Thực vật cũng có “bộ não”, biết suy nghĩ và cân nhắc thời tiết để nảy mầm
Thực vật cũng có “bộ não”, biết suy nghĩ và cân nhắc thời tiết để nảy mầm
Thực vật có khả năng suy xét các điều kiện môi trường để chủ động chọn thời điểm nảy mầm, chứ không phải theo một mô thức rập khuôn cố định, theo kết quả nghiên cứu đáng kinh ngạc từ ĐH Birmingham.
Thực vật cân nhắc hoàn cảnh xung quanh để quyết định thời điểm nảy mầm. (Ảnh: Internet)
Nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm với Arabidopsis, một cây có hoa nhỏ và là họ hàng của cải bắp.
Họ nhận thấy loài cây này có khả năng tự căn chỉnh thời điểm nảy mầm theo thời tiết, – không quá sớm khi thời tiết lạnh, không quá muộn khi thời tiết ấm.
Chúng làm được điều này nhờ một “bộ não” – hay trung tâm điều khiển.
Bộ não này khác với của động vật, nhưng nó đóng vai trò tương đương, khi có khả năng ra quyết định về thời gian nảy mầm.
Bộ não này nằm trong mầm cây, và được cấu tạo từ nhiều loại tế bào.
Sử dụng hóc môn để giao tiếp hay nói chuyện với nhau, các tế bào này sẽ cùng nhau đánh giá điều kiện môi trường bên ngoài, sau đó ra quyết định đâu là thời điểm tốt nhất để bắt đầu quá trình nảy mầm sinh sôi.
(Ảnh: Internet)
Điểm độc đáo nằm ở chỗ, các tế bào trong trung tâm điều khiển được chia làm hai loại, một loại ức chế các hạt mầm tiếp tục “ngủ đông”, một loại khác kích hoạt quá trình nảy mầm.
Tại sao lại được chia làm hai loại thay vì một?
Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này cho thấy chúng (các tế bào) có thể hình thành các quan điểm khác nhau về môi trường hoàn cảnh xung quanh, và hoạt động nảy mầm chỉ xảy ra sau khi chúng thống nhất được quan điểm, một cơ chế ra quyết định có phần giống với con người chúng ta, thay vì một mô thức rập khuân cố định.
Thực vật đôi lúc có thể khiến chúng ta phải bất ngờ.
Quý Khải