Thiền định dưới góc độ khoa học
Thiền định dưới góc độ khoa học
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã phát hiện ra phương pháp thiền định và sử dụng những lợi ích của thiền định trong việc trị liệu những căn bệnh phát sinh từ chính tâm thức của chúng ta như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi…
Thế nhưng, tại sao thiền lại có tác dụng kỳ diệu như vậy với con người?
Không ít các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra những kết luận về tác động của thiền nên não bộ chúng ta để tạo nên các thay đổi nhất định liên quan đến việc thay đổi tâm tính, trạng thái cảm xúc của con người. Sau đây, Chap xin trích dẫn một vài nghiên cứu để bạn hiểu rõ về thiền dưới góc độ khoa học nhé!
Theo một chương trình nghiên cứu của đại học Winconsin, các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với một nhà sư thuộc tu viện Shechen, Nepal tên là Matthieu Ricard.
Cuộc thử nghiệm này theo dõi những thay đổi của tế bào não bộ khi nhà sư nhập định. Cụ thể là nhà sư sẽ tiến hành nhập định trong ống của máy chụp hình ba chiều fMRI để các nhà tâm lý có thể theo dõi các biến đổi của não bộ bằng âm hưởng của từ trường.
Trong vòng 3 tiếng đồng hồ khi Ricard nhập định, các máy fMRI ghi nhận hình ảnh thay đổi của tế bào não bộ.
Trong khi vào trong trạng thái thiền, Ricard quán tưởng đến một cá nhân nào đó với lòng thương cảm, các tế bào ở khu não thùy phía trước bên trái (ngay bên trong trán) của nhà sư có nhiều dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ. Não thùy phía trước bên trái này chính là nơi khích động tình cảm.
Trong những lần thử nghiệm trước, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, những người nào có não thuỳ bên trái phía trước hoạt động nhiều, là lúc người đó đang vui mừng, cảm thấy hạnh phúc hoặc họ là những người có tâm tính vui vẻ và dễ dàng hồi phục sau khi gặp những biến cố tình cảm tiêu cực.
Trong khi đó những người nào có tâm tính buồn bã, lo lắng, sợ hãi hay sầu muộn, các tế bào ở khu não thùy bên phải phía trước hoạt động nhiều hơn.
Phần lớn chúng ta đều ở mức trung bình.
Trong biểu đồ hình cái chuông của giáo sư Richard Davidson, giám đốc Phòng Nghiên Cứu Thần Kinh thuộc đại học Wisconsin, người điều khiển cuộc nghiên cứu này, thì có 67% thuộc mẫu người hạnh phúc trung bình, 33% có những có não thuỳ trái hay phải hoạt động thái quá, nghĩa là những mẫu người thật hạnh phúc hay quá đau khổ.
Tuy nhiên hoạt động não bộ của nhà sư Ricard vượt cao hơn bất cứ một người nào mà Davidson đã thử nghiệm từ trước đến nay.
Một đồng nghiệp của Davidson nhận xét biểu đồ của Ricard “ra khỏi biểu đồ đã có từ trước đến giờ”. Ngay cả khi nhà sư này không nhập định, hoạt động của tế bào não thùy bên trái phía trước vẫn ở mức cao.
Điều này cho thấy, việc thiền định thường xuyên đã kích thích hoạt động của tế bào não thùy trái mạnh mẽ hơn, từ đó tạo cho con người cảm giác vui vẻ thường xuyên, nhanh chóng vượt qua các trạng thái tâm lý tiêu cực để trở nên lạc quan, yêu đời. Thậm chí, mức này còn vượt xa so với mức trung bình của con người và của những người có tinh thần lạc quan tự nhiên mà không thực hành thiền.
Tiếp theo là một số cuộc nghiên cứu khác.
Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não – hệt như trạng thái trước ngủ – trong khi toàn não vẫn tỉnh táo.
7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian, thời gian. Bằng cách “tắt” thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ “trở thành một”.
Một cuộc nghiên cứu khác của Paul Ekman thuộc Trung tâm Y học, Viện đại học California, San Francisco, cho biết thiền định và quán chiếu có thể chế phục được nhân hạnh đào (amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sợ hãi.
Ekman khám phá ra rằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổi giận như những người thường khác.
Tuyến thượng thận tiết ra Adrrenalin, điền khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi, hoảng hốt gần như được các thiền sư khống chế hoàn toàn.
Các nhà khoa học đều tin chắc rằng thiền định hoàn toàn có khả năng “rửa” lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng do máu ở trong tình trạng ách tắc.
Người Mỹ đã thực tập thiền định để chữa trị các bệnh tim mạch, stress, ung thư, thậm chí cả AISD.
Những điều này không phải cường điệu bởi suy cho cùng, mọi hoạt động của cơ thể, mọi bệnh tật đều xuất phát từ bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.
Như vậy, tựu chung các kết quả của những nghiên cứu khoa học đều cho thấy rằng, thiền định ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động não bộ của chúng ta.
Thiền giúp phát triển hoạt động các vùng não điều khiển trạng thái tâm thức vui vẻ, lạc quan và ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, căng thẳng, giận dữ… Sâu xa hơn, thiền giúp cải thiện sức khỏe, chữa trị các loại bệnh tật, giúp chúng ta khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác động của thiền định đối với mỗi chúng ta.
Thực hành thiền đã trở thành hoạt động thường xuyên của hàng trăm triệu người trên thế giới.
Vậy tại sao các bạn không thiền ngay từ bây giờ dù chỉ 10 phút mỗi ngày?
Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng: “Tại sao nên dành 10 phút để thiền mỗi ngày?”
Tổng hợp từ nhiều nguồn
Thế nhưng, tại sao thiền lại có tác dụng kỳ diệu như vậy với con người?
Không ít các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra những kết luận về tác động của thiền nên não bộ chúng ta để tạo nên các thay đổi nhất định liên quan đến việc thay đổi tâm tính, trạng thái cảm xúc của con người. Sau đây, Chap xin trích dẫn một vài nghiên cứu để bạn hiểu rõ về thiền dưới góc độ khoa học nhé!
Theo một chương trình nghiên cứu của đại học Winconsin, các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với một nhà sư thuộc tu viện Shechen, Nepal tên là Matthieu Ricard.
Cuộc thử nghiệm này theo dõi những thay đổi của tế bào não bộ khi nhà sư nhập định. Cụ thể là nhà sư sẽ tiến hành nhập định trong ống của máy chụp hình ba chiều fMRI để các nhà tâm lý có thể theo dõi các biến đổi của não bộ bằng âm hưởng của từ trường.
Trong vòng 3 tiếng đồng hồ khi Ricard nhập định, các máy fMRI ghi nhận hình ảnh thay đổi của tế bào não bộ.
Trong khi vào trong trạng thái thiền, Ricard quán tưởng đến một cá nhân nào đó với lòng thương cảm, các tế bào ở khu não thùy phía trước bên trái (ngay bên trong trán) của nhà sư có nhiều dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ. Não thùy phía trước bên trái này chính là nơi khích động tình cảm.
Trong những lần thử nghiệm trước, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, những người nào có não thuỳ bên trái phía trước hoạt động nhiều, là lúc người đó đang vui mừng, cảm thấy hạnh phúc hoặc họ là những người có tâm tính vui vẻ và dễ dàng hồi phục sau khi gặp những biến cố tình cảm tiêu cực.
Trong khi đó những người nào có tâm tính buồn bã, lo lắng, sợ hãi hay sầu muộn, các tế bào ở khu não thùy bên phải phía trước hoạt động nhiều hơn.
Phần lớn chúng ta đều ở mức trung bình.
Trong biểu đồ hình cái chuông của giáo sư Richard Davidson, giám đốc Phòng Nghiên Cứu Thần Kinh thuộc đại học Wisconsin, người điều khiển cuộc nghiên cứu này, thì có 67% thuộc mẫu người hạnh phúc trung bình, 33% có những có não thuỳ trái hay phải hoạt động thái quá, nghĩa là những mẫu người thật hạnh phúc hay quá đau khổ.
Tuy nhiên hoạt động não bộ của nhà sư Ricard vượt cao hơn bất cứ một người nào mà Davidson đã thử nghiệm từ trước đến nay.
Một đồng nghiệp của Davidson nhận xét biểu đồ của Ricard “ra khỏi biểu đồ đã có từ trước đến giờ”. Ngay cả khi nhà sư này không nhập định, hoạt động của tế bào não thùy bên trái phía trước vẫn ở mức cao.
Điều này cho thấy, việc thiền định thường xuyên đã kích thích hoạt động của tế bào não thùy trái mạnh mẽ hơn, từ đó tạo cho con người cảm giác vui vẻ thường xuyên, nhanh chóng vượt qua các trạng thái tâm lý tiêu cực để trở nên lạc quan, yêu đời. Thậm chí, mức này còn vượt xa so với mức trung bình của con người và của những người có tinh thần lạc quan tự nhiên mà không thực hành thiền.
Tiếp theo là một số cuộc nghiên cứu khác.
Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não – hệt như trạng thái trước ngủ – trong khi toàn não vẫn tỉnh táo.
7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian, thời gian. Bằng cách “tắt” thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ “trở thành một”.
Một cuộc nghiên cứu khác của Paul Ekman thuộc Trung tâm Y học, Viện đại học California, San Francisco, cho biết thiền định và quán chiếu có thể chế phục được nhân hạnh đào (amygdale), một vùng não lưu trữ những ký ức sợ hãi.
Ekman khám phá ra rằng những thiền sư cao cấp khó bị chấn kích, bất an, hoảng hốt hay nổi giận như những người thường khác.
Tuyến thượng thận tiết ra Adrrenalin, điền khiển nhịp tim trong các trường hợp sợ hãi, hoảng hốt gần như được các thiền sư khống chế hoàn toàn.
Các nhà khoa học đều tin chắc rằng thiền định hoàn toàn có khả năng “rửa” lại não, giải tỏa các khu vực căng thẳng do máu ở trong tình trạng ách tắc.
Người Mỹ đã thực tập thiền định để chữa trị các bệnh tim mạch, stress, ung thư, thậm chí cả AISD.
Những điều này không phải cường điệu bởi suy cho cùng, mọi hoạt động của cơ thể, mọi bệnh tật đều xuất phát từ bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.
Như vậy, tựu chung các kết quả của những nghiên cứu khoa học đều cho thấy rằng, thiền định ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động não bộ của chúng ta.
Thiền giúp phát triển hoạt động các vùng não điều khiển trạng thái tâm thức vui vẻ, lạc quan và ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, căng thẳng, giận dữ… Sâu xa hơn, thiền giúp cải thiện sức khỏe, chữa trị các loại bệnh tật, giúp chúng ta khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác động của thiền định đối với mỗi chúng ta.
Thực hành thiền đã trở thành hoạt động thường xuyên của hàng trăm triệu người trên thế giới.
Vậy tại sao các bạn không thiền ngay từ bây giờ dù chỉ 10 phút mỗi ngày?
Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng: “Tại sao nên dành 10 phút để thiền mỗi ngày?”
Tổng hợp từ nhiều nguồn