4 điều nên và không nên làm để dưỡng Can mùa xuân
4 điều nên và không nên làm để dưỡng Can mùa xuân
Trong ấn tượng của nhiều người có lẽ không rõ tác dụng của tạng Can?
Nghĩ rằng dường như đây là cơ quan ‘có quan tâm cũng được mà không cũng được’.
Nếu đang có suy nghĩ đó, có lẽ bạn nên tìm hiểu chức năng của tạng phủ này qua Đông y – một phương pháp trị liệu thần kỳ có từ lâu đời.
Theo Hoàng đế nội kinh, ‘Can giữ chức tướng quân’, bởi nó chủ yếu phụ trách điều binh khiển tướng, giao chiến, chống đỡ và diệt những kẻ địch ngoại lai xâm phạm.
Nhận thức này cũng tương đồng với nhận thức của Tây y đây là cơ quan miễn dịch và thải độc cho cơ thể.
Các nghiên cứu của y học hiện đại đều công nhân, tạng Can là ‘nhà máy hóa chất’ lớn nhất trong cơ thể với chức năng chính: Thải độc, miễn dịch, trao đổi chất, sản xuất và bài tiết mật, làm đông máu và điều tiết.
Theo Đông y, Can tạng có các chức năng: Chủ sơ tiết tức phân bổ dương khí toàn thân; tàng huyết: Tàng là giữ, chứa và điều hòa lượng huyết trong cơ thể; Can chủ cân: Cơ khớp co duỗi vận động được điều hòa là nhờ Can dinh dưỡng cân tốt, vinh nhuận ra móng tay móng chân, “móng là phần dư của Can”
. Vậy những biểu hiện nào là thể hiện tạng Can khỏe mạnh?
Hoạt động hằng ngày nào sẽ gây hại tới tạng phủ này và làm sao để bảo vệ nó?
9 biểu hiện của tạng Can không khỏe
1. Vàng mắt, mắt mờ, khô, thị lực kém
2. Tích tụ dịch trong bụng
3. Mẩn ngứa
4. Rối loạn vận động khớp
5. Tê khớp
6. Móng tay dễ bị xước, gãy
7. Hay mất bình tĩnh hoặc cảm thấy buồn rầu
8. Cáu kỉnh
9. Kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng kinh
4 hành động vô hình làm hại tạng Can
1. Thường xuyên ăn thực phẩm đã bị mốc
Các loại thực phẩm khô đã lên mốc có thể sản sinh ra độc tố Aflatoxin – đây là loại độc tố rất mạnh.
Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm này, dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ, Aflatoxin cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.
Nếu người đang bị viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B.
Aflatoxin còn dễ dàng xuất hiện trong các vật dụng hằng ngày như thớt gỗ, đũa, và thìa được làm bằng gỗ.
Đây vật dụng được các gia đình thường xuyên sử dụng, tuy nhiên những vật dụng này thường bị ẩm ướt và còn thực phẩm thừa bám lại.
Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn, nấm mốc nguy hiểm cho cơ thể.
2. Thường xuyên buồn chán và hay thức khuya
Theo Đông y, người bị trầm cảm hoặc hay nổi nóng sẽ khiến Can khí bị ngưng trệ, Can dương thượng cang (phần dương quá thịnh), tình trạng không tốt này gây tổn thương tạng phủ này.
Các nghiên cứu cho thấy, nhóm người hay nổi nóng có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 8 lần so với nhóm người bình thường.
Theo Hoàng đế nội kinh, khoảng thời gian từ 23h tới 3h sáng là thời điểm kinh lạc của Can Đởm hoạt động, là thời điểm tạng phủ này thải độc, cần nghỉ ngơi.
3. Uống nhiều rượu
Lạm dụng rượu bia kéo dài gây ra xơ gan và tiến tới ung thư gan.
Khi ở vào trạng thái say rượu kỳ thực chính là bị trúng độc.
Uống rượu sẽ tổn thương gan bởi cồn rượu cũng giống như độc tố, khi đi vào cơ thể cần tạng Can đi thải độc và lâu dài sẽ làm tổn thương tạng phủ này.
Người viêm gan virus B và C, uống rượu bia nguy cơ mắc ung thư cao hơn nhiều lần người thường.
4. Uống quá liều hoặc lạm dụng thuốc
Một số người có thói quen dù dùng thuốc Đông y hay Tây y đều rất ‘tùy hứng’, tự ý uống tăng liều lượng, thậm chí tự ý loạn dùng và kết quả gây tổn thương tổn hại tạng Can.
Tất cả các độc tố trong cơ thể đều do tạng phủ này đảm nhiệm giải độc.
Dùng thuốc tức là đưa dược chất vào cơ thể, dùng không đúng liều lượng hoặc quá lạm dụng có thể gây nên những tương tác bất lợi làm hại gan.
4 điều nên làm để dưỡng tạng Can mùa xuân
1. Uống trà hoa cúc
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt.
Nó thường được dùng để chữa các chứng do phong nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở.
Ngoài ra, còn rất tốt cho những người bị các chứng mất ngủ, người nóng bứt rứt khó chịu, tinh thần bị căng thẳng, tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, khó tập trung…
Vì có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, thường bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, thường bị ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp không nên dùng.
2. Uống trà hoa hồng, Bồ công anh
Theo Đông y, Bồ công anh có vị đắng, ngọt tính lạnh đi vào hai kinh Can và Vị.
Có tác dụng giải độc, làm tan chất kết tụ giúp tiêu hóa tốt, nhuận tràng. Đây là thảo dược có tính giải độc vì vậy rất tốt cho gan.
Người hay uống rượu bia có thể dùng loại nước nấu từ cây bồ công anh uống để thanh lọc gan, lọc máu.
Hoa hồng gai có thể hỗ trợ giúp gan khỏe mạnh, lại dưỡng Vị rất tốt.
Ngoài ra, còn có các tác dụng như điều kinh hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông máu, làm ấm Tâm Can huyết mạch, có lợi có việc tăng cường sức khỏe tạng Can, lại có thể dưỡng và giữ ấm dạ dày. Hai loại thảo mộc này kết hợp hộ Can giải độc vô cùng hiệu quả.
Cách làm: Lấy rễ Bồ công anh và hoa hồng tỉ lệ 3:1, hãm với nước sôi dùng uống hằng ngày.
3. Luôn giữ tâm thái hòa ái, vui vẻ, ngủ sớm dậy sớm
Trong Tứ quý điều thần đại luận của Hoàng đế nội kinh có trình bày và phân tích về dưỡng sinh mùa xuân, điều quan trọng đầu tiên cần chăm sóc là bảo vệ Can.
Đây là thời điểm vạn vật sinh sôi nảy nở, cơ thể có sự tăng lên về chuyển hóa cơ bản, cần có nhiều huyết dịch và oxy, lượng máu lên não giảm, khiến giảm độ hưng phấn của não dễ gây mệt mỏi, buồn ngủ.
Để khắc phục tình trạng này người xưa cũng khuyên nên ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn, tập thể dục, đầu tóc buông xõa, quần áo và thắt lưng nới rộng, làm cho tinh thần và cơ thể thoải mái.
Theo quan niệm của Đông y, khí mùa Xuân thông với tạng Can, ứng với hành Mộc. Nếu chức năng của Can bị trục trặc, con người sẽ dễ bị kích động, phát sinh “nộ khí” (cáu giận).
Trong cách hành xử nên “Chỉ sinh mà không sát, chỉ cho mà không cướp lấy, chỉ thưởng mà không phạt”
Cho nên ngày xuân, để dưỡng tinh thần, thuận ứng với sinh khí đang nảy nở tốt tươi trong trời đất, cần giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, cởi mở, lạc quan, yêu đời.
4. Ăn nhiều rau quả có màu xanh
Hấp thụ vừa đủ rau củ và hoa quả là cách giữ cơ thể khỏe mạnh hiệu quả nhất. Những thực phẩm có màu xanh như súp lơ, rau chân vịt, táo xanh không những có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn bảo vệ gan rất tốt.
Rất nhiều bệnh nhân gan có chế độ ăn uống không hợp lý nên thường cảm thấy các thực phẩm màu xanh rất khó ăn.
Lúc này có thể thay đổi các cách chế biến như luộc, làm món trộn, nấu canh kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày giúp bảo vệ gan.
Rau lá xanh là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan.
Loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín hoặc ép nước uống.
Với hàm lượng cao chlorophylls có thể trung hòa kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại thực phẩm độc, lá xanh có khả năng loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan.
Theo Kknews
Kiên Định biên dịch