VĂN HÓA-ĐỜI SỐNG- KỸ NĂNG SỐNG ĐẸP

Hãy nói với con của bạn: Thua thành tích, không có nghĩa là thua nhân sinh. Không sợ ‘Thua’, mới có cơ hội ‘Thắng’

Hãy nói với con của bạn: Thua thành tích, không có nghĩa là thua nhân sinh. Không sợ ‘Thua’, mới có cơ hội ‘Thắng’

Các bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình sẽ thành công trong tương lai. Nhưng có lẽ không nhiều phụ huynh biết rằng, những người thành công có một đặc điểm chung, đó là “không sợ thua!”.
Hãy nói với con của bạn: Thua thành tích, không có nghĩa là thua nhân sinh. Không sợ "Thua", mới có cơ hội "Thắng"
Hiện nay trong giáo dục, có một điều đã trở thành lý tưởng mà trẻ em phải thấm nhuần, đó là ‘không được thua’.
Nhưng trên thực tế, so với thắng hay thua, thì điều quan trọng hơn cả là cần phải bồi dưỡng cho trẻ một nội tâm mạnh mẽ.
“Chiến thắng” lớn nhất dành cho cha mẹ, đó là dạy trẻ cách đối mặt với “sự thua cuộc”.
Hãy nói với con của bạn: “Hãy để thua” quan trọng hơn là chiến thắng.
Gần đây chúng ta có thể bắt gặp những tin tức về các vụ tự tử của trẻ em.
Bé gái 10 tuổi ở Giang Tô vì thành tích học hành kém đã uống thuốc ngủ tự tử tại nhà mình. Cô bé để lại một video 3 phút 25 giây và một bức thư có 374 từ.
Cô bé viết trong di chúc:
“Khi bạn nhìn thấy bức thư này, tôi có thể không còn sống, vì tôi không thể học tốt. Tôi rời đi không phải vì ba mẹ, cũng không phải vì giáo viên của tôi. Mà là vì bản thân tôi… “
“Nếu tôi rời đi rồi, các người không còn phải đánh mắng tôi mỗi ngày nữa. Mặc dù ba mẹ đánh mắng tôi, nhưng tôi biết là họ muốn tốt cho tôi”.
Người mẹ bé gái đã ngã quỵ sau khi đọc bức thư.
Một cậu bé 15 tuổi để lại bức thư trước khi tự sát: “Ba mẹ ơi, con rời đi vì điểm của con quá tệ. Không thể vào trường trung học, con không muốn thêm gánh nặng cho ba mẹ.
Con không thể tập trung vào việc học, con chỉ có thể từ bỏ. Nếu con vẫn được lên lớp, thì con sẽ học chăm chỉ và vào đại học.
Nhưng con không thể, con không muốn trở thành một ông lão, không muốn trở thành một kẻ cặn bã của xã hội. Vậy nên con chọn cách ra đi”.
Trong thế giới quan của những thanh thiếu niên này, dường như chỉ có ‘thành tích’. Đối với chúng, điểm kém chính là không có tiền đồ; điểm kém chính là không thiết sống nữa.

Trong thế giới quan của một số những thanh thiếu niên nhỏ tuổi, dường như chỉ có ‘thành tích’. (Ảnh minh họa: songmoi.vn)

Con trẻ không chịu nổi sự thất bại, là vì cha mẹ cũng không chấp nhận nổi sự thất bại.
Bởi vậy làm cha mẹ, không chỉ dạy con cách chiến thắng, cũng cần dạy con làm thế nào để ‘thua đẹp’.
Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ chỉ một mực nhất nhất yêu cầu con phải giành chiến thắng: “Con phải giành chiến thắng ngay ở vạch xuất phát”.
Họ không ngừng nỗ lực đầu tư cho trí thông minh của con trẻ: Nào là học thêm đắt đỏ, gia sư đắt tiền…
Họ coi con cái như vật phẩm riêng của mình và khoe khoang vốn liếng.
Cứ vậy trong ý nghĩ của họ ngày càng chỉ có hai từ ‘chiến thắng’ mà không thể nào chấp nhận hai từ ‘thua cuộc’.

Có lẽ, các bậc cha mẹ cần nhớ rằng: Thắng chưa chắc đáng được ăn mừng, và thua chưa chắc thật đáng buồn.
Thắng hay thua không quan trọng. Điều quan trọng nhất là té ngã xuống rồi mà vẫn mạnh mẽ đứng lên.

Thua thành tích không có nghĩa là thua nhân sinh. Những đứa trẻ không sợ thua cuộc sẽ có cơ hội chiến thắng
Trong xã hội hiện nay chúng ta có thể nhận thấy một hiện tượng phổ biến, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các bậc phụ huynh.
“Con nhất định phải thắng” dường như đã trở thành phương châm trong nhiều gia đình.
Và hình tượng ‘một đứa con hoàn hảo’, ‘một đứa trẻ xuất sắc’ dần dần hình thành từ đó.

Những đứa trẻ không sợ thua cuộc mới có cơ hội chiến thắng. (Ảnh: kadinvekadin.net)

Tuy nhiên, điều này mang lại những vấn đề tâm lý nghiêm trọng cho trẻ em, hơn nữa còn làm biến dạng tính cách và hành vi của trẻ.
Còn nhớ trường hợp con trai Phó cục trưởng Cục giáo dục Hong Kong – Phan Khuông Nhân nhảy từ tầng 40 xuống tự sát.
Điều này gây sốc cho nhiều người vì bản thân anh vốn là một ‘người con hoàn hảo’ trong mắt bạn bè, xã hội.
Phan Khuông Nhân 25 tuổi, là một người xuất sắc từ nhỏ, theo học tại một trường trung học nổi tiếng tại Hong Kong, sau đó đi du học.
Anh tốt nghiệp và trở về Hong Kong làm việc.
Phan Khuông Nhân là một người đa năng: biết chơi piano, yêu thể thao, đặc biệt là chạy bộ và đi xe đạp.
Trước khi chết, anh tham gia một cuộc đua xe đạp nhưng do bị chấn thương nên đã thua cuộc.
Từ đó, anh trở nên mắc chứng uất ức, trầm cảm, cuối cùng chọn nhảy khỏi tòa nhà 40 tầng để kết thúc cuộc đời mình.
Sinh ra ưu việt, học hành xuất sắc, tuổi thanh xuân vốn nên sẽ nở rộ. Tuy nhiên, chỉ vì thua trong một cuộc thi mà sầu não uất ức và chấp nhận bỏ mạng.
Điều này không khiến người ta phải tiếc nuối.

***

Một đứa trẻ không có đủ khả năng chấp nhận thất bại, thì khi lớn lên, chúng không thể thích nghi với một xã hội phức tạp và sẽ trở nên thống khổ. 
Vậy nên, dạy trẻ học cách thua cuộc, sẽ quyết định vận mệnh cuộc đời của chúng. Chiến thắng lớn nhất dành cho cha mẹ, đó là dạy con trẻ phải đối mặt với sự thất bại.
Cha mẹ không thể nào ở bên cạnh con cái của mình mãi mãi.
Và cuộc sống của ai cũng vậy, không thể nào thuận buồm xuôi gió.

Một đứa trẻ không có đủ khả năng chấp nhận thất bại, thì khi lớn lên, chúng không thể thích nghi với xã hội. (Ảnh minh họa: eylandt.info)

Điều duy nhất cha mẹ có thể làm, đó là hướng dẫn con trẻ cách đối đãi với sự thất bại:
1. Cho con bạn một cơ hội để thất bại
Khi còn nhỏ, có một số trẻ sẽ khóc khi chúng thua trong một trò chơi nào đó. Khi đó cha mẹ ‘xót con’, thấy con khóc thì tội nghiệp, liền cố tình chơi lại và cho đứa trẻ thắng.
Tuy nhiên, đây không phải là một cách giáo dục lý tưởng. Vì cứ làm như vậy, sẽ khiến đứa trẻ ảo tưởng rằng chúng luôn ‘phải thắng’, bất chấp lý do nào, nếu không được thì chúng sẽ khóc lóc, ăn vạ…
Với tính cách này sẽ làm hại đứa trẻ khi lớn lên, chúng sẽ không biết chấp nhận thất bại, không có đủ dũng khí để bước lên sau mỗi lần vấp ngã.
Vậy nên, cha mẹ hãy cho con mình một cơ hội để thất bại.
Cho con thấy rằng, thất bại cũng không phải là điều gì xấu, quan trọng là phải mạnh mẽ để tiến lên.
2. Nuôi dưỡng ý chí rộng lớn trong con
“Thắng là nhờ vận may của ta, còn thua là do vận mệnh của ta”. Nếu có thể suy nghĩ khoáng đạt, rộng mở như vậy thì bạn còn có có hội nào để rầu rĩ đây?
Đừng nói với con bạn những câu như: “Bài kiểm tra cuối kỳ mà điểm thấp, thì con coi chừng với mẹ!”; “Con thật kém cỏi, chỉ biết khóc, thua là đúng thôi”…
Một lần thất bại không phải là cánh cửa khép lại cuộc đời.
Vậy nên cha mẹ nên bao dung với con nhiều hơn, hãy là người khích lệ tiếp thêm cho con dũng khí.
Khi cái nhìn của cha mẹ rộng mở bao dung sẽ dưỡng thành ý chí rộng lớn cho con trẻ.

Nuôi dưỡng ý chí rộng lớn trong con. (Ảnh: missmum.at)

3. Học cách thua trước mặt con
Cha mẹ có thể thường nói câu “Thôi, không sao”. Ví như: “Món ăn này dở quá. Thôi không sao, lần sau mẹ sẽ nấu ngon hơn”; “Trận cầu lông này bố bị thua rồi. Thôi không sao. Thời gian tới bố sẽ tập luyện chăm chỉ hơn”….
Cha mẹ cũng có thể nói với trẻ về trải nghiệm thất bại của chính mình, rồi đưa ra nhưng giải pháp, v.v.
Những điều này khiến cho trẻ hiểu rằng ‘thua cuộc’  không phải là điều gì đó quá khủng khiếp mà không thể đứng dậy được.
4. Đừng khen ngợi trẻ một cách mơ hồ
Nhiều bậc cha mẹ thường khen con một cách bâng quơ: “Con là giỏi nhất”, “Con là đứa trẻ thông minh nhất”, khiến đứa trẻ nuôi dưỡng cảm giác hiu hiu tự đắc, tự hài lòng về mình.
Đến một hôm đứa trẻ phạm lỗi và bị ba mẹ trách mắng.
Chúng sẽ nghĩ: “Vừa mới khen ta tuyệt vời, giờ lại mắng là ngốc”.
Vì vậy, cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng khi khen ngợi con mình; đánh giá các hành vi cụ thể, để trẻ phân biệt được cha mẹ đang không hài lòng với hành động nào của mình.
“Không bao giờ sợ bắt đầu làm lại từ đầu”. Mong rằng mọi đứa trẻ đều có được sự tự tin và làm được như vậy.
Mong rằng mọi đứa trẻ đều có thể đối đãi với thắng – thua bằng một tư duy rộng lớn, giữ được thái độ tích cực trước thất bại.
Hãy là một người có thể chiến thắng và có dũng khí chấp nhận thất bại.

Theo Cmoney
Vân Hà

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111