VĂN HÓA-ĐỜI SỐNG- KỸ NĂNG SỐNG ĐẸP

Sứ mệnh của Nho học trong lịch sử rốt cuộc là gì?

Sứ mệnh của Nho học trong lịch sử rốt cuộc là gì?

Tứ thư Ngũ kinh của Nho gia có địa vị giáo dục chính thống hơn 2000 năm nay ở các nước Á Đông, vị trí gần như độc tôn không gì lay động được.
Vì sao vậy? Chân cơ của nó ẩn chứa trong chữ “Nho” (儒) này.
Từ chữ “Nho” (儒) cho biết sứ mệnh của Nho gia
Nho gia là gì?
Chữ Nho (儒) gồm chữ Nhân (人) nghĩa là người, và chữ Nhu (需) nghĩa là cần, tổ hợp thành.
Nó nói rõ sứ mệnh của Nho gia: quy phạm đạo lý làm người cần phải có ở tầng thứ con người này, đảm bảo duy trì tiêu chuẩn đạo đức làm người.
Ở Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc, các nhà Hán học đều biết rằng nhà Nho, thầy đồ chính là những nhà giáo dục trợ giúp đế vương giáo hóa bách tính.
Nói theo ngôn ngữ hiện nay, thì họ chính là các nhà giáo chuyên nghiệp, phụ trách công tác giáo dục.
Lại bàn thêm về chữ “Giáo”; chữ “giáo” (教) trong từ “giáo dục” bao hàm chữ “hiếu” (孝); nội hàm của giáo dục đã sớm được định ra ngay từ thời thượng cổ.
Dùng hiếu trị quốc bắt đầu áp dụng từ thời Hoàng Đế, trải qua thời Nghiêu Đế dùng nhân đức nhường ngôi, và Thuấn Đế tự mình thực hành Đạo hiếu.
Thuở chưa có học thuyết Nho gia, những người có tri thức chính là dùng văn hóa mà các đế vương thượng cổ lưu lại để giáo hoá bách tính, trọng tâm là Đạo Nhân – Hiếu.
Điều này nói nên rằng, Nho học không chỉ là phát minh của đức Khổng Tử, mà là Khổng Tử đã chỉnh lý, hệ thống hóa nội dung giáo dục thời thượng cổ, kế thừa, truyền bá văn hóa của tiền nhân.
Vì vậy, bản thân Khổng Tử không viết sách lập ngôn; những lời ông nói là các đệ tử đời sau chỉnh lý, ghi chép lại.

Nho học vốn được Khổng Tử kế thừa, chỉnh lý lại và truyền bá xuất ra văn hóa của tiền nhân. (Ảnh minh họa: kknews.cc)

Nguồn gốc của Nho gia
Văn hóa truyền thống Á Đông cổ xưa vốn là văn hóa nửa Thần.
Đây thực tế là văn hóa tu Đạo, thuộc về Đạo gia, do Tam Hoàng Ngũ Đế thời thượng cổ lưu truyền lại, có liên quan chặt chẽ đến Chu Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư.
Bản thân các hoàng đế thượng cổ đã là Thần hoặc trạng thái nửa Thần; ví dụ Hoàng Đế khi chinh phục Xi Vưu đã hô gió gọi mưa, Thần thông đại hiển.
Ông dùng Đạo trị quốc, hoàn thành quá trình tu Đạo, đắc viên mãn, cuối cùng bạch nhật phi thăng, cùng các đại thần thân cận cưỡi rồng bay lên trời.
Đời sau để tưởng nhớ ông, người ta đã đắp mộ cho trang phục của ông.
Bởi vậy có thể nói: văn hóa Nho gia thực tế là văn hóa Đạo gia lưu lại.
Vì nhà Nho luôn phụ trách giáo dục nên họ cũng tự giác làm công tác chỉnh lý tài liệu văn hóa giáo dục.
Thế nên, từ “Nho học” là do Khổng Tử khi chỉnh lý đã định ra.
Nho học tuy là kế thừa văn hóa thượng cổ, nhưng chỉ triển hiện Đạo lý ở tầng thứ con người, tức là quy phạm Đạo đức cơ bản mà tầng thứ con người cần phải có như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; trong đó lấy Nhân làm trung tâm để truyền thụ các kỹ năng.
Thuở bấy giờ là thời kỳ Xuân Thu, Đạo đức trượt dốc, các nước chinh phạt lẫn nhau không ngừng, “Lễ băng nhạc hoại”.
Vậy nên trừ những người tu Đạo chân chính ra, thì Thần thông và Thần tích đã rất hiếm thấy rồi.
Khổng Tử đành phải đem văn hóa lấy Đạo làm trung tâm chuyển thành lấy Đức làm trung tâm, mà chỉ là Đức Nhân ở tầng thứ con người.
Ông lấy Nhân Đức làm trọng điểm mà đề xuất ra, quy phạm ra cốt yếu cụ thể của hiếu đễ và trung tín, để duy trì chuẩn mực Đạo đức cho xã hội nhân loại, không để Đạo đức nhân loại bị suy bại quá sớm.
Sứ mệnh lịch sử của Nho gia
Mọi người nói Khổng Tử không đề cập đến ‘quái lực loạn Thần’, cho rằng Khổng Tử không tín Thần.
Trên thực tế, không nói không có nghĩa là không tín, chỉ là không nói ra mà thôi! Khổng Tử coi trọng thờ tế tổ tiên, đối với các Thánh vương thượng cổ, ông hiểu rất rõ và vô cùng sùng kính.
Khổng Tử cũng vô cùng kính ngưỡng đối với đức Lão Tử tu Đạo, làm sao ông không biết sự Thần thông quảng đại của các tiền nhân?
Nhưng ông biết rõ, Đạo đức con người đã bại hoại, thì sẽ rất dễ không phân biệt rõ sự khác biệt giữa chính Thần và tà linh quỷ quái loạn thần, nên rất dễ lầm đường lạc lối, bước vào đạo tà ma, thậm chí là dùng các thứ thuật loại để làm việc xấu.

Khổng Tử thỉnh giáo Lão Tử. (Ảnh: bldaily.com)

Khổng Tử hiểu rằng con người đã không thể khinh suất khi tiếp xúc với những thứ này, thế là ông giữ im lặng, không luận thuật và cũng không tiếp xúc đến.
Đây cũng là sự an bài đã chú định: Chữ Nho (儒) vốn có hàm nghĩa là: Khi đạo đức con người tương lai trượt dốc, giáo dục ở tầng thứ nhân loại này ắt sẽ hình thành lý luận mà ‘con người cần’; Nho học lúc ấy chính là thứ mà con người ắt phải cần đến. Còn những thứ của Thần thì không thể khinh suất triển hiện cho con người thấy nữa.
Vì vậy, đức Khổng Tử đã giáng sinh xuống thế gian để hoàn thành sứ mệnh của ông: Chỉnh lý quy phạm Đạo đức và tri thức liên quan mà con người cần, từ đó định ra trọng tâm giáo dục và nội dung tài liệu giáo dục cho con người, trở thành nguồn chính thống giáo dục cho hậu thế.
Điều này tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên.
Nếu nói lịch sử đã trao cho đặc điểm nổi bật của Đạo gia là Chân, thế thì đặc điểm nổi bật của Nho gia là Nhân, biểu hiện là Nhẫn.
Khắc kỷ phục lễ, khắc chế tư dục, quan trọng là ở Nhẫn, coi trọng ở hàm dưỡng. Cũng bởi vậy, vũ trụ và lịch sử ắt sẽ đem việc tuyên dương đại Thiện lưu cấp cho Phật gia.
Đây cũng là nguyên nhân Phật giáo đã bước lên vũ đài lịch sử khắp các nước Á Đông trước và trong thời Tùy Đường.
Phật gia giảng nhân quả, báo ứng của thiện ác, đã minh xác ra căn cứ căn bản: Làm người coi trọng Nhân Nghĩa là để được Thần phù hộ; trọng Thiện, hành Thiện, để đắc được Thiện báo và phúc thọ khang ninh.
Vì vậy, lấy Nho gia làm khởi điểm, thực hiện tốt rồi thì tự khắc sẽ bước sang tầng thứ vượt trên tầng thứ con người, bắt đầu truy tìm bước chân tu Đạo của các Thánh vương, truy tìm Đại Đạo của vũ trụ, bước lên con đường tu luyện.
Các Nho sinh cổ đại cũng như thế, rất nhiều thi nhân, đại văn hào mà mọi người đều biết rõ như Đào Uyên Minh, Lý Bạch, Vương Duy, Tô Đông Pha v.v… họ hoặc là tu Đạo, hoặc là tu Phật.
Tất cả những điều này đều là diễn tập cho điểm đến cuối cùng của lịch sử, là lưu lại văn hóa tu luyện mà thôi.
Thời đại ngày nay đã là kết cục cuối cùng của các dự ngôn trong lịch sử.
Sự an bài cuối cùng chính là để mọi người có thể ngộ được Đại Pháp của vũ trụ: Chân – Thiện – Nhẫn, để trở về với thế giới của Thần, trả lời câu hỏi muôn thuở: Con người đến thế gian này để làm gì?
Lịch sử là vở kịch Thiên định lớn, là an bài một cách có hệ thống cho con người. Chẳng qua Nho gia được định ra là phụ trách giáo dục mà con người cần mà thôi.

Theo zhengjian.org
Kiến Thiện biên dịch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111