôn nhớ đến công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, đó là đạo làm người hay đạo Hiếu, cho nên chữ hiếu là một con chữ thể hiện tinh thần đó.
Cụ thể kết cấu của chữ hiếu 孝lấy từ lý tính của trục Khôn – Cấn, tức là mẹ sinh ra con.
Trên – 土 Thổ – Khôn – Mẹ
Giữa – 丿 phiệt – Trục phân chia âm dương
Dưới – Tử 子 – Con trai
Chắc không ít người thắc mắc: Tại sao, sau cuộc chinh chiến với nhà Thương, vua Hùng không truyền ngôi cho những người văn hay, võ giỏi, mà lại truyền ngôi cho Lang Liêu, chỉ vì hai loại bánh thể hiện đạo hiếu?
Theo tôi, có hai lý do để vua Hùng quyết định như vậy:
- Hai loại bánh đó đáp ứng được thông điệp của truyện, đó là nói về nguồn gốc kinh dịch và người Kinh. (Đinh, Kinh, Chinh).
- Hiếu là luôn nhớ về và thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, có nghĩa là người có hiếu luôn bảo tồn, duy trì nòi giống, qua đó bảo vệ đất nước và văn hóa của dân tộc mình. Bởi vì văn hóa không đến từ hư vô, mà nó là kết tinh của biết bao mất mát, hy sinh, trải qua hàng ngàn năm, từ đó tổ tiên mới chiêm nghiệm, tư duy, đúc kết nên văn hóa, làm thành linh hồn của một dân tộc, chính văn hóa vẽ nên khuôn mặt của mỗi cá nhân trong cộng đồng các tộc người. Cho nên văn hóa còn, dân tộc còn, mất văn hóa thì mất cả tất cả, kể cả đất nước, cho dù con người ấy đang sống trên chính mảnh đất của tổ tiên mình. Đó là lý do vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu, thay vì truyền ngôi cho những người văn hay, võ giỏi.
VIII. KẾT
Trưng bính truyện là một câu chuyện nói về đạo Hiếu của người Việt, thông qua quá trình hình thành hai loại bánh “Trưng và Bạc Kỳ”, nhưng mục đích chính là thầm gởi đến con cháu về nguồn gốc của dân tộc mình. Mặc dù tên của hai loại bánh có nhầm lẫn, nhưng tinh thần thì vẫn được con cháu giữ gìn suốt hàng ngàn năm qua. Chính nhờ vào sự duy trì này mà ngày nay, khi ta có đủ điều kiện, ta mới tìm ra được những thông tin mà tổ tiên muốn gửi gắm.
Với những gì tổ tiên đã thể hiện trong truyện, lại một lần nữa ta tự hỏi: Tổ tiên đã học kinh dịch, chữ Hán và lịch sử, văn hóa phương bắc với ai, mà có thể sáng tác ra một câu chuyện, mà nội hàm ngữ nghĩa của nó sâu xa đến vậy? Hay kinh dịch, chữ Hán, văn hóa và lịch sử cổ đại Dương Tử và Hoàng hà, thuộc về người Việt? Có lẽ câu hỏi sau là hoàn toàn chính xác.
Qua đây ta thấy, cái gì mà tổ tiên để lại cho mình, nhất định phải có thông tin và mục đích nào đó, nếu chưa hiểu, cũng đừng vội cho rằng mình thông minh hơn người xưa, rồi ỷ vào tuổi tác, học hàm, học vị và uy tín của mình trong giới học thuật, mà bác bỏ, thậm chí công kích, qua đó bịt lối về nguồn cội của con cháu.
Làm như thế, trước hết là có lỗi lớn đối với tổ tiên, dân tộc, sau nữa là gây hoang mang cho hậu thế, làm cho con cháu mất niềm tin vào tổ tiên.
Không có tổ tiên ta chẳng có gì, không đất nước, quê hương, ta sẽ trở nên lạc loài, nhất là những thế lực khác lợi dụng vào đó mà chiếm hữu bằng những văn hóa ngoại lai, đến một ngày, mình trở thành nô lệ trên chính quê hương của mình.
Đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã vận dụng nhiều phương thức khác nhau để giữ nước, nhưng tất cả chỉ là phương tiện nhất thời của một triều đại, do đó nó có thể gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc.
Phương thuốc duy nhất và trên hết để chữa căn bịnh trầm kha đó là: Hãy trở về đạo hiếu của dân tộc, hay nói khác hơn là phải trở về với tổ tiên, nguồn cội của mình, chỉ khi nào ta làm được việc đó, hai chữ đồng bào mới có ý nghĩa đích thực ./.
Đà Lạt, lập đông 2023