Chân Lý.Thích Phước Thiệt
Chân Lý
Chân Lý
“Chân Lý” nghĩa là sự thật, cũng gọi là “Đế” như trong “Tứ Diệu Đế” của Đạo Phật.
Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
1) Chân lý Tương đối cũng gọi là Tục Đế (sự thật trần tục)
Chân lý tương đối là những sự thật nhị nguyên, tức là còn ở trong vòng Tốt Xấu, Phải Trái, Đúng Sai, vv…do đó chúng chỉ có giá trị tương đối. Thí dụ vật nầy tôi cho là tốt nhưng người khác có thể xem nó là xấu, thậm chí rất tệ. Một cá nhân có thể là anh hùng của một dân tộc, nhưng người nước khác có thể xem ông ta là một tên tội phạm đáng ghê tởm. Tóm lại chân lý loại nẩy có giá trị hay không tùy thuộc nhiều yếu tố như không gian, thời gian, tâm lý, vv…
Nhưng trong thực tế cõi đời nầy hoạt động theo những chân lý tương đối, nếu ai không tuân theo thì không thể sống (hòa hợp) được, trừ khi họ tự tách mình ra bên lề xã hội như những nhà tu kín.. Do đó thói quen sống theo tương đối là một trở ngại lớn cho người tu hành muốn hiểu và đạt được những gì tuyệt đối, ngoài vòng trần tục. Bởi vậỵ Tổ Bách Trượng khuyên người tu thường quán Lý Bất Nhị (không hai) để sớm được giác ngộ.
2) Chân lý Tuyệt đối tức là Sự Thật ở ngoài đối đãi (nhị nguyên), cũng gọi là Thực tế.
Chỉ có những ngưới thật sự đắc đạo mới biết chân lý tuyệt đối là gì nhưng không thể diễn tả cho ai biết được, bởi vì cái tuyệt đối nấy nằm ngoài chữ nghĩa và mọi phương tiện diễn đạt. Như vậy thì làm sao Phật và các đạo sư khác giảng đạo cho chúng sanh? Họ chỉ có thể gợi ý hay dẫn dắt mà thôi! Cho nên các Thiền sư nói: “Mở miệng đã sai, nghĩ suy thêm lạc lối,” Bất cứ kinh sách hay giáo pháp nào thật ra chỉ là những ngón tay chỉ trăng, chưa phải Măt Trăng, Nếu chúng ta bám níu vào lời dạy hay chữ nghĩa thì thật là lầm to.
Suy ra, nếu ai tự xưng họ là chân lý, hay giáo pháp của họ là chân lý – thì bạn nên nghĩ là họ chỉ nói xạo thôi! Đức Phật cuối cùng đã kết luận: “Trong 49 năm giảng đạo, ta chưa từng nói một lời!”.
Thích Phước Thiệt
Nhu Liệu Tra Cứu Phật Học offline
https://quangduc.com/a53293/nhu-lieu-tra-cuu-phat-hoc-offline