Yến phi quyền – Bài quyền do vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ chế tác
Yến phi quyền – Bài quyền do vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ chế tác
Cả hai bài này đều lâm vào tình trạng ít được biết đến vì chỉ được truyền bá hạn chế vào thời gian trước đây. Ngay trong thuở sinh thời của Sư Trưởng môn phái Sa Long Cương Trương Thanh Đăng, hai bài này vẫn chỉ được dạy riêng cho con cháu chứ không phổ biến ra ngoài .
Hiện nay, võ sư trưởng tràng Sa Long Cương Lê Văn Vân và người đương nhiệm Chưởng Môn là võ sư Trương Bá Đương đưa cả hai bài quyền vào các chương trình rèn luyện của võ sinh với mong muốn tránh tình trạng bị mai một hoặc sai lạc. Bài Yến Phi được rèn luyện sau khi võ sinh đã học xong bài Thần Đồng, còn bài Hùng Kê Quyền dành cho cấp cao hơn. Bài Yến Phi thể hiện nét dịu dàng của loài chim Yến, với nhiều đặc tính độc đáo riêng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Thiệu của bài Yến Phi được viết bằng chữ Nôm và theo thể thơ lục bát. Toàn bài như sau:
Bước vào biến thế Yến Phi
Tam câu tam đả tức thì làm xong
Rồi lại biến thế Thần Đồng
Rồi về Yến bãi chực phòng song phi
Phi rồi cuốn cánh nép vi
Lập thế bộ hổ hồi về Triệu Công
Ví dù nó có lướt xông
Thì ta biến thế Phượng Hoàng một chân
Bái tổ sư lập như tiền.
Đặc biệt, bài quyền này lấy cảm hứng từ loài chim Yến giống như bài quyền Empi trong Karate. Empi còn được biết đến với tên gọi Wanshu, là bài Sentei Kata ngắn nhất bao gồm 37 động tác. Empi trong dịch ra là “Én Phi quyền”.
Đây là 1 bài Kata khó, yêu cầu sự năng động và nhanh nhẹn ở Karateka. Nguồn gốc bài Kata lấy từ hình ảnh bay lượn của chim én, 1 loại chim nhỏ nhưng có sự cơ động và tốc độ nhanh nhẹn tuyệt vời. Do đó, bài Kata đặc trưng bởi các động tác chuyển hướng nhanh chóng, cũng như nhiều động tác ở tầm cao – thấp mô tả theo sự bay lượn của chim én.
Mô tả theo hành động bắt côn trùng khi đang bay của chim én, Bunkai của Empi tập trung vào tóm bắt đối phương ở giữa đòn tấn công, làm đối phương mất thăng bằng và triệt hạ.