VĂN HÓA-ĐỜI SỐNG- KỸ NĂNG SỐNG ĐẸP

Nếu sự việc diễn ra không như mong muốn, hãy tin rằng Trời cao có an bài tốt nhất

Nếu sự việc diễn ra không như mong muốn, hãy tin rằng Trời cao có an bài tốt nhất.

Nếu như mọi việc không được như mong muốn, xin hãy tin tưởng hết thảy là an bài tốt nhất. (Ảnh: Pixabay)

Mọi việc trên đời không phải lúc nào cũng diễn ra như những gì bản thân mong muốn. Cho dù bạn được sinh ra trong gia đình đế vương được vạn người yêu mến thì cũng không hẳn mọi việc đến với bạn đều như những gì bạn mong cầu.

Vậy, cụ thể việc không diễn ra theo ý nguyện của bản thân mỗi chúng ta là những việc gì? Đầu tiên là yêu hận biệt ly đối với người xung quanh, mỗi người đều có cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình và chúng ta không thể kiểm soát người khác. Thứ hai là, sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên. Thời gian khiến con người già đi, dù thân làm đế vương cũng không nằm ngoài quy luật này. Không chỉ có vậy, khi sống trên đời, những sự việc đến và đi, tình huống diễn ra như thế nào, đều không phải là điều mà chúng ta có thể đoán trước. Bởi vậy mới nói: “Mọi thứ trên đời đều có số, không sai chệch chút nào”.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là, khi mọi việc không diễn ra như ý muốn, liệu có phải con người chỉ biết than thân trách phận? Ấn Độ cổ đại có một câu nói rất đáng suy ngẫm như thế này:

1. Dù bạn gặp được ai trong đời thì đó cũng là người phù hợp nhất.

2. Dù cho phát sinh chuyện gì đi nữa, đó cũng là chuyện duy nhất cần phát sinh.

3. Dù bắt đầu vào thời điểm nào thì đó cũng là thời điểm thích hợp nhất.

4. Kết thúc, chính là lúc đã có kết quả rồi.

Bốn câu này đều có linh tính, con người cũng có linh tính, cho nên mới có thể cộng hưởng. Ở phương diện này có nói đến một đạo lý đơn giản, khi đối diện với lực lượng không thể chống lại, con người có xu hướng muốn thu lại lý tính, vứt bỏ chính mình. Chúng ta cùng xem hai mẩu chuyện ngắn dưới đây nhé:

Câu trả lời sẽ có nhưng không phải ngay lập tức

Khi bạn cảm thấy chán nản, xin hãy tin rằng: “Đời người luôn cho bạn câu trả lời thỏa đáng, nhưng đáp án lại thường không đến ngay lập tức”.

Một người đang đi bộ bên sông, cậu nhìn thấy một bà lão ngồi bên bờ sông với dáng vẻ âu sầu lo lắng. Mặc dù bản thân anh cũng đã sức cùng lực kiệt, nhưng vẫn dùng hết sức lực cuối cùng đưa bà lão qua sông. Kết quả là, sau khi qua sông, bà lão chưa nói lời nào đã vội vã rời đi.

Người đàn ông lúc này cảm thấy tiếc nuối, anh nghĩ, thật không đáng để tổn hao hết tâm tư đưa bà lão qua sông như vậy. Bởi vì ngay cả hai chữ ‘cảm ơn’, anh cũng không nhận được.

Nào ngờ, chỉ vài giờ sau, ngay khi cảm thấy toàn thân mệt mỏi, bước đi cũng khó khăn thì có một thanh niên đuổi theo sau anh gọi với. Chàng trai nói: “Cảm ơn chú đã giúp bà nội cháu, bà cháu dặn là mang thứ này tới. Nói xong, chàng trai lấy lương khô và quần áo ra đưa cho anh”.

Trước khi biết được đáp án cuối cùng thì hãy học cách nhẫn nại 

Tất cả mọi việc trên đời đều có đáp án, điều quan trọng là trước khi kết quả cuối cùng được đưa ra, bạn có thể nhẫn nại và giữ được tâm lý ổn định lúc ban đầu hay không.

Chớ vội đòi hỏi mọi đáp án cho cuộc đời này, đôi khi Trời cao lại muốn thử thách tính kiên trì của bạn một chút. Cho dù là bạn hét một tiếng vào sơn cốc thì cũng phải mất một lúc sau bạn mới nghe được tiếng vọng phản hồi trở lại. Hồi báo không nhất định xuất hiện khi bạn cho đi, chỉ cần bạn chờ đợi một chút, cuộc sống tốt đẹp sẽ đến trong chính lúc bạn không để ý tới.

Núi có ngọn, biển có bờ bên kia. Đường dài đằng đẵng cuối cùng cũng quay về. Cuộc sống có sự trao đổi chất, thế giới có thăng trầm, chỉ cần thời gian vẫn trôi, con người và sự việc đều sẽ có đáp án. Cho nên cần học được cách chờ đợi.

Núi có ngọn, biển có bờ bên kia. Đường dài đằng đẵng cuối cùng cũng quay về.

Mọi thứ đều là sự sắp xếp tốt nhất

Rabindranath Tagore từng nói: “Những đau khổ mà bạn phải chịu đựng hôm nay, những mất mát mà bạn từng nếm trải, những trách nhiệm mà bạn đã gánh vác, những đau đớn bạn từng trải qua, đến cuối cùng sẽ biến thành ánh sáng soi rọi con đường bạn bước đi”.

Có một vị quốc vương thích đi săn, hễ rảnh thời gian là lại cùng quan Tể tướng mặc thường phục đi tuần khắp nơi. Tể tướng nói một câu: “Hết thảy mọi thứ đều là an bài tốt nhất”. Vị quốc vương đã từ chối cho ý kiến về quan điểm này.

Một hôm, trong lúc đi săn, quốc vương đã bắn trúng con báo hoa. Ông vô cùng đắc ý liền xuống ngựa đến gần rồi cúi người xem. Thật bất ngờ, con báo hoa tưởng đã tắt thở lại lao tới cắn đứt ngón tay út của quốc vương.

Quốc vương tỏ ra không vui, sau khi băng bó xong vết thương, ông liền gọi tể tướng tới uống rượu. Tể tướng lại cười nói: “Đại vương, chuyện tốt chuyện tốt, hết thảy đều là an bài tốt nhất!” Quốc vương nghe xong liền tức giận, gọi người tới nói: “Bây giờ quả nhân đem ngươi nhốt vào ngục giam, đó cũng là an bài tốt nhất”. Tể tướng mỉm cười nói: “Nếu là như vậy thì thần cũng rất tin tưởng đây là an bài tốt nhất”. Quốc vương tức giận liền sai người nhốt tể tướng vào ngục giam.

Một tháng sau, Quốc vương hồi phục vết thương và đi vi tuần một mình. Ông đến một khu rừng núi xa xôi, đột nhiên có nhóm người bản địa từ trên núi lao xuống, trói ông lại và đưa về bộ tộc. Các bộ lạc nguyên thủy sinh sống trên núi, cứ đến ngày trăng tròn họ lại xuống núi tìm vật hiến tế cho nữ thần trăng tròn. Thế là những thổ dân này chuẩn bị thiêu sống nhà vua để hiến tế.

Đúng lúc nhà vua đang tuyệt vọng, vị tế tư bỗng nhiên sợ hãi nhìn thấy ngón út của Quốc vương bị mất nửa đoạn. Đây không phải là vật hiến tế hoàn mỹ, ông nghĩ rằng nữ thần sẽ tức giận nếu nhận được vật hiến tế như thế này, vì thế đã đem thả quốc vương đi.

Sau khi trải qua nguy hiểm, Quốc vương trầm tư suy nghĩ, trở về cung ông liền sai người thả tể tướng ra và bày tiệc rượu an ủi ông ấy. Quốc vương nói với Tể tướng: “Lời ngươi nói không sai chút nào, quả nhiên hết thảy đều là an bài tốt nhất. Nếu như không phải bị con báo hoa cắn đứt ngón tay thì ngày hôm nay sinh mệnh ta cũng chẳng còn”. Quốc vương bỗng nghĩ đến điều gì đó và hỏi tể tướng: “Thế việc ông bị bắt vào đại lao cả tháng nay rồi, vậy nói như thế nào về sự việc này?”

Tể tướng chậm rãi nhấp một ngụm rượu rồi nói: “Nếu thần không ở trong ngục thì nhất định phải hộ tống ngài trong chuyến hành trình vừa rồi. Khi họ phát hiện thấy ngài không thích hợp thì đương nhiên sẽ đem thần ra thay thế rồi”.

Quốc vương không nhịn được đã bật cười nói: “Đúng vậy, hết thảy đều là an bài tốt nhất”.

Câu chuyện này tương tự như cố sự “Tái ông mất ngựa”. Nó chỉ cho chúng ta thấy một cảnh tượng khác trong cuộc sống. Con người có thể gặp phải thống khổ, ngay lập tức sẽ khó tiếp nhận, nhưng khi thống khổ qua đi sẽ minh bạch được mọi chuyện, mới cảm thán hết thảy đều là an bài tốt nhất.

Có thể bây giờ bạn đang phải đối diện với khó khăn, xin hãy nghĩ thế này: Nếu vật mất đi thì chính là để nhường chỗ cho vật báu mới đến, trước khi muốn nhảy lên cao cần khởi động cho nóng người, biến mọi thứ vụn vặt tạo nên sự hoàn hảo khó có được.

Nếu như mọi việc không được như mong muốn, xin hãy tin tưởng hết thảy là an bài tốt nhất.

Một người bạn thân của tôi từng trải qua chuyện như vậy. Anh từng trải qua hoàn cảnh tuyệt vọng thống khổ, tuổi xế chiều anh chỉ có dòng suối ào ào chảy bên cạnh làm bạn. Không lâu sau anh nghe thấy một thanh âm vọng lại nói: “Con trai, đừng khóc, những gì an bài cho con đều là thứ tốt nhất”. Nhiều năm sau, trải nghiệm cuộc sống nặng nề đã mang đến cho anh một đáp án tuyệt diệu. Anh nghĩ đến thanh âm nghe được năm nào mà không cầm được dòng nước mắt nghẹn ngào lăn dài trên má dưới ánh nắng chiều êm dịu.

Theo Vision Times
San San biên dịch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111