ĐỊA LÝ PHONG THỦY-DỊCH LÝ

Kinh Dịch, đôi điều chưa biết – Phần 5

Kinh Dịch, đôi điều chưa biết – Phần 5.

Đỗ Ngọc Giao

13-Apr-2025

Ba người đi, ắt có thầy tôi ở trỏng (三人行必有我師焉)—Luận ngữ 7/22

5.   Quy Tàng

Phần 1 đã nói qua hai bổn Châu dịch khác thường: một tìm thấy trong mả xưa ở Mawangdui (Hồ Nam) năm 1973 và một tìm thấy ở chợ đồ cổ Hongkong năm 1994.[1]

Cùng thời với Châu dịch còn có Quy tàng, một tài liệu dạy phép bói cỏ thi, tưởng đã thất truyền nhưng cũng tìm thấy hai lần trong mả xưa.

I . Shaughnessy (1952–), học giả người Mỹ ở University of Chicago, có viết một cuốn sách thiệt hay, cho biết kết quả khảo sát những văn bổn Châu dịch và Quy tàng tới nay đã tìm thấy trong mả xưa bên Tàu.[2]

Dựa theo cuốn sách đó, phần này sẽ nói qua Quy tàng, một cái tên mà độc giả bên ta ắt có nghe nhưng chưa biết rõ.

Mấy địa danh thí dụ 馬王堆 vẫn ghi theo phiên âm tiếng Anh là ‘Mawangdui’ để độc giả dễ tìm hiểu thêm trên ‘internet’ nếu cần.

5.1.  Văn tự trong mả xưa

Tháng 1 năm 1987, ở Baoshan 包山 Hồ Bắc, gần kinh đô nước Sở thời Chiến-quốc, trong mả của một viên pháp quan họ Thiệu 召mất năm 316 BC, người ta tìm thấy 288 văn bổn (text) chép trên thẻ tre, phần nhiều chép việc xử án, ngoài ra là 54 thẻ chép việc coi bói cho họ Thiệu khi về già. Các lần bói đều dùng mai rùa, nhưng có 5 lần dùng cách khác và xủ ra một cặp quẻ 6 hào bằng số, thí dụ cặp quẻ 1-6-6-8-6-6 và 1-6-6-1-1-6 bói rằng 占之恒貞吉少有憂于宫室以其故敚之舉禱宫行一白犬酉飤甶攻敘于宫室 đại khái nghĩa là ‘lâu dài thì tốt nhưng có chút lo trong cung thất, muốn hết phải làm lễ cầu đảo trong cung, cúng một con chó trắng với rượu cho ‘mặt thần’ trong cung thất’. Vì sao phải xủ ra một cặp quẻ? Bốc sư có dùng tài liệu gì để đoán quẻ hay chăng? Tài liệu đó nếu dùng thì có giống Châu dịch hay chăng? Mấy điều đó người ta vẫn chưa rõ.

Tháng 7 năm 1994, trong ngôi mả của Bình-dạ-quân họ Thành 平夜君成 ở làng Geling 葛陵 cách Xincai 新蔡 Hà Nam 15 dặm phía tây bắc, người ta tìm thấy hơn 1500 thẻ tre, mà theo kết quả khảo sát công bố năm 2002–2003 thì phần nhiều là chép việc coi bói cho họ Thành; ông này mất lối 398 BC, trước thẻ tre Baoshan hơn nửa thế kỷ, hồi đầu thời Chiến-quốc. Một số thẻ có cùng hình dạng và chữ viết, dường như chép việc bói chuyện họ Thành đi Dĩnh 郢 kinh đô nước Sở làm bị cáo trong vụ kiện nào đó; trên một thẻ có ghi 无咎 vô cữu (chẳng có lỗi) mà ta gặp 93 lần ở Châu dịch bổn truyền, thí dụ hào 3 quẻ Thới.

Năm 1993 có ba phát hiện quan trọng.

Tháng 8 năm 1993, ở làng Guodian 郭店 phía bắc di tích thành Kỷ Nam 紀南 kinh đô nước Sở thời Chiến-quốc, bọn trộm đào một ngôi mả đụng nắp cái hòm trên rồi bỏ đi. Các nhà khảo cổ ở viện bảo tàng thành phố Jingmen 荊門 gần đó tới coi, thấy mả chưa hư, nên lấp lại. Hai tháng sau, bọn trộm đào nữa, khoét lối xuống hầm mả, lấy đi một mớ đồ và phá hư một mớ. Trong mớ còn lại, may thay, người ta đem ra được 804 thẻ tre còn nguyên. Khác với thẻ tre Baoshan tìm thấy 6 năm trước, số thẻ này ghi các văn bổn triết học, trong đó có ba bổn kinh của Lão Tử, và chừng 15 văn bổn khác mà nhờ đó người ta biết đạo Nho đã thay đổi ra sao từ thời Khổng Tử (mất 479 BC) qua thời Mạnh Tử 孟子 (mất hồi 320–310 BC). Có hai văn bổn ở Guodian nhắc tới Dịch: Lục đức 六德 nêu tên 6 bộ kinh: Dịch易, Thi 詩, Thơ書, Lễ 禮, Nhạc 樂, Xuân thu 春秋, và Ngữ tòng 語叢 thiên 1 ghi ‘Dịch là chỗ đạo trời gặp đạo người’ 易所以會天道人道也.

Ngôi mả Guodian có ‘date’ hồi thế kỷ 4 BC.[3]

Hồi xảy ra vụ đào mả ở Guodian, dường như bọn trộm còn đào một ngôi mả khác có lẽ cũng trong vùng đó. Nói ‘dường như’ và ‘có lẽ’ là bởi giới khảo cổ chẳng bao giờ biết ngôi mả đó ở đâu, nhưng số thẻ tre trong ngôi mả đó thì bày bán ở chợ đồ cổ Hongkong và mua lại cho viện bảo tàng Thượng Hải năm 1994—đây là viện bảo tàng xưa nhứt bên Tàu, giám đốc lúc đó là 馬承源 Mã Thừa Ngươn (1927–2004). Nơi đây lập một ban ‘editor’ để chép lại văn bổn trên thẻ tre. Kết quả khảo cứu số thẻ đó, viện bảo tàng Thượng Hải đã in ra 9 cuốn, mỗi năm một cuốn, ở cuốn 3 năm 2003 là một bổn Châu dịch với nội dung còn chừng 1/3 bổn truyền.

Sau khi thành Kỷ Nam ở Hồ Bắc bị quân Tần phá tan, người ta lập thành Dĩnh 郢 năm 278 BC. Lối ba dặm về phía nam di tích thành Kỷ Nam, và lối nửa dặm về phía bắc di tích thành Dĩnh, có làng Wangjiatai 王家台. Tháng 3 năm 1993, dân làng Wangjiatai 王家台 đào ao cá làm lộ ra 16 ngôi mả xưa, có ‘date’ sau thành Dĩnh chừng 50 năm. Dân làng báo cho viện bảo tàng Jingzhou tới khảo sát. Trong cái hòm duy nhứt ở ngôi mả M15, họ thấy một cái án bằng cây để bói, mấy que tre dùng để đếm cỏ thi, mấy con xí-ngầu, một cái cán qua (dagger-axe) và đáng nói hơn hết là một đống thẻ tre ghi chữ, sau đếm được 813 thẻ. Theo kiểu chữ và đồ đạc tìm thấy, thì mả có ‘date’ giữa thế kỷ 3 BC. Thẻ chép một cuốn ‘nhựt thơ’ giống như thứ tìm thấy trong ngôi mả cùng thời ở Shuihudi 睡虎地 Hồ Bắc, ba tài liệu kêu bằng Hiệu luật 效律, Chánh sự chi thường 政事之常, Tai dị chiêm 災異占, và hai bổn của một tài liệu mà ban đầu giới khảo cổ nói là từa tựa Châu dịch nhưng lời bói chẳng giống. Sau đó, khi cái phát hiện này công bố năm 1995, học giới nhận ra đó là một tài liệu đã mất từ lâu kêu bằng Quy tàng 歸藏, mà từ thời trào Hán người ta vẫn cho là ‘cẩm nang’ dạy bói cỏ thi hồi thời trào Thang trước khi có Châu dịch.

Nói cho trúng, chuyện ‘phát hiện văn tự trong mả xưa’ chẳng phải thời nay mới có, mà hơn 1700 năm trước đã từng xảy ra.

Năm 279, bọn trộm đào một ngôi mả lớn ở Jijun 汲郡, nay là Jixian 汲縣 Hà Nam. Nghe nói bọn chúng đã đốt hết mấy bó thẻ tre trong mả, làm đuốc soi kiếm đồ. Dù vậy, khi quan gia tới thì thấy mả vẫn còn nhiều thẻ tre [có chữ] ‘chất cả chục xe mới đủ’, bèn đưa hết về kinh đô Lạc Dương 洛陽. Đống thẻ này chép nhiều tài liệu, kể cả một bổn Dịch, nhưng, rủi thay, về sau bổn này lại bị mất lần nữa, dù người ta vẫn kịp dẫn một số đoạn trong đó và gọi là Quy tàng.

Nói thêm, trong số tài liệu chép trên thẻ tre ở Jijun có một văn bổn gọi là Mục thiên tử truyện 穆天子傳. Truyện này chẳng nhắc tới Quy tàng, nhưng có kể chuyện Mục-thiên-tử bói việc đi săn ở đầm cỏ, được quẻ Tụng 訟 và Phùng-công đoán là ‘tốt’; quẻ này ở Châu dịch bổn truyền đoán là ‘xấu’.

5.2.  Lịch sử văn bổn Quy tàng

Châu lễ 周禮 chương Tông  宗伯 mục Đại bốc 大卜 lối thế kỷ 3 BC là tài liệu đầu tiên nhắc tới ba phép bói Dịch theo thứ tự Liên sơnQuy tàng, Châu dịch. Có lẽ vì vậy mà Vương Sung王充 (27 – c 100) học giả trào Hán, mới nói Liên sơn của trào Hạ, Quy tàng của trào Thang, tưởng rằng Châu dịch của trào Châu, theo thứ tự ba trào này trong truyền thuyết.

Hoàn Đàm 桓譚 (c 43 BC – 28) thời Hán viết Tân luận 新論 nói Liên sơn để ở ‘lan đài’ 蘭台 (thơ viện) có 80 ngàn chữ, Quy tàng để ở chỗ quan thái bốc có 4300 chữ. Song le, Thất lược 七略 (mục lục văn khố trào Hán) do hai cha con Lưu Hướng 劉向 (79–8 BC) và Lưu Hâm 劉歆 (46 BC – 23) soạn thì chẳng có tên Liên sơn hoặc Quy tàng, và Nghệ văn chí  藝文志 ở Hán thơ, viết theo Thất lược, cũng chẳng có. Nói chung, từ thời Hán tới đầu thế kỷ 4 chẳng có tài liệu nào rõ ràng nhắc tới Liên Sơn hoặc Quy Tàng.

Qua thời Tấn (265–316) thì phát hiện thẻ tre Jijun, như nêu trên.

Sau khi thẻ đưa tới Lạc Dương, Tấn Võ Đế 晉武帝 (r 265–289) ra lịnh cho Tuân Húc 荀勖 ( –289) làm trưởng ban ‘editor’ chép lại tài liệu trên thẻ. Kiểm tra 18–19 văn bổn, họ tìm ra một tài liệu giống hệt Châu Dịch và ba tài liệu khác trong đó có Dịch lựu âm dương quái 易繇陰陽卦 mà Thúc Tích 束皙 (261–300), một ‘editor’, mô tả là ‘từa tựa Châu Dịch nhưng dao từ (lời bói) thì khác’ 與周易略同繇辭則異. Cũng tài liệu đó, Vương Ẩn 王隱 (284–354), người viết ‘liệt truyện’ cho Thúc Tích trong Tấn thơ, thì mô tả là ‘cổ thơ có quẻ Dịch giống Liên sơn và Quy tàng’ 古書有易卦似連山歸藏. Trương Hoa 張華 (232–300) và Quách Phác 郭璞 (276–324) là hai người đầu tiên dẫn (quote) những đoạn ‘cổ thơ’ đó trong Bác vật chí 博物志 và Sơn hải kinh 山海經 lần lượt.

Qua thời Tùy, Ngụy Trưng 魏徵 (580–643) soạn Tùy thơ 隋書, mục Kinh tịch chí 經籍志, cho biết Quy tàng đã mất từ đầu thời Hán nhưng Trung kinh 中經 thời Tấn thì có [nêu], ngoài ra cũng nhắc tới một văn bổn Quy tàng dài 13 quyển, với lời bình của Tiết Trinh 薛貞, thái úy tham quân 太尉参軍 trào Tấn. Văn bổn Quy tàng đó ắt cũng là ‘cổ thơ’ Jijun nêu ở Trung kinh—đây là một cuốn ‘khái lược’ (compendium) ghi đủ tài liệu trong văn khố trào Tấn, chia ra 4 ‘bộ’ kinh 經, tử 子, sử 史, tập 集 do Tuân Húc và Trương Hoa soạn trước năm 300, nhưng phần lớn đã bị mất hồi nội chiến Tây Tấn lối 310.

Qua thời Tống, Lý Phưởng 李昉 (925–996) soạn Thái bình ngự lãm 太平御覽, dẫn Quy tàng 19 lần. Nghệ văn chí ở Cựu Đường thơ 舊唐書 (945) nhắc lại ‘văn bổn Quy tàng dài 13 quyển’, nhưng Trung hưng quán các thơ mục 中興館閣書目 (1178) và Nghệ văn chí ở Tống sử 宋史 thì kê văn bổn đó còn ba quyển thôi, mà ở chỗ khác gọi là Tề mẫu kinh 齊母經, Sơ kinh 初經 và Bổn thi 本蓍. Âu Dương Tu 歐陽修 (1007–1072) cho rằng Dịch thời Hạ và Thang đã mất từ cuối thời Châu, ba quyển kia và cả Quy tàng thời Hán đều chẳng còn gì của Dịch ban đầu hết.

Cuối trào Nam Tống, hai cha con La Bình và La Bí soạn Lộ sử 路史 (1170) có dẫn vài đoạn Quy tàng na ná như Trương Hoa nêu trên.

Sau đó, hết thấy sách vở nào nhắc tới Quy tàng: dường như tài liệu này lại bị mất lần thứ hai, cho tới trào Thanh mới có người gom lại những đoạn ‘dẫn văn’ (quotation) ở các trào trước. Các bổn Quy tàng ‘tái lập’ thời trào Thanh thường gồm 5 phần: Khởi thệ 啟筮, Trịnh mẫu kinh 鄭母經, Tề mẫu kinh 齊母經, Sơ kinh 初經, Bổn thi 本蓍 (hai phần đầu Quách Phác có dẫn).

5.3.  Nội dung văn bổn Quy tàng

Như nói trên, người ta tìm thấy hai bổn Quy tàng ở Wangjiatai, đó là hai bộ thẻ tre khác nhau: một bộ gồm những thẻ rộng và mỏng, một bộ gồm những thẻ hẹp hơn và dày hơn. Vương Minh Khâm 王明钦giám đốc viện bảo tàng Jingzhou, cho biết đã nhận ra 394 đoạn Quy tàng trên hai bộ thẻ tre, nhưng chẳng nói rõ đoạn nào chép trên loại thẻ nào (mỏng hay dày); gia dĩ [qua hơn 2000 năm] chẳng có thẻ nào còn nguyên nên người ta cũng không thể chép lại trọn số chữ trên bất cứ thẻ nào.

5.3.1. Chuỗi quẻ

Mã Quốc Hoàn 馬國翰 (1794–1857) từng làm tri châu trào Thanh nhưng nổi tiếng nhờ bộ ‘tùng thơ’ 叢書kêu bằng Ngọc hàm sơn phòng tập dật thơ 玉函山房輯佚書 gồm nhiều đoạn ‘dẫn văn’ thời Trung-cổ (thế kỷ 3–12) mà ông sưu tập, trong đó có 60 quẻ Quy tàng chép lại từ Tây khê dịch thuyết 西溪易說 của Lý Quá 李過 thời Tống.

Bảng dưới là hai chuỗi quẻ Quy tàng và Châu dịch so với nhau, lấy theo bảng 4.1 của Shaughnessy.2

Châu dịch bổn truyền Quy tàng Mã Quốc Hàn Quy tàng Wangjiatai
01. Kiền 乾 02. Kiền 乾 Thiên mục 天目
02. Khôn 坤 01. X□ Quả 寡
03. Truân 屯 03. Truân 屯 Truân 肫
04. Mông 蒙 04. Mông 蒙
05. Nhu 需 05. Nhục 溽
06. Tụng 訟 06. Tụng 訟 Tụng 訟
07.  師 07.  師 Táp 帀
08. Tỷ 比 08. Tỷ 比 Tỷ 比
09. Tiểu súc 小畜 09. Tiểu đốc súc 小毒畜 Thiếu đốc 少督
10.  履 10.  履  履
11. Thới 泰 11. Thới 泰 Nại 柰
12.  否 12.  否 X 㫘
13. Đồng nhơn 同人 13. Đồng nhơn 同人 Đồng nhơn 同人
14. Đại hữu 大有 14. Đại hữu 大有 Hữu 右
15. Khiêm 謙 50. Kiêm 兼 Lăng 陵
16. Dự 豫 51. Phân 分 Giới 介
17. Tùy 隨 44. Quy 規
18. Cổ 蠱 45. Dạ 夜 Dạ 夜
19. Lâm 臨 26. Lâm họa 林禍 Lâm 臨
20. Quan 觀 27. Quan 觀 Quán 灌
21. Thệ hạp 噬嗑 Thệ 筮
22. Phần 賁 56. Sầm tễ岑𩃟
23. Bác 剝 30. Bộc 僕
24. Phục 復 31. Phục 復 Phục 復
25. Vô vọng 無妄 32. Vô vong 毋亡 Vô vong 毋亡
26. Đại súc 大畜 33. Đại đốc súc 大毒畜
27. Di 頤 18. Di 頤 Diệc 亦
28. Đại quá 大過 17. Đại quá 大過 Đại quá 大過
29. Khảm 坎 49. Lao Lao 劳
30. Ly 離 48. Ly 離 Ly 丽
31. Hàm 咸 42. Khâm Hàm 咸
32. Hằng 恆 43. Hằng 恆 Hằng nga 恒我
33. Độn 遯 58. Độn 𨔵 Độn 𨔵
34. Đại tráng 大壯 Đại tráng 大壯
35. Tấn 晉 54. Tấn 晉 X□
36. Minh di 明夷 55. Minh di 明𡰥
37. Gia nhơn 家人 35. Tán gia nhơn 散家人 Tán 散
38. Khuê 睽 34.  瞿 X 䂂
39. Kiển 蹇 38. Kiển 蹇
40. Giải 解 39. Lệ 茘
41. Tổn 損 40. Viên 員 Tổn 損
42. Ích 益 41. Thành 諴
43. Quải 夬 Kế 罽
44. Cấu 姤
45. Tụy 萃 28. Tụy 萃 Tốt 卒
46. Thăng 升 29. Xưng 稱 Thăng 升
47. Khốn 困 19. Khốn 困 Khuân 囷
48. Tỉnh 井 20. Tỉnh 井 Tỉnh 井
49. Cách 革 21. Cách 革
50. Đảnh 鼎 22. Đảnh 鼎 Ty 鼒
51. Chấn 震 16. Ly 釐
52. Cấn 艮 15. Ngận 佷
53. Tiệm 漸 53. Tiệm 漸 Tiệm 漸
54. Quy muội 歸妹 52. Quy muội 歸妹 Quy muội 歸妹
55. Phong 豐 24. Phong 豐 Phong 豐
56. Lữ 旅 23. Lữ 旅 Lữ 旅
57. Tốn 巽 46. Tốn 巽
58. Đoài 兌 47. Đoài 兌 Đoài 兌
59. Hoán 渙 37. Hoán Hoán 渙
60. Tiết 節 36. Tiết 節 Tiết 節
61. Trung phu 中孚 X□
62. Tiểu quá 小過 25. Tiểu quá 小過
63. Ký tế 既濟 X□
64. Vị tế 未濟 57. Vị tế 未濟

一: không có dữ liệu

X: không có cách đọc trong ‘late Sino-Vietnamese’ thí dụ KiềnKhôn,….

□: không ‘display’ mặt chữ.

Để dễ hiểu bảng 1, ta coi thêm thí dụ ở hình 1: cái quẻ mà Châu dịch bổn truyền gọi là Kiền 乾 thì Quy tàng bổn Mã Quốc Hàn gọi là Kiền 乾 và Quy tàng bổn Wangjiatai gọi là Thiên mục 天目, còn thứ tự ba quẻ đầu ở Châu dịch là KiềnKhônTruân thì ở Quy tàng là XKiềnTruân hoặc QuảThiên mụcTruân.

Hình 1

Bảng 1 cho thấy Quy tàng, tính chung hai bổn Mã Quốc Hàn và Wangjiatai, có 63 quẻ chung với Châu dịch, mà thiếu quẻ Cấu 姤. Riêng bổn Mã Quốc Hàn có 58 quẻ thôi, muốn ghi đủ 60 quẻ trong Tây khê dịch thuyết, thì phải kể thêm hai quẻ lạ hoắc Thục 蜀 và Mã tỷ 馬徙. Người ta chưa rõ thứ tự chuỗi quẻ Quy tàng nêu ở bảng 1 là trúng hay trật.

5.3.2. Lời quẻ

Quy tàng, khác với Châu dịch, có lời quẻ mà chẳng có lời hào. Lời quẻ Quy tàng bổn Wangjiatai thường có ‘format’ như sau:

A: xưa B bói C, D đoán E, F

  • A = tên quẻ.
  • xưa = 昔者.
  • B = người bói, có thể là huyền hay thực: Thượng-đế 上帝, Phong 丰, Si-vưu蚩尤, Nữ-oa女过, Hằng-nga 恒我, Kiệt 桀 vua chót trào Hạ, [Châu] Võ-vương武王, Châu-mục-vương 周穆王, [Sở] Chử-vương陼王, Tống-quân宋君, [Tống] Bình-công平公 (r 575–532 BC), Hữu 右 hoặc Đại- hữu 大有.
  • bói = bổn Wangjiatai dùng chữ 卜 bốc (bói mai rùa), còn ‘dẫn văn’ thời Trung-cổ thì dùng chữ筮 thệ (bói cỏ thi).
  • C = việc bói, cũng có thể là huyền hay thực: Si-vưu đúc 5 thứ binh khí, Hằng-nga bay lên trăng, vua Sở trả lại trĩ trắng, Võ-vương đánh Ân,…
  • D = người đoán quẻ, thường là các vị tiền nhơn quen tên: Vu-thương 巫苍, Cao-giao 皋陶, Huỳnh-hoặc 荧惑, đôi khi lạ hoắc thí dụ Đại-minh 大明.
  • E = lời đoán, thường là kiết 吉 (lành) hoặc bất kiết 不吉 (chẳng lành).
  • F = lời khuyên nên làm gì cho có lợi, đôi khi là mấy câu thơ như ở Châu dịch.

Ở những thí dụ sau đây, tên quẻ lấy theo Tây khê dịch thuyết, lời quẻ lấy từ hai nguồn: Wangjiatai (ô hàng trên) và ‘dẫn văn’ thời Trung-cổ (ô hàng dưới).

Lời quẻ đủ nghĩa, rõ ràng, dễ hiểu

 

䷆师曰昔者穆天子卜出师而攴占□□□/ /龙降于天而□//远飞而中天苍Xưa, Mục-thiên-tử bói việc xuất sư chinh tây … Rồng từ trời xuống… xa… bay cho thấu trời… rụng…
昔穆王子筮卦于禺强Xưa, Mục-thiên-tử bói quẻ với Ngu-cường 

昔穆王天子筮出于西征不吉曰龍降于天而道里修遠飛而中天蒼蒼其羽

Xưa, Mục-thiên-tử bói việc xuất chinh tây, chẳng lành, Rồng từ trời xuống, mà đường dài xa, bay cho thấu trời, thì lông đã rụng.

Từ những đoạn văn trên, người ta ‘tái lập’ lời quẻ :

䷆師曰昔者穆天子卜出師(西征)而枚占于禺强,禺强占之曰:不吉。龍降于天,而道里修遠,飛而冲天,蒼蒼其羽

Xưa, Mục-thiên-tử bói việc xuất sư chinh tây, Ngu-cường đoán là chẳng lành. Rồng từ trời xuống, mà đường dài xa, bay cho thấu trời, thì lông đã rụng.

Quy muội 歸妹

□归妹曰昔者恒我窃毋死之[药]… 奔月而攴占…Xưa, Hằng-nga trộm thuốc sống đời … bôn lên trăng… bói…
羿請不死之藥于西王母姮娥竊之以奔月將往枚筮之于有黄有黄占之曰吉翩翩歸妹獨將西行逢天晦芒毋驚毋恐後且大昌恒娥遂托身于月是為蟾蠩[Hậu] Nghệ xin thuốc sống đời ở Tây-vương-mẫu, Hằng-nga trộm, bôn lên trăng, sắp đi, bói với Hữu-huỳnh, Hữu-huỳnh đoán lành, Quy-muội một mình vùn vụt bay về tây, gặp trời mịt mùng thăm thẳm chớ sợ chớ kinh, sau sẽ đại thạnh, Hằng-nga sau thác thân trên trăng, làm con cóc.

Từ những đoạn văn trên, người ta ‘tái lập’ lời quẻ Quy muội:

䷵ 歸妹曰昔者姮娥窃毋死之藥于西王母以奔月將往枚筮之于有黄有黄占之曰吉翩翩歸妹獨將西行逢天晦芒毋恐毋惊後且大昌

Xưa, Hằng-nga trộm thuốc sống đời ở Tây-vương-mẫu, bôn lên trăng, sắp đi, bói với Hữu-huỳnh, Hữu-huỳnh đoán lành, Quy-muội một mình vùn vụt bay về tây, gặp trời mịt mùng thăm thẳm chớ sợ chớ kinh, sau sẽ đại thạnh.

Lời quẻ dễ hiểu, dù chưa đủ nghĩa

Nại  (nghĩa là ‘bông lài’)

䷊ 柰曰昔者𢎼龙卜□□而攴占囷京占之曰不吉柰之□…Xưa, Thao Long bói việc … Khuân Kinh đoán chẳng lành …

Đại quá 大過()

䷽ 大过曰昔者□小臣卜逃唐而攴占中虺占之曰不吉过亓门言者□…Xưa, quan nhỏ bói việc bỏ Đường với Trung Hủy, Trung Hủy đoán chẳng lành, qua cửa quan nói rằng…

Lời quẻ chưa đủ nghĩa, khó hiểu

Quả 

䷁ 曰不仁昔者夏后启是以登天啻弗良而投之渊寅共工以□江□Bất nhơn, xưa Hậu Khởi nhà Hạ lên trời, Đế coi y chẳng lành nên quăng xuống vực làm cho Cung Công… sông…
帝堯降二女為舜妃Đế Ngao giáng hai con gái làm phi của Thuấn

Lao 

䷜ 劳曰昔者蚩尤卜铸五兵而攴占赤□…Xưa, Si-vưu bói việc đúc năm thứ binh khí với Xích …

Có một số đoạn văn rời rạc chưa biết là lời quẻ nào, thí dụ:

Wangjiatai

淮伐之折戈

Hoài phạt chúng, bẻ qua.

大明占之曰不吉有初而无后

Đại Minh đoán chẳng lành, có sơ mà chẳng có hậu.

‘Dẫn văn’ thời Trung-cổ

昔夏啟莖徙九鼎啟果徙之

Xưa, họ Khởi nhà Hạ bói việc dời chín đảnh, Khởi quả có dời.

昔舜莖登天為神牧占有黄龍神曰不吉

Xưa, Thuấn bói việc lên trời làm thần, có thần Huỳnh Long đoán là chẳng lành.

5.3.3. ‘Date’ của văn bổn Quy tàng

Bình-công (r 575–532 BC) là một ông vua nước Tống thời Xuân-thu (c 770 – c 481 BC), mà lời quẻ Hữu 右 có nêu: Bình-công bói nước mình còn họa hay chăng… 右曰昔者平公卜亓邦尚毋[有]咎… Điều đó gợi ý rằng Quy tàng soạn xong sau năm 532 BC mà thôi, khi đó Bình-công mới trở thành ‘tiền nhơn’ để làm người bói quẻ Hữu.

Vậy có lẽ Quy tàng soạn xong từ cuối thời Xuân-thu (500 BC) trở về sau, chớ chẳng phải là tài liệu hồi trào Thang như Vương Sung đã tưởng.

5.4.  Kết luận

Tới đây ta hiểu rằng:

  • Quy tàng là một tài liệu có trước thời Tần, dạy cách bói cỏ thi, nhưng khác Châu dịch.
  • Quy tàng đã bị thất truyền từ đầu thời Hán, tới cuối thế kỷ 3 lại tìm được ở Jijun; Trương Hoa, Quách Phác và nhiều học giả khác thời Trung-cổ có dẫn.
  • Sau đó, Quy tàng bị thất truyền lần nữa, tới cuối thế kỷ 20 lại tìm được ở Wangjiatai.

Quy tàng, và những tài liệu khác tìm thấy trong mả xưa những năm gần đây, cho thấy ‘bói’ (divination) là một việc làm hàng ngày ở xứ Tàu thời xưa. Trước đây, dựa theo giáp-cốt-văn trào Thang, học giới cho rằng người xưa ‘bói’ là ‘hỏi’ để coi một biến cố nào đó sẽ xảy ra hay chăng, thí dụ:

  • mai có mưa hay chăng?
  • đánh xứ đó có thắng hay chăng?
  • đứa con sắp sanh là trai hay chăng?

Nay học giới cho rằng người xưa ‘bói’ chẳng phải là ‘hỏi’ mà là ‘cầu’ cho một biến cố nào đó sẽ xảy ra, thí dụ:

  • vái Trời cho mai có mưa,
  • vái Trời cho đánh bại xứ đó,
  • vái Trời cho đứa con sắp sanh là trai.

Bởi vậy, đôi khi người xưa bói hai lần [bằng mu rùa và cỏ thi] để cầu Trời ‘độ’ cho mình hai lần.


[1] https://nghiencuulichsu.com/2022/08/17/kinh-dich-doi-dieu-chua-biet-phan-1/

[2] Edward L. Shaughnessy (2014) Unearthing the Changes.

[3] https://researchers.mq.edu.au/en/publications/introduction-the-excavated-guodian-%E9%83%AD%E5%BA%97-bamboo-manuscripts

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111