‘Người mẹ tốt còn hơn cả một người thầy giỏi’ – Vậy làm người mẹ tốt như thế nào?
‘Người mẹ tốt còn hơn cả một người thầy giỏi’ –
Vậy làm người mẹ tốt như thế nào?
Người mẹ tốt còn hơn cả một người thầy giỏi.
Người mẹ tốt biết cách dạy dỗ không phải để con giỏi hơn, thông minh hơn mà để giúp cho chúng từ từ trưởng thành.
Một đứa trẻ trưởng thành, vững vàng và tự tin nhờ sự giáo dục của người mẹ, lẽ nào không thể thành công trong cuộc sống?
Muốn vậy người mẹ tốt cần làm gì để con mình trưởng thành?
Người mẹ bình tĩnh, bao dung
Phải nói là đa số các bà mẹ thường xuyên nhìn thấy và chỉ ra ngay lập tức lỗi lầm của con.
Thậm chí còn ở trước mặt nhiều người nói con không tốt ở chỗ này chỗ kia.
Tưởng như điều đó giúp cho trẻ nhận ra thiếu sót của mình và thay đổi.
Kỳ thực đó là cách dạy dỗ sai lầm.
Khi trẻ bị chỉ trích, thường sẽ cảm thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm về sai lầm của mình, cảm thấy mình như đồ tai hại là nguyên nhân của sự giận dữ của người mẹ.
Trạng thái lo lắng, chán nản đó thôi cũng đã khiến đứa trẻ hao phí rất nhiều tâm tư rồi, vậy còn có thể giữ được bao nhiêu phần sức lực cho việc học và phát triển bản thân?
Là một người mẹ, bạn chỉ có thể dùng những lời nói nhẹ nhàng để nuôi dạy con, cũng giống như một cốc sữa vậy, bạn không thể đưa cho đứa con một cốc sữa nóng bỏng rồi bảo con uống được.
Người mẹ nếu không thể đối xử với con trẻ một cách hiền hòa, mà luôn cằn nhằn, quơ tay múa chân, la hét, quát nạt thì sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy mất phương hướng và cảm thấy cả thế giới này, dường như không có bất cứ nơi nào là an toàn cả.
Càng làm như vậy, người mẹ sẽ càng không thể dạy dỗ được và đứa trẻ sẽ ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.
Tại sao không thừa nhận rằng, chính bạn đã từng là một đứa trẻ, thậm chí là một đứa trẻ… mắc rất nhiều sai lầm.
Hãy nhớ lại đứa trẻ sai lầm đó trong quá khứ và thử hình dung lại xem, đứa trẻ đó cần gì?
Chẳng phải nó sẽ mong chờ một sự bao dung của người mẹ, sự nghiêm khắc mà vẫn tin tưởng cho con cơ hội để thay đổi và tin rằng nó sẽ làm được.
Bạn có thể không tin, nhưng sự thực là học lực của một đứa trẻ kém không phải do trí lực kém mà là vấn đề về tâm trạng.
Tính khí hung hăng của người mẹ sẽ làm đứa trẻ trở nên lo lắng bởi chỉ khi nội tâm bình tĩnh, đứa trẻ mới có thể suy nghĩ một cách lý trí và trở nên thông minh, sáng tạo.
Không giống như người cha, sức mạnh thực sự của một người mẹ là đến từ lòng bao dung, chỉ có bao dung vô bờ bến, đứa con mới có thể trưởng thành được.
Vậy nên, là một người mẹ, xin bạn hãy nhớ bảo đảm sự cân bằng trong cảm xúc của mình bởi đó chính là cách giáo dục vĩ đại nhất đối với đứa con.
Người mẹ yếu mềm
Làm một người mẹ mà nói, cái khó nhất thực ra là là tỏ ra “yếu mềm” trước mặt con.
Bởi vì bản năng của người mẹ là hy sinh, che chở, bảo vệ con.
Không nỗi khổ nào, khó khăn hay thậm chí cả kẻ ác nào có thể khiến người mẹ mất đi sức mạnh lớn lao ấy.
Nhưng các bà mẹ thường không hiểu rằng, khi người mẹ thể hiện ra khí thế quá mạnh mẽ sẽ khiến đứa trẻ chìm trong đó và rất khó có được sự tự tin, dần dần lòng tự tôn sẽ bị yếu đi từng chút một.
Nếu người mẹ có thể tỏ ra yếu mềm trước mặt con, cần con vững vàng để che chở, bảo vệ mẹ thì đứa con tự nhiên sẽ kiên cường, tự tin bởi vì đứa trẻ sẽ cảm nhận được vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống của người mẹ.
Thế nên, bạn cần phải học cách tỏ ra yếu kém trước mặt con.
Nếu như chuyện gì cũng thể hiện mình là người mẹ tài giỏi, sẽ chỉ làm con cái ngày càng trở nên nhu nhược, cuối cùng sẽ không còn chút động lực nào, không còn muốn phấn đấu, thậm chí có khi còn trở nên ngỗ nghịch, phát triển theo hướng phá hoại để thoát ra khỏi cái bóng của người mẹ.
Vậy nên, là một người mẹ, xin bạn hãy nhớ bảo đảm sự cân bằng trong cảm xúc của mình bởi đó chính là điều quan trọng nhất đối với đứa con.
Cách giáo dục vĩ đại nhất, chính là sự an hoà của người mẹ
Châu Yến – Lam Thư