KỲ Y DỊ THẢO - Y HỌC DÂN GIAN- ĐÔNG Y

8 cách điều chỉnh âm dương để phòng ôn dịch trong Đông y

8 cách điều chỉnh âm dương để phòng ôn dịch trong Đông y

Rất nhiều phương thuốc dự phòng ôn dịch của YHCT đã được thử nghiệm. Một cách tỉ mỉ chi tiết nhìn nhận lại, ý tưởng không chỉ là thanh nhiệt giải độc, mà là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều hòa Âm và Dương. Hư thì bổ, thực thì tả, hàn thì ôn (ấm), nhiệt thì thanh, ứ uất thì tán, lấy bình làm trọng.

1. Bổ khí kháng tà

Trên cơ sở tự thân điều hòa, nếu chính khí vẫn không sung thịnh, người xưa cùng thường thường dùng thuốc bổ khí để kháng ôn dịch. Chẳng hạn như Nhân sâm và 16 loại thuốc khác tổ hợp tạo thành Thần tiên bách giải tán, “thường được dùng để trừ ôn dịch, trị mệt mỏi”. Đúng như y gia đời Thanh – Trần Sĩ Đạc nói: “Phàm là người bị tà khí xâm nhập, đều do khí hư không thể phòng vệ bên ngoài bì phu (da, lông, tóc) mà sau đó phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa lục khí đều bắt đầu tấn công vào. Là tà do hư mà xâm nhập, mà công tà có thể không dùng Nhân sâm mà bổ khí chăng?”

2. Thông phủ tả thực

Thể trạng hỏa vượng, phủ khí không thông, thường thường nội ngoại tương dẫn, cảm thụ ôn dịch. Đối với vấn đề này, thông phủ tả thực chính là phương pháp hiệu quả chống ôn dịch. Điều trung hoàn trong Thánh tễ tổng lục do Đại hoàng, Ma nhân, Chỉ xác, Phục Linh, Thược dược, Tiền hồ, Hoàng cầm tổ thành, sau ăn thì uống, hơi thông lợi thì dừng, để phòng ôn dịch tà khí bốn mùa thất thường.

3. Sơ thông kinh lạc

Kinh lạc bên trong nối với tạng phủ, bên ngoài nối chi thể, vận hành khí huyết, điều hòa âm dương. Đối với những người tráng kiện khỏe mạnh về tổng thể mà một bộ phận kinh lạc không thông, có thể dùng phương pháp thư thông kinh lạc phòng dịch. Thuốc đại biểu là Uy linh tiên. Khai bảo bản thảo nói: “chủ trị các loại phong, tuyên thông ngũ tạng… dùng lâu dài, không bị dịch bệnh, sốt rét”.

4. Lấy độc trị độc

Khi dịch độc lan truyền quá nhiều, hoặc nếu bạn bất đắc dĩ phải tiếp xúc với bệnh nhân như là phương sách cuối cùng, sử dụng Hùng hoàng và các loại thuốc khác để lấy độc trị độc, chính là sở trường cực độc của người xưa. Như Nghiệm phương tân biên viết: “Hùng hoàng nghiền thành bột, trộn nước, đắp nhiều vào lỗ mũi, cùng giường với bệnh nhân, cũng không bị nhiễm, cũng chính là thần phương”. Tị ôn hoàn trong Y phương giản nghĩa được tạo thành từ Hùng hoàng, Quỷ tiến vũ (Euonymus alatus), Đan sâm, Xích tiểu đậu, khi uống “có thể không nhiễm dịch.

Thánh tễ tổng lục viết: “Phàm thời ôn dịch hoành hành, bốn mùa đều khí bất thường, cảm nhiễm mà phát bệnh, già trẻ tỉ lệ tương đương. Bệnh này vua quan hay thường dân đều không loại trừ, đều bị truyền nhiễm. Tuyên có phương thuật, dự là để phòng”. Do đó, giới thiệu phương tễ Hùng hoàng hoàn… “trừ ôn dịch không lây truyền  lẫn nhau”.

5. Phương hương (thơm) khử uế

Thuốc cay ấm thơm táo, đa phần có hương thơm, công hiệu khử uế, kiện tỳ hóa thấp, là loại thuốc phòng dịch thường dùng nhất. Chẳng hạn như Thương truật, Mộc hương, Thục tiêu, Nhũ hương, Giáng hương… Lý Thời Trân nói: “Trương Trọng Cảnh khử một loạt ác khí, dùng Thương truật cùng móng lợn đốt khói, Đào Ẩn Cư cũng nói có thể trừ ác khí, dẹp ban chẩn. Do đó bệnh dịch thời nay cho tới bây giờ, mọi người thường thường đun Thương truật để trừ tà khí. Danh y cận đại Trương Sơn Lôi nói: “Thương truật, khí vị hùng hậu, mạnh hơn Bạch truật, có thể triệt để trên dưới, táo thấp mà tuyên hóa đàm ẩm, phương hương khử uế, thắng khí tứ thời bất thường, vì vậy nó thường được sử dụng cho bệnh dịch.”

Tiên truật thang trong Hòa tễ cục phương có thể tránh ôn dịch, trừ hàn thấp, ôn tỳ vị, kích thích ăn uống, “chính là lấy Thương truật làm Quân, phối hợp Can khương, Táo, Hạnh nhân, Cam thảo mà thành. Nghiệm phương tân biên lấy bột Thương truật, Hồng táo, cùng nghiền thành hoàn to như viên đạn, lúc nào cũng đốt nướng, có thể miễn nhiễm trong kỳ dịch. “Thần nông bản thảo kinh” đích xác chỉ ra Mộc hương có thể “trừ dịch độc”. Lôi công bào chế dược tính giải viết Thục tiêu có khả năng  trừ ôn dịch. Tị ôn đan trong Thái y viện bí tàng cao đan hoàn tán phương tễ do Nhũ hương, Giáng hương, Thương truật, Tế tân, Xuyên khung, Cam thảo, Táo tổ thành. Viết: “Thuốc này đốt có thể làm ôn dịch bất nhiễm, trong phòng đốt có thể tránh uế khí”.

6. Thanh nhiệt giải độc

Như người xưa thường nói: “Dùng thuốc giống như dùng binh. Không  phải có càng nhiều binh càng tốt, mà quan trọng là độ tinh nhuệ của binh. Thuốc cũng không phải càng quý càng hay, mà quan trọng là công hiệu”. Thuốc thanh nhiệt giải độc tuy nhiều, dùng để dự phòng ôn dịch lại chỉ có Quán chúng, Thăng ma, mà chưa thấy có ghi chép về Bản lam căn.

Trần Sĩ Đạc nói: “Quán chúng, tiên đơn thực hóa độc. Độc chưa tới mà có thể dự phòng, độc tới rồi mà có thể thiện giải, độc đã thành mà có thể tức tốc tống khứ”. Bản thảo kinh thư viết: “Khi dịch khí phát, lấy thuốc đó cho vào trong nước, rồi cho người uống nước đó thì không bị truyền nhiễm”. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy rằng Quán Chúng có mức độ ức chế khác nhau đối với các loại vi-rút cúm khác nhau. Đối với Adenovirus, virus bại liệt, kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B, Echovirus, virus Coxsackie, virus viêm não Nhật Bản và virus herpes simplex… cũng có tác dụng đối kháng rõ rệt.

Thăng ma, vị cay, ngọt, tính hơi hàn, công dụng thanh nhiệt giải độc, phát biểu thấu ban chẩn, thăng dương cử hãm, chủ trị thời dịch hỏa độc… Rất sớm trong Thần nông bản thảo kinh, đã chỉ ra Thăng ma “chủ giải bách độc,… trừ ôn dịch”. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Thăng ma có tác dụng quan trọng đối với chức năng miễn dịch của con người, có thể tăng cường hoạt động của tế bào lympho, có thể tạo ra tế bào lympho để sản xuất interferon và có thể thúc đẩy chuyển hóa tế bào lympho.

7. Phát tán uất hỏa

Uất hỏa bên trong, ắt dễ cảm ngoại tà. Người xưa dùng Ma hoàng và những thứ tương tự để phát tán uất hỏa của phế kinh để phòng dịch, cơ hội tuy ít, cũng là mở ra một phương pháp mới. Nhật hoa tử bản thảo nói Ma hoàng ngăn chướng khí mây mù”. Phương tễ Tuyệt chướng tán trong Thánh tễ tổng lục chính là lấy Ma hoàng làm Quân dược. Lý Thời Trân nói: “Ma hoàng vẫn là thuốc chuyên biệt cho phế kinh… đúng là thuốc phát tán uất hỏa của phế kinh”. Các nghiên cứu dược lý hiện đại về tác dụng ức chế của nhiều loại virut cúm như Haemophilus, Staphylococcus aureus, Streptococcus A và B, Shigella, Thương hàn cũng đã cung cấp một số chú thích cho tuyên bố này.

8. Biện pháp kích thích mũi cho hắt hơi

Trong quá trình dịch bệnh hoành hành, các bác sĩ thời xưa cũng tích lũy được một số phương pháp tự bảo vệ. Xuyến nhã nội ngoại biên trong chương Trừ dịch đã chỉ ra: ”Phàm vào nhà có dịch, lấy dầu mè bôi vào lỗ mũi và sau đó vào nhà bị bệnh đều không lây nhiễm. Khi ra, lấy giấy ngoáy sâu vào mũi, làm cho hắt hơi là được”.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111