ĐỊA LÝ PHONG THỦY-DỊCH LÝ

HÀ ĐỒ, LẠC THƯ VÀ BÁT QUÁI

HÀ ĐỒ, LẠC THƯ VÀ BÁT QUÁI
Chu Hy (1130-1200) là nhà triết học, nhà giáo dục thời kỳ Nam Tống, ông tinh thông Dịch học và là tác giả của “Chu Dịch bản nghĩa”.
Ông từng nói: “ Dịch học có nguồn gốc từ Hà Đồ, Lạc Thư và Đồ hình Bát quái”; đây chính là Bản nguyên của Dịch học và học thuật phong thủy.
Âm Dương gia và rất nhiều nhà thuật số đời sau đều lấy đó làm căn bản.
1. Hà Đồ
Tương truyền, thời Phục Hy (thời thượng cổ), ở phía Đông Bắc của sông Hoàng Hà có một con Long Mã nổi lên, trên lưng có những xoáy tròn như những chấm xanh, tạo thành đồ hình.
Phục Hy dựa vào hình vẽ đó để vạch ra Bát Quái, đó là nguồn gốc của Chu Dịch sau này.
Hà Đồ trên hình thức chỉ là một tổ hợp chữ số được sắp xếp đơn giản, nhưng lại vô cùng vi diệu.
Ngoài số 5 và 10 ở giữa, thì những số chẵn và số lẻ còn lại đều có tổng là 20.
Những con số này được sắp xếp để thể hiện hình vuông của đất, phản ảnh quan hệ tương sinh của ngũ hành.
Hình 26. Hình vẽ Lạc Thư, Hậu Thiên Bát Quái

Hình 27. Hình vẽ Hà Đồ là các dấu chấm trắng và đen, liên quan đến
các con số thể hiện phương vị Tiên Thiên Bát Quái.
Trên Hà Đồ, Phía Bắc có 1 chấm trắng và 6 chấm đen, là phương vị của Thủy Tiên thiên (1-6 là thủy, ở hướng Bắc). 2-7 là Hỏa, hướng Nam; 3-8 là Mộc, hướng Đông; 4-9 là Kim, hướng Tây; 5-10 là Thổ ở chính Giữa.
Thổ ở chính giữa sinh Kim ở hướng Tây, Kim ở hướng Tây sinh Thủy ở hướng Bắc. Đó là thứ tự tương sinh của Ngũ Hành. Tiếp theo, ta suy ra tương tự.
Nhìn chung, Hà Đồ chính là nguồn gốc để cho ra đời học thuyết Tương Sinh của Ngũ Hành.
2. Lạc Thư: Thứ tự tương Khắc của Ngũ Hành
Lạc thư chính là Thư trên mai của Rùa Thần.
Tương truyền, thời Đại Vũ, trên sông Lạc có một con Rùa Thần nổi lên, những đường vân trên mai rùa tạo thành một đồ hình.
Đại Vũ dựa vào đồ hình đó để trị thủy thành công, rồi chia thiên hạ thành 9 Châu và còn căn cứ vào đó để viết nên “Thượng Thư – Hồng Phạm Cửu trù”.
Số Lạc Thư được biểu diễn như sau:
Đầu đội 9 (9 chấm trắng bên trên – hướng Nam); Chân đạp 1 (1 chấm trắng – hướng Bắc); Bên trái 3; Bên phải 7; 2 và 4 làm hai vai; 6 và 8 làm hai chân; 5 đứng ở giữa.
1-6 là Thủy khắc Hỏa 2-7; 2-7 khắc Kim 4-9; 4-9 khắc Mộc 3-8; 3-8 khắc Thổ 5 và 10; 5-10 khắc 1 và 6.
Đây là thứ tự tương khắc của Ngũ Hành.
 

Nguồn: Nam Việt

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111