Y HỌC-SỨC KHỎE - DƯỠNG SINH-VÕ THUẬT NỘI CÔNG

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÕ THUẬT VIỆT NAM – NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÕ THUẬT VIỆT NAM – NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI VIỆT

Võ thuật Việt Nam do người Việt sáng tạo ra. Trước tiên là nhằm mục đích phát triển cuộc sống sau đó là bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược. Võ Việt Nam có cả sự học hỏi, du nhập của các võ phái nước ngoài vào. Tuy nhiên, người Việt luôn biết các tiếp thu có chọn lọc, nhận những cái cốt để tạo ra cái riêng cho mình; phù hợp tập luyện cho người Việt. Vì vậy võ thuật Việt Nam luôn có những đặc điểm riêng biệt.

Lịch sử hình thành võ thuật Việt Nam

Võ thuật Việt Nam là tên gọi khái quát nhất dùng để chỉ hê thống võ thuật, các võ phái; bài thảo, võ sư khai sinh và phát triển tại Việt Nam. Tên gọi này cũng được dùng để chỉ hệ thống võ thuật, võ phái do người Việt làm trưởng môn; có công gây dựng và sáng tạo tại ngoại quốc từ trước tới nay. Khái niệm võ thuật Việt Nam rộng hơn khái niệm võ cổ truyền Việt Nam. Hay còn được biết đến với một tên gọi khác đó là Võ Ta, dùng để phân biệt với Võ Tàu.

Những võ phái đã phát triển trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ 20 trở về trước tại Việt Nam; những môn phái mới được hình thành tai thời điểm hiện tại và cả những võ phái đã phát triển trong suốt trường kỳ lịch sử của Việt Nam cũng đều được gọi chung là võ thuật Việt Nam.

vo-thuat-viet-nam-ngay-cang-phat-trien

Lịch sử hình thành võ thuật Việt Nam

1. Quá trình hình thành

Từ những ngày đầu dựng nước, dân tộc chúng ta đã thường xuyên phải đối mặt với sự lăm le xâm lược của các quốc gia khác. Tiêu biểu là các triều đại của trung Quốc. Bởi vậy, người Việt ta từ xưa đã phải tham gia chiến đấu với đội quân xâm lược để bảo vệ đất nước; đồng thời cũng là để mở rộng bờ cõi, phát triển cuộc sống.

Những vũ khí thô sơ như dao găm, búa, rìu, gươm, giáo,… là vũ khí chiến đấu đầu tiên của tổ tiên ta. Việc sử dụng những vù khí này đòi hỏi phải có sự khoéo léo và thành thạo về kỹ thuật. Nhưng lại không thể tìm thấy được kỹ thuật của võ thuật ở trong đây.

Trong hai thời nhà Lý và Trần, Phật giáo rất được đề cao và đã trở thành quốc giáo. Những phương thức nghiêm ngặt được đưa ra cho các nhà sư để hoàn thiện mình; rèn luyện cả về thần, khí, ý, lực nên các các nhà sư ngoài việc am tường tôn giáo mà còn giỏi cả võ thuật. Từ thế kỷ 15 – 19, võ thuật ở Việt Nam được tồn tại dưới 2 dạng là bình dân và triều đình. Hoạt động võ thuật bình dân thường được tổ chức tai các lễ hội trong dân chúng, để giải trí. Ngược lại, võ triều đình thường tổ chức các chương trình rèn luyện và cuộc thi võ.

Võ thuật của Việt Nam đã tham gia chiến đấu trong suốt quá trình chống Pháp. Mặc dù bị triều đình nhà Nguyễn, quân Pháp ngăn cấm và tìm cách dập nhưng các lò võ cổ truyền vẫn phát triển âm thầm.

2. Đặc điểm của võ cổ thuật cổ truyền Việt Nam

Võ thuật Việt Nam mặc dù do người Việt sáng tạo ra nhưng vẫn có sự tham khảo, chắt lọc từ tinh hoa của nhiều môn phái khác nhau. Nhiều nhất có lẽ là từ các môn phái của Trung Quốc bởi sự giao lưu văn hóa. Dù vậy, võ Việt Nam vẫn có những điểm độc đáo riêng của mình.

dac-diem-vo-thuat-viet-nam

Đặc điểm võ thuật Việt

  • Thứ nhất, về lời thiệu: Lời thiệu trong võ thuật Việt Nam thường là các bài thơ, bài phú có vần có điệu và được sáng tác bằng chữ Nôm. Khác hằn với lời thiệu của các võ phái Trung Quốc, không có lời thiệu hoặc chỉ là sự liệt kê các chiêu thức.
  • Thứ hai, về bộ pháp: Được vận hành theo đồ hình bát quái, hai chân lấy bát quái làm nền tảng. Khi đứng sẽ vững như đá, di chuyển nhẹ tựa lá bay.
  • Thứ ba, về cước pháp: Có nhiều đòn độc cước. Nhiều đòn đá tấn công ở tầm trung đẳng trở xuống. Ít đòn thượng đẳng hay những đòn đá bay thiên về biểu diễn.
  • Thứ tư, thủ pháp: Được áp dụng ngũ hành pháp theo nguyên lý “song thủ ngũ hành vi bản”. Tức là hai tay sẽ lấy ngũ hành làm nền tảng để ra đòn.
  • Thứ năm, về kỹ thuật: Các đòn thế được chọn lọc kỹ càng; phù hợp với cách đánh của từng dạng đối tượng và địa hình khác nhau.
  • Thứ sáu, binh khí: Binh khí trong võ thuật Việt Nam khá đơn giản và đơn sơ. Thường gắn liền với cuộc sống của người nông dân.
  • Thứ bảy, lối đánh: Biết cách tận dụng lối đánh cộng lực. Sử dụng sức mạnh của đối thủ để đánh lại đối thủ.

Xem thêm: TOP 4 MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CÓ SỨC MẠNH VƯƠN RA THẾ GIỚI

Những môn phái phổ biến tại Việt Nam hiện nay

viet-nam-phat-trien-da-dang-cac-mon-phai-vo-thuat

Việt Nam phát triển đa dạng các môn phái võ thuật

Việt Nam từ xưa đến nay đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Đây cũng là một trong những lý do mà võ thuật nước ta phát triển đa dạng các môn phái võ thuật. Các môn phái trải dọc khắp đất nước với những phong các và đặc trưng riêng. Hiện nay, chiến tranh không còn, sự phổ biến của nhiều phái võ cũng dần mai một. Tuy nhiên, vẫn có những phái võ nổi tiếng giữ được bản sắc và ngày càng phát triển mạnh mẽ, thậm chí vươn ra thế giới. Có thể kể đến một số phái võ thuật Việt Nam phổ biến hiện nay như:

Bình Định Gia

Võ thuật Bình Định Gia xuất hiện từ thời Tây Sơn ở tỉnh Bình Định của Việt Nam. Đây là môn võ được phát triển từ những người nông dân để chống ngoại xâm. Chính vì vậy mà các kỹ thuật của môn võ đều dễ thực hiện. Người tập Bình Định Gia hiện nay chủ yếu để nâng cao sức khoẻ và rèn luyện tính phản xạ.

Vovinam

Đây là môn võ được nhắc đến như một niềm tự hào của Việt Nam. Cha đẻ của Vovinam là võ sư Nguyễn Lộc dựa trên cơ sở tinh hoa của võ thuật Việt Nam và thế giới. Hệ thống kỹ thuật của vovinam vô cùng phong phú, đa dạng và mang nét đặc trưng riêng. Đây còn là môn võ vinh dự được đưa vào Seagame. Nhiều người ở mọi lứa tuổi cũng đã lựa chọn vovinam để tập luyện nâng cao sức khoẻ và khả năng tự vệ của mình.

Đấu vật (theo phong cách cổ truyền Việt Nam)

Đấu vật là một nét đẹp văn hoá Việt Nam được gìn giữ đến tận ngày nay. Các kỹ thuật đấu vật khác đặc biệt so với các môn võ khác. Hiện nay, đấu vật thường được tổ chức trong các dịp lễ hội truyền thống, tạo nét đẹp cho bản sắc dân tộc.

Nhất Nam

Đây là mộ trong những môn phái có lịch sử phát triển lâu đời nhất Việt Nam. Nói đến tính qui mô và tổ chức cao thì không thể không nhắc đến phái võ Nhất Nam. Các kỹ thuật của phái võ này dựa trên sự vân hành của khí huyết và cơ bắp. Người theo phái võ này không chỉ được học võ thuật mà còn rèn luyện kỹ năng đối nhân xử thế mà không thể thấy được ở một số môn võ hiện đại ngày nay.

Lời kết

Võ thuật Việt Nam ra đời với mục đích cao cả nhất vẫn là để bảo vệ đất nước. Đây cũng là niềm tự hào của người Việt vì đã sáng tạo ra được nhiều môn võ của riêng mình. Đó là tinh hoa của cha ông ta để lại; có thể truyền dạy cho đời sau.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111