-
SỐNG PHẬT MỖI NGÀY: MÙA XUÂN MIÊN VIỄN Nguyễn Thế Đăng
SỐNG PHẬT MỖI NGÀY: MÙA XUÂN MIÊN VIỄN Nguyễn Thế Đăng 1/ Trong mỗi người đều có một vị Phật sống Trong mỗi con người có một vị Phật sống mà sứ mệnh và giá trị làm người là đánh thức vị Phật vốn có ấy và tùy theo sự đánh thức ấy được hiệu quả bao nhiêu thì người ấy có được tự do và an vui bấy nhiêu. Trong cuốn Đánh thức vị Phật đang ngủ (Awakening the sleeping Buddha, 1996 nxb Tôn giáo, 2010) ngài Tai Situpa thứ Mười Hai của dòng Kagyu, Phật giáo Tây Tạng, nói trong chương 1, Phật tánh: “Phật tánh là sự tồn tại vốn có trong mỗi chúng sanh, và Đức Phật dạy chúng ta phương pháp từng bước với mục đích để đánh thức Phật tánh luôn hiện diện trong chúng ta bằng cách chỉ dẫn các cá nhân với những mức độ phát…
-
SỐNG VỚI SƠ TÂM: NHƯ THỊ Nguyên Giác
SỐNG VỚI SƠ TÂM: NHƯ THỊ Nguyên Giác Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác. Ngắn gọn, tận cùng của người sống với “sơ tâm” là sống với “tâm không biết,” bởi vì, hễ “có biết” là có quá khứ, có mài giũa, có lộ trình nhân quả, không còn là tâm nguyên sơ, tâm bản nhiên. Cốt tủy Thiền Tông là sống với sơ tâm. Thiền sư Shunryu Suzuki, trong tác phẩm “Zen Mind, Beginner’s Mind” (Tâm Thiền, Tâm của Người Mới Bắt Đầu) ấn bản 1970 đã viết rằng: “Trong tâm của…
-
Mục đích của thiền định
Mục đích của thiền định Mục đích của thiền định Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giới thiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến người Á châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạt được nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đời sống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền. Mỗi người chúng ta đều sở hữu một cơ thể vật lý được cấu tạo bởi xương, máu, thịt và những thứ…
-
BẢN NGÃ: TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI (Thức tỉnh mục đích sống) – Eckhart Tolle
BẢN NGÃ: TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI (Thức tỉnh mục đích sống) – Eckhart Tolle Ngôn từ, dù phát thành tiếng trên môi hay đang còn dưới dạng những ý nghĩ, thì vẫn có sức cuốn hút như là một thứ bùa mê. Bạn dễ dàng đánh mất mình trong mớ ngôn từ đó, chúng dễ làm cho bạn mê mẩn đến độ bạn cả tin một cách sai lầm rằng khi gọi tên một vật nào đó thì bạn đã biết được bản chất của vật ấy. Sự thật là bạn không thể nào biết được bản chất của một vật nào cả. Khi gọi tên một…
-
SỰ YÊN TĨNH VÀ IM LẮNG. – Eckhart Tolle. Nguyễn Văn Hạnh dịch
SỰ YÊN TĨNH VÀ IM LẮNG. – Eckhart Tolle. Nguyễn Văn Hạnh dịch SỰ YÊN TĨNH VÀ IM LẮNG. – Eckhart Tolle. Nguyễn Văn Hạnh dịch Khi bạn đánh mất liên lạc với sự im lắng ở nội tâm, bạn sẽ đánh mất liên lạc với chính mình. Khi bạn đánh mất liên lạc với chính mình, bạn sẽ tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng(1). Cảm nhận nội tại về chính tự thân mình, tức bản chất chân thực của bạn là gì, bản chất ấy không thể tách rời khỏi sự im lắng(2). Đây chính là cái Chân Ngã(3) sâu kín của bạn vượt lên trên Tên Gọi và…
-
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa (VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt ở Tây phương, thế nên trước hết chúng ta hãy hiểu vô minh nghĩa là gì. Truyền thống Phật giáo phân biệt hai loại vô minh: vô minh bẩm sinh và vô minh văn hoá (truyền thống). Vô minh bẩm sinh là căn cứ của sinh tử và là tính chất để định nghĩa chúng sinh bình thường. Nó là vô minh, sự không biết về bản tính chân thực của chúng ta và bản tính chân…
-
CẨN TRỌNG VỚI LỢI DƯỠNG Quảng Tánh
CẨN TRỌNG VỚI LỢI DƯỠNG Quảng Tánh Người tu tuy mang hạnh nguyện “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, nhưng sau nhiều năm tu học nhờ công đức làm lợi mình lợi người nên phước báo ngày càng lớn lên. Phước báo có công năng diệu kỳ, dù người tu không vọng cầu nhưng tứ sự (thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa) luôn đầy đủ, sung mãn. Và cũng từ đây, lợi dưỡng cùng cung kính bắt đầu đoanh vây đời sống xuất gia. Cố nhiên, lợi dưỡng vốn không có lỗi. Người tu cũng cần một lượng vật chất tối thiểu mới có thể ổn định đời sống, an tâm tu hành. Nhưng khi lợi dưỡng ngày càng nhiều, cung kính ngày càng lớn sẽ trở thành một thách thức cho người xuất gia. Nếu không tỉnh giác xả ly để vượt qua, lợi dưỡng và cung kính sẽ trở thành chướng ngại, nhấn chìm người tu hành không…
-
Tìm hiểu về Bát Nhã Không Tuệ Học – Nguyễn Thế Đăng
Tìm hiểu về Bát Nhã Không Tuệ Học – Nguyễn Thế Đăng I.-Tánh không là tính cách duyên sanh của tất cả các pháp. Tính cách duyên sanh của tất cả các pháp được nói rõ trong đoạn đối thoại sau đây của kinh Na Tiên Tỳ Kheo, một đoạn kinh mà hầu như tất cả chúng ta đều đã từng đọc qua. Xin trích ra đây vì đặc điểm dễ hiểu và dễ nhớ của nó: Vua Di Lan Ðà hỏi đại đức Na Tiên: – Ðại đức nói không hề có cái ta và cái của ta như tà kiến và ngã chấp vẫn thường…
-
ẨN DỤ MỘT ĐOÁ MAI Đại-lãn
ẨN DỤ MỘT ĐOÁ MAI Đại-lãn Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một đóa mai. Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng. Vì ở đây, chúng ta mỗi người phàm tình, đang sống với cảm giác cảm tính chứ không phải trí giác của trực giác lý tính, do đó mỗi người có mỗi cái nhìn lệ thuộc vào cảm tính tình cảm thiên kiến của mỗi cá…
-
BÀI THƠ CƯ TRẦN LẠC ĐẠO của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308) Tâm Thường Định
BÀI THƠ CƯ TRẦN LẠC ĐẠO của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308) Tâm Thường Định Sáng nay, một ngày rất lạnh nhưng đẹp trời. Có nắng vàng chim hót vang ca. Trời lạnh nhưng không lạnh như ở Miền Trung và Đông Bắc Hoa Kỳ hiện nay. Nghĩ mà thương và đồng cảm với đồng loại. Vừa nộp xong điểm học nhiệm kỳ qua, nhận được một email của Ni Sư Thuần Tuệ, “Hi anh Tâm Thường Định, Khi nào tiện anh dịch dùm bài thơ của Sơ Tổ Trúc Lâm : Ở đời vui đạo hãy tùy duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm Đối cảnh vô…