Y HỌC-SỨC KHỎE - DƯỠNG SINH-VÕ THUẬT NỘI CÔNG

THỞ ĐỂ GIẢM STRESS, LUẬN BÀN THEO DỊCH LÝ VIỆT NAM

THỞ ĐỂ GIẢM STRESS, LUẬN BÀN THEO DỊCH LÝ VIỆT NAM

Trong cuộc sống có rất nhiều lúc chúng ta bị nhiều vấn đề như stress, đầu óc lan man, không tập trung được, … do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Thông thường, để giải quyết vấn đề này, có nhiều cách: gác lại bớt công việc để đầu óc nghỉ ngơi, đi du lịch, uống thuốc, tập thể dục, đi quán, tám chuyện với bạn bè… Các phương pháp này thường tiêu tốn thời gian, và tài chính (ít nhiều tùy phương pháp). Có người dùng thuốc Tây, Đông y dẫn đến lạm dụng, và phụ thuộc vào thuốc, ví dụ: dùng thuốc giảm đau, thuốc ngủ, dẫn đến hệ lụy khác. Một trong những phương pháp không dùng thuốc, đơn giản, khả dụng ở mọi tư thế, mọi lúc, mọi nơi đem đến hiệu quả cao, đó là: phương pháp thở. Thở đúng phương pháp sẽ là phương thuốc “thần hiệu” nhất, đem lại sức khỏe cho bạn. “Thần” theo Dịch Lý Việt Nam là nhanh, hiệu là hiệu quả, “thần hiệu” là hiệu quả nhanh. “Thở”, nếu hiểu trong phạm vi Dịch Lý Việt Nam là quẻ “Tiệm”, tiệm là từ từ, thuận nhập vào trong, đều đều, khoan thai. Quẻ Tiệm (), ngoại tượng Tốnnội tượng Cấntrong phạm vi thở, thì ý Dịch là: hít vào từ từ (Tốn), và giữ lại một lát (Cấn), để lọc lấy phần Dương (Cấn) và thải ra phần Âm (Cấn). “Thở” của động vật nói chung, con người nói riêng, theo Khoa học là quá trình hô hấp, đưa oxy vào phổi và thải ra khí khác như cacbonic (CO2), hơi thở có nhịp. Như vậy, bản chất của việc “Thở” theo Dịch lý Việt Nam và Khoa học là Đồng Dị với nhau, Đồng là cùng ý nghĩa: tiệm, từ từ, đều và lấy Dương khí, là Oxy vào, thải ra trược khí, Âm khí, CO2; còn Dị là cách gọi tên khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, như: Dương khí với Dưỡng khí, O2, Âm khí với khí độc CO2. Thở giúp đào thải 70% độc tố ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân của sự mệt mỏi, stress, mất ngủ…có nhiều, nhưng nguyên nhân thiếu oxy trong máu là nguyên nhân chủ yếu. Có nhiều phương pháp thở có hiệu quả, xin giới thiệu phương pháp thở bụng sau:

 

 

 

Hình 1. Thở bụng

 

Hít vào bằng mũi, chậm, đều, trong đầu nhẩm đếm 1,2,3,4 theo nhịp hít vào, cho phình bụng ra; rồi thở ra bằng miệng, chậm, đều, nhẹ nhàng, đếm nhẩm trong đầu: 1,2,3,4,5,6,7,8, theo nhịp thở ra, cứ thế tiếp tục. Nhịp thở nhẹ nhàng khoan thai, chậm, đều, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ tập trung vào hơi thở. Theo nguyên tắc: hít vào 01 phần thì thở ra 02 phần (thở ra gấp đôi lượng hít vào). Mỗi lần thở ít nhất từ 04 đến 08 nhịp thở, như vậy là có thể đưa cơ thể về trạng thái cân bằng. Áp dụng được mọi nơi, mọi lúc, đi, đứng, nằm, ngồi, lúc làm việc, khi ngồi trên xe, lúc chạy xe, bất kể lúc nào ta muốn. (Xem hình 1) Nguyên lý của cơ chế này là: Lá phổi của ta gồm nhiều nang trống chứa khí: chứa khí CO2, khí độc từ lọc của cơ thể, chứa dưỡng khí O2. Khi ta thở ra nhiều hơn gấp hai lần hít vào thì ta đẩy được rất nhiều khí độc trong phổi, trong cơ thể ra ngoài. Khi hít vào, phổi sẽ nhận được rất nhiều dưỡng khí (O2). Do vậy Dương khí (O2) dần đạt trạng thái cực cao hơn lúc đầu. Nói đơn giản dễ hiểu hơn: có 01 ly nước màu nhưng chúng ta không thích nó, mà muốn thay bằng ly nước trắng thì đơn giản nhất là đổ ly nước màu đi và sau đó rót nước trắng vào thì sẽ có một ly nước trắng. Tương tự, để thay mới khí trong buồng phổi, ta hít dưỡng khí (O2) vào cho đầy, để thay chỗ (đẩy) Âm khí (CO2) trong phổi ra ngoài, muốn đẩy ra được nhiều ta nên thở ra nhiều.

Giải thích theo nguyên lý Âm Dương của Dịch Lý Việt Nam: Khi ta bị Stress, bị đầu óc lan man, bị không tập trung được là lúc cơ thể ta đang mất cân bằng Âm Dương (Âm thiên thắng Dương). Trong máu đang thiếu dưỡng khí, O2, và giàu khí Âm hay trược khí CO2, nên cơ thể mỏi mệt. Do vậy lấy lại quân bình Âm Dương, là cải thiện hay nâng lượng khí O2, để quân bình với khí CO2, TẠO QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG, thì sức khỏe sẽ tốt hơn. Một trong những yếu tố quan trọng khi thở là: thả lỏng toàn thân, thư giản, không suy nghĩ miên man, để giúp tập trung hơn, khi thở ta nên đến nhẩm số. Thí dụ: hít vào đếm 1, 2, 3, 4; thở ra gấp đôi nên ta đếm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Khi đếm xong các số 1, 2, 3…8. chính là xong một hóa thành, tám bước. Tám bước đó là: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Là số lý của Bát Quái. Còn 1, 2, 3, 4 Chính là Tứ tượng, đó cũng là Thành Trụ Hoại Không là vòng quay của Vũ Trụ. Ta cần lấy lại cân bằng này bằng cách tăng Dương khí lên, tăng oxy vào máu. Để tăng Dương khí đơn giản nhất là giảm Âm khí, thải khí CO2 ra khỏi buồng phổi, khỏi máu. Khi thở ra ta đẩy Âm khí ra gấp đôi, sau đó nhận lại Dương khí. Khi hít vào, Dương khí (O2) sẽ dần tràn vào đầy các phế nang. Chỉ cần 4 đến 8 lần như vậy thì cơ thể sẽ trở về với trạng thái sảng khoái.

Bàn luận: Thở là gốc rễ của sức khỏe, của sự sống, ngưng thở là chấm dứt sự sống. Vậy hãy tận dụng nguyên lý thở để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sự sống còn. Đây là phép vận dụng chuỗi lý hóa thành của Dịch lý Việt Nam làm phép dưỡng sinh – bí kíp luyện thở, Dịch lý thật thần diệu biết bao.

Tài liệu tham khảo

1. Nam Thanh Phan Quốc Sử. 1991. Kinh Dịch Xưa và Nay, tập 2. Lưu hành nội bộ.

2. Thế Nam.1.10.2012. Stress: Căn nguyên của nhiều bệnh nguy hiểm. https://suckhoedoisong.vn/stress-can-nguyen-cua-nhieu-benh-nguy-hiem-n54332.html, cập nhật 5/11/2018

3. BS. Đỗ Minh Hiền. 2015. Hít thở sao cho đúng? Sức khỏe và Đời sống. http://vietbao.vn/Suc-khoe/Hit-tho-sao-cho-dung/193008781/248/, cập nhật ngày 5/11/2018

4. Harvard Mental Health Letter. 5/2009. Take a deep breath. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/take-a-deep-breath, cập nhật 5/11/2018

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111