Những tấm ảnh quan trọng nhất trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới
Những tấm ảnh quan trọng nhất trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới.
Bảo tàng truyền thông quốc gia Anh mới đây đã đăng tải những bức ảnh được cho là quan trọng nhất trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới. 20 tấm ảnh này được các nhà sử học và nhiếp ảnh gia chọn ra từ 250.000 bức ảnh được lưu giữ tại đây.
Những tấm ảnh đầu tiên của con người có từ năm 1800 và bảo tàng truyền thông quốc gia Bradford đã lưu giữ hàng trăm nghìn tấm trong suốt 200 năm lịch sử nhiếp ảnh.
Bức ảnh “Ánh trăng” chụp năm 1827.
Bức ảnh màu nghệ thuật đầu tiên chụp năm 1944.
Bức ảnh “Hà mã” chụp năm 1852 ở vườn thú London. Đây là bức ảnh đầu tiên chụp động vật.
“Ống khói” 1934 là tấm ảnh đầu tiên chụp về kiến trúc.
Bức ảnh chụp phóng viên chiến trường Larry Burrows do một nhiếp ảnh gia vô danh bấm máy, đây là tấm ảnh cuối cùng của ông trước khi chết vào năm 1971. Khi đó, chiếc trực thăng chở Larry bị bắn hạ khi đang bay ngang qua Lào.
“Leicester Square” 1896 của nhiếp ảnh gia Paul Martin là tấm ảnh đầu tiên phô diễn kỹ thuật chụp ảnh ban đêm.
“Người tị nạn Pakistan trên biên giới Ấn Độ” 1971 là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Don McCullin, ông chụp bức hình ám ảnh này khi đang tác nghiệp tại cuộc nổi dậy Bangladesh.
“Chân dung Christina” 1913 là một trong những tấm ảnh màu đầu tiên. Nhiếp ảnh gia Colonel Mervyn O’Gorman đã sử dụng bột khoai tây nghiền để làm “filter” cho tấm ảnh, tạo nên sắc vàng nghệ thuật. Công nghệ chụp Autochrome mà Colonel sử dụng cần phơi sáng rất lâu, thế nên những tấm ảnh chụp người như thế này rất hiếm có.
“Thung lũng tử thần” 1855: Những viên tròn trong ảnh không phải là đá, nó là đạn đại bác do quân Nga bắn vào quân Anh quốc trong cuộc chiến Crimean, nhiếp ảnh gia Roger Fenton đã mạo hiểm tính mạng để chụp được tấm ảnh này.
“Nữ hoàng Victoria” 1856 cũng do nhiếp ảnh gia Roger Fenton chụp, đây là tấm ảnh chụp hoàng gia đầu tiên trong lịch sử Anh quốc.
“Chiếc xương sọ khô tại hoang mạc Nam Dakota” 1936 , tác phẩm của Arthur Rothstein là chứng nhân lịch sử của thời kỳ đại suy thoái tại Mỹ.
“Cánh cổng vĩnh biệt” ghi lại khoảnh khắc những người lính đầu tiên ra trận tham gia Thế chiến thứ nhất. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia James Mortimer chụp tại ga London năm 1917.
“Cô gái Afghanistan” 1984 là bức ảnh quá nổi tiếng trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới. Năm 2002, tác giả của bức ảnh, ông Steve McCurry đã quay lại Afghanistan để tìm lại cô gái này.
“Chiến binh của bầu trời” 1940 của Nikolas Muray là tấm ảnh cổ động đầu tiên được chụp.
“Audrey Hepburn” 1950 của Angus McBean là tấm ảnh chụp ngôi sao đầu tiên dùng công nghệ ghép ảnh.
“Trăng lên” 1941 của Ansel Adams là tấm ảnh đầu tiên chụp được hình ảnh trăng lên khi ánh mặt trời vẫn chưa tắt hẳn. Ở thời kỳ này, những tấm ảnh phải được phơi sáng rất lâu.
“Qua đời” 1858 của Herry Peach Robinson ghi lại hình ảnh cô gái sắp từ giã cõi đời. Đây là một trong những tấm ảnh ấn tượng nhất lịch sử nhiếp ảnh thế giới.
“Cha và con” 1936, một tấm ảnh nữa về thời kỳ suy thoái của nước Mỹ thập niên 30
“Chờ đợi” 1872 là tác phẩm đầu tiên của nhiếp ảnh gia nữ đầu tiên, bà Julia Margaret Cameron.
“Ca sĩ trên đường phố New Orleans” 1971 là tác phẩm của nhiếp ảnh gia bạc mệnh Tony Ray-Jones. Ông qua đời khi mới 30 tuổi, đây là tấm ảnh cuối cùng trong sự nghiệp của Tony.
Tấm ảnh chụp thành công đầu tiên của loài người là tấm “Un Clair de Lune” (Ánh trăng), do nhà khoa học Joseph Nicephore Niepce (sinh ngày 7/3/1765) chụp năm 1827.
Bức ảnh “Ánh trăng” chụp năm 1827.
Nhiếp ảnh chiến tranh cũng là một phần rất quan trọng trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới, hình ảnh người lính cứu hỏa ở London chụp năm 1944 được coi là tác phẩm ảnh màu đầu tiên.
Bức ảnh màu nghệ thuật đầu tiên chụp năm 1944.
Dưới đây là 20 bức ảnh kinh điển của lịch sử thế giới được trưng bày tại bảo tàng truyền thông quốc gia Bradford, Anh Quốc.
Bức ảnh “Hà mã” chụp năm 1852 ở vườn thú London. Đây là bức ảnh đầu tiên chụp động vật.
“Ống khói” 1934 là tấm ảnh đầu tiên chụp về kiến trúc.
Bức ảnh chụp phóng viên chiến trường Larry Burrows do một nhiếp ảnh gia vô danh bấm máy, đây là tấm ảnh cuối cùng của ông trước khi chết vào năm 1971. Khi đó, chiếc trực thăng chở Larry bị bắn hạ khi đang bay ngang qua Lào.
“Leicester Square” 1896 của nhiếp ảnh gia Paul Martin là tấm ảnh đầu tiên phô diễn kỹ thuật chụp ảnh ban đêm.
“Người tị nạn Pakistan trên biên giới Ấn Độ” 1971 là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Don McCullin, ông chụp bức hình ám ảnh này khi đang tác nghiệp tại cuộc nổi dậy Bangladesh.
“Chân dung Christina” 1913 là một trong những tấm ảnh màu đầu tiên. Nhiếp ảnh gia Colonel Mervyn O’Gorman đã sử dụng bột khoai tây nghiền để làm “filter” cho tấm ảnh, tạo nên sắc vàng nghệ thuật. Công nghệ chụp Autochrome mà Colonel sử dụng cần phơi sáng rất lâu, thế nên những tấm ảnh chụp người như thế này rất hiếm có.
“Thung lũng tử thần” 1855: Những viên tròn trong ảnh không phải là đá, nó là đạn đại bác do quân Nga bắn vào quân Anh quốc trong cuộc chiến Crimean, nhiếp ảnh gia Roger Fenton đã mạo hiểm tính mạng để chụp được tấm ảnh này.
“Nữ hoàng Victoria” 1856 cũng do nhiếp ảnh gia Roger Fenton chụp, đây là tấm ảnh chụp hoàng gia đầu tiên trong lịch sử Anh quốc.
“Chiếc xương sọ khô tại hoang mạc Nam Dakota” 1936 , tác phẩm của Arthur Rothstein là chứng nhân lịch sử của thời kỳ đại suy thoái tại Mỹ.
“Cánh cổng vĩnh biệt” ghi lại khoảnh khắc những người lính đầu tiên ra trận tham gia Thế chiến thứ nhất. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia James Mortimer chụp tại ga London năm 1917.
“Cô gái Afghanistan” 1984 là bức ảnh quá nổi tiếng trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới. Năm 2002, tác giả của bức ảnh, ông Steve McCurry đã quay lại Afghanistan để tìm lại cô gái này.
.
“Chiến binh của bầu trời” 1940 của Nikolas Muray là tấm ảnh cổ động đầu tiên được chụp.
“Audrey Hepburn” 1950 của Angus McBean là tấm ảnh chụp ngôi sao đầu tiên dùng công nghệ ghép ảnh.
“Trăng lên” 1941 của Ansel Adams là tấm ảnh đầu tiên chụp được hình ảnh trăng lên khi ánh mặt trời vẫn chưa tắt hẳn. Ở thời kỳ này, những tấm ảnh phải được phơi sáng rất lâu.
“Qua đời” 1858 của Herry Peach Robinson ghi lại hình ảnh cô gái sắp từ giã cõi đời. Đây là một trong những tấm ảnh ấn tượng nhất lịch sử nhiếp ảnh thế giới.
“Cha và con” 1936, một tấm ảnh nữa về thời kỳ suy thoái của nước Mỹ thập niên 30
“Chờ đợi” 1872 là tác phẩm đầu tiên của nhiếp ảnh gia nữ đầu tiên, bà Julia Margaret Cameron.
“Ca sĩ trên đường phố New Orleans” 1971 là tác phẩm của nhiếp ảnh gia bạc mệnh Tony Ray-Jones. Ông qua đời khi mới 30 tuổi, đây là tấm ảnh cuối cùng trong sự nghiệp của Tony.
Theo Trithuctre