LỊCH SỬ - KHÁM PHÁ - CHUYÊN ĐỀ

Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử

Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử

Viên Như

Căn cứ vào truyền thuyết Họ Hồng Bàng, người Việt tin rằng, trong quá khứ xa xôi họ đã có một vị vua tên Hùng, nước của ông tên là Văn Lang, triều đại của ông bắt đầu từ năm Nhâm Tuất, kéo dài 18 đời.

Ngoài ra còn có một vị vua lịch sử tên Hùng, nước của ông cũng tên là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, nay là thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên cho đến nay, người ta vẫn chưa phân định được giữa Hùng Vương truyền thuyết và lịch sử. Nhưng từ lâu người Việt xem Hùng Vương là vua theo lịch sử, do đó họ đã xây dựng đền thờ, xem ông là quốc tổ, đại diện cho cội nguồn của tộc Việt.

Trước đây, hằng năm người ta giỗ Tổ vào đầu thu, cuối tháng 6, đầu tháng 7, theo Nông lịch. Năm 1917, Tuần phủ Lê Trung Ngọc (1867-1928) trình tấu lên Bộ Lễ xin định lệ hằng năm lấy ngày 10/3 âm lịch để tổ chức Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày 25/7/1917 (niên hiệu Khải Định năm thứ Nhất), Bộ Lễ đã phúc đáp bản tấu này, chính thức định lệ ngày 10/3 âm lịch là ngày Quốc lễ Giỗ Tổ, và cũng quy định rõ nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hằng năm.

Theo tôi có hai Hùng vương:

  • Một là vua Hùng theo truyền thuyết họ Hồng Bàng, triều đại vua Hùng này bắt đầu từ năm Nhâm Tuất, kéo dài 18 đời, nước của ông tên là Văn Lang.
  • Hai là vua Hùng theo lịch sử, nước của ông tên là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, bắt đầu thời đại của mình vào tiền bán thế kỷ thứ III TCN đến năm 258 TCN.

I HÙNG VƯƠNG TRUYỀN THUYẾT

Về truyền thuyết Âu Cơ sinh trăm con, tôi đã trình bày ở bài trước, tuy nhiên để đọc giả dễ hiểu, xin bày ngắn lại ở đây.

  1. Chấn động
  2. Âu Cơ sinh 100 con, 50 trai, 50 gái, ở chi Dần
  3. Những đứa con trai Cấn này về sau lớn lên thành Khảm, Chấn, khái niệm này được thể hiện trên trống đồng Ngọc Lũ như sau: Trong nhà Khảm – Thủy, hướng Bắc ta thấy ba người con trai: Người nhỏ là Cấn, con trai nhỏ, giữa là Khảm, con trai thứ, người lớn nhất đưa chân lên – Chấn, trai trưởng. Về sau lên làm vua, gọi là Hùng Vương – Càn, lý số 6.

Đây là Hùng vương truyền thuyết trong truyện họ Hồng Bàng, một câu chuyện thể hiện nguồn gốc nhà Chu bằng tiến trình “Nhất dương động” của kinh dịch.

II . KHỞI NGUYÊN NHÀ CHU

Truyền thuyết khởi nguyên nhà Chu nói rằng:

“Khương Nguyên, vợ của Đế Khốc, vào rừng thấy vết chân người khổng lồ bèn dẫm vào rồi mang thai, cho rằng đó là điềm không lành. Khi sinh nở, Khương Nguyên bỏ đứa trẻ ra ngõ hẹp, nhưng trâu ngựa đi qua đều tránh không dẫm vào đứa trẻ. Khương Nguyên bèn mang bỏ vào rừng, nhưng đúng lúc rừng lại đông người, nên bỏ vào lạch. Đứa trẻ được loài chim lấy cánh ủ cho”. Khương Nguyên thấy lạ bèn mang con về nuôi và đặt tên là Khí (; nghĩa là bỏ).

Khương Nguyên 姜嫄 là vợ cả của Đế Khốc, sinh ra Hậu Tắc 后稷, tức Cơ Khí 姬棄, thủy tổ nhà Chu. Sơn hải kinh viết: “帝俊生后稷。稷少年时,被父母所棄《山海经》。Đế Tuấn sanh Hậu Tắc, lúc nhỏ, Tắc bị cha mẹ bỏ.” Đế Khốc帝嚳 (2551 – 2445 TCN, họ Cao Tân (高辛氏) tên là Tuấn俊, về sau, khi trở về Giao Chỉ, Đế Khốc hóa thân thành Tản Viên sơn thần, vì vậy Tản Viên cũng tên là Tuấn 俊.

Cả đoạn văn trên nói về các con của Khương Nguyên theo kinh dịch, đó là Cấn, Khảm, Chấn, Càn. Cụ thể chi tiết dẫm vết chân người, rồi có con, ta thấy nó cũng được thể hiện trong truyện thánh Gióng, nhưng vết chân người này ở đâu, thưa nó ở trong kinh dịch, người đọc xem lại tiến trình “Nhất dương động” của Kinh hạ đã minh họa trên, vết chân ấy chính là Chấn, Chấn động, Âu Cơ sinh ra trăm con. Thuyết quái viết: Chấn vi túc 震 為 足 Chấn là chân. Khi sinh ra cho là điềm không tốt, nên bỏ, Khí 棄, bỏ ở đâu? “bỏ đứa trẻ ra ngõ hẹp” tức là Cấn, Thuyết quái (TQ) Cấn vi kinh lộ 艮 為 山 為 徑 路, Cấn là ngỏ hẻm, đường nhỏ, “nhưng trâu ngựa đi qua đều tránh không dẫm vào đứa trẻ,” vì cung Cấn ở đông bắc, có hai chi, Dần Sửu- trâu. “bèn mang bỏ vào rừng, nhưng đúng lúc rừng lại đông người” tức là Khôn, Khôn vi chúng坤為 眾, khôn là đông đảo (TQ). Khôn Cấn, là quẻ 15. Địa sơn khiêm, trục phân chia âm dương của Lạc thư, nơi mẹ sinh con. Sau đó “ bỏ vào lạch” tức Khảm (TQ) 坎 為溝 瀆 Khảm vi cấu độc, Khảm là ngòi rạch.

Về tên Khí, Hồng Bàng thị truyện viết: “期年而生一胞,以為不祥, 諸原野Kỳ niên nhi sanh nhất bào, dĩ vi bất tường, KHÍ 棄 chư nguyên dã – Trong năm sinh ra một bọc, cho là điềm không tốt, bỏ hết ra ngoài đồng hoang”.

Còn tình tiết “Đứa trẻ được loài chim lấy cánh ủ cho” về sau được đưa vào kinh dịch, tức thập dực十 翼 và Hùng Vương trong truyện họ Hồng Bàng.

Theo dịch học, Càn là cha – bố, vua. Vua của người Việt là Hùng.

Thuyết văn giải tự giải thích chữ Hùng như sau:

雄.鳥父也。从隹。厷聲。羽弓切。古音在六部。

Hùng. Chim bố vậy. Bộ chuy. Thanh hoành. Đọc là Hùng. Âm cổ ở bộ thứ 6

Càn là vua, là bố. Vua Hùng là chim bố, sinh ra con, Cấn, Khảm, Chấn là chim con. Do đây mà người Việt cho rằng vua của mình là Hùng, cũng vì vậy người Việt lấy chim hồng 鴻, với kết cấu giang 江và điểu 鳥, làm biểu tượng, và hình ảnh chim hồng cũng được ghi vào kết cấu của chữ Việt kim văn, khái niệm này cũng được thể hiện bằng ba con chim, trên mái hai nhà nam, bắc, bên trong là những người Việt của trống đồng Ngọc Lũ.


Đồng thời do chữ Hùng thuộc bộ thứ 6, nên truyền thuyết “Thánh Gióng, truyện bánh Trưng” đều viết vua Hùng đời thứ 6, vì vậy, ở đền Hùng, tiền nhân đã làm ngôi mộ vua Hùng thứ 6 để  gợi ý.

Đây chính là lý do vì sao truyện họ Hồng Bàng được lưu truyền, điều này cho thấy những người kiến tạo đền Hùng biết rất rõ, người Việt vốn có nguồn gốc từ nhà Chu, do đó họ mới dựng đền Hùng, xem là quốc tổ.

Như vậy, Lạc Long Quân và Âu Cơ, trong truyện họ Hồng Bàng, là hóa thân của Đế Khốc và Khương Nguyên, và đặt tên cho những đứa con bỏ ra đồng hoang, Cơ Khí; đồng thời với trật tự chính phụ của cái tên Đế Khốc, Đế Minh, Đế Nghi, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Nữ Oa, cho thấy họ là người phương nam, thuộc ngữ hệ Nam Á, như vậy ngôn ngữ của nhà Chu cũng thuộc ngữ hệ này.

III . NHÂM TUẤT, 18 ĐỜI

  1. Nhâm Tuất

Theo dịch học, người ta cho rằng:

Thiên khai ư Tý. Thiên Hoàng

Địa tịch ư Sửu. Địa Hoàng

Nhân sanh ư Dần. Nhân Hoàng, ở đây là Cấn, sau thành Càn – Hùng vương.

Như vậy theo dịch học, con người đầu tiên được sinh ra ở chi Dần, Dần đầu tiên là Giáp Dần. Từ Giáp Dần tính tới Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ … Nhâm Tuất 壬戌, cung Càn, lý số 6. Do đó người ta cho rằng triều đại của Hùng Vương bắt đầu từ năm Nhâm Tuất.

  1. 18 đời

18 là lý số tượng trưng cho lạc thư, thế giới hiện tượng, không phải số đếm, vì vậy cho dù hiện tượng này sanh ra, rồi mất đi, sanh sanh diệt diệt mãi, cũng chỉ trong số 18 đó thôi. 18 là cách nói theo quái, Cửu cung, 9 âm + 9 dương, còn nói theo chi là 12, tương thích với 12 số của đồng hồ, cho nên, dù một ngày, một năm, một triệu năm, vẫn là 12 chi hay số đó.

Đại Việt sử ký toàn thư viết triều đại của Kinh Dương Vương, nước Xích Quỷ, Hà đồ, bắt đầu từ năm Nhâm Tuất, là nhầm lẫn với Hùng Vương, nước Văn Lang, Lạc thư. Chỉ ở Lạc thư mới có số 18, còn Hà đồ thì 16. Vì vậy năm Nhâm Tuất ở đây, nhằm xác định vua Hùng là Càn, lý số 6, do đó nó chẳng dính dáng gì với Đế Nghi, cho nên chẳng có con số 2.622 năm nào cả. Vì Hùng Vương trong truyện họ Hồng Bàng, là hóa thân của Hậu Tắc, tức Cơ Khí, Thủy tổ nhà Chu, là con của Cao Tân Thị 高辛氏, tức Đế Khốc 2554? – 2445? Lẽ nào con lớn hơn cha cả 100 tuổi, theo tôi Đế Khốc sinh năm Tân Dậu 2521, con số này tương thích với số tuổi 76 của ông theo truyền thuyết, và Hậu Tắc, tức Hùng vương, sinh năm Nhâm Tuất 2402 TCN? Đây là nói theo dịch học.

  1. NƯỚC VĂN LANG
  • Địa lý

Theo truyện họ Hồng Bàng, ranh giới của nước Văn Lang của vua Hùng: Đông giáp Nam hải, tây tới Ba Thục, bắc giáp hồ Động Đình, nam tới Hồ Tôn Tinh.

Như vậy là nước Văn Lang của vua Hùng là đất Giao Chỉ trên thực địa; đồng thời là phần Châu Dương mà Nghiêu, Phục Hy, Hạ Vũ đã thiết lập theo sơ đồ dịch học. Theo truyện họ Hồng Bàng, Kinh Dương Vương là ông nội của Hùng Vương, như thế vị trí nước Văn Lang chính là vùng đất trước đây là nước Xích Quỷ, phương nam. Như thế vị trí này hoàn toàn tương thích với truyền thuyết.

  • Tên gọi

Tên nước của ông nội Hùng Vương, theo truyền thuyết, là Xích Quỷ, cái tên này đến từ dịch học, cụ thể: Lộc Tục – Càn, hướng chánh nam, Càn vi đại Xích, thuộc Kim, Kinh Dương Vương – Thuần Càn, thuộc Kim, tương thích với sao Quỷ kim dương, hướng đông nam. Tất nhiên tên nước Văn Lang cũng đến từ dịch học, cụ thể như sau:

Âu Cơ – Khôn lên Tây Nam, sanh ra con Cấn, Đông Bắc. Đứa con này lớn lên làm vua – Càn, lý số 6, gọi là Hùng Vương. Do mẹ – Khôn – Âu Cơ ở hướng tây nam, nguồn gốc “Rồng Tiên” của người Việt, nên tên nước Văn Lang của ông cũng xuất phát từ các phạm trù dịch học của hướng này: Quái Khôn, chi Mùi, can Đinh, sao Khuê mộc lang

Khôn vi văn 坤為文  Khôn là văn (TQ).

Mùi 未 (Thuyết văn giải tự)

味也。六月,滋味也。五行,木老於未。象木重枝葉。十五部. 文一

Vị vậy, tháng 6, vị ngon vậy. Ngũ hành, Mộc già ở mùi, tượng cây có cành lá rậm rạp vậy. Bộ 15. Văn nhứt  (một trong văn)

Đinh 丁. 夏時萬物皆丁實。象形。象人心。當經切. 文一

Mùa hạ, vạn vật đều cứng cáp để kết trái. Tượng hình. Tượng lòng người. Đọc là đinh. Văn nhứt  (một trong văn)

奎星主文章. Sao Khuê chủ văn chương

Với các giải thích quái Khôn, chữ đinh 丁, mùi 未 và khuê 奎 đều nói về VĂN 文, tất cả đều nằm ở hướng tây nam, theo Lạc thư, nơi là cội nguồn “Rồng Tiên” của Hùng Vương, vì vậy vua Hùng lấy tên nước là Văn Lang  .

Hùng vương 1 trong 50 con trai, Cấn – dương, do đó tên nước của ông phản ánh lý tính dương này. Văn 文 là Đinh丁, con trai. Dòng giống Văn này sinh ra đứa con trai, Lang 郞, Cấn, về sau chàng trai, Cấn này thành Hùng Vương, Càn, lý số 6.

V . KẾT

Như vậy triều đại vua Hùng, nước Văn Lang, kéo dài 18 đời, bắt đầu từ năm Nhâm Tuất, là vua Hùng theo truyền thuyết, được viết theo tiến trình “Nhất dương động” của kinh hạ, Nhân hạ: Nhân – Cấn. Cụ thể là khởi nguồn từ Càn – Cha, lý số 2-7 đến Càn – Vua, lý số 6 Lạc thư. Đây là cách mà tổ tiên xác định chủ quyền của mình đối với kinh dịch.

Tuy nhiên, ngày nay người ta đã cụ thể hóa những khái niệm trong truyện một cách xa lạ đối với dịch học và lịch sử, như người ta đã xây lăng mộ cho Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, xem đó như là nơi an nghỉ cuối đời, chứ không phải nơi tưởng niệm, đồng thời họ đã cụ thể các tên gọi, và niên đại 18 đời vua Hùng, điều mà bất cứ ai cũng thấy hết sức khiên cưỡng, vô lý và phi thực tế. Mặc dù điều đó thể hiện người Việt có niềm tin vào Hùng Vương, nói khác hơn, người Việt có khát vọng về cội nguồn, nhưng bị bế tắc nên phóng tác thêm những chi tiết để nối dài truyền thuyết, làm cho nó có vẽ thực tế, tuy nhiên, chính sự chắp nối một cách tùy tiện đó, càng lúc càng làm cho hình ảnh của Hùng Vương xa rời với thực tế hơn.

Hệ lụy của việc này rất lớn, nó sẽ bào mòn niềm tự hào của con cháu vua Hùng hay Tổ tiên, truyền thống “Con Rồng cháu Tiên” rồi sẽ dần nhạt phai trong tâm thức của những người trẻ, có duy trì chăng nữa thì chỉ vì lòng tự tôn dân tộc, chứ không phải nó hình thành từ sự hãnh diện của những con người có tổ tiên đã lao động, tư duy, trải qua hàng chục ngàn năm, cuối cùng đã đúc kết nên những quy luật sinh diệt của tự nhiên và con người, xây dựng thành hệ thống dịch học, đỉnh cao là Kinh dịch, từ đó hình thành nên cả một nền văn hóa cổ đại của Dương Tử và Trung Nguyên, và vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay, qua đó có thể nói dân tộc Việt xứng đáng là một trong những đại diện tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, nhất là cuốn kinh dịch được viết bằng hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Chính vì vậy, theo tôi, những người có trách nhiệm về văn hóa của nước nhà cần phải quan tâm, uốn nắn dòng chảy, gạn đục, khơi trong, làm cho giòng chảy văn hóa ấy trong sáng, tinh khôi, như những gì đã được tổ tiên trao truyền, có như thế mới nuôi lớn tâm hồn của những thế hệ con cháu nước Việt hôm nay và mai sau. Mong lắm thay./.


Đà Lạt, Ngày giỗ Thầy 20. 11. Quý mão, 2023

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111