TRANH ẢNH-VĂN THƠ NHẠC-DANH TÁC NGHỆ THUẬT

Mười bức tranh và tranh thư pháp đặc biệt tại Bảo tàng Metropolitan, New York

Mười bức tranh và tranh thư pháp đặc biệt tại Bảo tàng Metropolitan, New York

Hoa Kỳ là nước sưu tầm và cất giữ sưu tầm nhiều nhất các bức thư họa cổ của Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản; điển hình là  Viện bảo tàng Metropolitan, New York, nơi cất giữ một trong những bộ sưu tập quan trọng nhất với quy mô hết sức lớn.
Muoi buc tranh
Mười bức tranh và tranh thư pháp có giá trị đặc biệt của Trung Hoa cổ xưa, trưng bày tại viện bảo tàng này, được giới thiệu trong bài
Viện bảo tàng Metropolitan dồng thời là một trong những viện bảo tàng mỹ thuật lớn nhất của Hoa Kỳ, đặt tại trung tâm Thành phố New York.
Viện bảo tàng này có lịch sử lâu đời, được thành lập vào năm 1870 và mở cửa đón khách từ năm 1872.
Các bức thư họa của Trung Quốc được quy tụ về đây chủ yếu thuộc về ngũ đại (5 triều đại Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu), triều đại nhà Tống và triều đại nhà Nguyên.
Việc thu thập các bức tranh cổ Trung Quốc ở quy mô quốc tế bắt đầu diễn ra sau khi nhà truyền giáo người Canada John Ferguson làm cố vấn vào năm 1913, và năm 1915 thành lập Bộ Viễn Đông (sau này được đổi tên thành Bộ Châu Á).
Ông Douglas Dillion, sau đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị Metropolitan, không chỉ thiết lập một nền tảng để mang nghệ thuật Trung Quốc sang Mỹ, mà còn thuê giáo sư đại học Princeton làm bộ trưởng Bộ Viễn Đông.
Trong thời gian đó kết hợp cùng với hai nhà sưu tập gia là John M. Crowford và Vương Lý Thiên đã sưu tầm được một bộ sưu tập tuyệt vời.
Dưới đây là 10 bức họa quý giá trong bộ sưu tập của viện bảo tàng này

  1. “Khê Ngạn Đồ”.  Đổng Nguyên (thời Ngũ Đại)


Trong những năm chiến tranh loạn lạc sau sự sụp đổ của triều đại nhà Đường vào năm 907, tình trạng ly khai của các địa phương tiếp tục xảy ra, trong lịch sử được gọi là ngũ đại thập quốc.
Trong đó, nền kinh tế và văn hóa thịnh vượng nhất thuộc về Nam Đường (937-975) Giang Ninh (nay là Nam Kinh).
Họa gia Nam Đường Đổng Nguyên thời đó chủ yếu thích vẽ các đỉnh núi, những đám mây và sương mù, khe suối và những cây cầu, và vùng phía nam của đất nước, và phong cảnh của phía nam của sông Dương Tử, thấp thoáng cảnh sắc vùng đất Nam Kinh bấy giờ.
Ông được đánh giá là “bình đạm thiên chân, Đường vô thử phẩm“, ý nói: “điềm đạm hồn nhiên, nhà Đường không có tác phẩm như vậy”.
Ông được xưng làm “Đổng Thần”, trở thành một nhà thư họa nổi tiếng của thế hệ tranh sơn thủy Ngũ Đại Nam Phái.
“Khê Ngạn Đồ” phản ánh đặc tính của tranh sơn thủy với màu sắc thanh đơn, điểm đặc biệt là Đổng Nguyên dựng đứng bút để vẽ núi.
Bức tranh này cho thấy sườn núi mép nước ẩn trong một môi trường cách xa với thành, dòng suối nhỏ theo dòng chảy qua các khe núi và tạo ra những thác nước nhỏ, có vài bóng người sau những túp lều tre, có những người chăn nuôi bò trên đường mòn.
Đặc biệt trong bức tranh có một vị đạo sĩ ngồi an nhiên ngắm nhìn bờ suối, đây là điểm nhấn, trở thành một bí ẩn trong những bức họa cổ của Trung Quốc.

Bức tranh này đã bị phai màu do niên đại, nhưng nó là một bức tranh phong cảnh thuộc loại đầu tiên của Trung Quốc, và cũng là bức phú có kích thước lớn nhất Trung Quốc.
Quang cảnh đằng trước là những cây cao, lớp đằng sau được sử dụng để vẽ ngọn núi, đây là một kết cấu đảo ngược và kết cấu này được theo đuổi bởi các họa sĩ văn chương triều đại nhà Nguyên.
Vào cuối thế kỷ trước, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan đã mua bản đồ “Tây An Bản đồ” của nhà sưu tập Vương Lý Thiên.
Vương Lý Thiên trước đó đã tổ chức một hội thảo quốc tế bàn luận về việc liệu bức ảnh này có phải là bản gốc của Đổng Nguyên hay không.
Vì bức tranh này từng được thu thập bởi hai họa gia là Từ Bi Hồng và Trương Đại Lượng.
Các ý kiến chuyên gia được chia thành ba luồng: một người khẳng định chắc chắn về bút tích của Đổng Nguyên, một người có thái độ hoài nghi nghĩ rằng bức họa này thuộc về triều đại Bắc Tống, còn có vài nhà chuyên gia thì nói nó là bức họa giả mạo của Trương Đại Thiên.
Nhưng cuối cùng sau khi phân tích kĩ lại, đa số đều khẳng định đây chính là bức họa của Đổng Nguyên.
2. “Hạ Sơn Đồ”. Khuất Đỉnh (thời Bắc Tống)

Ngũ Đại Bắc Tống là thời kì những đỉnh cao của tranh sơn thủy.
Các tác phẩm và các thư họa gia nổi tiếng có rất nhiều, các kỹ thuật phương pháp hội họa cũng rất đa dạng và tinh tế.
Quan điểm nghệ thuật thời bấy giờ rất cao, các sự vật trong bức tranh được thể hiện sắc nét hơn, ngoài ra mang hơi hướng chủ nghĩa hiện thực và thơ ca.
Trong bức “Hạ Sơn Đồ”, một đoàn du hành đang ngao du trên đường lên một ngôi chùa trên núi, ngoài ra còn có những ngư dân, trung tâm là núi và có các phần tô điểm bởi một con sông chảy quanh.
Toàn cảnh bức tranh là những đỉnh núi nhấp nhô vào mùa hè, từ những ngọn núi xa xôi cuộn lại cho đến những ngọn núi gần to lớn, cách chỉnh màu mực mang đến cảm giác xa gần cho ta thấy sự tài hoa của nhà họa gia.

Bức họa không có phần lạc khoản (tức phần đề chữ trên bức vẽ), nhưng lưu truyền lại rằng điều quý giá nhất là trong nội phủ của Tống Huy Tông có lưu giữ 3 bức họa, và một trong số đó có “Hạ Sơn Đồ” của Khuất Đỉnh.
Bức họa còn được vua Càn Long ngự bút đề thơ như sau:

Cổ tú vân phân tuế nguyệt đa,
cẩm đề trân trọng in Tuyên Hòa
Tức khán dư vật khai sinh diện,
hỗn thị lâm trì tả phách khoa

Như Trích Hạ sơn thường yểm thúy,
dục minh thanh hiệp tiệm tăng ba
Cao thê bách xích hiên nhi thưởng.
Thí nhất bằng lan khoái nhã hà.

Dịch nghĩa:

Cây cửu lý hương nở hoa nhiều năm,
rực rỡ đề trên dấu ấn của Tuyên Hòa (niên hiệu vua Tống Huy Tông)
Sát lại nhìn sự vật như mở ra sự sống,
linh hồn của tác phẩm cũng từ đó mà lan tỏa
Như viên ngọc lục bảo dưới núi Trích Hạ,
muốn chuyển mình hòa tan trong dòng sống giữa núi

3. “Thụ sắc bình viễn đồ”. Quách Hy (thời Bắc Tống)

Quách Hy là một trong những họa gia nổi tiếng nhất về tranh phong cảnh cuối thế kỷ 11, ông kế thừa những tinh hoa của Lý Thành và phát triển nó lên để sau đó trở thành phong cách riêng của mình.
Ông có chia sẻ đôi điều về cách vẽ tranh sơn thủy như sau: “Muốn vẽ núi cao thì nên vẽ có mây phủ ở lưng chừng.
Núi mà vẽ rõ ra cả thì trông sẽ không cao.
Muốn vẽ sông dài thì nên vẽ nó lúc ẩn lúc hiện.
Sông mà vẽ rõ ra cả thì sẽ không dài. Núi mà vẽ lộ hoàn toàn thì mất cái sắc khí tiêu biểu của núi mà chỉ giống như cái đầu chày mà thôi.
Sông mà nhìn thấy đầy đủ từ đầu đến cuối thì không thể vẽ nó uốn lượn nhiều, và trông sẽ giống như một con giun vậy.” Quách Hy chú trọng đến vẻ đẹp tự nhiên của tạo hóa, cảnh sắc bốn mùa, phong vũ xoay vần.
Cộng đồng học thuật suy đoán rằng bức tranh này là một món quà của Quách Hy dành cho những người bằng hữu.
Sự quay cuồng của đất trời được chuyển từ dòng nước cho đến dãy núi hoang sơ đằng xa sang một cây cổ thụ.
Cảnh vật ở trước là một dòng sông với những hòn đá dốc phẳng, cây cổ đại xòe ra tại trung tâm bức họa thể hiện một sự gì đó cô đơn nơi vùng ngoại ô vào mùa thu.
Bức họa đằng xa có hai người cầm cây đàn bước đi đến mái hiên như là một nơi gặp gỡ của những người bạn.
Chiếc thuyền nhỏ trên mặt nước và những con vịt bơi xung quanh làm tăng thêm ý thơ cho bức họa.
Thể hiện được lí tưởng: “Bất hạ đường diên, tọa cùng tuyền hách” (Không xuống tiệc đường, ngồi cùng khe suối).
4. “Trúc Cầm Đồ” – Triệu Cát (thời Bắc Tống)

Vua Tống Huy Tông khi đang trị vì đã sưu tập được rất nhiều các cổ vật và thư họa cổ, ông còn mở rộng viện họa đồ Hàn Lâm và cho biên soạn lại các tập thư “Tuyên Hòa Họa Phổ”, “Tuyên Hòa Thư Phổ”, “Tuyên Hòa Bác Cổ Lục”.v.v.
Những tác phẩm mà ông lưu giữ trở thành một tài liệu quan trọng để nghiên cứu các bức tranh và di tích văn hóa lịch sử cho ngày nay.
Ngoài ra ông cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc sáng tác các bức họa cổ thời Bắc Tống.
Trong đó có “Trúc Cầm Đồ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, thể hiện phong cách vẽ về hoa cỏ và chim chóc của thời kỳ Bắc Tống.
Dù rằng bắt đầu từ việc tức cảnh sinh tình mà họa ra hay thể hiện trạng thái thi ca, hoa và chim trong nét bút của Huệ Tông cũng luôn biểu hiện một sự tràn đầy sức sống.
Trong bức họa, hai con chim đậu trên cành có màu đen xám, cành cây và lá trúc được nhuộm chút màu sắc nhưng cũng không quá nổi bật làm mất đi bố cục của bức tranh.
Bức tranh này được Triệu Mạnh Phủ bình trong một cuốn sách của mình: “Đạo Quân thông minh lỗi lạc, bức tranh đặc biệt tuyệt vời. Tất cả những vật tưởng như vô tri vô giác cũng trở nên sinh động. Khung cảnh thiên nhiên tự nhiên như thật. Không cần dùng quá nhiều màu sắc mà lại rất tự nhiên. Nó chính là một bảo vật của thế giới”.
5. “Vân Sơn Đồ” – Mễ Hữu Nhân (thời Nam Tống)

Sau thời Tống thất chạy nạn về phương Nam (sau loạn Tĩnh Khang), Mễ Hữu Nhân được giao cho việc cai quản kinh doanh muối trà, sau đó ông làm Công Bộ thị lang và Binh Bộ thị lang.
Sau đó vì thấy khả năng nghệ thuật và am hiểu của ông nên Cao Tống rất trọng dụng, mỗi bức họa thư của Cao Tống đều có bút tích của Hữu Nhân và ông được mời làm giám định họa thư.
Mễ Hữu Nhân được gọi là Tiểu Mễ. Trong “Cổ kim họa giám” nói ông: “năng thủ gia học, tác sơn thủy thanh trí khả cúc…Tiểu Mễ sơn thủy, điểm xuyết vân yên, thảo thảo nhi thành, bất bại thiên chân phong khí.”
Tức nói nằng tranh của Mễ Hữu Nhân chủ yếu là tranh về tranh phong cảnh núi sông, ngoài ra còn điểm xuyết thêm những đám mây sương khói mờ ảo, cây cỏ hoa cúc, là một khí chất đặc biệt của Mễ Hữu Nhân mà không ai có.
Bức tranh này là một điển hình của phương pháp dựng hình để thể hiện phong cảnh, một phong cảnh Giang Nam đầy sương khói.
Theo giám định, phần bên phải của bức họa có khả năng đã bị cắt mất, bộ phận cuối bức tranh bị dùng tay cuộn lại vẫn còn in lại dấu vết.
6. “Hàn Lâm sách lư đồ” – Lý Thành (thời Tống)

Từ Ngũ Đại đến triều đại nhà Tống, các cây cổ thụ và cảnh quan là nguồn cảm hứng cho các họa gia.
Ví dụ như Kinh Hạo, một họa sĩ ẩn sĩ trong thời Ngũ Đại, cũng đã mô tả cây thông là “phẩm chất của bậc quân tử” trong “Bút Pháp Ký”.
Lý Thành cũng một trong những bậc thầy của tranh phong cảnh thời Tống.
Bức tranh này có những cây cối khô cằn tự nhiên: những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, sự im lặng lạnh lùng của khu rừng lạnh lẽo phù hợp với tinh thần cao ngạo của vị quân tử, sự di chuyển vội vã của ông ta vào trong khu rừng như muốn đi tìm cho ra những lý tưởng đạo đức bị mất trên thế gian.

7. “Tuyết sơn hành lữ đồ” – Diêu Ngạn Khanh (nhà Nguyên)
“Bức tranh du ngoạn núi tuyết” của Diêu Ngạn Khanh nhà Nguyên: các bức tranh của triều đại Bắc Tống thể hiện sự giác ngộ trong quang cảnh rộng lớn của núi sông. Phong cách này cũng được ưa chuộng bởi triều đình hoàng gia miền bắc miền nam triều đại nhà Nguyên.
Sự khác biệt của Diêu Nhan Khanh là bút pháp tháo gỡ các xiềng xích và đường nét phác họa.

8. “Tây Hàn ngư xã đồ”- Lý Kết (thời Nam Tống)

Nhà thơ Trương Chí Hòa của triều đại nhà Đường đã viết trong”Ngư Phụ” như sau:

“Tây Hàn sơn tiền bạch lộc phi,
đào hoa lưu thủy quyết ngư phì,
thanh nhược lạp, lục soa y,
tà phong tiết vũ bất tu quy”

Có nghĩa là: “Con cò trắng trước núi Tây Hàn, hoa đào nở rộ bên dòng, dưới dòng nước là những con cá bơi lội màu xanh lục, gió mưa gì cũng không làm mất được vẻ đẹp.
Lí Kết là một vị quan trong triều đại Nam Tống, ông giữ vị trí khá quan trọng trong triều đình, ngoài việc triều chính ông cũng có những tác phẩm thể hiện vị trí về hội họa, với một bàn tay mộc mạc ông đưa bức tranh “Tây Hàn ngư xa đồ” thành một tác phẩm đánh dấu tên tuổi của mình.
Lý Kết trình bày rừng núi từ phía trước, giống như một tấm bản đồ, cộng với màu xanh lá cây và xanh lục, mặt đất xiên và ngôi nhà dải theo chân núi.
Bức tranh cũng này là tác phẩm được lưu truyền duy nhất của ông.
9. “Vương Hi Chi quan nga đồ” – Tiền Tuyển sưu tầm (thời nhà Nguyên)

Vào đầu triều đại nhà Nguyên, họa gia Tiền Tuyển là bằng hữu tốt của Triệu Mạnh Phủ. Hai ông tự xưng là “Ngô Hưng bát tuấn”.
Sau sự sụp đổ của triều đại Nam Tống, ông đã tự bước đi trên con đường riêng về nghệ thuật.
Tiền Tuyển lựa chọn sử dụng các kỹ thuật phác thảo để thể hiện các đối tượng thông thường như hoa, cây cỏ, vườn rau, cộng với màu sắc đơn giản và tỉ mỉ, tươi mới và tự nhiên và đầy chất thi ca.
Phong cách “thanh lục” của bức họa này rất nguyên bản, mô tả Thánh Thư Vương Hi Chi từ phương thức tự nhiên đang quan sát và động tác của 2 con thiên nga dưới hồ đẹp phi thường.
Các quan niệm nghệ thuật mơ mộng hướng đến cổ đại, và quy tắc dụng bút không thực tế có thể được coi là biểu hiện của thái độ độc lập của người nghệ sĩ.
10. “Lê Hoa Đồ”. Tiền Tuyển (thời Nguyên)

Tiền Tuyển cũng là một trong những họa sĩ văn chương đầu tiên kết hợp thơ ca và thư pháp trong một tác phẩm.
Những bài thơ thường được tìm thấy trong những bông hoa và chim vẽ tay.
Trong bức họa “Lệ Hoa Đồ” có bài thơ tựa:

“Tịch mịch lan can lệ mãn chi,
tẩy trang do đới cựu phong tư;
Bế môn dạ vũ không sầu tư,
bất tự kim ba dục ám thời”

Có nghĩa là “Cô đơn, nước mắt khô cạn, phong thái ngày xưa, cảnh đêm tịch mịch một nỗi sầu muộn, giống như con sóng không lúc nào ngừng nghỉ”.
Tiền Tuyển tạo bức họa có sự mờ nhạt với màu phẳng khiến ta cảm nhận được một nỗi buồn trong bức họa hoa lê này.
Bài thơ đọc lên bên cạnh lá cây mềm mại làm ý nghĩa cảm xúc phong phú của bức tranh trở nên rõ ràng hơn.

Theo Epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111