Nét đẹp, đa dạng của chữ Việt…
Nét đẹp, đa dạng của chữ Việt…
Kỳ Thanh
…tiếng ta còn, nước ta còn…
Phần một
Theo chiều dài của lịch sử, dân Việt đã hấp thụ những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, được phản ánh (phần nào) qua từ Hán Việt (HV chữ Hán – tượng hình). Sau đó tiếp nhận thêm nét tinh túy, hiện đại của mẫu tự La Tinh (Phương Tây), mà hình thành nên chữ Việt.
Chữ Việt là sự kết hợp nhuần nhuyễn: tư tưởng và khoa học thuộc hai nền văn minh Đông và Tây, cộng thêm sự sáng tạo, linh động của Ông Cha ta, đã làm phong phú, đa dạng, tiện dụng và ngày càng hoàn chỉnh cho ngôn ngữ Việt.
Khâm phục sự tài tình và linh hoạt của Ông Cha ta, đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (từ HV) mà không đọc bằng tiếng Hán (tức Việt hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho – HV). Nói theo ngôn ngữ học hiện đại, là tổ tiên ta đã biết lợi dụng đặc điểm ghi ý không ghi âm của chữ Hán để đọc chữ Hán bằng bản ngữ (tiếng Việt).
Suốt ngàn năm Bắc thuộc, tộc Kinh (một trong các chủng tộc Bách Việt) vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất đó là ngôn ngữ (tức là kho từ vựng, phát âm, ngữ pháp, cấu trúc…) Việt. Ông Cha ta đã học chữ của người Hán để lưu giữ tiếng nói của dân tộc mình, nhưng vẫn giữ nguyên cách tư duy ngôn ngữ (độc lập) của mình. Đã khôn khéo biến “kho Hán ngữ” thành “kho HV” để làm giàu thêm ngôn ngữ Việt. Nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng Việt trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá về ngôn ngữ (như các bộ tộc Bách Việt ở miền Hoa Nam), do đó không trở thành một tộc ít người (hay một tỉnh) của Trung Quốc.
Nhà ngôn ngữ học đầu tiên (của nước ta) Phạm Quỳnh đã nói: “…tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu (từ HV) mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu cũng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa…khi du nhập nước ta cũng được người Việt tiếp nhận, sử dụng toàn bộ…”
Sự du nhập những từ ngữ nước ngoài vào ngôn ngữ Việt có mặt tích cực: là làm phong phú, đa dạng thêm tiếng Việt; nhưng nếu lạm dụng những tiếng nước ngoài, nhất là du nhập không chọn lọc, dễ dãi: như các từ ngữ thô tục, ít học, tiếng lóng… “hậu quả sẽ giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh, dần dần lấn át không gian của vườn hoa…” nó dễ dàng sẽ giết dần ngôn ngữ chính thống, tinh hoa (được thể hiện qua sách vở, văn học).
*
Vài minh họa để thấy tính đa dạng và nét đặc sắc của chữ Việt:
Ví dụ 1: Chữ MINH: từ HV, nhưng khi hình thành từ kép (từ đôi), (với đơn độc chữ MINH mà có đến nhiều chữ Hán khác nhau, đọc giống nhau “ming”), tùy thuộc vào trợ từ đi kèm mà nghĩa khác nhau.
minh明nghĩa là sáng sủa, như “văn minh文明”;
minh冥là tối tăm, như “u minh幽暝”;
minh鳴là chim hót, như “điểu minh鸟鳴”;
minh铭là tạc ghi, như “minh tâm铭心” ;
minh盟là thề ước, như “đồng minh同盟” v.v…
Nhận xét: Vấn đề thường gặp phải của từ HV là: “đồng âm, dị nghĩa” (chữ Hán khác nhau, cùng cách đọc và nghĩa khác nhau), nên phải hiểu nghĩa chữ Hán, thì sẽ khắc phục phần nào những nhầm lẫn (đáng tiếc).
Ví dụ 2: Chữ NHÂN (nhơn); từ HV là “đồng âm, dị nghĩa” (chữ Hán khác nhau, tùy cách đọc mà nghĩa khác nhau).
人 (rén) là người (con người), như nhân dân 人民,vĩ nhân 伟人;
仁 (rén) là thân mật (tính cách), hạt giống, như nhân ái仁爱,hạnh nhân杏仁;
因 (yīn) là lý do (nguồn), như nhân duyên 因缘, nhân quả 因果;
姻 (yīn) là nhà trai (nhà gái là hôn 婚), như hôn nhân 婚姻v.v…
Độc đáo là chữ NHÂN (nhơn) thuần Việt, như nhân lúc (dịp), phép nhân… (khác ý với từ HV).
Ví dụ 3: nghĩa chữ VUA (thuần Việt) là người đứng đầu vương triều, thì chữ Hán đến ba chữ: hoàng 皇, đế 帝, vương 王…
Ví dụ 4: chữ 將 (jiāng) HV: tương, tướng, thương.
tương → 將來tương lai; 將養tương dưỡng (an dưỡng, nghỉ ngơi)…
tướng → 大將đại tướng, 名將danh tướng, 將軍 tướng quân…
thương → (xin, mời, thỉnh cầu); 將進酒 thương tiến tửu (mời uống rượu)…
*
Phạm Quỳnh từng nói rằng: “…Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu sinh xin dầu lòng dốc chí cố gia công trau chuốt lấy tiếng quốc âm nhà, cho quốc hoa ngày một rực rỡ, quốc hồn ngày một tỉnh táo, quốc bộ ngày một tấn tới, quốc vận ngày một vẻ vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài bão của tiên sinh NGUYỄN DU, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây!…”
***
Phần hai
…Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời… Mẹ hiền ru những câu xa vời à ơi…
Văn học Việt từ ngàn xưa đã sử dụng nhiều từ HV. Từ khi các chúa Nguyễn lập nghiệp ở phương Nam, đã sáng tạo và bổ sung thêm cho “kho tàng tiếng Việt” như các từ: võ, san, nhơn, thới, bửu… và phổ biến gần 500 năm rồi. Do đó không thể nói “vũ, sơn, nhân, thái, bảo…” là đúng; hay “võ, san, nhơn, thới, bửu…” là sai. Và cũng không thể nói “ơn”, “chánh” đúng còn “ân” và “chính” là sai. Và ngược lại.
Hơn trăm năm Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia đôi đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Gần trăm năm dưới thời thực dân Pháp, đất nước bị chia ba: Bắc Trung Nam, tác hại làm cho ba miền có ít nhiều điều chưa hiểu nhau. Rồi từ 1954 đến 1975 đất nước lại bị chia đôi, cho nên sự khác biệt về nhiều mặt lại gia tăng hơn nữa. Sau 1975, người Miền Bắc tràn vào Miền Nam rất đông và có rất nhiều điều không hiểu Miền Nam vì ngôn ngữ bất đồng.
Các từ ngữ này sẽ cùng tồn tại và đó là sự đa dạng, làm phong phú thêm cho ngôn ngữ. Càng thêm yêu quý thì càng phải trân trọng và giữ gìn vẻ đẹρ, trong sáng của tiếng Việt.
Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học (của riêng mình), đều có hai loại văn chương: bác học và bình dân. Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ hàn lâm (trí thức) và ngôn ngữ đường phố (dân gian). Trong ngôn ngữ dân gian (thuần Việt), đã kết hợp được từ đôi “tình Bắc duyên Nam” rất tài tình, linh hoạt, đậm tính dân tộc, cùng cội nguồn Việt.
*
Bắc Nam Từ đôi (từ ghép)
ảnh hình hình ảnh.
bẩn dơ dơ bẩn.
bảo kỳ kêu cọ kỳ cọ.
buồn nôn! muốn ói! nôn ói.
cứ véo! ngắt đi! véo ngắt.
bày trưng trưng bày.
bê sô (nước) xách thùng (nước) bê xách, sô thùng.
biếng lười lười biếng, biếng lười.
bổ xẻ bổ xẻ.
bơi lội bơi lội.
buồn rầu buồn rầu.
cái ô dù ô dù.
cái (cây) bút cây viết bút viết.
cạn kiệt cạn kiệt.
cáo ốm khai bệnh ốm bệnh.
cao to lớn cao lớn
cậy nhờ nhờ cậy, cậy nhờ.
chậm trễ chậm trễ.
chán ngán chán ngán.
chăn mền chăn mền.
chặt đốn đốn chặt.
chậu thau thau chậu
chích tiêm tiêm chích.
chiều (lòng) cưng cưng chiều.
chờ đợi chờ đợi, đợi chờ.
chọc ghẹo chọc ghẹo.
chọn lựa chọn lựa, lựa chọn.
rủa chửi chửi rủa.
cố gắng cố gắng.
cỗi già (dặn) già cỗi.
dại khờ dại khờ, khờ dại.
đâm lụi đâm lụi.
dạy bảo dạy bảo.
đe dọa đe dọa.
đe dọa bắt nạt dọa nạt.
điếm đĩ đĩ điếm.
điên khùng khùng điên, điên khùng.
dỗ dụ dụ dỗ.
đổi thay thay đổi, đổi thay.
dọn dẹp dọn dẹp.
đón, đưa rước đưa rước, rước đưa.
dư thừa dư thừa.
đùa (giỡn) (giỡn) chơi đùa chơi, chơi đùa.
đuổi rượt rượt đuổi, đuổi rượt.
duyên (tình) tình (duyên) tình duyên, duyên tình.
gạt lừa lừa gạt.
gầy ốm ốm gầy, gầy ốm.
ghê sợ ghê sợ.
giành giật giành giật.
giúp đỡ giúp đỡ.
gọi: lọ kêu: chai chai lọ, lọ chai.
hài lòng ưng ghê ưng lòng.
hãi quá sợ ghê sợ hãi, ghê quá.
ham muốn ham muốn.
ham (làm, chơi…) thích (làm, chơi…) ham thích.
hao (mòn) hư hư hao.
hấp tấp vặt ngô nhanh nhanh bẻ bắp bắp ngô, ngô bắp.
hen (bệnh) suyễn hen suyễn
hèn (sợ) nhát hèn nhát, nhát hèn.
hoa bông, huê bông hoa.
hoảng sợ hoảng sợ.
hỏng hư hư hỏng.
hung (ác) dữ (tợn) hung dữ.
kềnh (càng) to (lớn) to kềnh.
mắng chửi mắng chửi, chửi mắng.
khinh khi khinh khi.
khỏe mạnh khỏe mạnh, mạnh khỏe.
kiện thưa kiện thưa, thưa kiện.
kỳ lạ kỳ lạ, lạ kỳ.
la rầy rầy la, la rầy.
lãi lời lời lãi.
làm dáng điệu (bộ) dáng điệu.
làm thuê làm mướn thuê mướn, mướn thuê.
lọ chai chai lọ.
lười làm biếng lười biếng.
màn mùng mùng màn.
mắng rủa, chửi, la, la mắng.
mang thai có chửa, có bầu có thai, mang bầu.
mau lẹ mau lẹ.
mê phiếm thích đùa mê thích.
mối (duyên) (làm) mai mối mai, mai mối.
mồm miệng miệng mồm, miệng mồm.
mù đui đui mù, mù đui.
muộn trễ trễ muộn.
muốn (việc gì) đòi (việc gì) đòi muốn.
nạo bằng gươm thọt bằng kiếm gươm kiếm.
ngã té té ngã.
ngăn chặn ngăn ngừa ngừa chặn.
ngất xỉu ngất xỉu.
ngày giỗ ngày kỵ kỵ giỗ.
ngó dòm dòm ngó.
ngõ, ngách hẻm ngõ hẻm.
nhà tù khám (đường) vào khám, ra tù.
nhanh lẹ nhanh lẹ.
nhặt lượm lượm nhặt.
nhìn ngó ngó nhìn.
nóng (lòng) nôn nôn nóng.
ô dù ô dù: che chở (hành vi).
phá quậy quậy phá.
phí uổng uổng phí.
phố đường đường phố.
phòng ngừa phòng ngừa, ngừa phòng.
quá dại, dại quá ngu ghê ngu dại, dại ngu.
quở gầy than ốm gầy ốm.
rảnh rỗi rảnh rỗi, rỗi rảnh.
rét (thời tiết) lạnh rét lạnh.
rớt rơi rơi rớt.
sáng tỏ sáng tỏ.
sáng (buổi) sớm (buổi) sáng sớm.
say xỉn say xỉn, xỉn say.
sửa chữa sửa chữa.
tập dượt tập dượt.
tập bơi đi lội bơi lội.
tệ tồi tồi tệ.
thế thay thay thế.
thi trượt thi rớt trượt rớt.
thìa muỗng thìa muỗng.
thích ưa, khoái ưa thích.
thích cứ vồ ưng là chụp ưng thích, vồ chụp.
thuê mướn thuê mướn, mướn thuê.
thương yêu thương yêu, yêu thương.
tìm kiếm tìm kiếm.
tránh né né tránh, tránh né.
trêu (ghẹo) giỡn, chọc trêu chọc, chọc ghẹo.
trông chờ trông chờ, chờ trông.
trông coi trông coi.
tuôn vào rương bỏ vào hòm hòm rương.
tuyển mộ tuyển mộ.
vâng dạ vâng dạ, dạ vâng (gọi dạ, bảo vâng).
vay mượn vay mượn, mượn vay.
vì tại tại vì.
vồ chụp vồ chụp.
vỡ bể vỡ bể.
vuốt (tường vi) rờ (bông bụp) rờ vuốt.
xin (yêu cầu) kêu (thỉnh nguyện) kêu xin.
xinh đẹp xinh đẹp, đẹp xinh.
xoè ô mở dù xòe mở; ô dù.
Theo thời gian, tình Nam duyên Bắc mới bền mới vững.
***
Phần ba
Tiếng Việt sở hữu hai tài sản (ngôn ngữ): tiếng thuần Việt (Nôm) và tiếng Hán Việt; với nhiều ‘trường hợp’ được diễn tả theo hai cách: bình thường mộc mạc (bình dân) hoặc văn vẻ kiểu cách (hàn lâm).
Cái hay của tiếng Việt (đa số là thuần Việt) là sự hoán đảo những tiếng ghép (từ đôi).
Có khi sự hoán đảo vẫn giữ nguyên nghĩa: như: “tay chân và chân tay, con cháu và cháu con, xa gần và gần xa, tranh đấu và đấu tranh, hư thực và thực hư…”
Có khi sự hoán đảo làm đổi nghĩa của từ ghép đó; ví dụ: “công chúa và chúa công, tử đệ và đệ tử, con sông và sông con, sĩ tử và tử sĩ”…
Có khi sự hoán đảo làm tăng nghĩa của từ chính: như “đẹp quá và quá đẹp, hay quá và quá hay…” Nhưng lắm khi không thể hoán đảo được, như các chữ “chiến tranh và tranh chiến, đạo đức và đức đạo, đất nước và nước đất…”
Có thể nói hoặc viết (đều đúng – HV đã Việt hóa):
người đẹp # mỹ nhân 美人,
giúp đỡ # hỗ trợ 互助,
giàu sang # phú quý 富贵,
yêu nước # ái quốc 爱国,
chia buồn # phân ưu 分忧,
qua đời # tạ thế谢世,
dùng # sử dụng 使用,
có # sở hữu所有,
phần lớn # đa số多数,
thăm hỏi # vấn an 问安,
nổi tiếng # hữu danh有名,
vùng biển # lãnh hải 领海,
bộ binh # lục quân 陆 军…
(dấu # nghĩa tương đương)
- Hợp Từ: (là kết hợp hai từ đơn làm thành một từ ghép – từ đôi hoặc một từ láy).
Có rất nhiều trường hợp ghép, mà đặc sắc là trong đó 2 từ (miền Bắc và miền Nam) đồng nghĩa đứng chung; với tác dụng: nhấn mạnh và làm rõ nghĩa hơn (bổ sung, hỗ tương nhau giữa hai từ)…
Ví dụ: thóc lúa, lanh lẹ, điên khùng, khỏe mạnh, dẫm đạp, đón rước, lừa gạt, ngất xỉu, thuê mướn, dơ bẩn, cưng chiều, hù dọa, hư hỏng, khờ dại, kêu gọi, nón mũ, ô dù, tập dượt, sợ hãi, chà xát, hình ảnh, kỳ cọ, nôn ói, véo ngắt, trưng bày, lười biếng, bổ xẻ, bóc lột, bơi lội, buồn rầu, ly tách… (từ miền Nam được in nghiêng. Tham khảo thêm ở phần hai. )
Cách ghép từ này rất logic khiến từ ngữ Việt vẫn phong phú bất tận mà không cần tạo từ đơn mới. (Điều này khá thuận lợi cho người nước ngoài học tiếng Việt).
- Đổi nghĩa: tức là người Việt dùng chữ Hán theo cách riêng của mình chứ không dùng theo nguyên nghĩa của nó.
Hán Việt | chữ Hán | nghĩa gốc | Việt hóa (thuần Việt) |
an bài | 安排 | sắp xếp | định trước |
bản lãnh | 本領 | khả năng | vốn liếng (tự có) |
bần tiện | 贫贱 | nghèo hèn | (hiểu trệch ra là) keo kiệt, thù vặt, kém nhân phẩm |
bình toạ | 平坐 | ngồi ngang (hàng) | bảnh choẹ |
đê thanh | 低聲 | tiếng trầm | thì thầm |
đinh ninh | 叮咛 | dặn dò | tin chắc, kĩ lưỡng. |
đồng cư | 同居 | sống chung | chung chạ |
hãnh diện | 悻面 | kiêu ngạo | lấy làm tự hào |
hiện thành | 現成 | (đồ) làm sẵn | sẵn sàng |
hoà hảo | 和好 | kết hợp | đối xử tốt với nhau |
khả năng | 可能 | có thể | năng lực cá nhân |
khốn nạn | 困难 | rắc rối, khó khăn | hèn mạt, đáng khinh |
lân cư | 鄰居 | hàng xóm | chung (lang) chạ |
lịch sự | 曆事 | từng trải việc đời | nhã nhặn, khéo cư xử |
mã thượng | 馬上 | trên ngựa, nhanh lên | cao cả |
oan cừu | 冤仇 | (oan 冤 # oán 怨 ) giận ghét, thù hằn | oán thù |
tầm thường | 尋常 | không có gì đặc biệt | xuềnh xoàng |
thiên hoa | 天花 | hoa trời | bệnh đậu mùa |
tiểu tâm | 小心 | cẩn thận | nhỏ mọn, ích kỷ |
tín tức | 消息 | nguồn tin mà tin được (khác với tin giả). | tin tức |
tử tế | 仔细 | tỉ mỉ, cẩn thận, tằn tiện | xử sự tốt, tốt bụng |
vấn nạn | 问难 | hỏi vặn | vấn đề khó khăn, nan đề |
Ghi chú:
Khác nghĩa: Tiếng Việt xưa “khôi ngô” là nở nang, to tát; thì nay có nghĩa nam nhi (trai trẻ) mặt mày sáng sủa, đẹp khỏe.
Ngược lại: “liên hệ” 联系và “liên lạc” 连络. Liên (连 hoặc联), trước đây có khác biệt “连” 侧重相接 . Nghĩa của 连: kết nối, liền nhau. (连络: liên lạc; 连环: liên hoàn; 连续: liên tục)… “联” 侧重相合 . Chữ 联: hợp lại, nối liền. (联系: liên hệ; 联合国: Liên Hiệp Quốc)… Nay连 # 联hai chữ đồng âm (lián) mà nghĩa dùng tương tự, có thể thay nhau sử dụng mà nghĩa tương đương: 连络 # 联系。
Chữ “tín tức” 信息 ( # 消息 ): nguồn tin mà tin được (khác với tin giả). Theo thời gian mà trở thành “tin tức” (nay thông dụng)…
*
Theo văn phạm, chữ kép (từ đôi) HV là tính từ đứng trước danh từ và cả 2 từ (đa phần) đều là HV. Tiếng Hán là “phụ + chính” (ảnh hưởng từ văn phạm Anh); còn trong tiếng Việt là “chính + phụ” (ảnh hưởng từ văn phạm Pháp). Khi du nhập tiếng Hán vào, thứ tự (vị trí) có đổi theo cách nói người Việt thường dùng (chữ HV được in nghiêng):
ẩn bí 隱蔽 à bí ẩn;
chứng triệu 症兆 à triệu chứng;
đảm bảo 擔保 à bảo đảm;
kiến chứng 見證 à chứng kiến;
lệ ngoại 例外 à ngoại lệ;
luỹ tích 累積 à tích luỹ;
mệnh vận 命運 à vận mệnh;
nhiệt náo 熱鬧 à náo nhiệt;
phục sắc 服色 à sắc phục;
tải trọng 載重 à trọng tải;
thích phóng 釋放 à phóng thích;
triển khai 展開 à khai triển;
triều thủy 潮水 à thuỷ triều;
vãn cứu 挽救 à cứu vãn;
vượng thịnh 旺盛 à thịnh vượng…
- Hỗn từ (hỗn # trộn lẫn) do trộn lẫn hai từ: HV + tV hoặc tV + HV cùng nghĩa, tuy rằng thừa thải nhưng lại có nhã ý nhấn mạnh và rõ nghĩa hơn… (từ gốc Hán được gạch dưới).
Ví dụ: binh 兵 lính, bụi trần 尘 , da liễu 柳 , đơn 单 chiếc, bần 貧nghèo, học 学 trò, bói toán 算 , bồi 培 đắp, chi 支 trả, nuôi dưỡng 养 , đường lộ 路, quê hương 乡 , thoái 退 lui, sức lực 力 , mùi vị 味 , sự事việc, tài 才giỏi, tiễn 饯 đưa, tụ 聚 họp, tuyển 选 chọn, sóng vi-ba 微 波 , xét xử 处 , xương cốt 骨 , yến 宴 tiệc… Và: in ấn 印 , đạo 盗 chích, siêu 超 bền, chỉnh 整 sửa, (ngày) giỗ kỵ 忌, quy 归 chụp, khai 开 mở (bế 闭 mạc), di 移 dời, vụ 务việc, trải nghiệm 验 , nhập 入 vào…
Hán Việt: Hai chữ cùng nghĩa: chi枝 nhánh, giảm 减 bớt, học 学 hỏi, khi 欺 dễ, kính 敬 nể, kỳ 奇 lạ, linh 灵 thiêng, nghi 疑ngờ, nghiêm 严 ngặt, phân 分 chia, phòng 防 ngừa, thấu 透 suốt, thoát 脫 khỏi, tiễn 餞 đưa, tội 罪 lỗi, tù 囚 đày, chi nhánh 枝, xâm 侵 lấn, tuyến 线 đường, tầm 寻 khoảng…
Hai chữ khác nghĩa: cao 高 thấp, đầu 头 đuôi, trầm 沉 bổng…
Việt Hán: chia ly 離 , dối trá 诈 , khen thưởng 赏 , kiện tụng 讼 , nghề nghiệp 業 , rèn luyện 炼 , say mê 迷 , thờ phụng 奉, xấu xí 企 (không đẹp)…
Thêm chữ để rõ nghĩa. Khi dùng chữ Hán chuyển tự, người Việt còn thêm chữ đứng trước hay sau để làm rõ nghĩa, lối nói này tuy “dư” 馀(thừa ra) nhưng (từ người bình dân đến giới có học) thường – thói quen nói như vậy (chữ dư – thừa ra in nghiêng)
Ví dụ:
Hồng Hải 红 海 à biển Hồng Hải (biển đỏ);
bổ sung 補 充 à bổ sung thêm;
dẫn chứng 引證 à đưa dẫn chứng;
dự chi 预支 à dự chi trước;
đại thụ 大树 à cây đại thụ;
giới tuyến 介线 à đường giới tuyến;
gia nhập 加入 à gia nhập vào;
sinh nhật 生日 à ngày sinh (nhật);
Thái sơn 泰 山 à núi Thái sơn;
đại sự 大 事 à việc đại sự;
Hùng Vương 雄王 à vua Hùng (Vương);
sáp nhập 插入 à sáp nhập vào;
Hoa Kỳ 花 旗 à cờ Hoa Kỳ (cờ Mỹ);
đằng vân 腾 云 à cưỡi đằng vân (cưỡi mây);
công nhân 工人 à người công nhân…
Điệp (lặp) từ (điệp = trùng lặp) tiếng Anh gọi là ‘redundancy’ hoặc ‘pleonasm’ rườm rà; theo họ (người Anh Mỹ) nên tránh vì thêm yếu tố thừa không cần thiết (needless repetition). Tiếng Anh nói: ‘return back, repeat again, new innovation…’ thì các chữ: ‘back = lui, again = lại, new = mới…’ là thừa vì ‘return’ đã có nghĩa trở lui, ‘repeat’ đã có nghĩa lặp lại, ‘innovation’ đã có nghĩa đổi mới.
Ví dụ: tiếng Việt có thể nói ‘dư thừa’; dù (dư = thừa) và cũng có thể sử dụng từ láy: dư dả, thừa thãi…
Viết thêm từ đồng nghĩa cho có đôi: chửi rủa, hủy bỏ, bạn hữu, sông nước, xinh đẹp, đều đều, lâng lâng, xanh xanh, cao cao, xa xa…
Ví dụ: thường người ta hay nói: ‘vụ này’ hoặc ‘việc này’, hiện nay thì luôn nghe ‘vụ việc’ này. Chữ Hán ‘sự 事’ = việc; ‘vụ务’ = việc; vậy: sự vụ事务 = ‘vụ việc’ (Thừa nhưng vẫn đúng)…
*
Người xưa đã dạy: “Thay đổi mà tốt hơn, hay hơn thì hoan nghênh. Thay đổi mà xấu hơn, tệ hơn là phá hoại”. Khi sử dụng (vay mượn) những tiếng nước ngoài, đã có từ (ngữ) tương đương trong tiếng Việt thì liệu có nên chăng? Đó là kiểu lai căng, kiểu “ba rọi”!!?? Khi nói và viết tiếng Việt lại chen vào tiếng Anh, tiếng Pháp… Phải chăng đây là hiện tượng “mới lạ”, “thức thời”! hay là “tiêu cực”? và có đi ngược lại với lời dạy của Ông Cha ta: “ρhải giữ gìn vẻ đẹρ, trong sáng của tiếng Việt”.
Tuy đề cao tiếng Việt, nhưng Phạm Quỳnh chủ trương rất đúng là nên sử dụng thêm từ HV ở mức vừa phải. Ông phản đối quan điểm cực đoan vì muốn bảo tồn tiếng thuần Việt mà bỏ hết từ HV (ông gọi là chữ Nho). Ông nêu ví dụ: Nếu nói “Ông vua Việt Nam đi chơi Bắc Kỳ nay đã về kinh rồi”, nghe sống sượng quá… Nếu dùng mấy chữ Nho (từ HV) mà nói “Hoàng thượng ngự giá Bắc Kỳ, nay đã hồi loan”, có phải là lời văn trang trọng biết bao!
Đúng vậy! như lời dạy cảnh báo của Thầy Đào Văn Bình:“…Thật đau buồn! Tiếng Việt – một ngôn ngữ được tổ tiên sáng tạo, dày công vun đắp, tô bồi với một kho tàng học thuật, văn chương lừng lẫy, nay đang bị tiếng Anh, tiếng Pháp lấn áp, loại bỏ giống như thời thuộc địa vậy…”.
Ví dụ: Fan cứng (top fan) = người hâm mộ cuồng nhiệt. Fan (quạt máy; người ái mộ hay giới hâm mộ).
Sip tận nhà (ship) = giao hàng tận nhà. Shipper = người giao hàng.
Ô tô (auto hay automobile) = xe hơi.
Ô sin (Oshin: tên nhân vật trong phim truyền hình Nhật) = người giúp việc (nhà).
6h (hours) = 6 giờ.
Băng rôn (Pháp: banderole) = biểu ngữ.
Lai chim (livestream) = phát (hình) trực tiếp.
Cờ lip (clip) = đoạn hình thu (video clip), đoạn phim ngắn.
Hàng phét (fresh) = hàng mới, hàng tươi.
Hàng hot = hàng được ưa chuộng nhất, hàng bán “chạy” nhất…
*
Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái dị sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì đã quá MUỘN chăng? Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên.
Ngôn ngữ sẽ trở nên chính thống khi nó được phổ biến rộng rãi, được mọi người chấp thuận và được giảng dạy ở nhà trường. Sự đa dạng về ngôn ngữ là điều rất tốt chứ không phải là điều xấu, miễn là sự “đa dạng” được người dân hiểu và chấp nhận. Thiết nghĩ: con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất để thống nhất một cộng đồng dân tộc là thống nhất và chuẩn hoá ngữ ngôn!
Hưởng ứng lời dạy của các bậc tiền bối: “…đóng góp thêm để có một bản hoàn chỉnh cho gia tài ngôn ngữ Việt Nam…” Với phương châm: khai phóng, khoa học và phát triển. Mọi người (chúng ta) cùng chung tay, góp sức vun trồng để tiếng Việt ngày càng trong sáng, giàu đẹp hơn. Hầu cùng sánh vai với các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Hoa… trong tương lai. Không phụ lòng Ông Cha ta đã dày công gìn giữ và sáng tạo.
***
Nguồn tham khảo:
- Từ điển Hán Việt. Tác giả: Thiều Chửu (Nguyễn Hữu Kha).
- Hán Việt tân từ điển. Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng.
- Hán Việt tân từ điển của Hoàng Thúc Trâm, 1951.
- Các bài viết về Phạm Quỳnh của học giả Nguyễn Hải Hoành, đăng trên trang mạng Nghiên Cứu Quốc Tế.
- Các bài viết của “Tuấn Công Thư Phòng” – Hoàng Tuấn Công.
- “Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời” – Đào Văn Bình.
- “Tìm hiểu từ ngữ gốc Hán”. Trần Ngọc Dụng, đăng trên trang mạng Nghiên Cứu Lịch Sử. Tháng 8, năm 2015.
- “Tiếng Việt Tàu”. TS Nguyễn Hữu Phước, tài liệu khóa tu nghiệp sư phạm, Nam California, năm 2015.
Kỳ Thanh (biên soạn, năm 2025).