5 sự thật không phải ai cũng biết về võ thuật
5 sự thật không phải ai cũng biết về võ thuật.
Giới võ thuật tồn tại 5 sự thật mà không phải ai cũng biết như chuyện Lý Tiểu Long dùng côn nhị khúc khi nào, Thiếu Lâm Tự không phải là võ thuật cổ xưa nhất…
Giới võ thuật tồn tại 5 sự thật mà không phải ai cũng biết như chuyện Lý Tiểu Long dùng côn nhị khúc khi nào, Thiếu Lâm Tự không phải là võ thuật cổ xưa nhất…
1: Ngay từ trong cái tên, Taekwondo tồn tại đủ “tay” và “chân”.
Nhiều người không luyện tập Taekwondo thường nghĩ rằng Taekwondo chỉ có đòn chân. Sự hiểu lầm này không có gì quá khó hiểu, vì Taekwondo hiện đại đã ưu tiên rất nhiều cho các kĩ thuật đòn chân trong cả tập luyện lẫn thi đấu.
Tuy nhiên, có một kiến thức tối thiểu dành cho các môn sinh của Taekwondo: bộ môn này không hề quên đi các kĩ thuật đòn tay. Ngay từ trong cái tên, môn võ thuật đến từ xứ sở Kim Chi này đã có đủ các đòn chân (Tea) và tay (Kwon).
Nhiều người tưởng nhầm Taekwondo chỉ có đòn tay |
2: MMA không phải một môn võ.
MMA (Mixed Martial Arts) thực chất không phải một môn võ, mà là một trường phái võ thuật. Sau sự kiện gia đình Gracie thách đấu võ sĩ trên toàn thế giới và dùng môn võ Brazilian Jiujitsu giành được hầu hết chiến thắng, giới võ thuật đã nhận ra một võ sĩ toàn diện là một võ sĩ có thể thành thạo nhiều môn võ.
MMA – Võ tổng hợp |
MMA chưa từng tồn tại một quy định thống nhất – mỗi giải MMA như UFC, Bellator, One FC….đều có bộ luật riêng và khác nhau đôi chút. Bản thân định nghĩa “MMA” cũng không thống nhất rằng nó bắt buộc phải có bao nhiêu môn võ.
3: Võ thuật cổ xưa nhất thế giới không đến từ Thiếu Lâm Tự
Một bức tượng cổ mô phỏng một kĩ thuật khoá siết, được cho là thuộc về bộ môn Pankration. |
Lịch sử võ thuật Thiếu Lâm vẫn chưa được xác định khởi thuỷ rõ ràng, đa số các tài liệu đều cho rằng “tuổi thọ” của hệ thống võ thuật Thiếu Lâm gắn liền với Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm Tự – được xác định niên đại vào khoảng cuối thế kỉ thứ III sau Công Nguyên, việc nói “Võ công thiên hạ xuất Thiếu Lâm” nên xem lại những bằng chứng sử học sau:
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bức vẽ trên tường đá lăng mộ Ai Cập mô tả các kĩ thuật đấu vật, và chúng có niên đại…2000 năm trước Công nguyên, tức là trước khi Thiếu Lâm Tự được thành lập đến…2300 năm.
1800 năm trước Công nguyên, sử thi Babylonian Gilgamesh viết về các môn võ sử dụng vũ khí như kiếm, rìu, cung tên…
800 năm trước Công Nguyên, Olympic được tổ chức tại Hi Lạp, và xuất hiện tranh tài nhiều bộ môn võ thuật giống như Boxing, đấu vật, và đặc biệt nhất là tên trong những danh từ cổ xưa nhất mà con người xác định được trong võ thuật: bộ môn Pankration.
Một bức tượng cổ mô phỏng một kĩ thuật khoá siết, được cho là thuộc về bộ môn Pankration. |
Như vậy, xét về mặt sử học thì võ thuật Thiếu Lâm vẫn chỉ thuộc ở khoảng giữa của lịch sử võ thuật nhân loại.
4: Côn nhị khúc thực ra là một trong những thành tựu võ thuật cuối cùng của Lý Tiểu Long
Có một sự thật rằng nếu nhắc đến côn nhị khúc, hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Lý Tiểu Long, và nhắc đến ông, ai cũng nghĩ đến hình ảnh đặc trưng dưới đây.
Lý Tiểu Long – côn nhị khúc, sự gắn kết đó khiến hầu hết người hâm mộ đều nghĩ Lý Tiểu Long đã tập luyện côn nhị khúc từ khi còn trẻ, giống như bộ phim tài liệu Tôi là Lý Tiểu Long đã thể hiện. Sự thật thì côn nhị khúc là một trong những mảng kiến thức võ thuật cuối cùng mà Lý Tiểu Long tập luyện.
Clip Lý Tiểu Long đánh côn nhị khúc siêu đẳng
thethao/2015/03/30/L-Tiu-Long-nh-bng-bn-bng-cn-1427718197.mp4&stream=pseudo” src=”http://vtc.vn/static/swf/player.swf” type=”application/x-shockwave-flash” height=”350″ width=”500″>
Clip Lý Tiểu Long đánh diêm bằng côn nhị khúc
Dan Inosanto – một nhà nghiên cứu võ thuật nổi tiếng người Philippines, bạn thân và cũng là thầy Lý Tiểu Long chính là người đã truyền đạt những kiến thức đầu tiên về côn nhị khúc cho huyền thoại võ thuật. Chính ông đã nhận định: “Dù luyện tập không lâu, nhưng cậu ấy (Lý Tiểu Long) sử dụng côn nhị khúc như một người đã luyện tập từ nhỏ”. Nhiều tài liệu cho rằng Lý Tiểu Long không hề luyện tập côn nhị khúc cho đến sau tuổi 30 (1970 trở đi).
Dan Inosanto, người thầy, bạn thân, cũng là người đã giúp Lý Tiểu Long hệ thống và xác lập khái niệm Tiệt quyền đạo. |
Lý Tiểu Long lần đầu tiên đưa côn nhị khúc lên màn ảnh vào năm 1972 – thời kì hoàng kim của ông với những bộ phim nổi tiếng nhất – và cũng chính là những bộ phim cuối mà huyền thoại võ thuật đã để lại trước khi mãi mãi ra đi vào năm 1973
5: Karate không thực sự mang nguồn gốc Nhật Bản?
Karate là một trong những môn võ đặc trưng của Nhật Bản hiện đại, bên cạnh Judo, Kendo, Aikido… Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã đặt ra thêm một giả thiết đáng tin cậy: Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các phương thức chiến đấu của người Ryukyu đảo Okinawa với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ.
Karate có thực sự là võ thuật Nhật Bản? |
Xét về mặt sử học thì người Ryukyu không mang nguồn gốc Nhật Bản mà lại có mối quan hệ gần gũi với Nam Trung Quốc. Sau này, Ryukyu bị người Nhật Bản xâm chiếm – trở thành một phần của Nhật Bản hiện đại. Nếu giả thiết này đúng thì Karate thực sự được phát triển dưới danh nghĩa các dân tộc, nhà nước và xã hội Nhật Bản, nhưng lại có nguồn gốc từ…thuộc địa.
Nguồn: Võ thuật