HIỂU LÝ NHÂN QUẢ
Có ngưòi lập luận rằng vì có nhân quả cho nên những ngưòi trong kiếp này khổ cực và nhiều bất hạnh là do những hành vi bất thiện trong những kiếp trước thì chúng ta có nên giúp họ không vì không giúp là tôn trọng luật nhân quả ? Về lâp luận đó, tôi muốn trả lời như sau :
Chúng ta, những ngưòi phật tử, ai cũng đều tin là những nỗi khổ đến từ nghiệp thế nhưng nếu không có những nỗi khổ cúa chúng sinh thì không có sự hiện hữu của chư Phật và chư Bồ Tát. Chư Phật và chư bồ tát ra đơi là để độ chúng sinh thoát khỏi trầm luân trong vòng luân hồi. Thế thì khi chúng ta làm ngơ trước những nỗi khổ của chúng sinh là chúng ta đã làm lỡ cơ hội trên con đưòng thoát vòng sinh tử vì đi ngược lại những mong đợi cúa chư Phật và chư bồ tát. Những đức tính từ bi hỉ xả là những đức tính căn bản nhất và vững chắc nhất trong đạo phật, còn những lý lẻ để ngăn chận chúng ta làm điều tốt là những lý lẻ đến từ mạt na thức ( thức chấp ngã). Hơn nữa khi chúng ta muốn có một hành động nào giúp đở người khác thì cũng không phải là tự nhiên đâu, mình và người đó cũng có một liên hệ nào đó trong những tiền kiếp trước.
Tôi bỗng nhớ đến một câu chuyện ở ki tô giáo : có một ngươi đàn bà tội đồ sắp sửa bị ném đá bởi một đám đông và để cứu sống người đàn bà này chúa Jésus đã nói: ai chưa hề có tội lỗi thì hãy ném đá vào ngươi đàn bà này. Sau những lời nói đó, không có ai đứng ra ném đá và ngưòi đàn bà đã được cứu sống. Dù rằng lời nói của Chúa là chân lý nhưng không phải vi vậy mà người đàn bà được cứu sống nhưng chính là nhờ đạo lực của bậc thánh cho nên những lời nói đã chuyển tải được sự mong muốn cứu rỗi và lòng bác ái đến mọi người ( trong đạo Phật là cảm nhận đồng thể đại bi). Thí dụ như ở thời điểm đó, và trong hoàn cảnh đó, chúng ta cho dù cũng nói y như Chúa thì chắc là chúng ta cũng bị ném đá luôn. Tôi rất tán thán những người bỏ thì giờ đi viếng thăm những người đang bị tù tội như ni sư Thích nữ Giới Hương. Thường thì chúng ta thương hại những nạn nhân và oán ghét những người gây tội ; thế nhưng kẻ gây tội càng ác thì quả báo về sau sẽ càng thảm thiết,có khi phải sa vào địa ngục vô gián, thật là nên thương xót.
Câu chuyện tiền thân Đức Phật ghi lại có lúc vì tội lớn về bất hiếu nên ngài bị sa vào địa ngục phải đẩy một xe đầy lửa nóng cho đến khi nào có một kẻ khác có tội lớn về bất hiếu thay thế thì ngài mới được ra. Cảm nhận sự thống khổ cùng cực của sự khổ sai này, ngài phát tâm vĩnh viễn ở địa ngục và xin rằng không người nào khác phạm tội lớn về bất hiếu như ngài đã phạm. Chính vì vậy mà lần đầu tiên phát tâm này mở ra con đường bồ tát đạo để Phật tu tập trải qua 3 a tăng tì kiếp ( vô số kiếp) trước khi giác ngộ và thành Phật.
Thật ra chúng ta không bao giờ hiểu được lý nhân quả một cách sâu sắc vì tiến trình từ nhân đến quả qua quá nhiều duyên,qua cái lý trùng trùng duyên khởi đưa đến những tác động không ngừng nghỉ của tương tác,tương động,tương duyên,tương thuận,tương phản,tương tức,tương nhập…Chỉ có chư Phật mới nhìn ra rõ ràng được những động thái đó. Tiến trình nhân quả rất là phức tạp, có khi nhanh, có khi chậm, thường thì thành quả nhưng cũng có khi nhân bị tiêu trừ không thành quả.
Tôi nhớ ở một trong kinh nào đó, Phật lấy một ví dụ : như một nắm muối nếu bỏ vào một ly nước thì ly nước trở nên cực kỳ mặn nhưng cũng nắm muối đó nếu bỏ vào một dòng sông thì tác dụng cực kỳ nhỏ nhoi. Do đó ta thấy những hành vi của ta dù là có cùng tác ý ( huống chi là tác ý khác nhau) nhưng hậu quả cũng còn khác nhau do nghiệp riêng cúa mỗi người hay nói một cách khác hậu quả cũng khác nhau do tâm lượng khác nhau.
Tính chất bất khả tư nghì ( không thể nghĩ bàn) cuả tác động tâm thức từ nhân đến quả cho nên chúng ta cũng không cần mất nhiều thì giờ để tư duy về nhân quả, là phật tử thì chỉ cần đi theo dấu chân của Đức Phật, tức là cố gắng thể hiện những lời Phật dạy bằng tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh ví như một thửa ruộng đã đươc cày xới kỹ lưỡng, một khi hạt giống phật pháp gieo xuống tất nhiên phải nẩy mầm và phát triễn.
Thích Minh Không