Y HỌC-SỨC KHỎE - DƯỠNG SINH-VÕ THUẬT NỘI CÔNG

Tinh hoa Đông y vì sao được trường tồn bất biến?

Tinh hoa Đông y vì sao được trường tồn bất biến?

Nhắc đến những cái tên Hoa Đà, Lý Thời Trân, Biển Thước, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông… có lẽ gần như ai cũng biết, vì đó là những bậc danh y đã cống hiến lớn cho nên y học nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua.
Để rồi ngày nay, dù Tây y được dùng phổ biến hơn nhưng người ta vẫn không ngớt ca ngợi sự uyên thâm và kỳ bí trong Đông Y xưa.
Y học cổ truyền Phương Đông là một nền y học lớn, rất lớn.
Trước hết, là lớn về tầm vóc. Vươn dài từ Mông Cổ, Tây Tạng, Mãn Châu qua Triều Tiên, Nhật Bản; rồi phủ trùm lên cả lục địa Trung Hoa.
Đông y đã phát một rễ phụ rất vững vàng trên mảnh đất Việt Nam và lan tỏa vào các nền y học Ả Rập, Ba tư, Ấn Độ.
Đông y đã lấy đối tượng phục vụ là khối nhân loại khổng lồ của miền Đông Nam Á, nghĩa là một phần tư nhân loại thế giới.
Về bề dày tuổi tác, Đông y trải qua khoảng 50 thế kỷ phồn thực trên lưu vực những con sông Dương Tử, Hoàng Hà, và 30 thế kỷ ngự trị bên triền núi cao Phú Sĩ, nơi thung lũng dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Những danh y Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Chu Văn An, Nguyễn Nho, Lãn Ông… cũng từ đó mà được thừa hưởng và hấp thụ những tinh hoa của Đông y.
Đông y đã thực sự vượt ra khỏi thời gian và không gian, đã trở thành một thành phần mật thiết của bầu khí quyển triết lý văn hóa vùng miền.

Đông y tồn tại cùng văn hóa truyền thống xuyên suốt lịch sử nhân loại. (Ảnh: hk.chinamobile.com)

Đông y sở dĩ phát triển được mạnh mẽ và tồn tại được bền bỉ cho đến nay là do hệ tư tưởng chỉ đạo của nó.
Mà hệ tư tưởng chỉ đạo đó bắt nguồn từ hệ thống học thuật Đông Phương bao gồm Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
Nho giáo coi trọng chữ hiếu.
Để chữa bệnh cho các đấng sinh thành; Vương Đào, một trong những khuôn mặt lớn của y học đời Đường, đã miệt mài học thuốc, và còn lưu danh qua tác phẩm Ngoại đài bí yếu, ra đời vào khoảng năm 752.
Chu Chấn Hanh vì mẹ già mà theo nghiệp lương y. Trong lúc phụng dưỡng đấng từ mẫu bị tỳ bệnh. Chu Đan Khê đã học thuốc lần hồi, rồi sau gặp Văn Ý tiên sinh khuyến khích, tác phẩm Thương hàn biện nghi đã trở thành một cây quý của rừng Hạnh; hơn nữa, còn là một trong y giới tứ đại gia.
Hải Thượng Lãn Ông, khóc cho cái chết oan khiên của cậu con trai mắc bệnh đậu mùa, vì mấy chữ “Phụ từ tử hiếu” đã trước tác những tập như Ma chẩn chuẩn thằng.
Trong kỹ thuật điều trị và nhất là chẩn đoán, người ta cũng nhận thấy dư âm những lời dạy của kinh điển Nho gia.
Chẳng hạn do nơi điều kiện tiếp xúc nam nữ bị ngăn cấm, nên nhiều phương pháp khám bệnh độc đáo đã được sáng tạo.
Trong các gia đình quyền quý, nhất là trong cung Vua phủ Chúa – Nếu các đấng mệnh phụ ốm đau thì người thầy thuốc chỉ được biết bệnh qua một hình nhân bằng ngà voi hoặc bằng ngọc thạch và vị phu nhân làm dấu ghi rõ vùng bệnh bị đau lên thân mình hình nhân ấy.
Nếu cần án mạch, thì sự ngăn cách vẫn phải giữ: Y sỹ chỉ thấy được bàn tay và cổ tay người bệnh mà thôi, trong khi một tấm màn che khuất phần còn lại của thân thể nữ bệnh nhân.
Điều đặc biệt này đã góp phần tinh luyện thêm khả năng chẩn mạch của các Ngự y!

Trang Tử đề cao Trực giác, cho đấy là một thứ đại tri còn Lý trí chỉ là tiểu tri. (Ảnh: ydvn.net)

Từ bi bác ái, lý thuyết luân hồi nhân quả của nhà Phật cũng là động lực của lĩnh vực y khoa.
Phần lớn các vị cao tăng đều phải “Minh y phương” vốn là một trong ngũ minh của nhà Phật, nên nắm rất vững nghệ thuật dùng thuốc và châm cứu.
Vì vậy các đấng thiền sư, chư vị ni cô đã rất tích cực trong công đức chữa bệnh cứu người.

Dù xây chín đợt phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Cứu người có thể là chia sẻ một bát cơm Phiếu mẫu, có thể là san sớt một mảnh áo nâu sòng, nhưng nhất là bằng nghệ thuật thang phương châm thích (thuốc thang và châm cứu).
Vì vậy các danh tính tiên phong lẫy lừng trong quá trình y sử Việt Nam là những bậc chân tu (bao gồm các tăng lữ gần như là tầng lớp trí thức duy nhất của xã hội bấy giờ): Nguyễn Minh Không cứu chữa Vua Thần Tông nhà Lý khỏi bệnh điên là một y sĩ khoác cà sa, Tuệ Tĩnh thiền sư trước tác Nam dược thần hiệu nổi tiếng.
Nẩy nở trong bóng râm của tùng cây giáo lý Đức Thế Tôn, y học cổ truyền còn kết một thứ quả đặc biệt khác:
Vì luận thuyết bình đẳng giữa muôn loài và nhất là vì chủ trương cấm sát sinh của nhà Phật, y lý phương đông đã gần như không hề nghĩ đến sử dụng loài vật nào vào mục đích thực nghiệm mà dùng hoàn toàn vào trí tuệ vào trực giác của bản thân. Trong bộ Nam Hoa Kinh, nhất là ở hai thiên Tề Vật Luận, Tiêu Diêu DuTrang Tử đề cao Trực giác, cho đấy là một thứ đại tri (biết một cách rộng rãi), còn Lý trí chỉ là tiểu tri (biết một cách vụn vặt).

Cao Sơn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111