Quan điểm truyền thống về vợ chồng: Chỉ khi âm-dương hoà hợp thì gia đình mới thuận hoà, bền vững
Quan điểm truyền thống về vợ chồng: Chỉ khi âm-dương hoà hợp thì gia đình mới thuận hoà, bền vững
Theo quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, đàn bà và đàn ông được ví như Âm và Dương với vai trò được phân chia rõ ràng trong gia đình.
Và chỉ khi âm dương hòa hợp thì gia đình mới thuận hòa, bền vững.
Giống như tất cả các nền văn minh cổ đại, triết học Trung Quốc truyền thống có những tư tưởng không giống chủ nghĩa hiện đại về vấn đề giới tính.
Mặc dù có quan điểm cho rằng tư tưởng này có tính phân biệt đối xử, nhưng nếu sáng suốt có thể nhận ra, nam và nữ có những đặc tính khác nhau cơ bản và vì thế phải đảm nhận những vai trò riêng phù hợp với đặc tính của họ.
Có như thế mới đem lại lợi ích cho xã hội.
Cấu trúc gia đình
Gia đình truyền thống Trung Hoa nhìn nhận vai trò của đàn ông và đàn bà thông qua quan niệm của Đạo Lão về Âm và Dương.
Những phẩm chất như tính vượt trội, sức mạnh và sự cương quyết, kiên định được xem là thuộc tính Dương và nó được gắn với đàn ông.
Ngược lại, sự phục tùng và dịu dàng mềm mại được xem là Âm và gắn với người phụ nữ.
Triết học Trung Hoa quan niệm người đàn ông vượt trội và người phụ nữ biết phục tùng, hậu thuẫn chồng như nền tảng của xã hội.
Người chồng là Dương trong mối quan hệ, họ làm việc và đảm bảo cuộc sống cho gia đình, còn người phụ nữ đem lại tình yêu và sự chăm sóc cần thiết để dạy dỗ con cái và gìn giữ tổ ấm gia đình.
The Record of Rituals, một bộ sưu tập về văn bản nhà nước Trung Quốc cổ đại cho thấy, các hoàng đế nổi danh của Trung Hoa thường dành sự tôn trọng lớn cho hoàng hậu của mình.
Đổi lại, người vợ luôn giữ một thái độ phục tùng trong gia đình.
Trong cuốn “Tiểu sử của người phụ nữ mẫu mực”, viết năm 18 trước công nguyên, cho thấy mối quan hệ giữa chồng và vợ là nền tảng của một xã hội ổn định.
Học giả Liu Xiang (Lưu Hướng), sinh năm 77 trước công nguyên, ghi rằng giá trị đạo đức bắt nguồn từ một gia đình vững mạnh, và tình trạng của gia đình sẽ phản ánh vào trạng thái xã hội.
Sự phá vỡ mối quan hệ Âm và Dương giữa người nam và nữ sẽ dẫn tới hậu quả là sự mất trật tự xã hội.
Số lượng những vụ ly hôn, những đứa trẻ không cha và tỷ lệ tội phạm cao đang là mối họa cho xã hội hiện đại.
Những quan điểm truyền thống của Trung Quốc về việc đảm bảo một kết cấu gia đình vững mạnh với người đàn ông làm trụ cột, người phụ nữ giữ vai trò người chăm sóc dường như là con đường vững chắc nhất để duy trì xã hội ổn định.
Trưởng tôn Hoàng hậu: Mẫu hình của phụ nữ truyền thống
Văn Đức Thuận Thánh Hoàng hậu, thường được gọi là Trưởng tôn hoàng hậu, sống vào thế kỷ 7 trước công nguyên, là một hình mẫu điển hình của người phụ nữ truyền thống Trung Hoa.
Bà kết hôn với hoàng đế Đường Thái Tông khi mới 13 tuổi và trong suốt cuộc đời sống trong cung cấm của mình, bà luôn thể hiện là một người vợ và một bậc mẫu nghi thiên hạ tuyệt vời.
Hoàng hậu là người có lòng trắc ẩn, sáng suốt và sống thanh đạm, tránh xa cuộc sống xa hoa phù phiếm.
Phẩm chất của bà có thể thấy rõ qua câu chuyện xung quanh cái chết của bà.
Năm 635, bà bị mắc trọng bệnh.
Có người khuyên Hoàng đế Đường Thái Tông nên ban lệnh ân xá cho một số tù nhân và gửi họ tới một ngôi đền, nếu làm thế thì lời khẩn cầu thượng đế cho bà khỏi bệnh sẽ thành hiện thực.
Tuy nhiên, hoàng hậu nói với chồng không nghe theo lời khuyên đó vì bà không muốn nhìn thấy luật lệ của đất nước bị phá vỡ chỉ vì lợi ích của mình.
“Cuộc sống và cái chết đã được định đoạt bởi số phận, giàu sang và danh tiếng cũng là do trời định. Nếu làm việc tốt không thay đổi được tuổi thọ của một người, thì tìm kiếm sự may mắn có gì là tốt đâu?. Ân xá cho các tù nhân là việc quốc gia và các đền thờ Đạo lão là nơi thanh tịnh. Không cần thiết can nhiễu đến những nơi này chỉ vì thiếp. Tại sao lại phá vỡ luật lệ và quy tắc của quốc gia vì một người đàn bà?” – bà cương quyết nói.
Trưởng tôn hoàng hậu đã mất vào năm 636 trước công nguyên và vẫn là mẫu hình tiêu biểu về cách người phụ nữ truyền thống phải như thế nào.
Đó chính là phải hậu thuẫn mạnh mẽ chồng.
Rất nhiều mẫu hình nữa có thể đưa ra để chứng minh rằng người phụ nữ cần là người hậu thuẫn.
Sức mạnh của Âm
Khi bạn đi sâu vào khái niệm về khả năng lãnh đạo, bạn sẽ thấy rằng người lãnh đạo hiểu rằng để lãnh đạo nghĩa là phải phục vụ.
Không dễ dàng mà cũng không khả thi có thể phục vụ tất cả mọi người một cách hoàn hảo.
Để làm điều đó, một người phải có những phẩm chất của sự tử tế, bao dung, và thông thái, sáng suốt.
Sức mạnh của phụ nữ là riêng có và không thể tìm thấy ở đàn ông.
Những đặc tính của nam và nữ bổ sung cho nhau giống như bầu trời và mặt đất thúc đẩy cuộc sống hưng thịnh.
Khi vai trò được định rõ, trật tự được định hình chính thức và sẽ không còn sự hỗn loạn trong xã hội.
Người phụ nữ Trung Quốc cổ xưa hết lòng chăm sóc gia đình mình và họ có năng lực quản lý gia đình.
Khi đàn ông đi làm, người phụ nữ, được giáo dục trong nghệ thuật truyền thống, duy trì nền tảng của gia đình trong trật tự, điều sẽ thúc đẩy sự an hòa và thịnh vượng của gia đình.
Trong triết học Trung Hoa, có rất nhiều thứ giống như âm và dương, hỗn loạn và cân bằng.
Khi người đàn ông có những đặc tính của người phụ nữ, hay người phụ nữ mang đặc tính của nam giới thì sự cân bằng sẽ bị phá vỡ.
Điều này dẫn tới kết quả là trật tự xã hội sẽ không được duy trì, đầy rẫy những điều khốn khổ, bất hạnh và sẽ không tồn tại lâu dài./.
Theo Visiontimes
Vy Huy biên dịch