LỊCH SỬ - KHÁM PHÁ - CHUYÊN ĐỀ

Nhà Thanh và Cách Mạng Tân Hợi 1911

Nhà Thanh và Cách Mạng Tân Hợi 1911

52

Khi đánh giá về sự sụp đổ của nhà Thanh và cuộc Cách mạng Tân Hợi, những điều chúng ta nghe phổ biến thường là những chê trách, đánh giá tiêu cực về chế độ phong kiến tập quyền của người Trung Quốc, đặc biệt khi so với phương Tây hay nước Nhật cùng thời. Hay coi cuộc Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn như bước tiến lịch sử của nhân dân Trung Hoa. Bài viết này nêu ra vài quan điểm trái với những đánh giá phổ biến trên.

1, Chế độ phong kiến tập quyền của nhà Thanh trước khi mọi chuyện thực sự xảy ra không tệ như chúng ta nghĩ.

Trước nhất ta sẽ tìm hiểu xem chế độ phong kiến Trung Quốc có thật sự “thối nát” trước thời điểm Chiến Tranh Nha phiến mở ra mọi thứ không nhé.

Sống trong thế kỉ 21 với những khái niệm về dân chủ và tự do, chúng ta có xu hướng áp những quan điểm này vào các đánh giá có phần tiêu cực về chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh nói riêng và các triều đại Trung Quốc nói chung. Cho rằng đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự thảm hại của Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh.

Nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh lớn hiếm hoi tồn tại cũng như giữ được vị thế một cách liên tục trong chiều dài lịch sử, dù rằng là nền văn minh ra đời sớm cũng như trải qua nhiều giai đoạn phân ly, giao tranh nội bộ. Có được điều này, ngoài những yếu tố địa lý sơ khai như việc con người xuất hiện sớm ở mảnh đất này, sở hữu hai con sông rất lớn là Hoàng Hà và Trường Giang, được thiên nhiên ưu đãi cho loại cây có thể thâm canh quanh năm là cây lúa….

Các nhà tư tưởng cũng xuất hiện từ khá sớm, đa số đều là các nhà duy vật, họ cho ra đời nhiều hệ tư tưởng không vướng bận với tôn giáo (Trung Quốc không là nơi khởi phát tôn giáo lớn nào, và hãy nhìn cách đất nước duy tâm Ấn Độ mãi không vươn lên vị trí hàng đầu thế giới đi). Chúng ta còn cần phải nhắc tới yếu tố chính trị, khi các triều đại từ Hán cho tới Thanh (trừ giai đoạn 100 năm của triều Nguyên) gần như không có sự thay đổi về thể chế, cũng như ý thức hệ

. Mà ở đây là “Quân chủ chuyên chế” và “tư tưởng Nho giáo” (dù rằng mức độ chuyên chế cũng như phạm vi tác động của Nho giáo trong các triều đại có mức độ khác nhau). Và lịch sử dài ngoằng tên các triều đại phong kiến chính là minh chứng rõ ràng nhất rằng: “chế độ phong kiến tập quyền này đã hoạt động rất tốt”.

Trước nhà Thanh, các triều đại Trung Quốc chẳng có lí do gì để thay đổi thể chế cả.

Nhìn chung, các triều đại quân chủ chuyên chế từ những cải cách đầu tiên của “nhà cách mạng” Tần Thủy Hoàng xoay quanh việc đảm bảo cân bằng quyền lợi của giới cầm quyền, quý tộc,… và tầng lớp nhân dân nghèo đói. Ngày nay, chúng ta thường hay nhắc về tỉ lệ 80% và 20% tức là “80% của cải nằm trong tay 20% dân số và ngược lại”. Tôi tạm gọi tỉ lệ này là tỉ lệ cân bằng, tức là với tỉ lệ này không ai phải đói, hay quá nghèo khổ cả. Vậy chuyên gì sẽ xảy ra nếu tỉ lệ này bị phá vỡ. Chẳng hạn nếu là 95/5, lúc này 95% dân số với chỉ 5% của cải kia sẽ đứng dậy lật đổ chính quyền, như cách Chu Nguyên Chương hay Lưu Bang làm. Còn nếu tỉ lệ này là 70/30, hẳn là giới quý tộc, những kẻ dưới quyền Hoàng đế không hài lòng với điều này, họ sẽ lật đổ Hoàng đế và thay vào đó một người khác khiến họ hài lòng, hoặc đơn giản hơn là tự mình làm vua.

Nói tóm lại, triều đại nào giữ được “tỉ lệ cân bằng” nói trên, hoặc chí ít là hạn chế được sự phá vỡ tỉ lệ một cách hiệu quả càng lâu thì triều đại đó càng có thời gian tồn tại dài.

Quay trở lại nhà Thanh, họ có làm tốt điều trên không? Có chứ, dù không phải người Hán nh

Chính xác thì trước khi những con tàu hơi nước cập bến Trung Quốc, nhà Thanh vẫn làm rất tốt điều này. Ta sẽ bắt đầu vào thời Gia Khánh, kể cả đây là giai đoạn được cho là đi xuống kể từ sau Càn Long, khi mà nạn quan liêu bắt đầu nở rộ. Điển hình nhất là tham quan Hòa Thân (tôi cho rằng nếu Hòa Thân sinh ra ở một quốc gia khác không phải nhà Thanh giàu có, thì khó mà có thể tham ô được số tài sản khổng lồ mà chúng ta biết).

Mâu thuẩn giai cấp bắt đầu lên, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, chưa đến nổi có một cuộc lật đổ, dù sao điều này là tất yếu sau một thời gian dài tồn tại của nhà Thanh. Nhưng kể cả là như vậy, Gia Khánh với các chính sách của ông đã mở rộng hệ thống giao thương đường biển biến Quảng Châu thành cảng biến sầm uất, bản thân Trung Quốc giàu lên nhờ những món hàng rất chạy của họ như tơ lụa, gốm sứ và đặc biệt là trà.

Thế rồi thói quen uống trà của người Anh, biến Trung Quốc thành cái máy hút bạc từ túi người Châu Âu. Người Âu lại chẳng bán lại được bất cứ cái gì cho người Trung Quốc, bởi nền kinh tế tự túc hàng ngàn năm qua vẫn đang vận hành một cách rất tốt. Xét trên mặt bằng chung thế giới, người Trung Quốc vẫn giàu, vẫn là quốc gia khổng lồ với hơn bốn trăm triệu dân. Vậy tại sao họ, nhà Thanh cần phải thay đổi, trong khi quốc gia của họ vẫn đang vận hành tốt và hơn hết chẳng có mối đe dọa nào tới vị trí cầm quyền của dòng tộc Mãn Châu cả.

Bạn có thể thấy nước Mỹ vào thời nay không phải là đất nước có hứng lắm trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cũng chẳng quá bận tâm vì các kĩ sư đang ít đi do tỉ trọng kinh tế sản xuất giảm hay tham gia vào phát triển mạng 5G, vì họ vẫn giàu, mạnh và giới cầm quyền vẫn ngồi vững. Hay thực tế rằng Minh Trị chẳng cần cải cách, thậm chí trước đó Hideyoshi cũng chẳng cần lao vào xâm lược Triều Tiên khi chỉ vừa thống nhất nếu nước Nhật đủ chứa được số dân ngày một tăng nhanh khủng khiếp của mình. Người ta chỉ thay đổi khi họ buộc phải đổi thay thôi.

Mọi chuyện bắt đầu tệ đi khi Hoàng gia Anh cuối cùng cũng tìm được môt món hàng mà các Ái Tân Giác La từ thời Ung Chính cấm tiệt dân chúng bán, để cân bằng lại nền kinh tế. Đó là thuốc phiện. Triều đình nhà Thanh với chính sách ngăn chặn thuốc phiện khắt khe của mình, vô tình đụng tới quyền lợi của đám thương nhân Anh, nhưng kẻ tất tay cho ngành công nghiệp thuốc phiện. Để đòi lại quyền lợi cho đám người này, người Anh gây nên Chiến tranh Thuốc Phiện (1839). Và từ đây nền kinh tế số một lịch sử thế giới lao dốc không phanh, mở đầu với các khoản chiến phí và bồi thường cho cuộc chiến. Các cuộc chiến với kết quả tương tự diễn ra nhiều hơn vắt kiệt tiền bạc của người Trung Quốc, khi các nước đế quốc khác học theo Anh nhảy vào Trung Quốc.

Kết thúc mục 1 này, tôi muốn khẳng định quan điểm, cổ máy phong kiến thời nhà Thanh vẫn hoạt động tốt ít nhất là trước khi các đế quốc tham lam xuất hiện, nó không cần sửa chữa và chỉ hỏng khi có kẻ từ bên ngoài đập phá, mà khi bị tàn phá thì bộ máy loại nào cũng hỏng thôi. Vì vậy đừng nên đổ lổi hoàn toàn cho chế độ quân chủ chuyên chế trong sự thụt lùi của Trung Quốc. Vài quyết định sai lầm của giới cầm quyền đóng vai trò quan trọng hơn, nếu bước đi đúng có lẽ vẫn có một Trung Quốc phát triển dưới triều đại nhà Thanh.

2, Thực sự nhà Thanh đã có những cải cách nhất định dù không nhiều.

Quang Tự và những người đồng chí với ông nếu thành công trong cuộc Duy tân năm 1898 của mình có thể nhà Thanh, đã không sụp đổ, Trung Hoa đã có thể vào thời kì Âu hóa, chẳng nên nổi khốn cùng. Nhưng trước đó, một phong trào tự cường diễn ra vào đầu những năm 1860 của những đại thần như Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên cũng đã diễn ra trên diện rộng đem lại những tác động tích cực lên xã hội.

Trước cả khi Minh Trị Duy tân (1866-1869). Quang Tự và các đại thần nhiều người đã có trong mình tâm thế cải cách, và thực sự đã bắt tay vào làm. Đây là minh chứng rõ rằng, vấn đề không nằm ở chế độ (ít nhất lúc đó) mà nằm ở yếu tố con người. Bởi những nhà Nho thuần túy như Tăng Quốc Phiên cũng biết canh tân đấy thôi.

Khách quan mà nói, Duy tân thay đổi ở một nước nhỏ như Nhật Bản trong thế ít bị đe dọa hơn, dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với Mãn Thanh. Tiếc rằng, dù ra đời sớm hơn những tư tưởng của Minh Trị, các cải cách của người Trung Quốc không thực hiện được đến nơi đến chốn do những cái tên như Hồng Tú Toàn trong cuộc nổi dậy đem lại thiệt hại nhân mạng ngang thế chiến 2 hay Viên Thế Khải khi ông này phản bội lòng tin của vua Quang Tự.

Dù Quang Tự thất bại. Nhà Thanh sau chiến tranh Giáp Ngọ () với Nhật đã ngộ ra nhiều điều về cải cách, không phải lần đầu thất bại trước ngoại bang bởi thua thiệt vũ khí và chiến thuật. Nhưng lần này họ thua trước chính người Nhật, một quốc gia Châu Á, thậm chí ngày xưa bị họ khinh miệt gọi là Oa Khấu (giặc lùn), và chính người Nhật đã cho họ thấy một nước châu Á có thể mạnh thế nào nếu tiến hành những cải cách quân sự đúng đắn.

Quân đội Bắc Dương phiên bản âu hóa hoàn toàn chính thức ra đời năm 1905, có lẽ hơi muộn khi các nước đế quốc đã chia xong Trung Quốc.

Sau hàng loạt cuộc chiến, nhà Thanh nợ ngập đầu bởi số tiền vay của các đế quốc. Cộng với hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng. Giới tư bản phương Tây bắt đầu làm chủ Trung Quốc, điều này vô tình kích thích ngành công thương nghiệp ở Trung Quốc dù còn rất nhiều khiếm khuyết. Nhưng giai đoạn đầu nhưng năm 1900, các ngành khai khoáng than, thép, sản xuất vũ khí, đóng tàu dệt may, đường sắt đều đã xuất hiện ở Trung Quốc.

3, Cách mạng Tân Hợi không đem lại chuyển biến tích cực hơn so với sự tồn tại của nhà Thanh.

Lực lượng cách mạng của Tôn Trung Sơn ở miền Nam cuối cùng cũng đứng lên lật đổ chính quyền nhà Thanh vào năm 1911. Một cuộc lật đổ mà chúng ta phải thừa nhận rằng, nhà Thanh hoàn toàn có thể nghiền nát nó nếu không có sự phản bội của Viên Thế Khải.

Viên Thế Khải muốn nhận được phần thưởng như cái cách ông được Từ Hi cho nắm quyền khi phản bội vua Quang Tự vậy. Ông chấp nhận giao kèo của Tôn Trung Sơn để mình lên làm tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ngay khi phết truất Hoàng đế Phổ Nghi mới chỉ vài tuổi. Tôn Trung Sơn có vẽ không phải là người giữ chử tín nên luôn tìm cách kìm hãm Viên.

Sự đối địch của Viên và Tôn, khiến năm năm sau cách mạng, năm 1916, Viên Thế Khải chết để lại khoảng trống người đứng đầu Trung Hoa và thời Chiến quốc lại mở ra với hàng loạt chế độ quân phiệt. Cuộc cách mạng chẳng giải quyết được bất cứ vấn đề gì ngoài trừ lật đổ nhà Thanh để thỏa lòng mong mỏi với giai cấp tư sản vốn căm ghét Từ Hi, ruộng đất cho nông dân không được giải quyết, không dám đụng chạm đến nước đế quốc (bởi là đối tác làm ăn của tư sản) để sau cùng để họ bơm tiền cho các quân phiệt, kéo Trung Quốc vào 10 năm hỗn chiến. Và sau đó nữa là chiến tranh Quốc/Cộng. Kết quả là khởi đầu năm 1949, sau khi thống nhất, công nghiệp của nước này còn tệ hơn thời cuối nhà Thanh.

Một lần nữa, nếu nhà Thanh có thể ổn định đất nước thêm được 20 năm, chúng ta có thể thấy Trung Quốc và Nhật Bản nắm tay nhau vượt lên cường quốc phương Tây ở phương Đông vào năm 1940, cũng như Trung Quốc năm 1978, chỉ hai mươi năm sau khi thống nhất, Hoặc chí ít là cân bằng với Liên Xô năm 1918. Thay vì mua đạn của phương Tây và tham gia một cuộc hỗn chiến vô bổ.

Kết bài viết này, tôi cho rằng, nhà Thanh đã ở đỉnh cao của chế độ phong kiến cũng như văn minh nông nghiệp. Họ bỡ ngỡ trước công nghiệp hóa. Điều đó khiến các cá nhân lãnh đạo không muốn hoặc không thể nghĩ tới tác động to lớn của thời đại công nghiệp, bởi dẫu sao họ cũng không thể sống tới ngày nay để nhìn lại lịch sử như chúng ta.

Sự chậm trễ trong các cải cách đổi mới, một phần trở ngại không đến từ chính quyền, mà đến từ chính những cuộc nổi loạn, hay cuối cùng là cuộc cách mạng đem lại rất ít ý nghĩa năm 1911.

Ngô Mạnh Đức / ncls group

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111