ĐỊA LÝ PHONG THỦY-DỊCH LÝ

LÝ GIẢI BÍ MẬT BÁT QUÁI (8 TƯỢNG ĐƠN) (Theo quan điểm Dịch Lý Việt Nam)

LÝ GIẢI BÍ MẬT BÁT QUÁI (8 TƯỢNG ĐƠN) (Theo quan điểm Dịch Lý Việt Nam)

 

CÁC QUI ƯỚC THÀNH LẬP BÁT QUÁI (CÓ 4 QUI ƯỚC SAU)
Tiền nhân đã mượn Tượng (hiện tượng tự nhiên) Hình (hình ảnh có sẳn, giống với vật thể tự nhiên) Hài (cơ thể, cấu tạo có sẳn của tự nhiên) Thanh Neo (giữ, đăng lên) Ý (ý nghĩ, ý tưởng, giống với).
Con người dựa vào Qui ước. Rồi qui ước này sẽ dẫn tới qui ước khác nữa, lâu dần tràn ngập qui ước, chồng chéo qui ước. Và có quá nhiều qui ước thì sẽ mất tính linh động hấp dẫn.
Nay luận giải 8 Tượng Đơn, chúng ta cũng phải Qui Ước theo tiền nhân thì mới hiểu Bát Quái, và hạn chế tối đa các Quy ước và có 4 quy ước như sau:


QUI ƯỚC I: ĐỒNG DỊ là ÂM DƯƠNG


Yếu lý ĐỒNG NHI DỊ – DỊ NHI ĐỒNG có khắp mọi nơi chính là Âm Dương Lý.
(Giống mà hơi Khác, có chổ Khác – Khác mà hơi Giống, có chổ giống, chổ Chung)
Ở đâu, lúc nào Có ĐỒNG DỊ là có Âm Dương vì Âm Dương là ĐỒNG DỊ. Âm Dương lúc đầu không có nghĩa gì khác ngoài nghĩa ĐỒNG NHI DỊ – DỊ NHI ĐỒNG.


QUI ƯỚC II: VẠCH ĐỨT LÀ ÂM, VẠCH LIỀN LÀ DƯƠNG


Để cụ thể hóa Mọi người chọn vạch đứt ( – – ) là Âm, vạch liền ( _ ) là Dương để Diễn tả yếu lý ĐỒNG NHI DỊ (Giống mà hơi hơi khác), Một sự vật mà có Hai mặt. Ví dụ: đồng tiền có mặt trước, mặt sau. Đồng là giống nhau về vạch mà Dị là khác nhau ở chỗ đứt, liền.


QUI ƯỚC III: KHỞI (Bắt đầu) trước DỨT (Kết thúc) sau, ÂM trước DƯƠNG sau.


Theo Biến Hóa Luật, tất cả Biến Hóa điều có tuần tự trật tự từ Bắt đầu đến Kết thúc. Khởi trước, Dứt sau. Bộ mặt cũ trước, Bộ mặt mới sau. Nói rõ hơn theo thứ tự của lý Tam Tài: Chưa – Manh Nha – Hóa Thành.
Do đó khi vẽ lại dịch lý cũng phải vẽ Âm trước vẽ Dương sau.

Lý Bắt đầu và kết thúc là lý của Tất cả vạn vật. Khởi đầu là Âm, rồi manh nha (ý tưởng nhỏ nhất) diễn tiến sống động đến mức hóa thành, cùng cực (lớn nhất) của sự thành (Cấu Tạo hóa Thành) là Dương. Từ Dương lại khởi chuyển sang chu kỳ biến hóa mới nữa. Có Khởi thì có Dứt; Có Dứt thì lại Khởi tiếp tục không bao giờ ngưng nghỉ.
Vũ Trụ vạn vật luôn luôn sống động trong vòng Âm Dương, trong vòng Càn Khôn hay trong vòng Thiên Địa Tuần Hoàn là vậy đó.

QUI ƯỚC IV: ÂM DƯƠNG giao có tăng giảm là SINH KHẮC


Âm Dương Tiêu Trưởng Ẩn Hiện Đồng Dị Biến Hóa theo Luật Tương Động, Tương Giao, Tương Cảm, Tương Sinh Thành thì có Tăng sức và Giảm sức cho nhau gọi là SINH KHẮC nên luôn luôn tạo được sự Quân Bình Sinh Hóa Âm Dương.
Khi Âm Dương tương giao lập tức manh nha biến hóa hóa thành 8 Tình trạng Đồng Nhi Dị nhiệm nhặt, tiền nhân đã vẽ được hình, đặt được tên, neo được ý thứ tự như bảng.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111