TUYỆT VỜI bánh chưng bánh giầy cổ truyền thơm ngon đúng điệu
TUYỆT VỜI bánh chưng bánh giầy cổ truyền thơm ngon đúng điệu
Ý nghĩa chiếc bánh chưng bánh giầy ngày Tết
Con người Việt Nam luôn tự hào về nền văn hóa của dân tộc, đặc biệt là ẩm thực được ưu ái của tạo hóa ban cho những loại thực phẩm thiên nhiên tươi ngon đa dạng, trù phú quanh năm giúp chúng ta tự do sáng tạo ra hàng trăm món bánh ngon. Trong những ngày gần Tết như bây giờ, bánh chưng bánh giầy chính là một trong những loại bánh cổ truyền Việt Nam được quan tâm nhất.
Sự tích bánh chưng bánh giầy
Có lẽ câu chuyện sự tích bánh chưng bánh giầy đã quá quen thuộc với mọi người rồi đúng không nào! Anh chàng hoàng tử Lang Liêu từ đời vua Hùng đã được tổ tiên báo mộng cho cách thức làm món bánh vừa ngon vừa ý nghĩa từ những nguyên liệu đơn giản dễ tìm xung quanh lại còn đại diện cho Trời cho Đất, vô cùng tuyệt vời luôn!
Bánh chưng – món bánh cổ truyền đại diện cho ĐẤT
Bánh chưng cổ truyền là gì?
Bánh chưng là món bánh cổ truyền được làm từ những nguyên liệu đậu xanh, lá dong, thịt mỡ heo, gạo nếp… và có hình vuông tượng trưng cho mặt đất rừng xanh. Bánh chưng với lớp lá dong xanh lá cùng hình khối vuông vức được cố định bằng sợi lạt chính là biểu tượng muôn đời của ngày Tết. Bánh chưng cổ truyền khi ăn phải kèm với dưa góp hành muối thì mới dậy lên hương vị đúng bài và dinh dưỡng nhất.
Bánh chưng cổ truyền ngon
Để làm ra được chiếc bánh chưng cổ truyền ngon, nhất định phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kĩ và có tay nghề nấu nướng, khéo tay gói bánh. Đầu tiên là chọn nguyên liệu, phải chọn những đậu xanh ngon nhất, gạo mới thu hoạch thơm dẻo nhất, thịt heo đen tự nuôi ngon và béo ngậy nhất.
Bí quyết làm bánh chưng ngon nhất
Sau khi chọn nguyên liệu, phải gói lá dong, hấp bánh, canh lửa, vớt ra còn phải cắt bánh, tất cả đều phải theo quy trình nhất định thì mới được xem là đúng chuẩn bánh chưng cổ truyền. Ở công đoạn gói bánh, chúng ta cần đến một chiếc khuôn hình vuông chuyên dụng để gói bánh chưng, lót lá dong vào trước rồi đổ gạo, nhân thịt mỡ, rồi lại một lớp gạo nén chặt rồi mới gọi lại bằng lá dong.
Bánh chưng bánh giầy ngày Tết
Điểm thú vị chính là lúc thưởng thức chiếc bánh chưng cổ truyền. Chúng ta không nên dùng dao để cắt bánh mà phải gỡ bánh cẩn thận để phần thịt bánh không bị rách và dính với lớp lá dong xanh bên ngoài. Chính những sợi lạt cố định lá dong sẽ được dùng để cắt bánh thành 8 phần vuông vức để mọi người cùng ăn với dưa góp hành muối ngon miệng…
Bánh chưng quen thuộc bánh cổ truyền
Bánh giầy cổ truyền của Việt Nam
Bánh giầy cổ truyền là bánh như thế nào?
Bánh giầy cùng với bánh chưng là bánh làm từ gạo, tuy nhiên bánh giầy có phần các công đoạn làm bánh đơn giản hơn bánh chưng một chút nhưng cũng vô cùng độc đáo. Với dáng hình tròn cùng màu trắng sáng, bánh giầy là món bánh cổ truyền đại diện cho bầu trời cao xa vời vợi cùng lời ước nguyên một năm thu hoạch bội thu lúa cây tươi tốt.
Bánh giầy cổ truyền ngon
Bánh giầy có nguyên liệu tương tự bánh chưng và cũng cần phải chọn những nguyên liệu ngon nhất để tạo tiền đề tốt cho sản phẩm cuối cùng ra lò. Tuy nhiên ở từng công đoạn bánh giầy mặc dù đơn giản nhưng không được phép qua loa sơ sài để phần xôi sau khi đồ được giã liên tục nhuyễn mịn nhất mới ngon nhé!
Tuyệt chiêu tự làm bánh giầy cổ truyền ngon
Sau khi đồ xôi, chọn 2 thanh niên trẻ khỏe dẻo dai sức dài vai rộng mới đủ sức làm chuyện ấy. Chuyên ấy ở đây là giã bạn nhé. Giã liên tục, đều tay đến khi khối xôi ban đầu trong cối biến thành khối bột nếp được giã dẻo quánh là được, nếu không sẽ bị lại bánh hư bánh làm lại bánh giầy cổ truyền đó nhé!
Bánh giầy quá đẹp
Chỉ với một điểm lưu ý đơn giản như vậy hy vọng sẽ giúp bạn có được nguồn cảm hứng Tết này cùng quây quần bên con cháu gia đình, mỗi người một tay cùng phụ giúp tạo ra chiếc bánh chưng bánh giầy cổ truyền ngon dâng lên ông bà tổ tiên trong dịp Tết.