10 môn võ rạng danh võ học Việt Nam không phải ai cũng biết
10 môn võ rạng danh võ học Việt Nam không phải ai cũng biết
Trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông, nhiều môn võ đã “khai sinh”. Dưới đây là 10 môn võ cổ truyền Việt Nam mà bất cứ ai yêu thích võ thuật nên biết.
Việt Võ Đạo
Võ Việt đương đại ngày nay được biết đến với cái tên quen thuộc là Vovinam – Việt Võ Đạo. Bộ môn võ này sử dụng nhiều kỹ thuật gồm tấn công, vật, phản công và sử dụng vũ khí. Môn võ này được sáng tạo vào năm 1938 bởi võ sư Nguyễn Lộc. Ông hi vọng với võ thuật này mỗi người dân Việt sau khi học sẽ có thể chiến đấu và lật đổ thực dân Pháp.
Võ Bình Định
Bình Định, vùng đất ven biển miền Trung Việt Nam nổi tiếng với truyền thống võ học cũng như đào tạo các chiến binh. Đây cũng là nơi khai sinh ra triều đại Tây Sơn cũng như hình ảnh của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Một điểm làm nên “tên tuổi” cho võ Bình Định chính là kỹ thuật thành thạo 18 loại vũ khí, bao gồm cả xích, giáo và búa.
Nhất Nam
Môn võ “trẻ trung” do võ sư Ngô Xuân Bính khai sinh vào 1986. Tên môn võ gắn liền khát vọng thống nhất các môn phái võ thuật khác nhau của nước nhà thành một. Do đó, nó mới có tên gọi “Nhất Nam”. Phong cách của môn võ này hiện đang thu hút một lượng lớn người theo ở Nga.
Đấu vật
Đấu vật truyền thống Việt Nam là một nét đẹp văn hóa trong lễ Tết Việt Nam ở nhiều vùng quê. Những cặp đấu đối kháng sẽ thực hiện một điệu nhảy “chào sân” rồi sau đó cố gắng hạ gục đối thủ bằng các đòn quét, nắm. Để có thể chiến thắng ở bộ môn võ này, một trong hai sẽ phải nâng hay loại bỏ hai chân của đối thủ lên khỏi mặt đất. Thông thường, bộ môn này sẽ được tiến hành thi đấu trên thảm hay trên cát.
Vạn An Phái
Vạn An Phái được khai sinh thời nhà Nguyễn định đô tại Kinh thành Huế. Nó được tập luyện và thi triển bởi Đội Cận vệ Hoàng gia nhằm đảm bảo an toàn cho Vua và các quý tộc, quan lại. Môn võ này được mô phỏng với các chuyển động của một con mèo với nhiều cú đánh nhanh và hiểm hóc.
Tân Khánh Bà Trà
Khi triều đại Tây Sơn kết thúc, nhiều người chạy về phía Nam để tránh truy kích và trả thù. Những người trốn chạy mang theo võ thuật Bình Định vào miền Nam. Sau đó Võ Bình Định thích nghi với môi trường xung quanh để cho ra bộ môn Tân Khánh Bà Trà (ngôi làng phát triển bộ môn võ này).
Nam Huỳnh Đạo
Nam Huỳnh Đạo được hình thành thời Nguyễn nhưng sau đó phát triển mạnh mẽ ở Sài Gòn. Điểm chú ý của bộ môn này là các đòn khí công cũng như đồng phục khác biệt so với những môn võ khác.
Sa Long Cương
Sa Long Cương là một nhánh của Võ Bình Định. Trường phái võ học này bắt đầu ở Sài Gòn vào năm 1964, do võ sư Trương Thanh Đăng sáng tạo. Điểm độc đáo của Sa Long Cương chính là kết hợp võ Bình Định và các kỹ thuật từ Thiếu Lâm Kung Fu.
Đấu vật tự do cổ điển
Dù đấu vật tự do cổ điển không được tạo ra ở Việt Nam nhưng điều đáng nói là Việt Nam thường dành huy chương tại các cuộc thi khu vực cũng như có nhiều nơi chú trọng đến nội dung của bộ môn này. Do đó, dần theo thời gian Đấu vật tự do cổ điển trở nên quen thuộc và trở thành bộ môn võ cổ truyền ở Việt Nam.
Nam Hồng Sơn
Nam Hồng Sơn là sự kết hợp của một số nội dung trong võ thuật Trung Quốc và phong cách truyền thống của Việt Võ Đạo. Nam Hồng Sơn khai sinh ở Hà Nội bởi tổ sư Nguyễn Nguyên Tộ sau đó được phát triển rộng rãi hơn dưới thời con trai ông. Nam Hồng Sơn không chỉ có nhiều môn sinh ở Hà Nội mà còn phát triển sang một số nước khác, đặc biệt là Đức.
Lời kết
Võ thuật cổ truyền Việt Nam chủ yếu dựa trên ba nhánh chính là Việt Võ Đạo (Vovinam), Võ thuật Bình Định và Đấu vật. Những trường phái khác cũng dựa trên nền tảng này kết hợp thêm với những kỹ thuật trong Kung Fu Trung Hoa để tạo nên nét riêng của mình.
Đinh Phúc – Ảnh: Internet