ĐỊA LÝ PHONG THỦY-DỊCH LÝ

BÍ MẬT VỀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA VŨ TRỤ

BÍ MẬT VỀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA VŨ TRỤ

BÍ MẬT VỀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA VŨ TRỤ

(Lý Đức Tính Âm Dương của Bát Quái)
Các biểu tượng trong bát quái dùng theo nguyên tắc: Dị lấy Đồng mà Qui (Khác nhiều nên lấy Giống nhau mà gom lại).
Các tượng KHÔN, CẤN, KHẢM, TỐN đều có bản gốc chung ở dưới là Nghi Âm nên có LÝ ĐỨC TÁNH (Tính tự nhiên, thuộc Tính sẳn có) thuộc Âm và ở gần cùng nhau một bên thành một khối Âm, gọi là CỰC ÂM (vật đồng loại hội tụ).

.

Các tượng CHẤN, LY, ĐOÀI, KIỀN đều có bản gốc chung ở dưới là Nghi Dương nên có LÝ ĐỨC TÍNH thuộc Dương và ở gần cùng nhau một bên thành một khối nên gọi là CỰC DƯƠNG.

.
Trong phép luận Tượng, Ta dùng phương pháp so sánh ĐỐI ĐÃI Đồng Dị Âm Dương rồi mới qui nạp, chẳng hạn muốn luận Tượng KHÔN thì phải đối chiếu với Tượng KIỀN, Tượng CẤN hoặc ngược lại.

1. Vòng Tuần Hoàn của Vũ Trụ bắt đầu từ Tượng KHÔN là HƯ
Tượng KHÔN là Âm (tượng trưng Bộ mặt cũ Khởi đầu chưa có, chưa thành, trống trơn) là chưa có Dương, chưa thành Dương.
KHÔN là Tượng khởi đầu của Bát Quái.
KHỞI ĐẦU từ chỗ chưa có, chưa thành nên có Lý Đức Tính là HƯ.
CHẤM DỨT ở chỗ đã có, đã thành nên KIỀN có Lý Đức Tính là NHƯ
Chữ HƯ này đồng nghĩa trong chữ HƯ VÔ, HƯ KHÔNG, HƯ là HƯ đối với NHƯ, là KHÔN đối với KIỀN nên nói là HƯ, NHƯ.

2. Sau tượng Khôn là Tượng CẤN là NGƯNG (dừng lại, nghỉ ngơi, không phát triển nữa).
Tượng CẤN nối tiếp tượng KHÔN.
Tượng CẤN do tượng KHÔN manh nha (tác nhân nhỏ nhất) biến hóa hóa thành. Tượng CẤN là Bộ mặt mới (giống mà hơi hơi khác) Tượng KHÔN: giống là Cực Âm, Nghi Âm, hơi hơi khác là có hào Dương trẻ mới phủ lên trên.
Khởi đầu từ tượng KHÔN là cực Âm tất nhiên sẽ sinh Dương (Lý lên đến Cực (Đỉnh hình sin) sẽ thay đổi). Tượng KHÔN là quá Âm, hết sức Âm nên phải Cực (đáy hình sin) là chấm dứt, dừng lại, ngưng lại không thể tiếp tục Âm nữa. Nên Lý Đức Tính của Tượng CẤN là chỉ rõ thời điểm tượng KHÔN: – Âm cùng Cực NGƯNG NGHỈ đồng thời manh nha (tác nhân nhỏ nhất) biến thành Dương. Dương xuất hiện theo đúng Biến Hóa luật là Dương (Bộ mặt mới) phủ lên trên Âm (Bộ mặt cũ). Vậy Dương từ đâu có?
Theo yếu lý (lý tất yếu, lý tự nhiên của) Đồng Nhi Dị (Giống mà hơi Khác), không có gì hoàn toàn Đồng (Giống) hoặc hoàn toàn Dị (Khác) nên tượng KHÔN không phải là Thuần Âm không có Dương mà là Âm quá nhiều Dương quá ít. Dương tiềm ẩn rất ít trong Âm, (trong Âm có Dương). Nay Âm Cực, dừng trưởng thành thì lập tức Dương lâu nay tiêu ẩn (bị trộn lẫn, trốn trong Âm) tiềm tàng liền manh nha xuất hiện bằng cách ngưng đọng lại, không còn tản mác lẩn trốn trong Âm nữa.
Vậy Lý Đức TÍNH tượng CẤN là NGƯNG:
– Âm ngưng nghỉ.
– Dương ngưng đọng.

3. Kế đến bước thứ ba là Tượng KHẢM là TRỤ (kềm hãm ở giữa, giữ vững ở giữa).
Tượng KHẢM kế tiếp tượng CẤN, trên diễn trình Dương hóa từ tượng KHÔN cực Âm, manh nha Dương ở Tượng CẤN, chuyển hóa Dương chiếm trung (chiếm vị trí giữa) ở giữa tượng KHẢM. Dương ở giữa tượng KHẢM chứng tỏ Dương đã gom nhóm lớn mạnh đủ sức Trụ (giữ lại, giữ vững) Hình giữa các Âm vây hãm mà không bị tác động. Dương muốn trụ được phải nhờ Âm nêm (ém cứng, giữ) chặc (Dương trong Âm sáng lâu bền không mất).
Nên Lý Đức Tánh của Tượng KHẢM là TRỤ, kềm hãm ở giữa.

4. Bước thứ tư của Vòng Tuần Hoàn Vũ Trụ là Tượng TỐN là TIỀM (chìm lắng ẩn sâu ở dưới, thuận nhập vào trong).
Tượng TỐN là giai đoạn chót của diễn trình cực Âm từ KHÔN, CẤN, KHẢM tới TỐN.
Ở tượng TỐN chỉ còn một gốc Âm tiềm ẩn ở dưới. Dương tuy ở trên, ở giữa nhưng đang có khuynh hướng lắng sâu xuống để chiếm gốc của Âm.
Do đó Lý Đức Tính của Tượng TỐN là TIỀM, chìm lắng ẩn sâu ở dưới, thuận nhập vào trong.

5. Sau tiếp bước năm là Tượng CHẤN là KHỞI (khởi động, dấy động)
Diễn tiến từ Tượng TỐN qua Tượng CHẤN là giai đoạn Cực Âm, đang chuyển tiếp thay đổi toàn bộ Cục Âm đến tận căn gốc ở dưới là nghi Âm hóa thành nghi Dương, khởi đẩy cuộc Dương hóa đến cực thịnh của Dương là tượng KIỀN.
Dương bắt đầu động từ dưới lên trên là manh nha động theo chiều thuận nên Lý Đức Tính của Tượng CHẤN là KHỞI ĐỘNG dấy động. Âm theo cái Động của Dương mà đi lên là Thuận (thuận theo) Động. Sự Động biến của Âm Dương ở giai đoạn này là Cực động nên có sự thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên. Do đó các Hào Dương ở tượng TỐN lắng tụ thành Hào Dương của Tượng CHẤN, và Hào Âm Tượng TỐN trôi nổi lên thành 2 Hào Âm của Tượng CHẤN. Từ đây Âm mất gốc phải động theo Dương:
Đó là diễn tiến tự nhiên phải xảy ra như vậy vào lúc Giao Thời chuyển tiếp giữa CỰC Âm và CỰC Dương.
Nên Lý Đức Tính của Tượng CHẤN là Dương khởi động, Âm thuận động theo.

6. Giai đoạn bước sau tượng Chấn là Tượng LY là VŨ (Tỏa Rộng, lan rộng ra, BỎ trống ở giữa, bao bọc bên ngoài).
Dương đã chiếm gốc ở dưới Tượng CHẤN khởi động thuận động, dấy động mạnh theo tính lý cương kiện của Dương nên không từ từ vào giữa, mà bung rộng, tỏa vượt lên trên ngay, bỏ trống ở giữa, bao bọc bên ngoài.
Do đó Lý Đức Tính của Tượng LY là VŨ, Tỏa Rộng, BỎ trống giữa (Trung hư) nên Dương Tượng LY là Tỏa rộng bên ngoài; Âm Tượng Ly là Trống giữa bên trong.

7. Đây là bước thể hiện rõ dần của Bộ Mặt Vũ Trụ (Tạo Hóa tức Cấu Tạo hóa Thành) tức Tượng ĐOÀI là HIỂN (Dương Hiển Hiện, Âm hiển lộ, cả Âm Dương đều Thấy cả)
Quá trình thiên cực Dương đến Tượng ĐOÀI là thấy rõ nét, hiển lộ, hiển đạt của Dương mặc dù chưa hoàn tất hoàn chỉnh như Tượng KIỀN, Dương đã làm chủ lực, nắm chủ lực ở Tượng ĐOÀI: chính vị căn gốc là nghi Dương ở dưới, đắc trung (là hào Dương ở giữa). Nên Lý Đức Tính của Tượng ĐOÀI là Dương HIỂN HIỆN, (chỉ còn một chút Âm nhỏ ở trên là Thiếu Âm) Âm cũng lộ hình ở trên không thể che giâú tiềm ẩn như ở Tượng TỐN, Tượng CHẤN, Tượng LY
Do đó Lý Đức Tính của Tượng ĐOÀI là: Dương Hiển Hiện, Âm hiển lộ, cả Âm Dương đều HIỂN cả.

8. Đây cũng là Quá Trình kết thúc của Vòng Tuần Hoàn Vũ Trụ: Tượng KIỀN là NHƯ (đã thành, đã có được như thế, như thế, đồng nghĩa trong chữ như nhiên, như lai). Và sau đó sẽ đúng quy luật Cực Tất Biến (đến Cùng Cực sẽ biến Đổi) và tạo thành vòng Tuần Hoàn Vũ Trụ mới.
Diễn tiến thiên cực Dương khởi đầu từ Tượng KHÔN 3 hào Âm, Dương lớn dần dần đến Tượng ĐOÀI là Dương hiển hiện nhưng chưa hoàn chỉnh phải chuyển hóa một bước nữa tới Tượng KIỀN đầy đủ 3 hào Dương là hoàn tất, hoàn thành Như Ý Nguyện, Liền Lạc Mạnh Mẽ đầy đủ 3 hào vừa chính vị vừa có ở giữa đầy, ở trên dưới đầy; Đầy đến như thế là cùng. Nên Lý Đức Tính của Tượng KIỀN là NHƯ so với Tượng KHÔN là HƯ.

NHƯ là đã thành, đã có được như thế, như thế, đồng nghĩa trong chữ Như Nhiên, Như Lai. NHƯ là NHƯ so với HƯ nên nói là NHƯ HƯ là hóa thành chỉnh thể, là như thế đấy, như vậy đó. Dương trưởng hiện thì Âm phải tiêu ẩn trong Dương. Dương càng trưởng hiện thì Âm càng tiêu ẩn. Dương trưởng hiện tối đa hết sức, hết mức thì Âm cũng tiêu ẩn, tàng hình tối đa hết sức hết mức trong Dương không dễ gì thấy được nó.
Âm tiêu ẩn (trốn, trộn lẫn) trong Dương, đây không phải tiêu mất nên lúc nào Âm cũng tiềm tàng có sẵn trong Dương, đợi đến khi Dương cực thịnh thành Tượng KIỀN cũng là lúc Dương manh nha suy thì lập tức Âm có lại, lộ hình bắt đầu chu kỳ thiên cực Âm kế tiếp.

Cuộc Âm hóa dần dần từ Tượng KIỀN qua ĐOÀI, LY, CHẤN, TỐN, KHẢM, CẤN, KHÔN là chung cuộc Âm để lại tiếp tục cuộc Dương hóa, không bao giờ đình nghỉ.
Chu kỳ thiên cực Âm Dương: – Dương hóa, Âm hóa trải qua thứ tự của tám Tượng ĐỒNG NHI DỊ – BÁT QUÁI, chính là vòng Tuần Hoàn của Vũ Trụ muôn loài: từ HƯ đến NHƯ rồi từ NHƯ đến HƯ, Không Thành Có, Có Thành Không, chu lưu bất tận.

(Theo Nam Thanh Phan Quốc Sử-Dịch Lý Việt Nam).

 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111