‘Đạo đức kinh’ không chỉ là triết học mà còn chỉ ra mục đích cuối cùng làm người
‘Đạo đức kinh’ không chỉ là triết học mà còn chỉ ra mục đích cuối cùng làm người
“Đạo đức kinh” chỉ gói gọn trong 5.000 chữ, nhưng được người đời sau coi là một bộ trước tác triết học vĩ đại.
Những người thật sự có duyên còn tìm thấy ở đó mục đích nhân sinh cuối cùng phản bổn quy chân.
Tư tưởng Lão Tử
Sách “Lão Tử” gồm 81 chương, chia làm hai thiên thượng và hạ, 37 chương đầu là quyển thượng, 44 chương sau là quyển hạ, tổng cộng hơn 5.000 chữ.
Vì sách giảng vấn đề Đạo và đức, người đời sau gọi là “Lão Tử Đạo đức kinh”.
Hiện nay sách “Lão Tử” mà chúng ta đọc không phải là nguyên tác của Lão Tử, vì có những văn tự do người thời Chiến Quốc viết thêm vào, nhưng tư tưởng chủ yếu trong đó lại thuộc về Lão Tử.
Phạm trù tư tưởng cơ bản của sách là “Đạo”, do đó gọi là Đạo gia.
Tên gọi Đạo gia sớm nhất xuất hiện trong sách “Luận lục gia chi yếu chỉ” của Tư Mã Thiên đời Hán.
Đời sau có rất nhiều người coi sách “Lão Tử” là một bộ trước tác triết học vĩ đại, nhưng những người thực sự có duyên lại coi “Lão Tử” là phép tu luyện đắc Đạo, đồng thời theo đó mà tu luyện, đạt được mục đích nhân sinh phản bổn quy chân.
Đúng như Lão Tử đã nói trong thiên mở đầu: “Đạo khả đạo, phi thường Đạo”, nghĩa là “Đạo mà có thể thuyết nói ra được thì không phải là Đạo vĩnh cửu”.
“Đạo” của Lão Tử không phải là “Thường Đạo” (Đạo vĩnh cửu). Nhưng ông là người có Đạo thì so với người thế tục đã là khác nhau một trời một vực rồi.
Ông nói: “Người thế tục đều sáng suốt biết rõ tất cả danh lợi, duy chỉ có ta là tối tăm lơ mơ. Người thế tục đều giỏi xem xét tính toán, duy chỉ có ta luẩn quẩn ở nhà không ham dục. Người thế tục đều để tâm vào danh lợi, đều có mục đích nhân sinh, duy chỉ có ta vui với chất phác, thấp kém. Chỉ có ta khác với mọi người, mọi người đều tìm cách có được, còn ta tìm cái vô, vô vi” (Lão Tử – Chương 20).
Trong chương 70, Lão Tử nói thêm chỉ rõ cái đáng quý của chân Đạo: “Lời của ta cực kỳ dễ hiểu, cực kỳ dễ thực hiện. Nhưng thiên hạ không có người có thể hiểu được, không có người có thể thực hiện được. Lời nói có nguồn gốc, sự việc có chủ (quy luật). Mọi người không biết được chân lý là do không dùng chân ngã để nhận thức. Người nhận thức được chân ngã rất hiếm, thế nên người có thể dùng chân ngã để quy phạm tự ngã thì rất đáng quý. Cho nên bậc Thánh nhân khoác áo thô mà lòng ôm ngọc quý”.
Chính vì “Lão Tử” không phải là Đạo bình thường, nên không thể tùy tiện cho người đời biết được, do đó mới cực kỳ trân quý.
Mà khi đại Đạo được truyền ra, thái độ của mọi người đang trong cõi mê nhân thế cũng không giống nhau, “Thượng sỹ văn Đạo, cần nhi hành chi.
Trung sỹ văn Đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sỹ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo”, có nghĩa là: “Người trí thức có căn cơ cao nghe Đạo thì cần mẫn chăm chỉ thực hành.
Người trí thức có căn cơ trung bình thì lúc tu luyện thực hành, lúc thì không. Còn người trí thức có căn cơ thấp thì cười lớn, nếu hạng người này mà không cười thì không đáng là Đạo” (Lão Tử – chương 41).
Để người hữu duyên có thể đắc Đạo, để bậc thượng sỹ cuối cùng có thể phản bổn quy chân, Lão Tử đã nói cho mọi người biết hàm nghĩa của Đạo và quan hệ với sự hình thành của vũ trụ, cội nguồn của vạn vật và một loạt các vấn đề làm người như thế nào, làm thế nào phản bổn quy chân trong 5.000 chữ ngắn ngủi.
Còn luận thuật về các vấn đề khác thì là để lót đường cho mục đích cuối cùng. Để người tu Đạo hiểu rõ phép tắc tu Đạo, Lão Tử còn nhiều lần nói đến bậc Thánh nhân hữu Đạo đối diện với các chủng loại vấn đề đã làm như thế nào, để làm mẫu, làm gương cho mọi người.
Hàm nghĩa của Đạo
Chương mở đầu của sách Lão Tử đã nói rõ nghĩa: “Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy. Hữu, danh vạn vật chi mẫu”, nghĩa là: “Đạo có thể luận thuật ra thì không phải là Đạo vĩnh cửu. Tên có thể gọi tên ra thì không phải là cái tên vĩnh cửu. Không (tên) là khởi thủy của trời đất, có (tên) là mẹ sinh ra vạn vật”.
Đạo mà Lão Tử nói khác với những cái bình thường khác này rốt cuộc là cái gì? Lão Tử miêu tả rằng: “… có vật hỗn độn hình thành, rồi trước tiên sinh ra trời đất,… có thể coi là mẹ của trời đất, ta không biết nó tên gì, nên gọi là Đạo”.
Chính chữ Đạo thần kỳ này, nhìn mà không thấy, nghe mà không thấy, nắm bắt không được, là thực sự tồn tại chân thực.
Lão Tử nói với chúng ta rằng: “Đạo là một vật, lơ mơ lờ mờ. Mơ mơ màng màng, trong đó có hình tượng. Mơ mơ màng màng, trong đó có vạn vật. Sâu thẳm vô minh, trong đó có tinh chất, cái tinh chất đó cực kỳ chân thực, cái tinh chất đó rất đáng tin”.
Đạo được coi là mẹ của trời đất, tự nhiên chính là căn bản khởi nguồn vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Có nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ‘có’ và ‘không’ là hai trạng thái khi Đạo vận hành, Không là động lực sản sinh trời đất, Có là bản nguyên ban đầu của vạn vật. Do đó Lão Tử cuối cùng nói: “Vạn vật trong thiên hạ sinh ra ở Có, mà Có sinh ra ở Không”.
Đạo được gọi là bản nguyên của vũ trụ này kết quả xảy ra như thế nào?
Lão Tử cho chúng ta biết rằng: “Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Vạn vật mang âm lại ôm dương, khí giao hòa gọi là hòa”.
Sự diễn biến của cả vũ trụ chính là khởi đầu dưới tác dụng của Đạo.
Đạo là bản nguyên của trời đất vạn vật, cũng là phép tắc tối cao của giới tự nhiên và xã hội nhân loại: “Khổng đức chi dung, duy Đạo thị tòng”, nghĩa là: “Hình thái của đức lớn, đều theo Đạo, do Đạo quyết định”, tức là thuận theo tự nhiên và vô vi.
Thế thì, đã là cội nguồn tổng mà vạn vật vũ trụ sản sinh và phát triển, trong đó có bao gồm sự sản sinh và phát triển của những sinh mệnh trong vũ trụ cao hơn nhân loại không?
Thế thì chẳng phải Đạo cũng sinh ra các sinh mệnh ở tầng vũ trụ này, bao gồm cả tầng phép tắc của nhân loại này đó sao?
Chẳng phải Đạo cũng chính là phép tắc tối cao quy phạm hành vi đạo đức nhân loại đó sao?
Ở chương 34, Lão Tử lại giảng: “Đại Đạo to lớn, bao trùm hết thảy, không đâu không có. Vạn vật nhờ Đạo mà sinh ra, thành tựu mà không kể danh tiếng. Yêu quý nuôi dưỡng vạn vật mà không coi là chúa tể, có thể nói là bé nhỏ. Vạn vật quy theo mà không làm chúa tể, có thể nói là rất lớn. Bởi Đạo không tự cho mình là lớn, cho nên mới thành rất lớn”.
Nếu nhân loại có thể làm theo yêu cầu của Đạo này, thì đó chẳng phải là một loại tu Đạo đó sao?
Chẳng phải là phản bổn quy chân đó sao? Vậy thì cụ thể làm như thế nào?
Lão Tử cũng đã cho đáp án rồi.
(Còn tiếp)
Theo Secretchina.com
Kiến Thiện biên dịch