ĐỒNG NHẤT THỂ Lê Huy Trứ
ĐỒNG NHẤT THỂ
Lê Huy Trứ
Lời Nói Đầu
Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Eninstein từ Tây sang.’
“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học. Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại, tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này.
“The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.” Albert Einstein
Như nhiều bật thiện tri thức, học giả và khoa học gia và chính tôi đã viết trong những bài về Phật Giáo và Khoa Học, hầu hết đa số đồng nhất trí và có cùng quan niệm tương tự, đó là Phật Giáo không phải vì thấy khoa học quá văn minh tiến bộ nên bắc quàng làm sang, nhận bà con xa với khoa học hiện đại mà ngược lại. Khoa học không chứng minh nổi Phật Giáo vì Phật Giáo đi trước khoa học gần 3000 năm từ trong quá khứ và đã vượt xuyên qua khoa học nhân văn hơn 3000 năm trong vị lai.
Albert Einstein cũng từng nói: “Những điều tôi biết, Đức Phật đã nói ra trong kinh điển Phật Giáo.” Dĩ nhiên những điều tôi ‘vọng ngữ’ về luật vũ trụ ở đây cũng đã được ‘ngụ ý, ẩn ngữ’ trong những kinh điển Phật Đà. Không ai cấu tạo ra luật vũ trụ mà nó chỉ là ‘như thị, như vậy.’
Tôi sinh ra trong một gia tộc Lương Giáo, thờ cúng ông bà tổ tiên. Ông nội và Ông ngoại tôi là nho sĩ. Họ sinh cùng thời với Trần Tế Xương, sau khi triều đình ta bỏ lối thi Hương thi Hội để theo Tây học, người thì trở thành thương gia thành công và người là công chức, thanh nhàn. Tôi may mắn được sống trong cái tuổi thần tiên đó bên ba má thương, có những dì cậu và ông bà tràn đầy hạnh phúc không biết lo lắng đau khổ là gì và trong những ngày xa xưa đó chỉ có duy nhất bà ngoại tôi là tụng kinh niệm Phật, các cậu dì và tôi thường nghe bà tụng hàng đêm, âm hưởng tức cười vì không hiểu bà tụng tiếng gì mà chính bà cũng không hiểu để giải nghĩa nữa. Dĩ nhiên, tượng Phật, kinh kệ, hương, chuỗi hạt, chuông mõ là thuộc về ‘mệ’ ngoại tôi nhưng những nải chuối, hoa quả, bánh trái, xôi chè trên bàn thờ là ‘thuộc lòng…của chúng tôi,’ tất cả sẽ chui vào bụng, nằm trong ‘lòng bồ đề’ của chúng tôi sớm hơn dự định. Tuổi thơ hồn nhiên ở nhà Ngoại, vô tư ăn oản Phật rồi bị ‘nhập tâm’…Phật từ thuở đó mà không hay biết.
Khi lớn lên, tôi được đào tạo trong môi trường khoa học tây phương, thuần túy luận lý thay vì triết lý tâm linh và huyền diệu của Phật học. Tuy nhiên không hiểu sao trong vòng vài năm sau này tôi nhìn đâu cũng ‘méo mó’ Phật Pháp, thấy cái gì cũng là phật là pháp và xử dụng nó như là một phương thức đa dụng để giải thích và giải quyết những cái nợ đời, ‘hiện hữu thực tại’ trong cái cõi Ta Bà, tạm bợ, như điện như ảo này nhất là trên lãnh vực chuyên môn nghề nghiệp của khoa học (Enginering, Math, Science,) thông tin kỹ thuật (Information Technology,) và quản trị kinh doanh (Business Management, Corporated Operations.)
Cái nhân duyên Phật mà Mệ ngoại tôi vô tình ‘cấy’ vào các cậu và các dì, và nhất là tôi, nó đã ‘nhập tâm’ cho đến vài chục năm sau mới ‘tái phát.’ Rồi như thế bổng nhiên ‘nó’ đến vào lúc tuổi tôi ‘không’ còn đôi mươi nữa, quá bất ngờ. Nó tới không thèm chào hello, thỉnh thoảng nó đi bụi đời, bặt đi một thời gian không thèm từ biệt, goodbye, hay gọi về say Hi. Tôi cũng không màn, lẫn không cố tâm đi tìm gọi nó về; tôi cũng không cố tình bỏ nó mà đi vì tôi ‘không đến, không đi’ chỉ có nó đến và đi xuyên qua tôi, rồi lại đến, đi xuyên qua tôi ‘kéo’ (pull) theo những cái nghiệp ‘khổ đau’ nặng nề, tưởng không chịu đựng nổi nữa. Cái nghiệp dĩ không biết từ đâu ùn ùn cuốn tới như sóng trọng trường (gravitational waves,) sóng sau đùn sóng trước, chưa kịp đối phó, giải quyết thì nó trôi đi nhanh chóng qua mau, đi xuyên qua tôi như những vô sắc tướng (dark matter) và năng lượng tối (dark energy) trong vũ trụ.
Những người mới thành tâm tu học Phật, điều bị xấc bấc xang bang, khốn nạn với cái nghiệp chướng này. Nó như cái nghiệp xấu, xui xẻo, lù lù, dẫn xác đến làm ta phải hứng chịu đau khổ, trải qua kinh nghiệm với nó, rồi thì oán trời trách Phật: Tại sao tôi ăn hiền ở lành, thành tâm tu hành lại càng bị hứng thêm xui xẻo khổ đau? Đôi khi tự hỏi lòng: Nếu ‘Nó’ không biết nghĩ thiện làm ác thì cái gì là bản lai diện mục của Nó?
Vì ‘Nó’ quá kinh khiếp (repulsive) cho nên dù muốn dù không, chúng ta bắt buộc phải dùng ‘đài gương, kiếng chiếu yêu,’ để soi thấy được cái nguyên hình (bản lai diện mục) của nó và biết được cái bổn tính của nó. Bổn tính của ‘Nó’ không phải là ‘yêu quái’ như đa số chúng ta lầm tưởng nhưng nó như là những kim cang khuyên của thập nhị nhân duyên liên miên giáng xuống như sấm sét trên đầu mình. Tuy tâm tưởng biết như vậy nhưng đa số chúng ta ‘chưa’ đủ nội lực của ‘Cữu Dương Chân Kinh’ lẫn kinh nghiệm hành trì của ‘Càn Khôn Đại Nã Nhi Tâm Pháp’ để phá nổi quái trận kim cang phục ma khuyên này.
Cũng như những phương cách thí nghiệm hiện tại của những công ty trên thế giới, tôi tư tâm, lợi dụng phương tiện khoa học, văn minh của truyền tin trên internet, mạo muội thẩy đại (post) những vấn nạn, công án (koan,) này lên websites để mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau suy nghĩ, giúp nhau thử nghiệm (test) và cố tìm ra những giải pháp hữu hiệu để xoay chuyển thế cơ này. Tương tự như ông bà ta thường nói: Một cái đầu làm chẳng nên non nước gì, 3 cái đầu cụng lại với nhau thì bể đầu to. Nhưng tổ tiên chúng ta cũng cảnh cáo rằng ‘lắm thầy Việt, thúi ma Nam.’
Một cái não của mỗi người Việt chúng ta đã là ‘duy ngã độc tôn’ không cần tới 2, 3 cái ngã độc tôn khác nữa. Không có ai trong thiên thượng thiện hạ có ‘cái đỉnh cao trí tuệ’ cao hơn ‘Ta’ trừ ‘Ta’ tự cao hơn Ta ra?
Trước khi tiếp tục đàm luận với nhau trên tinh thần học hỏi, thân mật, tha thứ, từ bi quãng đại, miễn chấp nếu có những ai ý bất đồng, tự tâm gợn tí sân si thì ráng mà chịu vì nó không phải là vấn đề trọng đại của tôi và tôi cũng không tròng cái nợ oan gia đó vào cổ mình.
1. Giới Thiệu
Tôi tái khẳng định là triết lý Phật Giáo có thể chứng minh khoa học mà khoa học chưa chắc đã chứng minh được tất cả về Phật Giáo. Tôi tự tin, Phật Giáo không những chứng minh khoa học mà còn giải thích được những thắc mắc tâm lý lẫn triết lý đầy nan giải của khoa học biện chứng.
“Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi… Một vị Thầy thật (chân Sư) là người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy của chính mình bên trong (le maître intérieur)… Đức Phật là một chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển Phật Tánh của mình để thành Phật như ngài.” (Thích Trí Siêu, Ngã Tâm Linh)
Riêng tôi thì không bái sư không nhận đệ tử vì tất cả chúng sinh, con người từ ngu cho đến trí, ngay cả vô lượng vật trên thế gian này điều là sư phụ của tôi, không còn sót lại ai để bái sư hay thâu làm đệ tử nữa. Nói theo tinh thần bát nhã: Đầy sư phụ; Không đệ tử! (Full of masters, empty of pupils!) Không còn Thầy để học, không có Trò để dạy! (Emptiness of Emptiness!)
Lý Tiễu Long nói: Người có trí học được từ câu hỏi của người ngu muội hơn là người ngu có thể học được từ câu trả lời của nguời khôn. Ngạn ngữ cũng có câu tương tự, “Thà làm đầy tớ kẻ trí hơn làm thầy dạy kẻ ngu.” Làm đầy tớ kẻ trí còn học được chút khôn chứ làm thầy kẻ ngu thì cũng như đàn gãy tai trâu.
Trí tuệ không cần phải học, tự nó có sẵn trong mỗi chúng ta, chỉ cần vén cái màn vô minh, ‘si muội,’ là tuệ nhãn hiện tiền (Nhi sinh kỳ tâm.) ‘Ngu muội’ trong Phật Giáo không phải là ‘ngu dốt’ như trong trí thức. Cho nên đừng nên nổi sân khi bị gọi là ‘ngu muội’ vì nếu bạn nổi sân thì xin bạn hãy chỉ ra một cá nhân trong 7 tỷ người trên đời này mà bạn đã gặp hoặc đã quen biết là không bao giờ ‘vô minh?’
‘Dốt’ có thể ‘chữa’ được bởi nhờ có chí học hỏi và trau dồi kiến thức. Theo kinh nghiệm cá nhân thì tôi càng học đại, học nhiều càng thấy mình càng đại ngu dốt, không đạt tới ‘vô học’ mà toàn là ‘học lậu.’ Nhưng vì tôi đã nhận ra tôi ngu nên tôi cố gắng dựa cột để học hỏi, mà càng học nhiều thì càng thấy mình càng dốt hơn cho nên càng phải học nhiều thêm nữa.
Tốt nhất là cố trở về, tìm lại cái bản lai diện mục, tự tánh trí tuệ của mình, để bớt vô minh, đỡ ngu muội, và may ra chữa được luôn bệnh ‘ngu dốt,’ chấp ngã, bẩm sinh của chính mình?
2. Tâm Sự Bí Mật
Đa số kinh điển Đại Thừa viết theo đường lối hàn lâm bác học dựa trên văn hóa Trung Hoa với những triết lý khá cao siêu, rất hấp dẫn để tu học nhưng rất khó giảng dạy nếu giảng sư không có đủ trí tuệ và kiến thức cao. Theo tôi, dù có nhiều loại kinh điển Đại Thừa không phải từ nguyên thủy Phật thuyết cũng không sao, miễn là diễn giải theo ý Phật là có thể tạm chấp nhận chỉ trừ không biết tại sao có vài chương kinh được chêm vào trong diệu kinh với mục đích và chủ ý chứa đầy độc tố (toxic) như những món ăn Made in China bây giờ thì nên xét lại mà cương quyết loại bỏ.
Đa số những kẻ trí thức và nhất là những người Tây Phương với đầu óc logic, khoa học thực tiển đã hứng thú, nghiên cứu về Phật Giáo cũng từ những kinh điển Đại Thừa này và nhất là khi họ có nhân duyên đọc qua những pháp luận cao siêu của các luận sư trí tuệ. Tương tự, những kinh điển Đại Thừa này đã tình cờ như một nhân duyên đã ‘lôi kéo’ (pull) tôi vào vòng nghiên cứu triết lý vì tôi, không biết tại sao, đã ‘trì’ được những tư tưởng cao siêu trong kinh điển Phật Giáo qua một ‘lăng kiếng’ độc lập (independent prism,) ở ngoài vô môn quan nhìn ‘quán gà’ vào vô tự kinh. Tôi không y kinh để giảng nghĩa lẫn lìa kinh để thuyết vì tôi không có ‘thật sự’ đọc hay nghe một cuốn kinh Phật nào cả mà chỉ trì kinh thay vì bị kinh trì.
Tâm sự, xin giữ bí mật đừng nói cho ai biết, sợ người chê là tôi ngu dốt, họ không thèm đọc những điều ngu muội mà tôi viết ra nữa. Thực ra, tôi có đọc vài trang kinh nhưng không hiểu kinh nói gì, lỗ tai tôi cứ như là trâu bị nghe đàn vậy cho nên tôi chỉ nhắm mắt ‘xờ’ nó thôi vì có đọc nhưng quá si muội không hiểu biết ý kinh. Và tôi cũng đã cố nhìn vô tự kinh không chớp mắt nhưng không thể ‘đốt’ nổi lửa trí tuệ để soi thấy được cái Không của ‘tự kinh.’
Có thể tại vì,
Nếu tôi không biết tôi không biết
Tôi nghĩ tôi biết
Nếu tôi không biết tôi biết
Tôi nghĩ tôi không biết.
*
“If I don’t know I don’t know
I think I know
If I don’t know I know
I think I don’t know”
(Logic of Quantum Negation, Tru Huy Le, MSEE, August 10, 2014)
Hình như ý của Françoise Sagan là: Tôi yêu cái điểm điên cuồng, cái gọi là si đó theo tôi chỉ là cái tâm thức của đạo từ bi.
“I have loved to the point of madness, that which is called madness, that which to me is the only sensible way to love.” (Françoise Sagan)
Nhà văn Françoise Sagan cũng viết: Ở một nơi nào đó có cái tuyệt diệu [chưa biết] đang chờ ta khám phá. “Somewhere, something incredible is waiting to be known.” Françoise Sagan
Người đã tin [những điều huyền diệu này] thì không cần giải thích; người đã không tin thì giải thích cũng thêm thừa. TV show, “The Amazing Dunninger,” his motto was “For those who believe, no explanation is necessary; for those who do not believe, no explanation will suffice.”
Cho nên, đừng vội vàng mà cả tin những điều gì mà tôi trình bày dưới đây nhưng hãy nhìn kỷ những gì mà tôi ‘không’ trình bày dưới đây.
Mời quý vị lên con ‘đò’ Bát Nhã, cùng nhau vượt biên để qua khám phá bờ bên kia. Ông lái đò này không lấy tiền quá giang nhưng đây là đò Bát Nhã ‘không đáy,’ nếu chỉ còn chấp một niệm vô minh, chấp ngã, là sẽ ngã xuống ‘sông khổ đau’ chết đuối tự mình ráng mà chịu vì ông lái đò cũng không biết bơi để cứu vớt ai cả. Hay nói trắng ra thì ông ta cũng ‘không màn’ độ ai cả.
Trước khi vào đề, tôi xin nhấn mạnh, bản lai của lương tri không học mà tự có; cũng như diện mục của chân lý tự nó như thị, có tánh thuyết phục không cần phải tư nghì. Mà tu học Phật hay đọc những điều Phật luận này, nó hình như khô khan, khó hiểu, không có gì hấp dẫn cho những người vô duyên. Tâm nguyện viết ra hay vô tình tìm thấy và đọc được những Phật luận này cũng là một tình cờ nhân duyên hy hữu và nếu người viết chịu khó để viết và người đọc ‘chịu khó’ mà hiểu được những ‘quái sự kỳ cục’ này thì một là cả hai cùng ‘điên nặng’ hay cùng ‘ngộ năng?’ Con đường nào đi nửa cũng đưa đến giải thoát khỏi khổ đau; nhất là lúc mà không còn có kẻ đọc lẫn người viết để mà tư duy. Đó là lúc mà kỳ tâm xuất hiện để tri kiến Phật.
(Năng tiếng Huế còn có nghĩa là nhanh. Ví dụ, chiếc xe chạy năng. Năng còn có nghĩa căn phồng. Bánh xe năng, bơm căn cứng hơi.) ‘Ngộ năng’ có nghĩa là ‘đầy Ngộ, năng Giác.’
3. Nhập Đề
Aristotle đã cả tin rằng linh hồn ở trong tim, không trụ trong trí não, với nhiệm vụ giải nhiệt cho hệ thống kinh mạch. Những người khác, như Descartes, nghĩ rằng linh hồn nhập vào thân thể qua cái hạch thần nhãn nhỏ bé của não bộ. Nhưng không có bằng chứng hiện hữu vững chải, không một trong những giả thuyết này đã được chứng minh.
‘Aristotle was convinced that the soul resided in the heart, not the brain, whose only function was to cool down the cardiovascular system. Others, like Descartes, thought that the soul entered the body through the tiny pineal gland of the brain. But in the absence of any solid evidence, none of these theories could be proven.’
Carl Sagan vội vàng kết luận sai lầm, não bộ sống (working brain) là tâm thức (mind) và là những phản ứng của không gì hơn ngoài tâm sinh lý.
“My fundamental premise about the brain is that its workings—what we sometimes call ‘mind’— are a consequence of its anatomy and physiology, and nothing more.”
Cho dù ngay đến bây giờ, những khoa học gia và những nhà vật lý đang tham gia tích cực trong lãnh vực này và đã cung cấp ngập đầy những dụng cụ mới với những tên được viết tắc như là MRI, EEG, PET, CAT, TCM, TES, and DBS đã làm thay đổi đáng kể trong lãnh vực nghiên cứu não. Dù thật bất ngờ, ngoài vòng vô minh, với những máy móc này chúng ta có thể thấy xuyên qua sọ những vận hành suy nghĩ trong não sống. Họ vẫn không hoàn toàn dám tuyên bố là biết hết về Nó.
Up to present, the scientists and physicists have had a pivotal role in this area, they have provided a full new tools with acronyms like MRI, EEG, PET, CAT, TCM, TES, and DBS that have significantly changed the study of the brain. Suddenly, out of the ignorance, with these mechanisms we could see thoughts the moving things within the living brain. However, nobody would dare to say that they know completely about it.
Nhà thần kinh học Ramachandran của University of California, San Diego, USA nói, “Tất cả những vấn nạn, công án này đã từng được các triết gia [kể cả Đức Phật Thích Ca, THL] giảng giải và nghiên cứu từ cả ngàn năm. Chúng tôi, những khoa học gia, có thể bắt đầu mới khám phá bởi chụp được những hình ảnh của não và bởi học hỏi từ bệnh nhân với những câu hỏi đúng đắn.”
As neurologist V. S. Ramachandran of the University of California, San Diego, says, “All of these questions that philosophers have been studying for millennia. We scientists can begin to explore by doing brain imaging and by studying patients and asking the right questions.”
Điều hứng thú là cái bộ não của con người chỉ cân nặng 3 pounds, nhưng nó là hầu như là một vật thể rất phức tạp trong vũ trụ. Nó là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ.
It is interesting that the brain weighs only three pounds, yet it is the most complex object in the universe. It is the smaller universes within a whole universe.
Nhà Vật Lý Lý Thuyết Michio Kaku nói: Với những khám phá của The Wilkinson Microwave Anisotropy Probe (WMAP) về vũ trụ chúng ta phải viết lại vật lý và quan niệm khoa học về vũ trụ. Trong “How Science Will Revolutionize the 21st century and Beyond” (Full Interview) Dr. Michio Kaku nói: Những sách hóa học (chemistry books) hiện nay đều đã dạy sai lầm, vũ trụ không phải cấu tạo bởi nguyên tử (atoms) nhưng bởi đa số vô sắc tướng (dark matters.)
4. Khoa Học Sang Trang, Chạy Quàng
Nếu ‘như vậy’ và khoa học đã khám phá ‘như trên’ thì không những khoa học ‘chạy quàng’ và lịch sử cũng phải ‘sang trang’ như cố Thi Sĩ Bùi Giáng nói. Ngay cả chúng sinh lẫn nhục thân chúng ta cũng cấu tạo bởi vô sắc tướng (dark matters) vận chuyển bởi vô tướng công lực (dark energy.) Điều này có nghĩa là chúng ta không phải chỉ cấu tạo bởi ngũ (5) uẩn mà là lục (6) uẩn mà cái uẩn thứ 6th đó có thể chiếm tới 95%?
Tình cờ rất hứng thú là Dr. Kaku cũng đã nói cái vô sắc tướng nầy đi xuyên qua ta như là tôi đã ‘kiến’ được nhờ vào nghiên cứu triết lý Phật Giáo. Chứng minh?
Khoa học đã ‘gián tiếp’ khám phá ra những nguyên lý này qua sóng trọng trường (grativitional waves) với một rừng sách vở và dĩ nhiên là kinh điển Phật Giáo cũng đã viết về cái vô sắc tướng nầy trong vô tự kinh, pháp thần thông thứ 84001st ?
Tóm lại, khoa học và nhất là đa số chúng ta nhìn thực tại hiện hữu (observable forms and energy) qua lăng kính đo lường của 18 căn trần thức được cấu tạo từ ngũ uẩn, vô thường (impermanent,) thay đổi (change,) động (motion,) vô sở vô trụ (none locality and gravity free) cho đến khi chúng ta suy ra được chân lực của vô sắc tướng (dark matter and dark energy) qua đo đạt được sóng trọng lực (gravitational waves) mới đây. Chúng ta mới nhận thức được những gì khoa học biết về thiên văn, vũ trụ vật lý từ trước đến nay chỉ có 5% của sắc tướng (observable forms,) còn lại 95% là ‘vô sắc tướng công lực’ (dark matter & dark energy) mà con người đến bây giờ mới gián tiếp đoán biết được chút đỉnh.
Đa số khoa học gia hiện đại đều đồng ý với Thi Sĩ Bùi Giáng là ‘thực tại lịch sử là lịch sử sang trang, chạy quàng. Đó là thực tại.’ Họ đồng ý tất cả sách khoa học phải viết lại cho khoa học của tương lai, thế kỷ 21st trở đi. Tuy nhiên, họ vẫn chưa nhận thức là thực tại luôn luôn ‘chạy quàng,’ như những hạt lượng tử, thay đổi vô thường không bao giờ sở trụ ở trong một quỹ đạo nguyên tử nào cả để mà điểm đúng thực tại.
Trong vài năm nữa khi mà quantum computer sẽ đưa Tâm Thức của chúng ta qua những chiều không gian song song khác nhanh hơn tốc độ của ánh sáng. Thì chúng ta có thể dùng những kỷ thuật này để giải thích và chứng minh rất nhiều lý thuyết mà kỷ thuật hiện đại mà khoa học chưa đo đạt được trên thực tế.
Như trong phim Ma Trận (The Matrix,) một ngày gần đây chúng ta có thể hấp thụ (download) những kiến thức và kinh nghiệm của bất cứ lãnh vực nào từ máy điện lượng tử (quantum computers) trong sátna. Tuy nhiên, cái máy tối tân nhất chưa bao giờ phát minh bởi nhân loại, thật ra chính là chúng ta; chúng ta là cái máy sinh học điện tử (biological computer) tối tân nhất mà khoa học chưa bao giờ phát minh được vì khoa học vẩn còn luẩn quẩn trong vòng giới hạn của kiến thức nhị nguyên, vẫn còn dựa vào vật chất hardware và vô sắc tướng nhân tạo software dù là chúng ta đã biết cập nhật và áp dụng phần thông minh của Tâm thức nhân tạo (virtual intelligence.)
Chúng ta sẽ là lưới đế tâm châu (internet mind,) TV, smart phones, computers, …tất cả đều ở trong tâm não của chúng ta mà ra. Một niệm là tới nơi mình muốn gởi emails hay đích thân tới. Đây mới thật sự là tự trong thân mình có báu thôi tìm kiếm, cần chế tạo phi thuyền, máy móc vật chất không tưởng ở đâu xa? Phật Giáo đã nói đến và biết về cái Tâm Thức phi vật chất với khả năng vượt không gian lẫn thời gian chỉ một niệm là tới bất cứ nơi nào từ hơn 2600 năm về trước.
Nếu ham thích khoa học và muốn biết thêm về những vấn đề này thì tìm đọc, “Lý thuyết của tất cả” (The Theory of Everything, Stephen Hawking) mà tôi sẽ tham khảo để viết về sự tương quan của nó với triết lý Phật Đà trong vị lai. Khoa học mong đây là một lý thuyết cuối cùng, tối thượng, chủ nhân ông của lý thuyết, là vua của tất cả vua lý thuyết kể cả là vua kinh điển của tất cả tôn giáo. Nhưng những khoa học gia mong ước như vậy là một chuyện mà cầu khả đắc như vậy là một chuyện khác. Thường thì 99.99% là chúng ta cầu bất khả đắc.
Hiển nhiên, triết lý tất cả ‘Đồng Nhất Thể’ (Tất cả từ Tâm tạo!) của Phật Giáo đã, đang và sẽ là trí tuệ bao trùm khoa học lẫn tất cả các kinh điển. Nó là Tri Kiến Phật, có nhiều người ngoại đạo tin Nó là God. Nó giải thích bất cứ thắc mắc của con người, khoa học, tâm linh, huyền bí lẫn vũ trụ.
Điều tối quan trọng là nếu muốn biết tất cả (know it all!) thì phải biết hỏi câu hỏi đúng và muốn thấy và nghe câu trã lời đúng và nhất là cho rõ ràng thì phải vén cái màng vô minh, mở mắt, rửa tai mà nghe thấy với tâm lòng cởi mở (open mind) và đầy bao dung. Nếu không thì cũng như mình đã có viên ngọc trí tuệ Mani trong túi mà si muội không biết dùng thì nó cũng là vô dụng.
Tôi xin tạm dịch, “Lý thuyết của Tất Cả (ToE) hoặc lý thuyết cuối cùng, lý thuyết tối thượng, hay Lý Tổ Sư là một giả thuyết độc nhất, bao gồm tất cả, khuôn khổ luận lý của vật lý rằng nó giải thích đầy đủ và liên kết với những khía cạnh vật lý của vũ trụ.”
“A theory of everything (ToE) or final theory, ultimate theory, or master theory is a hypothetical single, all-encompassing, coherent theoretical framework of physics that fully explains and links together all physical aspects of the universe.” Wikipedia
Tuy nhiên, những khám phá mới của khoa học và những mong ước tưởng như là giấc mộng của nhân sinh có thể sẽ trở thành sự thật trong tương lai cũng vẫn chỉ là ở trong 5% hiện tại của sắc tướng (observable forms.) Cái 95% vô sắc tướng công lực (dark matter and dark energy) mà khoa học lẫn tôn giáo vẫn chưa biết rõ ràng chúng nó là cái quái gở gì để diễn tả đừng nói chi chuyện mong ước vào nó? Chúng nó có thể là mặt trái ngược của sắc tướng hay những gì không hiện hữu của bờ bên này, bất khả thuyết? Cái vô sắc tướng công lực đó không cấu tạo bởi ngũ uẩn, emptiness of five aggregates, không quán được bởi 18 căn trần thức của con người để mà mô tả và tư nghi? Nó không phải là Không của Không (emptiness of emptiness,) dĩ nhiên là không phải Sắc. Vậy thì cái gì là bản lai diện mục của Nó?
Nói theo Phật dạy, khoa học như người mù sờ voi, chỉ mới ‘xờ’ tới đuôi voi rồi tưởng đã đi guốc trong bụng voi, cởi thuần được voi rồi vội vàng kết luận đó là chân lý bất di bất dịch. Sự thật thì khoa học thực tại luôn luôn ‘di và dịch’ từ trước đến nay vì chúng ta ở trong cái vũ trụ di dịch thường xuyên. Như ví dụ trong kinh Phật, chúng ta ngồi trong con thuyền lênh đênh trên dòng sông sâu, rớt kiếm xuống nước, lại vô minh khắc dấu trên mạn thuyền, định (chấm) tọa độ nơi kiếm rớt để mong trở lại vớt nó lên sau này vậy. Hay cũng như là chúng ta xây dựng ‘chân lý nhân tạo’ trên lâu đài bằng cát như dã tràng xây cát biển Đông.
Khoa học luôn luôn xét lại. Einstein đưa ra những nhận xét sau đây: “Phật Giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật Giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để chấp nhận khoa học, bởi vì Phật Giáo bao gồm khoa học, đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật Giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật Giáo đã kích thích con người khám phá ra những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống chung quanh. Phật Giáo siêu việt thời gian và mãi mãi có giá trị.”
Trong nhận định của Albert Einstein, có một điểm quan trọng nói lên những sắc thái đặc thù của Phật Giáo đó là PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN XÉT LẠI QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CẬP NHẬT HÓA VỚI NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC. PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN TỪ BỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CHẤP NHẬN KHOA HỌC, BỞI VÌ PHẬT GIÁO BAO GỒM KHOA HỌC, ĐỒNG THỜI CŨNG VƯỢT QUA KHOA HỌC. (Cố Giáo Sư Trần Chung Ngọc chú thích)
Điều thú vị là dù thế nào đi nửa là các khám phá mới của khoa học không có ảnh hưởng trái ngược hay mâu thuẫn đối với tư tưởng Phật Giáo, chưa kể là trong nhiều bộ môn khác tư tưởng Phật Giáo còn đi trước khoa học khá xa. Điều này không có nghĩa là khoa học khi đúng khi sai mà là như đã nói ở trên vì logic khoa học dựa vào vật chất hiện hữu, sở trụ vào không gian thời gian thay đổi vô thường để đo lường thực tại với dụng cụ 18 căn trần thức đầy sai lạc từ ngũ (5) uẩn cho nên bị giới hạn trong vòng luẩn quẩn của vô minh. Họ không quán tự tại để thấy được lục (6) uẩn giai không. Hay, ‘Vô sắc tất thị không sắc; Không sắc tất thị vô sắc’ vì vậy họ chỉ trúng trong giai đoạn nhưng càng ngày càng đi ‘lạc’ xa hơn và cứ tiếp tục ‘trật đường rầy’ bởi những đổi thay, vô thường, khi ẩn khi hiện, vô ngã của rối răm lượng tử (quantum entanglement.)
Nhà triết-học và toán-học nổi tiếng hoàn cầu, Bertrand Russell, trong cuốn Lịch sử triết học Tây Phương (History of Western Philosophy) đã viết, “…Phật-Giáo là một tổng hợp của chiêm nghiệm và khoa học triết lý. Phật Giáo cổ võ phương tiện khoa học để theo đuổi mục đích cứu cánh thuần lý. Phật Giáo tiếp tục dẫn dắt khoa học đi xa hơn khi khoa học bị bí lối bởi những khả năng giới hạn của những dụng cụ vật lý hiện đại.”
“…Buddhism is a combination of both speculative and scientific philosophy. It advocates the Scientific method and pursues that to a finality that may be called rationalistic…It takes up where science cannnot lead because of the limitations of the latter’s physical instruments.”
Cho nên đừng nên ngu muội để kết luận là những người sinh ra ở Tây Phương không có Phật Tính. Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao những nhân vật nổi danh trên thế giới, và nhiều nhân vật khác nữa mà tôi không thể kể hết ra đây, lại đưa ra những nhận định đầy thiền tính Phật Giáo như sau:
Người nổi tiếng về cuốn thơ Ánh Sáng Á Châu (The Light of Asia), Sir Edwin Arnold khẳng định rằng: “Tôi thường nói, và tôi sẽ còn nói mãi mãi, là giữa Phật Giáo và Khoa Học tân tiến có một cùng một trí tuệ keo sơn gắn bó.”
“I have often said, and I shall say again and again, that between Buddhism and modern Science there exists a close intellectual bond.”
Tiến sĩ Radhakrishnan nói: “Nếu Phật Giáo hấp dẫn đối với trí tuệ tân tiến đó là vì nó là khoa học, chứng nghiệm, chứ không phải là dựa trên bất cứ giáo điều nào”
“If Buddhism appealed to the modern mind it was because it was scientific, empirical and not based on any dogma.”
Còn nhiều học giả, bác học, khoa học gia, và các thiện tri thức khác đã ca tụng về Đức Phật và triết lý cao thâm của Ngài nhưng tôi tạm kết, Paul Carus, tác giả cuốn sách nổi tiếng “The Gospel of Buddha,” một cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Nhật, Trung Hoa, Đức, Pháp, Tây Ba Nha v…v…và là người đã bảo trợ cho Daisetz Suzuki sang Mỹ để truyền bá đạo Phật mà ông gọi là “Tôn Giáo của Khoa Học” tuy ông không phải là một Phật tử.
Paul Carus cho rằng: “Nếu các tôn giáo cổ Tây Phương được tinh khiết hóa bằng cách bỏ đi những sai lầm, nghĩa là những mê tín và điều vô lý trong đó, thì có thể hòa hợp được với Khoa học.” Paul Carus đã tán tụng Đức Phật như là: “Người đầu tiên thực chứng; người đầu tiên phát triển chủ nghĩa nhân đạo; người đầu tiên có tư tưởng tự do cấp tiến; người đầu tiên đả phá thần tượng; và là nhà tiên tri đầu tiên về tôn giáo của khoa học.”
Nhà Phân Tâm Học nổi tiếng của Anh Quốc Tiến sĩ Graham Howe đã nói như sau:
“Đọc một chút về Phật Giáo ta cũng có thể nhận thức được rằng, từ 2500 năm trước, Phật Giáo đã biết về những vấn đề mới về tâm lý nhiều hơn là chúng ta tưởng thưởng về nó. Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra phương thức giải quyết chúng. Ngày nay chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương.”
“To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East.”
5. Phật Giáo và Khoa Học Đồng Nhất Thể?
Dĩ nhiên, Khoa Học và Phật Giáo không phải hoàn toàn giống nhau nhưng có nhiều điểm rất tương đồng. Khoa học thiên về kiến thức, chuyên môn về logic và kỷ thuật thực tiễn (logic and practical technology,) trong khi đó chỉ có Phật Giáo là tôn giáo duy nhất biết cách phát triển trí tuệ (wisdom,) rất thiện nghệ về khoa học tâm linh và huyền bí (intuitive and spiritual science) như là não bộ phải trái của con người không thể thiếu nhau được. Nên biết là cái phần não phải (tâm linh và huyền bí) của con người luôn luôn làm việc 95% so với 5% công xuất của não trái (logic và information technology [?])
Albert Einstein đã làm sáng tỏ vấn đề này, “Nếu có một tôn giáo nào đối phó với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”
“If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embraces science as well as goes beyond science.” Albert Einstein
Ông ta còn nói: Trí Tuệ không phải là sản phẩm của học đường nhưng của suốt cả cuộc đời nổ lực mới giác ngộ được. (Albert Einstein)
Từ phương trình trên của ‘Einstein giả mạo,’ tôi suy ra công thức dưới đây:
Ngã = 1/(Trí Tuệ) = (Trí Tuệ) -1
Đưa tới kết luận,
Trí Tuệ càng cao thì Ngã (vô minh) càng thấp
Ngược lại Trí Tuệ càng kém thì Vô Minh (Ngã) càng cao.
Hay giảng theo toán học:
Trí Tuệ tỷ lệ nghịch với Vô Minh.
Ngã tỹ lệ nghịch với Trí Tuệ.
Tôi xin dùng phương trình của Einstein để chứng minh:
E = mc2
Ngã tỷ lệ thuận với Vô Minh
Trí Tuệ tỷ lệ thuận với Giác Ngộ.
Nơi mà,
E = Giác Ngộ, m = Trí Huệ. Nhưng vì tốc độ của quang minh quá lớn, cho nên Nó thay đổi bất thường, cho nên dù trí tuệ thấp vẫn có thể giác ngộ được.
Hay, E = Ngã, m = Vô Minh. Điều hứng thú là cho dù ‘ít’ vô minh thì cái ngã cũng luôn luôn độc tôn, và Nó rất là vĩ đại vì nó là phản ảnh của của quang minh bất tận.
C2 = tốc độ bình phương của quang minh = bình phương của thực tại hiện hữu trong vũ trụ quang âm.
Dựa trên phương trình toán học trên của Einstein, chúng ta có thể đi đến kết luận:
Cái Ngã, vô minh, trí tuệ hay giác ngộ nó chỉ hiện hữu trong thực tại đầy quang minh. Nó là 5% hiện tượng hiện hữu có thể thấy được nhờ phản chiếu (ảo ảnh, toàn ký, holography) của ánh sáng trong vũ trụ. Tất cả những vô lượng hiện tượng Sắc, có thể quan sát được trong thế giới của ánh sáng không phải là thực tại trong cõi vô sắc tướng (dark matters) và năng lực tối (dark energy) chiếm 95% trong vũ trụ. Những điều bất khả tư nghì này chỉ có phương trình triết lý của Bát Nhã Tâm Kinh mới ‘tương đối’ giải thích được:
“Sắc chẳng khác không,
Không chẳng khác sắc.
Sắc tức là không,
Không tức là sắc.”
Tuy nhiên nếu chúng ta từ bờ bên kia 95% vô sắc tướng, vô năng lượng tướng thì câu kinh trên có thể được diễn tả ngược lại:
“Không chẳng khác Sắc,
Sắc chẳng khác Không.
Không tức là Sắc,
Sắc tức là Không.”
Và tôi cũng không ‘ngạc nghiên’ nếu:
“Không Tướng chẳng khác Vô Sắc,
Sắc Không chẳng khác Tướng Không.
Không của Không tức là Không của Không,
Vô Sắc Tướng tức là Vô Tướng Sắc.”
Vì trong quang (light) có âm (white noise) trong thế giới hiện tượng của bờ bên này cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật, Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất, Thậm Thâm Quang Âm Thiên Vương, được môn giải thoát, quán sát biển thần thông trí huệ vô tận.
Vị Thậm Thâm Quang Âm Thiên Vương này, dùng quang minh để thay thế âm thanh mà thuyết pháp, dùng trí huệ để quán sát cảnh giới của Phật. Thần thông của Phật vô tận, trí huệ vô tận, cho nên nói thần thông biển trí huệ, giống như biển vũ trụ mênh mông chẳng có bờ bến.
Vị Thiên Vương này đắc được môn giải thoát trên từ trong thiền định mà đắc được (tiên thiên trí) và từ trong kinh nghiệm đắc được (hậu thiên trí.)
Thần thông có sáu thứ (Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Thần túc thông, Lậu tận thông.) Chúng ta đang dùng Ngũ Thần Thông hàng ngày như cell phones, internet, TV, phương tiện di chuyển, vv… Tuy nhiên, cái thần thông thứ 6th Lậu Tận Thông này khoa học chưa ‘tận lậu’ và ‘thông được’ vì phải giác ngộ thành Phật mới thông tận được lậu này.
6. Phật Giáo, Vật Lý Lượng Tử và Tâm Thức
Buddhism, Quantum Physics and Mind
Sau đây là những gì mà tôi ‘phóng tác và thoát dịch’ từ bài Phật Giáo, Vật Lý Lượng Tử và Tâm Thức, tác giả? (Buddhism, Quantum Physics and Mind trên Rational Buddhism, Author?) Monday, 16 February 2015, về khoa học và triết lý căn bản cho Phật Giáo tu hành (The scientific and philosophical basis for Buddhist belief and practice.)
1.1 Hội tụ của vật lý với triết lý Phật Giáo
Convergence of Physics with Buddhist Philosophy
Một trong những điểm gặp gỡ hấp dẫn của vật lý lượng tử so sánh với hạt bụi trong quan điểm của Phật Giáo đó là ‘sắc,’ (particle, hạt, phân tử) mà trong vật lý cổ điển đã một lần được xem như những mãnh vụn của vật chất, bây giờ nó được xem như là quá trình chứa đựng những tiến hóa liên tục và thay đổi của những phương trình sóng (waves, Không vật chất.)
Những chu trình này cho biết nguyên tố, tính tâm linh, vô trụ and vô sở của những sắc (hạt) ngay tại lúc chúng nó được con người cố tâm tìm kiếm, cố tình quan sát, và cố ý đo đạt. Và nó trở thành Không (dạng sóng, wave) khi chúng nó bị lảng quên bởi con người, không cố ‘tâm ý tình’ để theo dỏi và quan sát Nó nữa.
Cái như thị này được diễn tả siêu tuyệt trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật Giáo Đại Thừa, ‘Sắc bất thị Không; Không bất thị sắc! Khi Tâm chúng ta không sở trụ vào ‘cố tâm tìm kiếm, cố tình quan sát, và cố ý đo đạt nhị nguyên’ thì nhi sinh Sóng (wave) kỳ Tâm. Vậy thì Cái Hạt (particle, sắc) đó Nó được ví như là Tâm Phan (tâm vô minh) và Cái Không Sắc đó (energy, wave) dường như là Tri Kiến Phật? Chúng tuy một mà hai, tuy hai mà một. Dường như Không mà có mà Có cũng như Không? Vậy thì cái bản lai diện mục của nó là gì – Nhị Nguyên hay Bất Nhị, hay Đồng Nhất Thể?
“One of the interesting aspects of quantum physics from the Buddhist point of view is that particles, which in classical physics were once regarded as little pieces of matter, are now regarded as processes consisting of continuously evolving and changing wavefunctions. These processes only give the appearance of discrete and localized particles at the moment they are observed.” It is described precisely in Buddhism Heart Sutra: Form is Emptiness (wave;) Emptiness is Form!
Cho nên những hạt mãi mãi thay đổi, và thiếu bất cứ bản tánh độc lập tự nhiên của nghệ thuật quan sát. Hậu quả, bất cứ thứ gì tổng hợp của sắc cũng là vô thường và tiếp tục đổi thay, và không tĩnh, đó là căn bản vững chải cho cái hiện hữu có thể tìm thấy được bởi nhục nhãn.
“So particles are forever changing, and lack any inherent existence independent of the act of observation. Consequently, everything composed of particles is also impermanent and continually changing, and no static, stable basis for its existence can be found.”
Trên phương diện rất tổng quát, khoa học quan ‘hội tụ’ (gặp gỡ) với Phật Giáo quan. Đạo Phật là một quá trình triết lý với thực tại vạn vật vi cũng như vỹ mô thay đổi, vô thường trong khi đó trong quá trình chuyển đổi từ vật lý cổ điển qua vật lý tân thời, thuyết nguyên tử cũng hoàn toàn thay đổi rất phù hợp với Phật Giáo quan.
Xa hơn, khi chúng ta nhìn kỷ cái tương ứng của sóng-hạt như là một quan sát viên, chúng ta tìm ra thêm nhiều điểm tương quan đầy hứng thú giữa triết lý Phật Giáo và vật lý lượng tử, như thảo luận dưới đây:
“Furthermore, when we look at the interaction of the wave-particles with the observer, we find additional interesting correspondences between Buddhist philosophy and quantum physics, as discussed below:
1.2 Người Quan Sát là một phần tử của hệ thống
The observer is part of the system
Những phản ứng lượng tử lạ lùng (quantum weirdness) của những hạt bản thể với tâm của người quan sát đã hấp dẫn những triết gia từ lâu. Có 2 quan điểm đối kháng: (i) phản ứng lượng tử lạ lùng tạo ra Tâm, ngược với (ii) Tâm tạo ra cái quái đản lượng tử? Mind is over body or Body is over mind?
“The strange interactions of fundamental particles with the mind of the observer (‘quantum weirdness’) have long been of interest to philosophers. There are two opposing views: (i) Quantum weirdness produces the mind, versus (ii) The mind produces quantum weirdness.”
1.3 Lượng tử quái gở tạo ra tâm thức
(i) Quantum weirdness produces the mind
Những triết gia duy vật đã đề nghị rằng những lượng tử quái gở này đã giải thích được vài nghi vấn khó khăn giữa những chức năng khác biệt của thần kinh não bộ, và những chủ quan tế nhị của tâm thức chẳng hạn nguyên nhân của ‘phẩm chất kinh nghiệm’ và vận hành của Tâm Thức.
Materialist philosophers have suggested that quantum weirdness offers a means of filling the explanatory gap (known as ‘The Hard Problem’) between the machine-like neurological functions of the brain, and the subjective sensations of the mind such as qualitative experience and ‘aboutness’ (Aboutness [intentionality] is something that only minds possess.)
Phái Duy Vật chấp nhận rằng quả lượng tử cung cấp một con đường của hoạt động tâm lý không máy móc từ căn bản vật lý nguyên thủy. Những đề nghị này đã đương đầu với một số phản biện, và dường như không có sức mạnh thuyết phục để san bằng hố ngăn cách của nó.
Materialists claim that quantum effects offer a way of generating non-mechanistic mental activity from a purely physical basis. These suggestions have met with a number of objections, and don’t seem to have the explanatory power to fill the gap.
1.4 Tâm tạo ra lượng tử quái gở
(ii) The Mind produces quantum weirdness
Ngược lại, những triết gia Phật Giáo cho rằng Tâm là cơ bản sở trụ của thực tại mà nó là tiên đề trong cảm giác của không thực sự thâu gọn như vật chất thông thường, như là những phản ứng tâm sinh lý hoạt động trong não bộ. Tất cả do tâm tạo!
In contrast, Buddhist philosophers claim the mind is a fundamental aspect of reality, which is ‘axiomatic’, in the sense of not being reducible to a physical basis, such as to the physico-chemical activities in the brain.
Phật Tử xem Tâm như là sự kiện chính của thực tại, như là không-thời gian, trong đó chúng ta sống, và di chuyển, và hiện hữu. Cái Tâm tiên đề không thể tóm thâu lại như những dử kiện khác. Nó được hiểu ngầm và là nền tảng trong tất cả sự vật và tất cả kiến thức lẫn trí huệ.
Buddhists regard the mind as a primary fact of reality, like space-time, in which we live, and move, and have our being. This axiomatic mind cannot be reduced to other facts. It is implicit and foundational in all facts and in all knowledge.
Tâm sáng đầy trí tuệ và theo Phật Tử nó là căn bản của tất cả và nó là một trong 3 điều kiện căn thức, và cấu trúc của nhân duyên.
Mind is clear and cognizing, and for Buddhists is the basis on which all other explanations rest, and is one of the three foundations of functioning phenomena (the other two being causality and structure).
In Buddhist philosophy, all functioning phenomena are said to exist in three ways, known as the three modes of existential dependence: •Causality •Structure •Mental Designation or Meaning.
1.5 Vậy thì cái quái gở này từ đâu ra?
So where does the weirdness come from?
Theo Phật Tử, những cái quái lạ tại đơn vị đo lường nhỏ nhất của Vật Lý là kết quả của nhận thức từ Tâm dính dấp tới và tạo ra thực tại – trong đó quan sát viên là một phần của hệ thống.
For Buddhists, the freakiness at the smallest scale of physics is the result of our realization of our mind’s involvement in producing reality – that ‘the observer is part of the system’.
Cái dính dấp tâm lý này cũng thật là rõ ràng cẩn thận và được khám nghiệm hàng ngày trên cán cân thực tại, nhưng chúng ta không nghĩ về nó trừ khi cố nhận thức như là cổ chiến xa của vua Milinda.
This mental involvement is actually also apparent on careful examination at our everyday scale of reality, but we don’t think about it unless it is painstakingly pointed out, as with King Milinda’s chariot.
Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn tại cái rất căn bản của thực tại của nó, tất nhiên là với đầu óc của quan sát viên thì nó sẽ không lối thoát. Cái nghệ thuật quan sát đó có khuynh hướng muốn làm nó trở thành thực tại hiện hữu.
However, when we look at the very foundations of reality, the involvement of the observer’s mind becomes inescapably obvious. The act of observation turns potentiality into actuality.
Sự quan sát này giải quyết được những câu hỏi của cái gì thật sự là bản thể của lượng tử, ‘là cái như thị,’ qua phối hợp của những di truyền lượng tử và bản chất mà trong đó nó được quan sát?
Observation resolves the question of what the particle actually “is” through a combination of the particle’s inherent potentials and the manner in which it is observed.
1.6 Bằng cách nào lượng tử thực tại đi đôi với triết lý của Phật Giáo?
How does quantum reality fit with Buddhist Philosophy?
Có hai triết lý của Phật Giáo rất tương ứng với sự quan sát lượng tử của khoa học đó là Tứ Diệu Đế và 3 ‘căn bản hiện sinh trong đời’ (vô thường, khổ đau và vô ngã.)
Những giảng dạy này được thiết lập hàng thế kỷ trước trước khi khoa học vật lý tiến triển, và được cẩn thận suy ra từ những phân tích triết lý và thiền định trên thế giới. Nhưng miêu tả thực tại của lượng tử bởi khoa học, hiển nhiên được xem như là rất là chính xác và đúng như dự đoán:
The two aspects of Buddhist philosophy that are relevant to observations at the quantum level are The Four Seals of Dharma and the Three Modes of Existential Dependence (ti-lakkha.na.)
They are the Three Characteristics (ti-lakkha.na) of all that is conditioned, i.e., dependently arisen. In English renderings, they are also sometimes called Signs, Signata, or Marks.
These three basic facts of all existence are:
1.Impermanence or Change (anicca)
2.Suffering or Unsatisfactoriness (dukkha)
3.Not-self or Insubstantiality (anattaa).
These teachings were established centuries ago, long before modern physics evolved, and were derived from careful philosophical and meditational analysis of the world. However, their description of quantum reality is remarkably accurate, as they predicted that:
Hạt lượng tử vốn không phải tự nhiên mà có. Không có lượng tử nào là ‘tự nó có’ với tự ngã. Nếu có ‘tự có lượng tử’ thì nó phải là bất hoại, nhất nguyên và bất phân.
(1) Particles are not inherently existent. No particle is ‘a thing in itself’ with a self-contained identity. An inherently-existent particle would be indestructible, unitary and indivisible.
Những lượng tử không phải ‘vô nhân,’ không có nguyên nhân.
(2) Particles are not causeless.
Hạt lượng tử không là không có gì, chúng nó không hiện hữu như là những điểm vô hình.
(3) Particles are not partless, they do not exist as indivisible points.
Hạt lượng tử không là hữu thường với nghĩa của không thay đổi, vô ngã (tĩnh tâm.)
(4) Particles are not ‘permanent’ in the sense of having a unchanging, static identity.
Hạt không hiện hữu bởi phản ứng với Tâm Thức của người quan sát.
(5) Particles exist by interaction with the mind of an observer.
Hạt lượng tử không thể có khả năng như là một thực thể độc lập. Chúng nó có thể tương tác với những gì còn lại của vũ trụ bởi trao đổi cái gì đó giữa chúng nó – thí dụ, gluons hay photons. Những sở hữu chủ đó có thể chỉ được biết bởi những phản ứng nội tại với những lượng tử khác, và như thế nó không thể hoàn toàn thiết lập chính xác.
(1) Particles cannot function as stand-alone entities. They can only interact with the rest of the universe by exchanging something of themselves – for example, gluons or photons. Their properties can only be known by their interactions with other particles, and thus cannot be completely accurately established.
Sắc (Hạt) được trở thành hiện hữu bởi những kết quả của năng lượng. Nguyên nhân sinh ra những hậu quả năng lượng này là sự bùng nổ đầu tiên (big bang) tạo nên hiện hữu của vô lượng vật. Nhưng cái bản lai của những hậu năng lượng như cosmic rays and beta tiếp tục phân rã, hủy hoại để tạo ra những hạt sắc lượng tử, và những kết quả năng lực nhân tạo trong hạt gia tốc (particle accelerators) tạo thành hạt thứ nhì bởi hadron hóa (hadronization) và tạo ra cặp hạt-phản hạt (particle-antiparticle pairs.)
(2) Particles are brought into existence by energetic events. The mother of all energetic events was the Big Bang, which brought most of the existing particles into existence. But natural energetic events such as cosmic rays and beta decay continue to produce particles, and energetic man-made events in particle accelerators produce secondary particles by hadronization and creation of particle-antiparticle pairs.
Những hạt cực vi (quarks and leptons) không có những thành phần vì chúng nó là vô sắc tướng, nhưng theo trường phái Madhyamika, chúng nó có những phần trực tiếp và vì vậy chúng có thể phân chia bởi tâm thức.
(3) The tiniest particles (quarks and leptons) do not have parts because they are physically indivisible, but according to the Madhyamika school, they have directional parts and so are mentally divisible.
Tất cả sắc đều vô thường, luôn luôn đổi thay. Trong lượng tử, protons and neutrons cũng phản ứng như vậy.
(4) All particles show ‘subtle impermanence’ – they do not remain in exactly the same state from one moment to the next. In the nucleus, protons and neutrons are constantly exchanging mesons to hold themselves together.
Electrons không bao giờ sở trụ vào một vị trí cố định mà nó quay chung quanh những quỹ đạo, nhưng rung động như là sóng trên dây đàn.
In the outer layers of atoms the electrons are never at a single location in their orbitals, but vibrate like a standing wave on a string.
Nghệ thuật của quan sát có khả năng trở thành thực tế, giải đáp được câu hỏi của hạt thật sự là ‘như thị tri kiến’ qua những tổng hợp của khả năng nhân duyên và bản lai diện mục của nó khi được quan sát qua kính ‘chiếu yêu.’
(5) The act of observation turns potentiality into actuality, resolving the question of what the particle actually “is” through a combination of the particle’s inherent potentials and the manner in which it is observed.
Những công thức toán học của vật lý lượng tử không hoàn toàn diễn tả thực tại hiện hữu nhưng đoán được cái khả năng của hiện hữu gián tiếp qua một cái thực tại khác ‘hình như’ là thực tại? Ví dụ, mới đây, những khoa học gia suy ra vô sắc tướng công (dark matter and dark energy) qua đo lường được Sóng trọng lực (gravitational wave.) Con người tuy biết vô sắc tướng công là 95% hiện hữu trong vũ trụ nhưng không thấy và biết được nó cấu tạo như thế nào. Cũng như đo lường được Sóng trọng lực đã chứng minh là cái vô sắc tướng này hiện hữu nhưng có phải là, ‘Nó là thực tại, là như thị tri tưởng?’
Những công thức toán học dùng để giải những phương trình của cơ khí lượng tử này chỉ ứng dụng cho hệ thống phối hợp của những hạt cơ bản sản xuất hàng loạt trong khả năng sở tại, với giá trị và thuộc tính của những hạt tiến hóa và thay đổi theo thời gian. Nhưng với bất cứ hệ thống nào đi nữa thì chỉ có một trong những khả năng và trạng thái có thể trở thành thực tại, và đây chính là một khám phá cách mạng của vật lý lượng tử.
The mathematical equations of quantum physics do not describe actual existence but they predict the potential for existence. Working out of the equations of quantum mechanics for a system composed of fundamental particles produces a range of potential locations, values and attributes of the particles which evolve and change with time. But for any system only one of these potential states can become real, and – this is the revolutionary finding and observing of quantum physics.
7. Lân Hư Trần
Lời Phật dạy về vi sinh vật, âm thanh, quang ảnh, hiện bóng, ngửi mùi, cực vi trần, lân-hư-trần, quang minh, sóng, hạt bụi, v.v…, tương tự như khoa học hiện đại khám phá ra bởi phân tách vật chất ra Nguyên-tử, Cực vi, Hạt ảo, làn sóng v.v…
Đức Phật đã thấy bởi ngũ nhãn và diễn tả vi mô lẫn vĩ mô trong vũ trụ giống hệt như những hạt bụi (particles) di chuyễn như những thể khí (gas) mà ngày nay khoa học gọi là lượng tử và khí (dust, gas) được quan sát qua kính thiên văn giống chính xác như những hạt bụi trong nắng thủy tinh. Khi tới gần hơn thì nó trở thành những giải thiên hà vĩ đại với hình sắc hoa tạng như kinh điển đã từng miêu tả. Ngoài những lượng tử căn bản cấu tạo ra vũ trụ, khoa học còn cho ta thấy được qua video những cảnh giới vật chất được cấu tạo từ vàng, bạch kim, …giống như mô tả trong Kinh Hoa Nghiêm. Những chất vàng bạc châu báu này không nên hiểu theo giá trị duy vật đối với lòng tham sân si của con người mà nó chỉ là những vật chất như những sắc (forms, matters) khác trong vũ trụ.
Trong Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật, Hán dịch : Sa Môn Thật Xoa Nan Đà, Hoà Thượng Tuyên Hoá giảng giải, Tỳ Kheo Thích Minh Định dịch, Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất viết về lượng tử (particle,) hạt bụi (dust, gas) của thế giới hiện tượng thấy được bởi tuệ quang.
Cõi Phật hạt bụi biển pháp môn
Một lời diễn nói hết không thừa
Như vậy biển kiếp nói không hết
Thiện Tư Huệ Quang thấy môn này.
Hoà Thượng Tuyên Hoá giảng giải:
“Cõi Phật hạt bụi biển pháp môn.” Cõi nước chư Phật trong mười phương nhiều giống như hạt bụi. Trong một hạt bụi làm một biển cả, trong một biển cả đầy đủ vô lượng pháp môn, đó là hình dung nhiều pháp môn giống như biển cả, cho nên gọi là biển pháp môn.
“Một lời diễn nói hết không thừa.” Một lời tức là thật tướng, thật tướng tức là vô tướng, vô tướng tức là vô sở bất tướng. Chỉ cần nói ra thật tướng thì tất cả các pháp đều bao quát trong đó. Cũng có thể nói là chân như, lại có thể nói là Phật tánh. Vì tất cả pháp môn đều từ Phật tánh chảy ra, chỉ cần nói ra một lời thì tất cả pháp môn đều bao quát không thừa.
“Như vậy biển kiếp nói không hết.” Biển pháp môn nhiều giống như số hạt bụi, tận hư không khắp pháp giới. Muốn diễn nói pháp môn này hết thuở vị lai, suốt kiếp vị lai cũng diễn nói không hết, nói không hết biển pháp môn, đó là vì phương tiện mà nói.
Câu trước thì dùng thật tướng để nói, cho nên nói một lời diễn nói hết không thừa. Câu sau dùng quyền xảo phương tiện để nói, nói đến khi nào cũng nói không hết. Câu trước là tổng, câu sau là biệt. Tổng lại để nói, một câu có thể nói hết: phân biệt để nói thì hết kiếp vị lai cũng nói không hết. Theo hiển giáo mà nói thì, những gì người biết thì, một câu có thể nói hết. Theo Mật Giáo mà nói thì có vô lượng nghĩa, nói không hết.
“Thiện Tư Huệ Quang thấy môn này.” Môn giải thoát này vị Thiện Huệ Quang Phạm Vương minh bạch được.
Tương tự khi nói về về vô ngã tánh, vô thường tánh, vô sở tánh, vô trụ tánh, không tánh, và tâm bất nhị, Vật Lý Gia Mỹ, J Robert Oppenheimer ( 1904-1967) nói rằng: “Thí dụ, nếu chúng ta hỏi, phải chăng vị trí (electron) không thay đổi? chúng ta phải trả lời “không;” phải chăng vị trí của điện tử thay đổi với thời gian? chúng ta phải trả lời “không;” phải chăng điện tử đứng yên? chúng ta phải trả lời “không;” phải chăng điện tử đang di chuyển? chúng ta phải trả lời “không.” Đức Phật đã trả lời như vậy khi được hỏi về tình trạng của cái ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời này không quen thuộc trong truyền thống của khoa học trong thế kỷ 17 và 18.”
“If we ask, for instance, whether the position of the electron remains the same, we must say ‘no’; if we ask whether the electron’s position changes with time, we must say ‘no’; if we ask whether the electron is at rest, we must say ‘no’; if we ask whether it is in motion, we must say ‘no’. The Buddha has given such answers when interrogated as to the conditions of a man’s self after his death; but they are not familiar answers for the tradition of seventeenth and eighteenth century science.”
Trong cuốn “Siêu Khoa Học của Đức Phật” (Supreme Science of the Buddha,) học giả Egerton C. Baptist (1915-1983) viết như sau: Phật Giáo bắt đầu ở chỗ khoa học chấm dứt. Khoa học không cho chúng ta sự bảo đảm gì ở nơi đây. Nhưng Phật Giáo có thể đáp ứng sự thách thức của thuyết nguyên tử, vì kiến thức ở trên mức bình thường của Phật Giáo bắt đầu ở nơi mà khoa học chấm dứt. Và điều này khá rõ ràng cho bất cứ ai đã nghiên cứu về Phật Giáo. Bởi vì, qua thiền định, những cấu tử cỡ nguyên tử tạo thành vật chất đã được thấy và cảm nhận, và những sự khổ, với sự sinh và diệt của chúng, đã tự tạo ra trong cái mà chúng ta gọi là linh hồn hay ngã – ảo tưởng của chấp ngã, như giáo lý của Đức Phật dạy.
“Buddhism begins where science ends. Science can give no assurance herein. But Buddhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundane knowledge of Buddhism begins where science leaves off. And this is clear enough to anyone who has made a study of Buddhism. For, through Buddhist Meditation, the atomic constituents making up matter have been seen and felt, and the sorrow, or unsatisfactoriness (or Dukkha), of their ‘arising and passing away’ has made itself with what we call a ‘soul’ or ‘atma’ – the illusion of Sakkayaditthi, as it is called in the Buddha’s teaching.”
Nhà bác học vật lý nổi tiếng Albert Einstein (1879-1955) nói, “Vũ trụ phân tích đến cùng chẳng còn gì là vật chất mà chỉ còn lại là những rung động hay những làn sóng (wave) mà thôi.”
Đức Thế Tôn dạy, “Nếu lấy một vật chia chẻ mãi tới còn bằng đầu sợi tóc, gọi là mao trần. Lấy hạt bụi bằng mao trần này chia chẻ còn bằng hạt bụi bay trong hư không, gọi là khích du trần. Hạt bụi bay lại chia chẻ nữa thành vi trần nhỏ, rồi hạt vi trần nhỏ này lại chia ra nữa cho tới khi không còn chia được nữa, gọi là cực vi trần, lân hư trần” (Kinh Lăng-Nghiêm của Hòa-Thượng Thích-Duy-Lực dịch, trang 103)
8. Vi Trùng Chúng Sinh
Các nhà vi trùng học còn kinh ngạc hơn khi biết được, 25 thế kỷ trước, Đức Phật đã thấy những vi sinh vật trong bát nước và Ngài đã chú vãng sinh cho những sinh vật bé nhỏ này trước khi uống: “Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng.” Đức Phật đã nhìn thấy vô vàn, bát vạn tứ thiên những sinh vật nhỏ trong một bát nước.
Trước khi uống nước, các vị tu sĩ thường chú nguyện như sau:
“Phật quán nhất bất thuỷ
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất trì thử chú
Như thực chúng sanh nhục”
Xin lưu ý, bát vạn tứ thiên, tám vạn bốn ngàn (84,000) đây chỉ là con số tượng trưng của nhà Phật chứ không phải con số đếm thật. Ví dụ, 84.000 pháp môn. Hơn nữa, Đức Phật niệm chú vãng sinh cho những sinh vật bé nhỏ (20 triệu?) này trước khi uống vào bụng vì ngài muốn cho chúng ta có một ý thức của thế giới vi quan và để chúng ta tránh vô tình sát sinh.
Thật ra, những sinh vật nhỏ bé này và những vi trùng vào trong bụng ta tiêu hóa và đào thải ra chứ khó mà chết được. Cho nên, không nên quá quan tâm đến chúng nó khi ta ăn và uống chúng nó vào trong bụng ta nhưng nên quan tâm là nó sẽ làm gì hại trong bụng và cho cơ thể của chúng ta. Khoa học và y học chưa bao giờ giết được vi khuẩn (virus) chỉ có vi khuẩn và vi trùng sát chúng sinh mà thôi. Cho nên, chúng ta nên mong những vi sinh vật này niệm chú vãng sinh cho con người thay vì lo vãng sinh cho chúng vi trùng.
Tương tự, trong tất cả chúng sinh trên trái đất, nhân sinh là một vi khuẩn, sát sinh của địa cầu. Thế giới không cần phải niệm chú vãng sinh cho con người mà ngược lại con người nên niệm chú vãng sinh cho thế giới và chúng sinh.
Có thể chúng sinh kể cả con người, vi trùng, thú vật và thảo mộc đều cần thiết lẫn nhau cho nên ‘giết’ hết chúng nó đi thì ta ở với ai? Ngược lại, có con người hay không có con người cũng như có khủng long hay khủng long diệt chủng thì thế giới và chúng sinh vẫn vui vẻ mà tồn tại. Nhưng không có thế giới và chúng sinh thì con người sẽ ở với ai?
Tại sao Phật thấy được vi trùng và vũ trụ mà chúng ta muốn thấy phải dùng viễn vọng kính và kính hiển vi?
Trong băng giảng “Hoa Sen Trong Bùn,” mặt A, của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, tôi nghe ‘như thị nhĩ âm’ như vầy:
Vì Phật đắc tam minh, lục thông và ngũ nhãn. Tam minh tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.
Với Túc mạng minh, Ngài thấy được cuộc sống của Ngài và của chúng sinh đã trải qua nhiều số kiếp, và thấy được cái gốc sanh tử từ trước đến giờ.
Với Thiên nhãn minh, Ngài thấy rõ tại sao người ta sanh làm quỷ đói, và xuống địa ngục? Ngài thấy chúng sinh tùy nghiệp là nhân dẫn sanh các cõi là quả. Ngài thấy chúng sanh đi đầu thai ở trong sáu đường y như người đứng ở trên lầu cao nhìn thấy ở dưới đường những người đi dẫn theo nhiều ngả đường.
Nhờ Thiên nhãn minh, Ngài thấy được những vật âm vô cực (nhỏ) và những cái dương vô cực (lớn.) Ví dụ, Ngài thấy vi trùng trong bát nước, và thấy “Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng bên Ấn Độ.”
Vì chứng được Lậu tận minh nên Ngài dứt được nghiệp Sinh, Tử, Luân hồi. Ngài biết nhân nghiệp gì tạo ra và khiến chúng sinh phải trôi lăn trong vòng sanh tử. Ngài đã thấy những lý do khiến chúng ta bị dẫn vào sanh tử, và những lý do gì giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử và ngài đã tìm ra giải pháp để thoát ra khỏi sanh tử, luân hồi.
Từ ngàn xưa, chưa ai chống lại được sanh tử mà Ngài thấy được nguyên nhân của Sinh, Tử, Luân hồi. Khi thấy được nguyên nhân tạo sanh, tử, Ngài đã tìm những phương pháp để tiêu diệt những nguyên nhân này: Đó là giải thoát sanh tử.”
Nhân tiện, chúng ta cũng nên nói qua về lịch sử tìm thấy vi trùng từ các khoa học gia.
Vào thế kỷ thứ 17, một nhà Sinh vật học người Hòa Lan tên là Aton van Leeuwenhoek (1632-1723) đã khám phá ra nhiều loại Vi sinh vật (Micro-organism) như: Protozans, microbes (vi trùng), algae, fungi, bacteria, virus và rickettsiae …
Đến hậu bán thế kỷ 19, khoa Siêu Sinh Vật Học ra đời. Nhà Sinh Vật Học kiêm Hóa Học Gia Louis Pasteur (1822-1895) đã xác định vai trò của những Vi Khuẩn (Bacteria) trong việc Gây Men (Fermentation) và gây bệnh. Pasteur được tặng thưởng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh và được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp Quốc (Academie Francaise) bởi công trình nghiên cứu vĩ đại, đầy lợi ích cho nhân loại. Khi Ông mất, chính phủ Pháp đã tổ chức quốc táng. Rồi nhà Vật lý gia người Đức, Bác Sĩ Robert Koch, Nobel Laureate, đã tìm những phương cách chứng minh rằng những loại vi khuẩn nào gây nên những bệnh tật nào. Điển hình nhất là vi trùng lao phổi, vi trùng Koch.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn biết tách rời những loại vi khuẩn nào có ích lợi để dùng trong lãnh vực y tế, kỹ nghệ, canh nông. Ví dụ Mốc Rêu (Mold) đã được dùng để chế men (Enzym,) thuốc kháng sinh, và nhất là trụ sinh. Một số lớn Vi Khuẩn (Bacteria) được dùng trong thương mại để sản xuất Nhũ Toan (Lactic Acid) và chữa bệnh thiếu máu và thiếu chất vôi.
Đến giữa thế kỷ thứ 20th cho đến bây giờ, khoa Siêu Sinh Vật Học đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể. Một số Siêu Sinh Vật gây nên nhiều thứ bệnh hiểm nghèo, bất trị đã được nhận diện. Khoa học có những phương pháp để cô lập chúng và đã được áp dụng khá hữu hiệu nhưng chưa hoàn toàn tiêu diệt hẳn tất cả các bệnh.
9. Chu Trình Tiến Hóa của Hóa Sanh & Thấp Sanh
Từ hơn 2500 năm về trước, Phật Giáo đã biết rất rỏ ràng về chu trình tiến hoá (evolution) của hóa sanh và thấp sanh, trong Kinh Lăng Nghiêm, trang 256, Phật đã chia chúng sanh làm 12 loài: Loài sinh từ trứng (Noãn sinh,) loài sinh bằng thai (Thai sinh,) loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh,) loại bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh,) loài có sắc (hình tướng,) loài không sắc (ma, quỷ, thần, phi nhân, chư thiên,) loài có tưởng (người,) loài không có tưởng (gỗ, đá, kim loại,) loài chẳng phải có sắc, loài chẳng phải không sắc, loài chẳng phải có tưởng, và loài chẳng phải không tưởng.
Trong Kinh Đại Niết Bàn, trang 341-342, Sư Tử Hống Bồ Tát bạch Phật rằng trong bốn loài Noãn, Thai, thấp, Hóa; loài người đều có đủ. Do đấy, trong loài người cũng có Noãn sanh, Thấp sanh; và thuở kiếp sơ, tất cả chúng sanh đều là Hóa sinh.
Những chứng liệu dưới đây của Sinh vật học, Khảo cổ học, Nhân chủng học, Địa chất học, và Hải dương học đã chứng minh trí tuệ vượt thời gian của Sư Tử Hống Bồ Tát và của Đức Phật.
Trong lịch trình tiến hóa của sinh vật và thảo mộc trên thế giới, theo tài liệu của những nhà Cổ Nhân Chủng Học (Paleanthropology,) sự sống bắt đầu cách đây 4 tỉ năm, thảo mộc xuất hiện đầu tiên cách đây 425 triệu năm, những loài có vú đầu tiên cách đây 50 triệu năm, và chủng loại Ramapithecus cách đây 12 triệu năm.
Tài liệu thứ hai cho rằng loài vật đã xuất hiện cách đây khoảng một tỉ năm; và những vi sinh vật sống trong bùn, trải qua nhiều thời kỳ tiến hóa, đã ngẫu nhiên trở thành giống người, chim bồ nông, voi, giun đất, và hàng ngàn chủng loại khác nhau mà ta thấy trong thế giới loài vật bây giờ. Tất cả những loài vật xuất hiện cách đây trên một tỉ năm đã sống trong các đại dương, có lúc nổi lên, có lúc chìm xuống như những vi sinh vật mà chúng ta thường thấy trong nước ngọt hay nước mặn. Điều này đã chứng tỏ con người từ những loài vi sinh vật và loài vật từ đại dương (H2O) mà ra. Con người chỉ là một con vật thông minh nhất trên trái đất tự gọi mình là người, còn những loài vật kém thông minh hơn được con người gọi là súc vật, vi trùng và vô tri giác.
Tài liệu thứ ba cho rằng những vi sinh vật đó thuộc loại Đơn bào (một Tế bào.) Theo những tài liệu khảo cổ, những hóa thạch đầu tiên xuất hiện vào Kỷ nguyên Đột xuất Cambrian (Cambrian Explosion) là thời kỳ các chủng loại khác nhau đã xuất hiện bất ngờ. Đó là, thời kỳ mà các lớp đá, địa tầng và hóa thạch đã được khám phá, tức là thời kỳ địa chất đầu tiên cách đây 500 triệu năm.
Chỉ trong vòng 20 triệu năm những sinh vật Đơn Bào sống trong các đại dương đã trở nên đa dạng, đột nhiên tạo điều kiện phát sinh những loài vật có thống thuộc với những giống côn trùng, tôm hùm, sứa, hải sâm, cá, và con người …Điều này cho thấy, con người cũng từ đó mà ra và phải qua nhiều chu trình tiến hóa để trở thành con vật biết phân biệt và kỳ thị chủng loại tự xưng là người với cái duy ngã độc tôn.
Tài liệu thứ tư nói rằng trong việc sưu tầm sự sống, các khoa học gia đã khám phá trong lớp địa tầng cổ xuất hiện ở Phần Lan cách đây 3 tỉ 850 triệu năm những hạt khoáng chất do những vi sinh vật (có thể là những loài Đơn bào) tạo nên. Những vi sinh vật sống dưới đáy đại dương đã để lại những dấu vết thật sự của sự sống.
Tài liệu thứ năm nói rằng một hòn Đá Trời cỡ bằng củ khoai từ trên Sao Hỏa (Mars) rớt xuống Trái đất đã đem theo những vi sinh vật. Điều đó chứng tỏ có sự sống ở trên Sao Hỏa.
Qua những tài liệu nói trên, chúng ta nhận thấy rằng các loài Đơn Bào, qua nhiều quá trình tiến hóa, nhất là trong Kỷ Nguyên Đột Xuất Cambrian, đã trở thành những loài đa bào, đa dạng trong đó có loài người. Tuy nhiên, con người vì quá văn minh nên đã biết chế tạo ra những tiện nghi vật chất để sống an toàn, xa vời thiên nhiên, nên cơ thể không thấy tiến hóa cùng lẫn thích ích với thiên nhiên trong những giai đoạn vài ngàn năm gần đây so với những sinh vật khác trên thế giới. Dù loài ngưòi đã từ những Đơn Bào tức là những vi sinh vật đã tạo nên qua nhiều quá trình tiến hóa trên thế giới.
Những khám phá trên đây của khoa học đã chứng tỏ Sư Tử Hống Bồ Tát và Đức Phật đã nói đúng từ 2600 năm về trước là loài người cũng đã sinh ra từ những loài Thấp Sinh và Hóa Sinh. Đức Phật biết những chúng sinh này xuất hiện cách đây khoảng một tỉ năm. Thấp sinh là loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng và vi khuẩn. Hóa sinh là loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như ‘bông lúa hóa sâu, cỏ mục hóa đom đóm.’ (Đạo Phật Siêu Khoa Học, Chùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997, Minh Giác Nguyễn Học Tài, Phần 1: Quang Minh)
10. Vũ Trụ Vô Lượng Sắc Thể
Phổ Hiền Bồ Tát cũng như Đức Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ quán thấy được 5% của sắc tướng công (observable forms and energy) trong cõi quang âm. Bồ Tát Phổ Hiền cũng như Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đều là những vị cổ Phật có đủ ngũ nhãn cho nên các ngài thấy được vi trần số thiên thể và thấy được hình dạng của hằng hà sa số thiên thể khác biệt trong vũ trụ hữu sắc tướng.
Theo Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phổ Hiền Bồ Tát chẳng những đã thấy hình dạng của vi trần số thế giới (Thiên Thể) mà còn thấy hình dạng của vũ trụ là một Hoa Sen Lớn có những cánh hoa là sự kết hợp của vô vàn, vô số Thiên Hà nhỏ bé như những tế bào vi ti được đặt trên một cái cọng hoa tên là Chủng Chủng Quang Minh Nhụy Hương Tràng. Dựa vào những miêu tả này, tôi suy ra vũ trụ có dạng hình cầu, chính xác hơn có thể hình bầu dục hay hình giọt nước, có thể tương đối như hình hoa sen với dạng thể tương tự như những hành tinh trong vũ trụ. Khoa học ngày nay còn có thể đo lường được trọng lượng của vủ trụ hữu cơ.
Khởi đầu phẩm, Trang 227, tập 1, Thế giới thành tựu, Kinh Hoa Nghiêm viết: “Lúc bấy giờ Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát do thần lực của Phật quán sát tất cả thế giới hải, tất cả chúng sanh hải, tất cả chư Phật hải, tất cả pháp giới hải, tất cả chúng sanh nghiệp hải, tất cả chúng sanh căn dục hải, tất cả chư Phật pháp luân hải, tất cả tam thế hải, tất cả Như Lai nguyện lực hải, tất cả Như Lai thần biến hải.” Sau đó ở trang 233 có ghi: “Lúc đó Phổ Hiền Bồ Tát bảo đại chúng rằng: Chư Phật tử! Thế giới hải có mười việc mà chư Phật trong ba thuở quá khứ, hiện tại, vị lai đã nói, hiện nói và sẽ nói. Những gì là mười? Chính là nhơn duyên khởi thế giới hải, chỗ nương trụ của thế giới hải, hình trạng của thế giới hải, thể tánh của thế giới hải, sự trang nghiêm của thế giới hải, sự thanh tịnh của thế giới hải. Phật xuất hiện nơi thế giới hải, kiếp trụ của thế giới hải, kiếp chuyển biến sai biệt của thế giới hải, môn vô sai biệt của thế giới hải.” Và rồi, Phổ Hiền Bồ Tát đã cập giải thích đến từng điểm một của mười điều ấy, trong đó điểm thứ ba “hình trạng của thế giới hải” (trang 240) khiến ta để ý đến. Nói về hình trạng của các thế giới hải, Phổ Hiền Bồ Tát cho biết hình trạng có thể là: Hình vuông, tròn, hoặc chẳng phải tròn vuông, hoặc hình như nước xoáy, hoặc hình như núi, hình như cây, hình như bông, hình như cung điện, hình như chúng sanh, hình như Phật, có thế giới vi trần số hình sai khác như vậy.
Khoa học đã tìm thấy các thiên hà (thế giới hải?) hình nước xoáy hoặc khác nhau và ánh sáng của chúng cũng khác nhau, khiến ta liên tưởng đến điểm “sự trang nghiêm của thế giới hải” (Trang 224-225.) Đó là chưa nói đến “Chỗ nương trụ của thế giới hải” và các điểm khác mà Phổ Hiền Bồ Tát đã đề cập đến.
Hình dạng các Thiên Thể trong Vũ Trụ diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm, Tập 1, Phẩm Hoa Tạng Thế Giới, trang 401 và 410 – 415; Đức Phổ Hiền đã nói:
“Chư Phật tử! Tất cả thế giới chủng đó hình dạng đều khác nhau: Hoặc hình núi Tu Di, hình sông, hình xoay chuyển (trôn ốc,) hình nước xoáy, hình trục xe, hình lễ đàn (bàn thờ,) hình rừng cây, hình lầu các, hình sơn tràng, hình vuông góc, hình hoa sen, hình thai tạng, hình khư lặc ca (cái rỗ), hình thân chúng sinh, hình mây, hình ông Phật, hình viên quang (tròn sáng), hình lưới, hình tam giác, hình bán nguyệt, hình thành quách rộng lớn, hình bảo hoa xoay nở, hình tứ châu, hình tròn, hình như Kim Cang, hình như Ma Ni Bửu, hình chữ vạn, hình như tòa Sư tử v.v… Có vi trần số hình dạng như vậy.”
Mô tả về Thiên Thể trong vũ trụ, Kinh Hoa Nghiêm đã dùng những chữ để diễn tả các thế giới trong vũ trụ như: Cõi, Thế giới, Phật sát, Phật sát hải, Phật quốc, Phật quốc độ, Thế giới hệ, Thế giới chủng, Thế giới võng, và Thế giới hải (Biển thế giới) có thể cùng một nghĩa nhưng tùy nghi thích ứng với chủ đề trong kinh. Về Thế giới võng, kinh định nghĩa, “Tất cả thế giới đều liên tiếp nhau thành thế giới võng, kiến lập nhiều hình thức sai khác khắp cùng nơi.”
Trong Đạo Phật Siêu Khoa Học, Minh Giác Nguyễn Học Tài so sánh, “Thế giới hệ, Thế giới chủng, và Thế giới võng cũng là một, và có thể hiểu là Cụm sao (Cluster of stars), Chòm sao (Constellation), Thái dương hệ (Solar system), Chòm Thiên hà (Cluster of galaxies), hay Bức Trường Thành Thiên Hà (The Great Wall of galaxies).”
Có thể vì vậy, Đức Phổ Hiền dùng chữ ‘thế giới’ mà khoa học ngày nay hiểu là World hay Planet (Hành Tinh.) Ở trong Thái Dương Hệ, tất cả những hành tinh và vệ tinh, kể cả mặt trời, đều hình cầu. Đức Phổ Hiền đã mô tả rất chính xác những hình dạng khác của một số thiên thể (Celestial Bodies) trong vũ trụ. Đó là những Vi Thiên Thể (Planetesimal) kích thước từ vài m cho đến vài trăm km, như Vẫn Thạch (Meteorites) có đường kính khoảng 2 cm, Sao băng (Meteor,) Sao chổi (Comet,) Tiểu hành tinh (Asteroid) có đường kính từ vài trăm thước đến dặm nghìn cây số, Tinh Tú, Chòm Sao (Constellation), Tinh Vân (Nebula), Sao Đột Sáng (Nova), Thiên Hà (Galaxy), và Chòm Thiên Hà (Cluster of Galaxies.)
Cho đến nay, các nhà thiên văn và vũ trụ gia đã phát hiện hình dạng của một số thiên thể tương tự như lời mô tả của Đức Phổ Hiền như sau:
Hình sông, hình Xoay chuyển, hình nước xoáy, hình Trục xe, hình Thai tạng, hình Viên quang (Tròn sáng,) hình lưới, hình Ma Ni Bửu (Ngọc quí,) hình Bảo hoa Xoay nở, hình chữ Vạn, hình hoa sen, … Ngoài ra, các nhà thiên văn cũng đã phát hiện một số thiên thể khác như sau: Hình Chim Phượng, hình mắt Mèo, hình cái Nhẫn, hình Cánh Bướm, hình Con Cua, hình Vòng Xuyến, hình Chòm Sao Viên Quang, hình Bầu Dục, Thiên Nhãn, v.v…Ngoài những thiên thể có hình dạng rõ ràng còn có những chòm sao cũng có những hình dạng được tượng hình bằng những con vật trong thần thoại cổ Hy Lạp.
Đức Phổ Hiền không những đã thấy vi trần số hình dạng thiên thể trong vũ trụ mà còn thấy hình dạng của vũ trụ nữa vì ngài đã ở ngoài thân ngũ uẩn lẫn vũ trụ để quán chiếu bản lai diện mục của tiểu vũ trụ và đại vũ trụ. Cư Sĩ Học Giả Nghiêm Xuân Hồng mô tả: “Tất cả những thế giới hải bao la bát ngát ấy chỉ là những tế bào [cells, trong nhục thể. THL] những bộ phận [lượng tử này] kết lại [trông xa] thành những cánh hoa, rồi cánh hoa kết lại thành bông Đại Bửu Liên Hoa, lúc nở ra lúc héo hắt đi [lập loè,] và bông Liên Hoa đó trụ trên cái cọng hoa [đuôi, chuỗi] gọi là Chủng Chủng Quang minh Nhụy Hương Tràng.” Hình thể tương tự như hình xoáy nước và những hình dạng khác được mô tả ở trên.
Trong Hoa Tạng Thế Giới, Kinh Hoa Nghiêm (trang 377 – 507) đã mô tả, và Nhị Khóa Hiệp Giải (trang 191 – 219) cùng Lăng Kính Đại Thừa (trang 126 – 131) đã nói lại. Tuy nhiên, Nhị Khóa Hiệp Giải chỉ thuật lại sự mô tả của Kinh Hoa Nghiêm, Lăng Kính Đại Thừa của cụ Nghiêm Xuân Hồng diễn nôm lại một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn nhiều.
Trang 130 – 11, cụ Nghiêm Xuân Hồng diễn nghĩa Hoa Tạng Thế Giới cùng sự Bùng Nổ Lớn (The Big Bang) và sự Co Rút Lớn (The Big Crunch) của vũ trụ như sau: “Hoa Tạng thế giới là một bông Đại Liên Hoa (Hoa Sen Lớn,) và thế giới hải, hoặc Giải Ngân Hà (nói theo sự hiểu biết của người đời nay) chỉ là những bộ phận ti vi của những cánh hoa.
Để có chút khái niệm về hình dạng của vũ trụ theo Kinh Hoa Nghiêm, những giòng sau đây được trích dẫn ở cuốn Lăng Kính Đại Thừa (trang 126 – 127):
“Ngài (Phổ Hiền) nói rõ danh hiệu các cõi, các thế giới, các thế giới chủng, các thế giới hải ở mười phương, cùng hồng danh chư Phật Như Lai ngự trị tại các quốc độ đó. Ngài nói rõ về các cõi hình trạng như thế nào, an lập như thế nào, nương về đâu, trụ về đâu, thành thành hoại hoại xoay vần, tương tự như lá mọc rồi lại rụng. Và Ngài cũng dạy rõ ràng tất cả những thế giới hải bao la bát ngát ấy đều là những tế bào, những bộ phận kết hợp lại thành cánh hoa, rồi cánh hoa hợp lại thành một bông Đại Bảo Liên Hoa, lúc nở ra lúc héo hắt đi và bông Liên Hoa đó trụ trên cái cọng hoa gọi là Chủng Chủng Quang minh Nhụy Hương Tràng.
Trước đó 40 năm chả mấy ai hiểu nổi những điều quái gở trên đây từ những kinh điển Đại Thừa. Lời kinh xưa dường như không tưởng, phi lý, đầy tính chất huyền bí, thậm chí mê tín. Tuy đã có rất nhiều người đã nghe qua và biết được Phật Giáo với 84000 Pháp Môn rất cao siêu, phức tạp và khó hiễu nhưng rất ít người thấy được cá tính khoa học đặc thù trong những kinh điển Đại Thừa của Phật Giáo. Cho đến bây giờ khi mà khoa học kỷ thuật càng ngày càng nhanh chóng tiến bộ vượt bực. Nhờ vào những kỷ thuật đó mà con người có thể dùng những phương tiện kỷ thuật này để tìm kiếm, nghiên cứu, trau dồi kiến thức bác học của mình. Nhất là nhờ vào internet, TV, cell phones, computers, …mà chúng ta đã được học hỏi những tin tức, công trình nghiên cứu và kiến thức từ những học giả, bác học trên thế giới. Về Phật Giáo, chúng ta may mắn được đọc nhiều bài viết về Phật Pháp đầy trí tuệ và giá trị của những thức giả vô danh online.
Nhưng dù có biết và thấy được những gì kinh Phật ghi lại cũng không thể thực sự chứng minh được cho đến khi NASA dùng viễn vọng kính (Hubble telescope) để chụp hình những Giải Thiên Hà rồi thì các nhà khoa học và thiên văn suy nghiệm và quan sát hình như những giải thiên hà này nở ra vì các tinh tú càng ngày càng xoay vần, chạy cách xa nhau với một thế vận tốc rất lớn, nên họ đã xác nhận sự hữu lý của thuyết Big Bang, nghĩa là có vụ nổ tung rất lớn khiến các tinh tú bắn tóe ra xa nhau … Nhưng rồi họ lại nhận thấy rằng có những Giải Thiên Hà hình như co lại, vì trong đó các tinh tú càng ngày sáng hơn điều này chứng tỏ vũ trụ co lại vì các tinh tú càng xích lại gần nhau hơn ngược lại với thuyết vũ trụ dãn ra vì những tinh tú rời xa hơn để lại những ánh sáng đỏ mờ, tương tự nguyên tắc doppler effect của âm thanh, từ các tinh tú di chuyễn xa dần …
Rất có thể đây là những chu kỳ dãn nở của vũ trụ hay nở ra hoặc cuốn lại của những cánh hoa tạng thế giới đúng như mô tả trong kinh điển. Điều này chứng tỏ một cách hùng hồn là lời kinh Phật không mảy may vọng ngôn, hư vọng vì Đức Thế Tôn và những sư tổ giảng kinh đều là bậc đại giác, có đủ lục thông, ngũ nhãn để thuyết cho chúng sinh chứ không phải chỉ có đôi nhục nhãn với mấy chiếc ống nhòm và tầm nhìn giới hạn như các khoa học gia hiện đại.
11. Vũ Trụ Vô Lượng Vô Sắc Tướng Công
Đức Phật nói: “Chúng sinh thì vô lượng nhưng căn trí bất đồng.” Hay nói cách khác, mỗi cá nhân tuy đồng nhất thể ‘nhân’ nhưng ‘Ngã’ thì độc tôn. Hay, chúng sinh bản ngã bất đồng và diện mục thì vô lượng. Điều này áp dụng cho cả vi mô lẫn vĩ mô, sắc lẫn vô sắc trong vũ trụ.
Tôi nghĩ: Vô lượng vật trong vũ trụ, bản lai tuy đồng căn thể nhưng bất đồng diện mục tánh. Tất cả là độc nhất vô nhị (unique.) Điều này đi đến kết luận là con người là nhân sinh độc nhất vô nhị trong vũ trụ cho dù trong một trong tỷ tỷ giải thiên hà mà chúng ta đang ở có cở chừng 1000 hành tinh với những điều kiện tương tự như trái đất cũng không có những chúng sinh như con người. Tuy nhiên, khoa học vẫn hy vọng là ở những hành tinh có những điều kiện nhân duyên tương tự như trái đất sẽ có những sự sống và có thể có cả văn minh nhưng nó rất đặc thù không phải giống như con người và là giống lạ hiện hữu, ‘aliens.’
Khoa học gia cho rằng: 99.999999% không có con người sống ở trong vũ trụ ngoài trái đất ra nhưng có thể có những chúng sinh lạ, chúng ta chưa thấy bao giờ, không phải là con người (none-human?) sinh sống ở đó.
Không phải ngẫu nhiên mà NASA và khoa học gia Mỹ vẫn cố tâm nghiên cứu về Hỏa Tinh (Mars) nhưng có rất nhiều nguyên do rất phức tạp. Một trong những lý do đó là con người lo xa, sợ một ngày nào đó thiên thạch sẽ rớt xuống trái đất và sẽ bị tiêu diệt như khủng long nên đi tìm trước một thuộc địa mới cho hậu duệ. Hai là Mặt Trời cũng chắc chắc không thoát khỏi vòng luân hồi, sinh trụ hoại diệt. Tuy được gọi là Trời nhưng ông Trời nếu không trã tiền điện thì cũng sẽ bị ‘Tây nhà đèn vũ trụ’ cúp điện và tắt đèn trong một ngày rất gần kéo (pull) theo vòng Thái Hương Hệ sẽ chìm trong bóng tối làm mất tất cả sự sống trên trái đất lẫn những vệ tinh khác.
Có điều mà khoa học không muốn chính thức công nhận là họ chọn Mars cũng vì nguyên do sâu kín của tâm thức: Con người tin tưởng, tổ tiên của chúng ta từ sao Hoả (Mars) mà xuống đây như những người mọi da đỏ ở Mỹ Châu tin tưởng và thấy được nhan nhãn trong những đền thờ như ‘kim tự tháp’ nhỏ ở Nam Mỹ. Chúng ta đang ‘đáo bỉ ngạn’ cho nó chắc ăn hơn là tìm nơi không bờ, không bến, không biết đâu mà lường.
Càng ngày, NASA đã tìm ra thêm nhiều chi tiếc về những điều kiện sinh tồn tương tự như trái đất ở trên sao Hỏa từ vài triệu năm về trước. Dĩ nhiên với nhiệt độ, không khí từ những cơn lốc trên Hỏa Tinh (Mars) đã làm cho họ đưa đến những kết luận lạc quan như trên nhưng con người vẫn không thể sinh sống trên sao Hỏa tự nhiên như ở trên địa cầu với cái nhục thân tứ đại cấu tạo bởi ngũ uẩn và 18 căn trần thức này mà phải có một điều kiện tiến hóa (evolution) với những nhân duyên khác để thích ứng với môi trường sở tại.
Điều tôi muốn nói là nếu tổ tiên chúng ta là ‘Hỏa chúng sinh’ thì vài triệu năm trước họ không có cái bản lai diện mục như những cái ‘mặt mẹc’ (merde) của chúng ta bây giờ? Chắc chắn là họ đẹp như tiên, không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi và có thể không đực không cái? Không biết ‘ấy’ là cái ái dục ái ân gì? Họ có thể có trí tuệ, thông minh, văn minh, và anh minh vượt cả chúng ta cả triệu năm? Vậy thì chuyện gì đã xảy ra cho con người chúng ta bây giờ sau khi tổ tiên hỏa tinh của chúng ta xuống tỵ nạn ở trên trái đất này? Cái nguyên nhân hậu quả nào, cái bản lai nào làm chúng ta vô minh quên mất diện mục, và bỏ quên trí tuệ của mình?
Theo tôi nghĩ thì ‘chúng ta’ vài triệu năm, vô lượng kiếp về trước không phải là ‘chúng ta’ vài triệu năm, vô lượng kiếp về sau và nhất là sau khi đã trải qua những chu trình tiến hóa (evolution?) Thêm nữa, ‘con người’ chỉ hiện hữu chừng 70,000 kiếp chứ không phải vô lượng kiếp như tôi đã chứng minh lý thuyết này bằng toán học trong một bài viết vào năm 2015 về trước. Có thể Tâm (chúng ta) đã vô tâm ‘tái tạo’ hay cố tâm ‘tự tái tạo’ (Mind might be re-created itself or by higher intelligence?) để trở thành ‘con người’ từ ‘cái nhân Ngã tới cái quả Người’ từ Ngũ (5) Uẩn trộn với Vô Sắc Uẩn Tướng Công Lực trở thành Lục (6) Uẩn qua những tổng học đầy phức tạp của tỷ tỷ chu trình tiến hóa dựa vào những phối hợp của nhân duyên để thích hợp với điều kiện hiện hữu và sinh tồn trên địa cầu?
Để làm cho những vấn đề này thêm phức tạp và điên cái đầu hơn, tôi xin triết lý và Phật Giáo hóa một tí: Vậy thì thế nào là ‘Tâm ý từ Hỏa Tinh sang?’ Hay ‘Tại sao Chúng Ta lại đi từ trái đất tới? Trở lại câu hỏi căn bản và cổ điển nhất: Cái gì là bản lai diện mục của Chúng Ta?’ Ghi chú: ‘Chúng ta’ chưa hẳn có nghĩa ám chỉ riêng cho con người.
“Kinh Phật diễn tả ‘Ba cõi thế giới’ hay Tam Giới mà khoa học vẫn chưa khám phá ra hết. Ba cõi bao gồm hết thảy chúng sanh, từ các bậc hiền thánh cho đến các hạng chúng sanh đang chịu khổ não, nếu chưa được giác ngộ hoàn toàn, còn chịu sự chi phối của nghiệp lực trong vòng luân hồi, thì họ đều không thể thoát ra ngoài ba cõi này.”
Tôi xin triết lý hóa: Tam giới là cõi vẫn còn bị chi phối bởi vòng luân hồi của sinh trụ hoại diệt.
A. “Sắc Giới là cảnh giới của những chúng sanh không còn tham muốn nhưng vẫn còn hình thể, nhờ tu tập thiền định mà đạt đến, nên tuy có ăn uống mà đã dứt sạch được sự tham muốn, không còn cảm nhận khoái lạc nhục dục. Cảnh giới này lại phân chia thành bốn bậc, gồm 20 cảnh giới nhỏ hơn, tùy theo mức độ tu tập thiền định của chúng sanh ở đó.”
Tôi xin lý sự: Sắc giới là cõi của âm thanh, ánh sáng. Cõi này chỉ chiếm 5% trong vũ trụ.
B. “Vô Sắc Giới là cảnh giới của những chúng sanh không còn lòng tham muốn hình sắc, nên không có hình thể. Cõi này còn phân chia thành bốn cảnh giới nhỏ hơn là Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.”
Tôi xin triết lý luận: Vô Sắc Giới là giới ‘Không.’ Cõi ‘u minh’ (dark) này chiếm 95% trong vũ trụ.
Vô Sắc Tướng Công Lực có thể tương tự như được mô tả trong kinh điển Phật Giáo về Vô Sắc Giới. Trong cõi này vô sắc tướng (dark matters) có thể gồm có: 1. Vô biên. 2. Vô thức 3. Vô sở. 4. Không tưởng và 5. Năng lượng ‘tối’ (dark energy.) Tuy nhiên, cõi ‘u minh’ (tối) này có chúng sinh hiện hữu hay không thì khoa học chưa khám phá tới phải nhờ ngọn đuốc trí tuệ mới biết được thực tại.
Tôi tiên kiến và hy vọng, những khám phá về vũ trụ đầy ‘vô sắc tướng công’ (dark matters and dark energy) cũng như vũ trụ toàn ký (hollographic universe) của khoa học nhân văn sẽ rất thích ứng và rất hữu ích đặc biệt cho những thế hệ tương lai từ thế kỷ 21st trở đi khi mà những thế hệ nầy có đầy đủ kiến thức và được bổ xung với căn bản trí tuệ của Tri Kiến Phật để có thể thoát ngộ ra những chân lý và nguyên lý này.
Tôi khẳng định và tin tưởng: Thế hệ bây giờ trở đi có thể vừa làm mọi chuyện cùng một lúc (multi-tasks) thay vì từng việc một (serial task) như những thế hệ trước thường theo thói quen làm. Thế hệ 21st trở đi sẽ là thế hệ của lượng tử ‘quantum generations’ có khả năng làm mọi chuyện một lúc (multi-tasks,) làm song song (parallel processing,) lúc này lúc kia, bến nầy bờ đó, như tâm viên như ý mã và vẫn không bị chi phối, sai chạy hay trật đường rầy nhờ họ biết cách phối hợp nhịp nhàng và sử dụng chính xác kỷ thuật lượng tử (quantum technology) cùng Thiền Lượng Tử (quantum zen.) Những thế hệ này có thể đi đi về về và làm xong nhiều chuyện cần thiết trong không gian 11 chiều xuyên qua Thập Bát (18) Giới Ma Trận (Multi-Dimensional Matrix) trong vòng một phần tỷ của Sátna.
C. “Dục Giới là cảnh giới của những chúng sanh còn sự ái luyến và tham dục trong tâm. Những chúng sanh này tùy theo nghiệp quả đã tạo ra do sự ái luyến và tham dục đó mà phải thọ sanh vào sáu cảnh giới khác nhau trong cõi này, thường gọi là Lục đạo, bao gồm các cảnh giới trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.”
Theo tâm lý chung: Cảnh giới ái dục này ‘Sướng Đê Mê,’ từ tê cho tới tái. Còn những cảnh giới khác ở trên đều là ‘đầy cái Không Sướng, vơi cái Sướng,’ chán bỏ xừ, buồn thấy ‘mịa,’ chán thấy mồ, buồn ‘da diếc.’
Bởi vậy mà 7 tỷ con người và sẽ càng nhiều chúng sinh đua nhau sinh vào cỏi sướng này: Ta ‘dại’ ta đến chốn xôn xao, người ‘khôn’ người tìm nơi vắng vẻ.
12. Phật Giáo và Khoa Học Vị Lai
Hy vọng, khi mà phương tiện quantum computer và khoa học vạn vật sẽ thành công trong việc làm cho chúng ta ‘trường sanh lâu tử’ và có thể sở trụ bất cứ nơi nào trong vũ trụ thì tất cả những gì chúng ta đang tư duy cho là chân lý trong hiện tại điều phải xét lại kể cả khoa học nhân văn cũng phải sang trang, viết lại từ đầu. Những nghiên cứu mới đây từ những tạp chí khoa học và qua những phỏng vấn với những nhà bác học vật lý như Dr. Michio Kaku,… đã cho chúng ta biết rằng khoa học có khả năng làm cho chúng ta sống khỏe mạnh trẻ trung như 25 tuổi cho tới 1000, 2000 năm. Cho nên chúng ta phải ráng mà sống chờ đến ngày đó dù có bệnh hoạn khổ sở thế nào đi nửa cũng không thể chết trước được. Sống lâu chật đất như vậy để làm gì thì con người chưa trù tính ra.
Michio Kaku là người Mỹ gốc Nhật, cả cha mẹ và anh em của ông ta điều sinh ra ở Mỹ. Tiến Sĩ Kaku là Giáo Sư của Vật Lý Lý Thuyết tại City College of New York, ông tốt nghiệp PhD tại Harvard University với học bổng toàn phần và University of California, Berkeley. Ông ta rất nổi tiếng trên chương trình TV với chủ đề Sci Fi Science.
Michio Kaku is a Japanese-American futurist, theoretical physicist and popularizer of science. Dr. Kaku is a Professor of Theoretical Physics at the City College of New York, Educated from Harvard University, University of California, Berkeley, TV shows: Sci Fi Science: Physics of the Impossible, Visions of the Future, How the Universe Works, The Universe, 2057,…
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra điều mà họ gọi là “gót chân Achilles” (tử huyệt) của bệnh ung thư, theo một nghiên cứu mới của khoa học. Viết trong Science, các nhà nghiên cứu từ đại học University College London cho biết họ đã hiểu biết cặn kẽ hơn sự phức tạp về mặt di truyền của những khối u của ung thư, từ đó có thể dẫn đến những phát minh với những loại thuốc điều trị miễn dịch mới mạnh mẽ và đầy công hiệu hơn. (Source VOA, March 5, 2016)
Tuy nhiên, trước đó 10/2015, trong các phòng thí nghiệm tối tân, với những dụng cụ đặc biệt, các nhà sưu tầm và bác học khác đã phát hiện những tác hại khác nhau và ghê gớm không thể diệt được của các Siêu Sinh Vật (Virus.) Họ đã khám phá ra một điều bất ngờ đó là những tế bào phát triển bất thường (cancers) này trường sinh bất tử không thể diệt được. Vậy mà bây giờ những khoa học gia khác lại tìm ra tử huyệt của tế bào ung thư bất tử để khai tử nó.
Tuy nhiên, tôi vẫn mong khoa học sớm hiểu ra: Những tế nào này nếu biết cách dùng nó thay vì cố tiêu diệt nó thì nó chính là tiên đơn (thuốc tiên) giúp chúng ta trường sanh bất tử. Điều vô minh của con người là những cái gì phát triển kỳ lạ trên đời mà ta chưa hiểu được thì đa số chúng ta thường hay có thói quen kết luận vội vã là bất bình thường (abnormal,) là bệnh hoạn (disease.) Trong khi đó những cái mà chúng ta tưởng là bình thường thì nó lại giết ta một cách nhẹ nhàng rất bình thường. Mà bệnh và tử trước nay vẫn bình thường như luật sinh lão bệnh tử bình thường của vũ trụ. Trường sinh bất tử cũng là luật vô sanh vô diệt bình thường của vũ trụ. Vô minh hay kém vô minh thì cũng bình thường tự nhiên của vũ trụ mà thôi.
Hình như, Đức Phật đã nhận xét đúng vì không có cái gì trong vũ trụ này là không bị chi phối bởi luật ‘sinh trụ hoại diệt’ cả. Làm cho nó bất tử mới khó chứ trù cho nó tử thì cầu khả đắc. Tuy nhiên, khoa học không thể phá vỡ vòng xích sinh-lão-bệnh-tử của vũ trụ dù đó là điều mong muốn và tham vọng nhất trên đời của con người.
13. Cái gì là bản lai diện mục của Thực Tại?
Trong Bổn lai diện mục, Thích Trí Siêu viết, “Trong kinh Lăng Nghiêm, ban đầu đức Phật khai thị cho A-Nan nhận ra chân tâm, sau đó ngài dạy A-Nan nương theo pháp môn “nhĩ căn viên thông” của Quan Thế Âm Bồ tát để tu tập. Như thế đủ biết nhận ra chân tâm [bản lai diện mục] đâu phải là xong. Vì thế trong luật Trường Hàng (cho người xuất gia) có nói: Ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật. Ngũ hạ dĩ hậu, phương nãi thính giáo tham thiền. Nghĩa là năm hạ về trước, người tu phải học hỏi giữ gìn giới luật tinh chuyên, năm hạ về sau mới đi nghe giáo lý và tham thiền.”
Trong Vô Môn Quan, 無門関 , Chữ Vô của Phương Đông, Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai, Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin, Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin, Biên dịch: Nguyễn Nam Trân, Tắc số 23: Mặt mũi chính mình (Bất tư thiện ác)不思善悪 có viết:
“Trong đạo Phật, điều quan trọng vẫn là việc nhìn thấy rõ chính mình (tự kỷ cứu minh.) Trước câu hỏi tiếp đến: “Cái tự kỷ đó là gì?” Thì công án này đã trả lời: “Bản lai diện mục!” Nói cách khác, đó là “bản lai tự kỷ” mà điều quan trọng của mỗi chúng ta là tự giác về nó vậy. Có lẽ nhờ đó Huệ Minh khám phá ra sự giác ngộ được Phật Pháp là như thế, và chính mình cũng là một vị Phật (chúng sinh bản lai Phật,) nên sung sướng như được giải thoát, đầm đìa mồ hôi nước mắt, sụp xuống lễ Huệ Năng.
Thế nhưng vừa mới ngộ đạo, Huệ Minh muốn hỏi thêm vì nghĩ rằng hãy còn ý nghĩa thâm sâu gì mà mình chưa nắm. Huệ Năng đã vạch ra cho ông thấy không có gì là bí mật cả. Cái bí mật ấy, nếu có, chỉ một mình đương sự Huệ Minh thể nghiệm được mà thôi vì nó ở trong chính ông.”
Tôi nghe như vầy: Đức Thế Tôn ngồi thiền dưới cội bồ đề trong 49 ngày, nhìn thấy sao mai mọc lên, bổng nhiên giác được bản lai diện mục, thấy lại được cái bản năng thành Phật của mình rồi Ngài bùng đại giác đại ngộ.
Tôi thắc mắc, theo kinh tả thì: Ngài đã nhờ ngoại cảnh (thấy Sao Mai mọc) mà giác được tự tâm rồi lòng bừng đại Ngộ? Hay Sao Mai mọc lên để thấy Ngài đạt giác ngộ? Hay, hiện tượng của tha lực chỉ là ấn chứng cho tự lực của nội tâm?
Tôi cũng nghe biết như vầy: Con người thoát nhiên đại ngộ khi bổng nhiên có một bùng nổ lớn trong tâm, nghĩa là họ thấy được bản lai diện mục, nguyên hình của chính mình. Nhị Tổ đứng trong tuyết chặt cánh tay để cầu được giác ngộ…tàn tật. Lục Tổ nghe một câu Kim Cang Kinh rồi không ngờ chứng ngộ… không. Linh Nguyên ngộ sắc khi thấy hoa đào nở. Hương Nghiêm lúc nghe tiếng sỏi chạm vào bụi tre nên ngộ…thanh. Động Sơn khi thấy nguyên hình mình in dưới nước nên ngộ…bóng. Và Lâm Tế khi bị Hoàng Bá đánh nên ngộ…khùng.
Đa số chúng ta đều nghe đi nghe lại rất nhiều lần những kinh nghiệm ‘ngộ nghĩnh’ này của tiền nhân như là một tấm gương để noi theo. Theo tôi, nó chỉ là một khía cạnh khác của một vấn đề?
Thấy được ‘bản lai diên mục’ của mình chưa hẳn Nó nhất định phải là “chúng sinh bản lai Phật” như tưởng bở rồi ngây thơ tin rằng sẽ ‘bừng ngộ’ vì cái ‘bản lai tự kỷ’ đó cũng có thể là ‘khả năng thành yêu quái?’ Cho nên, có lúc tôi tự soi bóng mình trong ‘kính chiếu yêu’ thấy cái ‘bản lai diên mục’ của mình khi này khi khác, nó không giống bất cứ một con giáp nào cả. Nó có khi là cái ‘khả năng thành Phật,’ khi lại là ‘yêu quái hiện nguyên hình’ làm tôi ôm bụng cười ngã nghiên.
Tôi không còn hàng ngày trau chuốt nhan sắc của mình, lau bụi trên đài gương và dùng kiếng chiếu yêu để ngắm nghía, soi mói nhìn tới nhìn lui chiêm ngưỡng cái ngoại hình của mình. Riết rồi tôi không còn nhớ cái mặt ngang mũi dọc của mình nó xấu hay đẹp, méo tròn như thế nào nữa? Tôi không nhớ ra tôi, không nhận ra tôi qua nghiếp ảnh vì Nó không phải là Tôi nữa. Hình như có một thời, Nó trẽ đẹp trong sáng đến nổi tôi có thể tự nhìn thấy được nó rất rỏ ràng qua ánh sáng phản chiếu từ con ngươi của chính tôi xuyên qua đài gương hay qua phản ảnh từ những con ngươi ‘đen láy’ của những người khác. Tôi thấy tôi, thấy rõ ràng cái bản tâm diện mục của mình đang bơi lội trong dòng mắt, trong những ‘đồng tử’ màu xanh, nâu, lục trong sáng tuyệt đẹp của những người mà tôi đã từng hữu duyên thiên lý tương ngộ như bèo bọt trong đời.
Thỉnh thoảng, kéo kiếng chiếu yêu ra, làm bộ tình cờ liếc qua: Tôi thấy cái đuôi của Nó thì lại không thấy được cái đầu của Nó. Có khi, Nó lòi cái đầu ma quái của nó ra thì không thấy được cái đuôi yêu tinh của nó. Nó như là thần long ‘kiến thủ bất kiến vỹ.’ Nó khi thì Như Ẩn, khi thì Như Hiện. Khi là sóng (wave,) khi là Hạt (particle) như khoa học lượng tử diễn tả. Thiệt quá Ngộ!
Có lúc tôi muốn đập cổ kính mong tìm lấy bóng, xếp tàn y ấp ủ chút hương thừa nhưng rồi không ngữi được cái mùi hương xưa đa tình, không còn thấy được bóng lẫn không nghe được cái âm hưởng đó. Đôi khi, tôi mơ ước được một lần tìm lại ‘thoáng hương xưa, mong về lại đường củ nên thơ’ của tuổi thần tiên mơ mộng ấy.
Ta là ai? Ta từ đâu tới?
Hư huyễn nào bỗng vọng động thành ta?
Để vật vã từng sát na sinh diệt.
Nối tiếp nhau trong mọi kiếp luân hồi,
Trôi về đâu trong biển khổ đơn côi.
Khỏi đối mặt với cái tôi nghiệp chướng,
Trong giấc mộng trường, sinh tử tử sinh,
Mòn mỏi hành hương qua vô lượng kiếp người.
(Nguồn: Một người bạn đã viết tặng Cư Sĩ Trần Thị Thanh Hà, Pháp danh Bảo Ngọc, Tổ Trưởng Tuệ Bi, Chùa Quán Sứ.)
Có thể vì cái nghiệp ái đa tình còn đâu đó nên tôi biết mình (tri kỷ) không thể giác ngộ bây giờ và vì biết bản lai diên mục của Nó (tri bỉ) là cái gì nên tôi không cần đi tìm Nó nữa? Tôi giác ra rằng: Cả Nó và Tôi, Không Bỉ lẫn Vô Kỷ mà là nhất Tri.
Biết Nhỉ biết Ngã tìm hoài sẽ gặp, biết Ta mà không biết Nó lần gặp lần không, không biết Nó không biết Ngã, không lần nào gặp.
(Phóng tác từ nguyên bản, Tôn Tử nói: “Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi.”)
Tôi không tả chân trên đây về cái bản Ngã của chính tôi mà nói dùm cho tâm lòng sâu kín của bạn để mong bạn quán được cái âm, ‘nghe biết’ được cái ‘tiếng vỗ của không bàn tay’ trong tâm thức của chính mình. Tôi là đài gương, là kính chiếu yêu phản ảnh Như Lai Tạng của bạn. Tôi là bạn, bạn là tôi tuy hai mà một.
Tôi xin túm gọn, kéo (pull,) thâu hút những cái giác ngộ trên vào trong một túi ‘càng khôn:’ Đừng bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của hiện hữu. Nếu cố chấp cầu thì sẽ bất đắc vì những vật hiện hữu mà ta thấy chỉ là tổng tướng ảnh tượng phản ảnh ánh sáng của toàn ký đồ được kết hợp bởi vô vàn vô số những lượng tử cực vi, nó khi ẩn khi hiện trong biên giới giữa sắc (form, matter, particle) và tâm (mind, wave, energy) giữa chủ thể quan sát và vật thể được quan sát. Nó hiện diện khắp nơi trong cỏi hữu sắc với 5% của vũ trụ, trong sắc giới đó có đủ loại quang minh, âm thanh cùng các loại chúng sinh cư ngụ lẫn 95% cõi hư không vô sắc tướng công lực (dark matters and dark energy) trong vũ trụ.
Nơi cõi vô sắc đó không ngũ uẩn, nơi không ánh sáng, nơi mà âm thanh lẫn ánh sáng không thể soi sáng và hấp thụ được, nơi đó tôi gọi là vũ trụ u minh (dark universe,) Không sắc, Không Không. Nơi ‘Có’ toàn đa số 95% cấu tạo của vũ trụ mà con người chưa biết cái bản lai diện mục của nó là cái quái đản (spooky) gì? Nơi mà con người vì ‘vô minh’ (u muội) vì không hiểu, không biết nên tưởng nó không có, cho nên ‘vô minh’ gọi nó là ‘vô minh’ (không sáng.)
Phật Giáo quan niệm: cấu tạo của con người và vạn vật đều do Tam Tế Tướng của A Lại Da Thức mà thành. A Lại Da Thức là thức thứ tám, nó chứa đựng mọi tập tục lẫn kinh nghiệm trong đời sống chúng ta, và là nguồn gốc của tất cả hiện tượng tinh thần.
Tam Tế Tướng của A Lại Da Thức gồm có Nghiệp Tướng, Cảnh Giới Tướng và Chuyển Tướng; tuy ba nhưng chỉ là một, một mà là ba, vật chất và tinh thần đều là một linh thể, nhất như.
Tương tự, khoa học cho biết trong vũ trụ chỉ có ba thứ chính, đó là Năng Lượng (Energy), Vật Chất (Matter) và Tin Tức (Information); do ba thứ này mà sinh ra vũ trụ, con người và vô lượng vật.
Vật Lý Gia Đan-Mạch, Neil Bohr (1885-1950) là một trong những người tiên phong của thuyết nguyên-tử. Nguyên tử trong đó có Dương điện tử (Proton,) Trung hoà tử (Neutron,) và Âm điện tử (Electron) chạy chung quanh. Nhưng nhà khoa học Muray Gellman cho rằng Dương điện tử và Âm điện tử còn có hạt vi phân gọi là Quark hay là cực vi, hạt ảo.
Ở đây, chúng ta thấy có rất nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa Phật Giáo Quan và Khoa Học Nhân Bản, đó là:
– Phật Giáo nói Nghiệp tướng, nhà Khoa học gọi là Năng lượng (energy, dark energy)
– Phật Giáo nói Cảnh giới tướng (vô sắc lẫn hữu sắc,) nhà Khoa học gọi là Vật chất (forms, dark matter)
– Phật Giáo nói Chuyển tướng (có và không,) nhà Khoa học gọi là Tin tức (information, 1 and 0.)
Tuy nhiên điều mà Phật Giáo quan niệm, đó là “Vật chất và tinh thần đều là một TÂM thể, bất nhị,” nghĩa là trong vật chất có năng lượng, trong năng lượng có vật chất và có cả tin tức nữa, tất cả là Nhất Như, là Tri Kiến Phật, lý sự Đồng Nhất Thể này cho đến bây giờ có vài khoa học gia đã từng nghe qua nhưng vẫn chưa chịu ‘chấp ngộ.’
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn tóm tắc rất tuyệt diệu về sơ ngộ Bản Lai Diện Mục: “Kiên trì tỉnh giác (chiếu kiến, lắng nghe) thâm sâu và toàn diện trạng thái mê (trạng thái niệm tưởng, tâm ngôn tâm hành), thì tâm có sự đột chuyển (chuyển y, dừng lại): trạng thái sơ ngộ Tâm Không (Viên Giác, tánh Không, Niết-bàn, Phật tánh) hiện tiền (bản lai diện mục hiện tiền); và tiếp tục hành thâm (ngộ nhập Viên Giác-mang năng lượng và diệu dụng tự lợi lợi tha tối thượng.)”
14. Không Như Có, Có Như Không
Thí nghiệm’ ‘3 khe rẽ’ đã chứng thực luật căn bản của cơ khí lượng tử nhưng thất bại cho những vật lý gia tiến hành hòa giải với thuyết tương đối.
A 3-slit experiment has confirmed a basic rule of quantum mechanics but failed to help physicists to reconcile the theory with relativity. (Science/ AAAS)
Thí nghiệm này rất quan trọng cho vật lý lượng tử và cơ khí lượng tử (quantum mechanics.) Theo tôi, nó cũng còn là phương tiện hữu hiệu để giải thích Sắc (form)-Không (emptiness) trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật Đà. Bát Nhã Tâm Kinh là một dụng cụ, phương trình toán học, phương tiện, logical triết lý, chìa khóa, và Pháp để giải công án của vô sắc tướng (dark matter) và năng lượng tối (lực u minh, dark energy) chiếm đa số (95%) trong vũ trụ.
Vì Sắc và Không Sắc tự nó không có hiện hữu và vô hiện tượng cho đến khi được quan sát.
Matter and energy/wave are not in themselves phenomena, and do not become phenomena until they are observed.
Như trong Bát Nhã Tâm kinh: Sắc không, không sắc! Trong Luận Lý của Kim Cang Kinh: Sắc là không Sắc, cho nên Nó là Sắc, Shigenori Nagatomo cũng nói: Kẻ si, kẽ phàm phu nghĩ rằng họ có cái Ta (Ngã.) Cho nên, họ bám vào Nó.
In the Logic of the Diamond Sutra: A is not A, therefore it is A, Shigenori Nagatomo said, “[T]he foolish, ordinary people [bala-prthagnan] think that they have a self [atman]. Therefore, they seize on (or have an attachment to) it. Bala-prthag-janan, if translated literally, means `those who were born separately’ but in its plural form it designates, as Nakamura and Conze inform us, `the fools’ and `the ordinary people’, and hence their present rendition of bala-prthaganan as the `foolish, ordinary people’.” The Logic of the Diamond Sutra: A is not A, therefore it is A, Shigenori Nagatomo, Asian Philosophy, Vol. 10, No. 3, 2000.
Lúc trước, con người không biết vô sắc tướng công lực (dark matter and dark energy) để mà quan sát và nghiên cứu nên nó có cũng như không. Không có vật để có người quan sát. Khoa học đã biết về vật tối (dark matter) và lực tối (dark energy) trong vũ trụ từ lâu nhưng vừa mới trong vài tuần nay, theo báo chí thì khoa học gia mới khẳng định là họ đã gián tiếp suy ra về sự hiện hữu của nó qua đo đạt được sóng trọng lực (gravitational waves.)
Tóm lại, những gì tôn giáo, khoa học, vật lý, thiên văn triết học nghiên cứu, kinh nghiệm và biết được từ trước đến nay về vũ trụ và vạn vật chỉ là 5% của vũ trụ hiện hữu với hiện tượng vạn vật có thể thấy, quan sát và đo lường được bởi phản ảnh không thật (ảo) của ánh sáng và năng lượng (observable matters and energy.) 95% còn lại không hấp thụ ánh sáng lẫn không phản chiếu ánh sáng và năng lượng tối đó kỳ bí không bị chi phối bởi trọng lực (gravity) mà khoa học và đa số những tôn giáo đến bây giờ chưa hề biết rỏ ràng về nó.
Lý do rất hiển nhiên vì đa số con người lẫn khoa học hiện tại vẫn còn cố chấp, vô minh không chịu tự nhìn lại chính mình, quán tự tại, để tái hiệu chỉnh, điều chỉnh lại (re-calibrate) cái dụng cụ đo lường lỗi thời, không chính xác của mình. Đó là cái máy cổ lổ sĩ 18 căn trần thức cấu tạo bởi ngũ uẩn của chính mình.
Khoa học nhân văn và khoa học huyền bí sẽ còn lâu mới kiến nổi vũ trụ toàn ảnh (holographic universe[s]) và dark universe nếu không biết dùng Bát Nhã Tâm Pháp, một trong 84000 pháp trí tuệ thần thông của Phật Giáo. Đơn giản, chúng ta không thể dùng 5% của cái Có của ‘bờ bên này’ để suy ra 95% của cái Không ở ‘bến bên kia.’ Chẳng hạng, chúng ta không thể dùng phép quán quang, quán âm, chiếu kiến ngũ uẩn giai không của bờ bên này để suy ra bến bên kia. Đáo bỉ ngạn thật ra là bỏ ‘sáng’ trở về ‘tối.’ Mà ‘sáng’ trong trường hợp này có nghĩa là ‘vô minh’ và ‘tối’ có nghĩa là ‘tối hù’ của ngũ uẩn.
Cái bất khả tư nghì là chúng ta không thể thảo luận cái mà chúng ta không biết rằng chúng ta không biết. Chúng ta cũng không thể thấy như vậy (nhi thị tri kiến) cái mà chúng ta không thể thấy được. Chúng ta không thể nói Nó là Không (emptiness) vì Nó có nhưng Có dường như Không nhưng chúng ta lại vọng tưởng Không cũng như Có mà Nó Có cũng như Không.
Tương tự như trong ý ngạn ngữ của Á Rập, Bộ trưởng Quốc Phòng của Hoa Kỳ, Donald Rumsfeld nói: Chúng ta biết cái chúng ta biết, chúng ta biết rằng có những thứ chúng ta không biết, và chúng ta biết rằng có những việc chúng ta biết chúng ta không biết.
“We know what we know, we know that there are things we do not know, and we know that there are things we don’t know we don’t know.” Donald Rumsfeld (4 Sept 2002) (Woodward, 2004: 171.) It is ironic, perhaps, that the initial insight is allegedly Arabic.
Cho nên, ‘bờ kia bến nọ’ chỉ là nghĩa bóng của thực tại vướng víu, rối bong trong nhị nguyên, (quantum entanglement.) Không biết nó là cái gì để diễn tả bằng ngôn ngữ vì nói gì cũng trật đường rầy. Nó không thể nói được mà không nói cũng không được.
Những khám phá mới này cũng chưa phải là rốt ráo tuy kết quả của nó có thể làm các khoa học gia và vật lý gia phải viết lại lịch sử khoa học vật lý. Trong một ngày rất gần khi quantum computers ra đời thì chúng ta có thể chứng minh được vũ trụ toàn ký (universal universe.)
Lúc đó thì những cái 5% quang âm của hiện tượng sắc tướng hiện hữu của bến bên này lẫn 95% vô sắc tướng công lực của bờ bên kia nó trở thành vô minh, không có thật, ‘như điện như ảo.’ Nó y như những lời kinh xưa, phản ảnh diệu ý cao thâm của Đức Thế Tôn về ‘Cái gì là bản lai diện mục của Tâm?’ mà Đức Phật đã trực tiếp giảng thuyết cho Anan hơn 2500 năm về trước.
Có những kẻ thượng mạn còn quá vô minh, đã si mê nhận lầm cái Tâm phan duyên phân biệt các ‘sự sự vật vật’ là Tâm mình, mà quên đi bản tánh thường hằng. Họ không giác ngộ được cái bản lai diện mục này chính là cái Tâm Diệu Tính Bản Nhiên, chính nó duyên khởi nhi sinh ra muôn sự muôn vật xuất thế gian! Cái đó mới thật sự là Minh Tâm hay Kỳ Tâm.
15. Bi Trí Dũng
Đức Thế Tôn có đầu óc rất thực tiển, dân chủ và cởi mở từ hơn 2600 năm trước khi dạy chúng ta đừng vội tin những gì Ngài, và các bật thánh nhân nói mà đại khái ý Ngài cũng như các Tổ giảng dạy là phải biết tư duy, dám ‘đại nghi,’ mới có thể đại ngộ được. Điều này cho thấy không nên cuồng tín để tín ngưỡng những điều phi trí tuệ dù từ bất cứ ai giảng dạy.
Tiền nhân chúng ta chưa chắc đã hoàn hảo, chúng ta cũng không là tuyệt đối, và con cháu chúng ta cũng không phải là thông minh nhất. Chúng ta phải có cái trí thức và tuệ giác để thấy đúng sai, phải có cái dũng để phê bình điều phải quấy, và phải có từ bi để chỉ dạy những điều tư nghì.
Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau:
“七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va.”
Tuy nhiên, người Mỹ cũng có câu thành ngữ: ‘Old dog can’t learn a new trick.’ Có nghĩa là ‘Chó già không thể học mánh mới.’ Như chuyện thiền Nhật Bản, cho dù có đổ cạn chén trà đầy thành kiến, tập tục trong đầu họ (empty his/her cup) thì cũng khó mà đổ đầy những kiến thức, kinh nghiệm mới cho họ được.
Đa số Phật Tử chúng ta, kể cả người viết, điều rơi vào trường hợp này, chờ làm chó già gần đất xa trời sợ chết, mới tìm tới Phật Giáo để tu học cho nên khó mà giác ngộ. Nhưng khi chúng ta lúc còn là những con chó trẽ thì mãi rong chơi, ái dục với những con chó trẽ khác, chê cười cha mẹ, ông bà già cả cổ hủ đọc tụng cái kinh gì tức cười, kém văn minh thời đại.
‘ Bụt nhà không thiêng!’ Cho dù ta có dụ khị truyền đạo cho vợ/chồng con cái cũng vô ích vì đạo Phật không phải là ‘đạo dụ,’ khi chưa đủ nhân duyên thì có dạy, có học cũng không vô đầu mà khi nhân duyên đến thì không cố học cũng tự biết, không cần phải có thông minh và căn bản trí thức mới phát triển được trí tuệ bẩm có.
Tôi dám quả quyết như vậy vì đây chính là kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi đã tìm Đạo, thì Đạo chạy và khi tôi chạy Đạo, thì Đạo theo. Đúng thật là, Cầu bất đắc!
Đạo Phật là đạo thiên nhiên của vũ trụ. Nó là cái bản lai diện mục của vũ trụ, bao gồm tất cả vô lượng sắc vật và vô lượng vô sắc vật với năng lượng sáng tối lẫn luật quản lý vũ trụ. Nên nhớ rằng: Đức Thế Tôn không sáng tạo ra đạo Giác Ngộ. Ngài có thể lập nên Phật Giáo và sáng tạo ra Phật Pháp để chữa bệnh đau khổ của chúng sinh. Ngài chỉ dạy cho chúng ta cái chân lý tự nhiên của vũ trụ, đó là ‘Lý Như Thị!’
Theo thiển ý, những người Phật Tử chân chính trong thời buổi văn minh hiện đại, trước tiên, cần phải cập nhật hóa kiến thức và trí tuệ của chính mình. Chúng ta phải trao dồi đức tính bi-trí-dũng, phải có đầu óc cởi mở với tâm lòng đầy bao dung, từ bi hỷ xả để mà tu học Phật.
Nếu chúng ta không có cái bi trí dũng đầy đởm lược, thử (test) vào hang hùm thì làm sao bắt được cọp con về ‘nuôi cọp dòm nhà.’ Không vào chợ cá làm sao biết được cá ‘thơm’ như hoa Vô Ưu hay ‘thúi’ như hoa Linh Thoại (Uḍumbara flower?)
‘Ngã này’ không vào ‘địa ngục’ thì ‘Ngã nào’ vào cứu ‘Ngã nào’ ra vào ‘Ngã nào’ đây?
Trái Sung, trái Vả, Ưu Đàm trổ Hoa Linh Thoại (Uḍumbara flower?)
Hoa Vô Ưu
Trí huệ (wisdom) có hai thứ:
1. Căn bản trí tức là trí huệ tiên thiên.
2. Hậu đắc trí tức là trí huệ hậu thiên.
Tôi xin điều chỉnh lại lời giảng trên của Hoà Thượng Tuyên Hoá về danh từ kiến thức (knowledge) thay vì trí tuệ (wisdom) này cho nó thích hợp với đầu óc tân tiến đầy luận lý khoa học thông thái của giới trẽ hiện đại một tí. Vì Hòa Thượng Tuyên Hoá giảng kinh Hoa Nghiêm trên phương diện của một cao tăng giác ngộ còn tôi luận triết lý Phật pháp theo lối lý luận khoa học vật lý, với văn chương bác học (hàn lâm hiện đại,) qua lăng kính và sở tại trụ ở ngoài vô môn quan để đọc vô tự kinh của một khoa học gia viết cho thế hệ Phật Tử trẽ:
1. Căn bản kiến thức (knowledge, năng khiếu) bẩm sinh, là từ kiến thức tiên thiên từ tiền kiếp mà có. Tiền kiến thức này có thể là tập tục tích lủy từ vô lượng kiếp? Phật Giáo đã giải thích rất đầy đủ về cái tiên thiên khiếu này nhưng khoa học chưa giải thích được.
2. Hậu đắc kiến thức nhờ học hành, tu tập mà có, là kiến thức kinh nghiệm hậu thiên mà ra. Hậu kiến thức như kiến thức khoa học, y khoa, toán học, văn chương, nghề nhiệp, vv… là do có chí học hỏi, luyện tập và kinh nghiệm mà nên chứ không phải hoàn toàn từ năng khiếu bẩm sinh hay di truyền (DNA.)
Tôi xin Phật Giáo hóa một cách ngắn gọn: Tương tự như tiệm nghiệp gồm có 2 thứ tiền nghiệp và hậu nghiệp. Hai tiệm nghiệp này bị ảnh hưởng và chi phối bởi cộng nghiệp. Có nghĩa là nó có thể bị thay đổi phần nào bởi tha nghiệp nhưng vẫn ở trong chi phối của tiệm nghiệp bởi luật nhân quả (cause & effect) và thập nhị nhân duyên (conditional originations) của vũ trụ.
Cho nên, Trí tuệ là tự tánh; bổn tánh là trí tuệ! Trí huệ Phật không học mà tự có. Còn thần thông cũng như nội lực nhờ tu luyện mà thành. Cả hai đã tiềm tàng trong ta chờ ta tái khám phá. Phật Hoàng, Trần Nhân Tông đã nói: Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm.
Những hành giả đã đầy đủ trí tuệ lẫn duyên lành khi gặp/nghe/thấy/đọc được những phương tiện rốt ráo này thì cứ như là thấy sét chớp ngang trời theo sau tiếng sấm sư tử hống của ‘tiếng vỗ của không bàn tay.’ Họ tức khắc nhận ra bản nhiên vô thủy (không không gian, không thời gian, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai) luôn thường hằng hiện hữu. Trong khoảng khắc đó thì bất chợt mọi mê mờ phức tạp của luân hồi trôi lăn trong biển khổ đau sẽ ngừng ngay tức thì. Nhờ vào đó mà họ sẽ nỗ lực thực hành liền trong sự kính trọng và biết ơn vì đã được chỉ điểm từ bật thiện tri thức.
Cho nên gặp được những bật thiện tri thức hay tìm được chân sư lúc bướt đầu học Phật rất quan trọng cho hành giả. Tuy nhiên hành giả không cần phải quá quan tâm về những điều này; trong khi chờ đợi cái kỳ duyên đó thì cứ tự mình tu hành và khi mà nhân duyên chính chắn thì thầy sẽ tìm trò cũng như trò sẽ gặp thầy. Tìm chân sư hơi khó chứ cố tâm gần gủi với những bật thiện tri thức thì có phần dể dàng hơn qua phương tiện internet văn minh bây giờ. Nếu mà nhân duyên chưa tới, căn bản chưa vững chải thì có gặp được chân sư, được bồ tát chỉ điểm thì không những chẳng được tích sự gì mà còn có thể hại mình lẫn hại người. Đó cũng một trong những ý nghĩa của đạo bất khả truyền cho kẻ chưa đủ trình độ để lãnh hội. Top of Form
Ngược lại có những hành giả chưa đủ trí tuệ, duyên lành chưa chín muồi khi họ gặp phương tiện rốt ráo, ngắn gọn, chính xác thì lại khó hiểu được thấu đáo lại chê bai đủ điều nào là phải như thế này như thế nọ mới đúng như họ nghĩ chứ có đâu lại ‘oan cho Phật và đồng Ma thuyết’ như vậy. Họ chưa phân biệt được nên lầm ‘Ma là Phật; Phật là Ma.’ Họ tuy có tâm lòng từ bi nhưng thuộc và hiểu những câu trong kinh như là “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tất đồng Ma thuyết, Bất Khả Tư Nghì, Như Thị Tri Kiến,…” theo cái hiểu biết ‘trái ngược,’ rất lổi thời kém học thức lẩn ‘tri kiến thức’ không còn phù hợp với lối suy tư bác học đầy thông thái của lớp trẽ văn minh bây giờ. Đó cũng vì lý do mà Đức Thế Tôn đã tiên kiến và phải làm sáng tỏ bằng cách giảng thêm: Kẻ phỉ báng Phật là kẻ nghe kinh nói đúng bảo là sai, nghe kinh nói sai bảo là đúng. Kẻ không phỉ báng Phật là kẻ nghe kinh đúng nói đúng, sai nói sai.
Tóm lại, người tu học Phật chân chính dù đầy lòng từ bi vẫn có tội đồng lõa với ma khi đọc thấy kinh ngụy tạo dạy những lời dị đoan cuồng tín mà lại cố tâm giải thích đó là nghĩa bóng chứ không phải là nghĩa đen trừ khi họ chứng minh được trong kinh có chú thích ẩn ý như vậy.
Ví dụ: Trong Phạm Võng Bồ Tát giới” điều 16 có nói: “Nếu không đốt cánh tay, ngón tay của mình cúng dường chư Phật thì không phải Bồ Tát xuất gia.” Trong Phẩm “Bán sự Bồ Tát Dược Vương” cũng có ghi chép về đốt thân để cúng dường Phật. Trong đó có nói : “Nếu đã phát tâm muốn trở thành Vô-thượng-chánh-đẳng-chánh-giác thì có thể đốt đầu ngón tay, đầu ngón chân để cúng dường tháp Phật.” Điều này hơn cả việc xem đất đai, thành quách, vợ con, núi rừng, sông ngòi và các báu vật để cúng dường.
Trong ‘Hủy Hoại Cơ Thể Hoặc Một Phần Cơ Thể Để Cúng Dường Chư Phật Cầu Vô Thượng Pháp, Câu hỏi của Mật Hạnh:’
Ghi chú: Dưới đây là những câu hỏi đáp rất bi-trí-dũng có thể của Mật Tông hay Nguyên Thủy mà tôi lượm được trên internet để cùng nhau kiến tường. Câu đáp của Sư vô danh dùng chữ ‘kinh sách phát triển.’ Thay vì có người ‘bến bên nớ’ đã gọi thẳng là Đại Thừa Ngụy Kinh cũng như ‘bờ bên ni’ Đại Thừa gọi họ ở ‘bờ bên tê’ là “Tiểu Thừa,” chê là thấp kém vậy. Cả hai đều là nhị nguyên, chưa bất nhị!
Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong Thiền Tông có câu chuyện Huệ Khả chặt cánh tay dâng lên cúng dường Bồ Đề Đạt Ma để cầu pháp an tâm (Phật Tánh), như vậy đức Phật có dạy điều này không? Xin Thầy giải rõ cho chúng con được hiểu.
Gần đây có một số quý Thầy Ni đốt, chặt một lóng ngón tay trỏ để cúng dường chư Phật.
Chặt đốt, ngón tay cúng dường chư Phật có ích lợi gì cho bản thân? Xin Thầy chỉ rõ cho chúng con được hiểu. Những người chặt,đốt ngón tay cúng dường chư Phật tu hành có chứng quả hay không?
Đáp: Hủy hoại cơ thể hoặc một phần cơ thể để cúng dường chư Phật, mà trong ‘kinh sách phát triển’ đã có dạy, như trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm tựa có những câu dạy:
“Lại thấy có Bồ Tát
Bố thí cả vợ con
Thêm thịt cùng tay chân
Để cầu vô thượng đạo”
–o0o–
“Lại thấy có Bồ Tát
Đầu mắt và thân thể
Đều ưa vui thí cho
Để cầu trí tuệ Phật”
Sư: Đọc qua đoạn kinh này chúng ta quán xét thấy ‘kinh sách phát triển’ lừa đảo và lường gạt dạy tín đồ bằng cách bố thí cúng dường của cải, tài sản, vợ con cho đến thân mạng.
Thứ nhất, lừa gạt để cướp đoạt tiền bạc, châu báu ngọc ngà. Lấy đạo vô thượng, hay là Phật tánh để trao đổi bằng vàng bạc, ngọc ngà châu báu. Ở đây, có nghĩa là cúng dường chư Phật.
“Dùng các món nhân duyên
Mà cầu chứng Phật đạo.”
Muốn cầu chứng được đạo quả giải thoát thì nên trao đổi bằng:
“1- Vàng bạc, ngọc ngà, san hô, trân châu, ngọc như ý, ngọc xà cừ, mã não, kim cương và các trân bảo khác cùng tôi tớ, xe cộ, kiệu cáng làm bằng châu báu, vui vẻ đem cúng dường, đừng tiếc rẻ để cầu chứng đạo quả.”
2- “Cúng dường cả vợ và con cho chư Phật, cho người khác để cầu chứng đạo quả giải thoát.”
3- “Đoạn thân mạng, tay chân, đầu mắt của thân thể cúng dường cầu đạo vô thượng”.
Một bộ kinh dạy người hủy hoại cơ thể để cầu đạo giải thoát. Xưa tổ Huệ Khả đã hủy hoại một cánh tay dâng lên Tổ Bồ Đề Đạt Ma để cầu pháp giải thoát. Sư Trừng Quán chặt ngón tay cúng dường chư Phật để cầu chứng Phật Tánh. Gần đây trong hàng huynh đệ của chúng tôi, khi vào tu viện Chân Không cũng có một sư đệ lúc bấy giờ thầy ấy chỉ là một chú Sa Di mà rất gan dạ, đốt một lóng ngón tay để cầu pháp (Thầy P.T.) Khi chúng tôi vào tu viện thì vị thầy đó vẫn còn băng bó vết thương.
Sư nói tiếp: Qua bài kinh tựa của bộ kinh Pháp Hoa tuy không ép người khác hủy hoại cơ thể, nhưng cũng có ý đề cao khuyến khích sự hủy hoại cơ thể để cầu pháp giải thoát Tối Thượng Thừa. Những lời dạy trong kinh Pháp Hoa này, đi ngược lại lời dạy của đức Phật, trong toàn bộ kinh sách Nguyên Thủy.
Trong kinh Phật Báo Ân của kinh sách phát triển có câu chuyện tiền thân Đức Phật: “Xưa có một nhà vua chạy giặc, gặp lúc đói khát ăn thịt con để sống.” Người mới đọc qua câu chuyện tiền thân này nghe rất hay. Nhưng suy nghĩ lại, chúng ta mới thấy bản chất của loài thú vật hiện lên rất rõ ràng. Người ăn thịt người, cũng chẳng khác nào loài thú vật ăn thịt nhau, thì làm sao gọi là đạo đức làm người được.
Kinh sách phát triển nói qua sự tưởng tượng của mình, một ngày cắt ba cân thịt ăn mà đứa con vẫn còn đi đứng được. Thì thử hỏi quý vị nghĩ sao? Người ta bị chừng một vết thương, mà còn nằm bệnh viện cả tuần lễ điều trị. Thế mà mỗi ngày cắt ba cân thịt mà còn đi được, thì kinh đó có vọng ngữ hay không? Có lừa đảo dối gạt người không?
Như trên, những bài kinh của kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã tác động rất mạnh vào lòng tin của con người. Họ dám chặt tay, đốt ngón tay hoặc chặt một lóng ngón tay cúng dường chư Phật để cầu pháp giải thoát.
Giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy toàn là sự đau khổ, một sự ngu dại làm khổ mình, làm khổ vợ con, làm khổ những người thân và còn làm công không cho người khác, bị lừa đảo mà không biết.
Đối với ‘tà giáo ngoại đạo,’ nếu chúng ta không đủ trí sáng suốt, minh mẫn thì sẽ bị những lời đường mật lừa đảo trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa như câu kinh này:
“Đầu mắt và thân thể
Đều ưa vui thí cho
Để cầu trí tuệ Phật.”
Muốn đạt được trí tuệ giải thoát của đạo Phật, thì phải bố thí hay cúng dường thân thể hoặc một phần của thân thể, thì sẽ được trí tuệ giải thoát.
Do lời dạy này và những câu chuyện tiền thân đức Phật hay những chuyện cổ tích về đạo Phật như: Khi đức Phật còn là Bồ Tát tu hạnh bố thí, Ngài đã thí thân cho cọp ăn. Thí thân cho cha mẹ ăn, như Thái tử Tu Xà Đề. Lấy thân làm một ngàn ngọn đèn thắp sáng để cầu pháp, như Chuyển Luân Thánh Vương trong kinh Đại Phương Tiện Phật Báo ân. Chuyện cổ Phật giáo như Diệu Thiện còn gọi là nàng công chúa Ba, bố thí mắt, tay để làm thuốc cho cha gọi là báo hiếu của Phật giáo phát triển.
Trong thời gian tu hành tại tu viện Chân Không, chúng tôi cũng có một vài huynh đệ chặt hoặc đốt ngón tay để cúng dường cầu pháp. Nhưng đến nay đã 30 năm chúng tôi nhìn lại những huynh đệ đó đã không có sự giải thoát, mà lại cơ thể nay đau, mai ốm, mà lại đau ốm những bệnh tật nan y. Cuộc đời của họ vì tin giáo pháp của kinh sách phát triển và quyết tâm tìm đường giải thoát cho nên không tiếc thân mạng.
Tóm lại, nên hiểu rằng: Từ bỏ, xả ly, lìa bỏ công danh, giàu sang, gia đình, vợ/chồng con cái, và ngay cả cái thân ngũ uẩn này cũng không màn buông xả (detach,) sớm hay muộn như đôi dép bỏ, khác xa với đốt thân, thí mạng cúng dường ma, hiến vật tế thần cuồng tín.
Người Phật Tử chân chính thay vì có đủ bi trí dũng để chất vấn, bài bác những điều dạy đầy xuẩn động trên trong ‘ngụy kinh’ lại không dám, sợ phạm thượng bị quở trách nên cố tình bắt chước sư phụ giảng ‘vòng’ lại cho nó có âm hưởng từ bi. Cho dù với tâm địa từ bi đó, họ có ý khuyên tín đồ không nên dại dột ngây thơ hiểu như vậy, không được đốt nhục thân để cúng dường chư Phật như kinh dạy mà chỉ nên ‘đốt tưởng tượng’ trong tâm.
Người Phật Tử phải có trí dũng chỉ thẳng ‘tâm kinh’ mà nói: Đây là chương ngụy kinh đã bị tà sư chêm vào trong chân kinh, không nên tụng hàng ngày và dại dột tin như vậy vì đạo Phật là đạo của trí tuệ không phải là đạo hiến thân tế thần. Đức Thế Tôn lúc mới tầm sư học đạo đã học tu ép xác, khô hạnh trong 6 năm. Ngài đã kinh nghiệm và nhận thấy lối tu đó không phải là chân lý nên bỏ nó và tự tìm ra phương pháp tu hành tích cực hơn mà không phương hại đến thể xác lẫn tinh thần.
Những bật giảng sư thấy kinh nói sai mà vẫn ‘im lặng không biện bạch,’ lại méo mó sự thật dù là có lòng tốt bẻ từ ‘cong’ ra ‘thẳng’ (biến ngụy thành chính) cũng được xem như là đã phạm tội ngụy biện, đồng lõa với tà môn ngoại đạo ngầm ủng hộ những kẻ tu hành cuồng tín, tự đốt thân, hoại thể, dù vô tình hay cố ý cũng mang tội thượng mạn, phỉ báng Phật, đi ngược lại tôn chỉ trí tuệ của Phật Giáo.
Những kẻ ‘thượng mạn phạm pháp’ này đã tự chứng minh ‘chân lý’ của câu: Y ngụy kinh giải nghĩa tam thế Ma oan. Lìa Ngụy kinh nhất tự vẫn đồng Ma thuyết. Oan cho Ma vì ý Ma nói châm lửa đốt thiệt họ lại giảng sai là châm lửa đốt chơi. Lìa kinh Ma giảng một chữ ‘đốt’ cũng là giống Ma thuyết dù là dùng ý giả ‘đốt’ đầy lòng từ bi y như trong kinh Phật.
Cả hai thái độ trên cũng cùng oan cho Phật vì Như Lai chưa từng nói một chữ ‘y hay lìa.’ Có thể ‘Tổ trác’ mượn ý nguyên thủy của Phật Thích Ca để viết thêm vào ‘bác học tân kinh’ sau này thôi? Có thể những loại kinh điển Tàu này 5% là Phật thuyết, 95% là ‘tối nghĩa’? Tôi xin dùng lý trung dung để giải thích vấn nạn này: Trong những ‘kinh điển bác học’ này thì 5% có thể là dựa vào ý kinh nguyên thủy nhưng giảng theo ý Tổ Tàu. 95% có thể thấy ngộ đúng như vậy nhưng không biết phải giải thích như thế nào vì không tưởng tượng nổi. Thời đó, tiền nhân không có những danh từ mới như hiện đại cho nên khi họ cố diễn tả thì bị tam thế Phật oan, trở thành ma thuyết? Chẳng hạn thời đó, 2600 năm trước, chúng ta bắt những tỳ kheo ngày xưa kể chuyện khoa học hiện đại, diễn tả cái sắc tướng, khả năng của bom hạch nhân, vệ tinh, cell phones, TV, computers, những dãy thiên hà, hố đen (black hole,) lỗ sâu (worm hole,) vũ trụ toàn ký (hollographic universe) và những lượng tử (quarks) trong vũ trụ vậy?
16. Kết Luận
Tôi tự tin là ‘Tâm’ (thức, mind) không ‘bám trụ’ (cling, attach) ở trong tâm (tim) như Aristotle đã nói, nó cũng không ‘sở’ (localize, ở) trong não bộ (brain) của chúng sinh/con người. Nó cũng không đi vào trong nhục thân, xuyên qua hạch tuệ nhãn (thiên nhãn hạch, a pineal gland of the third eyes) trong não bộ như Descartes và đa số chúng ta bây giờ ngay cả khoa học huyền bí và tôn giáo thần học vẫn còn lầm tưởng.
Phật Tâm bất nhị, vô thủy vô chung, bất sanh bất diệt. Tương tự như quan niệm ‘tất cả do Tâm tưởng!’ của Phật Giáo, khoa học gia Pam Dirac nói, “Chân không [không] sinh diệt,” và nhà khoa học Eddington cho rằng, “Vũ trụ là một tâm tưởng lớn.”
Nó là Đồng Nhất Thể, là Tri Kiến Phật (Buddha Nature, tự tánh, kỳ tâm,) Thượng Đế (God,) vũ trụ hay bất cứ danh sắc vọng ngôn nào mà nhân loại muốn tượng hình, tượng ảnh qua ngôn ngữ hạn chế phôi thai của phàm phu tục tử. Tóm lại, NÓ (IT) có thể tạm dịch ra tiếng Anh là Buddha Nature (Phật Tánh,) God (Thượng Đế, ông trời,) hay Universe (Vũ Trụ.) Đúng hơn, NÓ là NÓ. NÓ là Đạo ‘như thị, bất khả tư nghì.’
Như tôi đã nói ‘đi,’ trong những bài viết trước: Phật Tâm (Lòng Bồ Đề) không ở trong ta, không ở ngoài ta nhưng ta ở trong tâm. Tôi đổi ý, nói ‘lại,’ “Phật Tâm (Universe, Lòng Bồ Đề, Tri Kiến Phật) gồm có sắc tướng (observable matters and energy) lẫn vô sắc (dark matter,) và vô tướng (dark energy) không ở trong ta, không ở ngoài ta. Ta cũng không đi vào ở trong nó nhưng mà nó ‘đi’ xuyên qua ta trong từng sátna.” Đó là thực tại rốt ráo của Như Lai ‘không đến không đi.’ Chỉ có phàm phu mê muội chấp ngã mới si tưởng vào thọ, đến, ở, đi.
Trước khi tạm biệt, tôi xin mượn ngã ý của Lý Tiểu Long (Bruce Lee:) Nếu tôi nói tôi ‘giỏi’ họ nói tôi ngạo mạn. Nhưng nếu tôi nói tôi ‘dở’ thì họ bảo tôi ba xạo.
Tham Khảo (References)
- Logic of the Diamond Sutra: A is not A, therefore it is A, Shigenori Nagatomo
- Đạo Phật Siêu Khoa Học, Chùa Liên Hoa, California, USA ấn hành 1997, Minh Giác Nguyễn Học Tài
- Fo Guang Ta-tz’u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz’u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch’u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- PHẬT HỌC PHỒ THÔNG KHÓA VI – TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT – hay là ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM — Thích thiện Hoa
- Đạo Phật và Khoa Học, tác giả?
- VÔ MÔN QUAN – 無門関 , Chữ Vô của Phương Đông, Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai, Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin, Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin, Biên dịch: Nguyễn Nam Trân
- Bản lai diện mục, Daito Kokuchi – Hạnh Huệ dịch
- Hủy Hoại Cơ Thể Hoặc Một Phần Cơ Thể Để Cúng Dường Chư Phật Cầu Vô Thượng Pháp, Câu hỏi của Mật Hạnh
- https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_(Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o)
- http://www.bbncommunity.com/einstein-on-buddhism/
- http://rational-buddhism.blogspot.com/2012/01/buddhism-quantum-physics-and-mind.html
- http://seanrobsville.blogspot.com/2009/11/quantum-buddhism-buddhist-particle.html
- http://www.sciencemag.org/news/2015/12/controversial-experiment-sees-no-evidence-universe-hologram
- http://motherboard.vice.com/read/there-is-growing-evidence-that-our-universe-is-a-giant-hologram