Phụ nữ sau mãn kinh dễ bị loãng xương? 8 loại chất tự nhiên có thể phòng ngừa
Phụ nữ sau mãn kinh dễ bị loãng xương? 8 loại chất tự nhiên có thể phòng ngừa
1. Puerarin
Puerarin là một isoflavone được tìm thấy trong cây sắn dây, có tác dụng bảo vệ xương. Những con chuột bị cắt bỏ buồng trứng thường được sử dụng để nghiên cứu các phương pháp điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh, trong nhiều nghiên cứu có tính hệ thống trên loại động vật này, phát hiện puerarin cải thiện đáng kể khối lượng xương. [1]
Theo một bài báo năm 2020 trên tạp chí Lão hóa, puerarin có thể làm giảm tình trạng mất xương liên quan đến hủy cốt bào. Ở những con chuột bị loãng xương do cắt bỏ buồng trứng, puerarin thông qua ức chế nhân tố liên quan đến thụ thể nhân tố hoại tử khối u (hoạt tính oxy) hoặc đường truyền tín hiệu TRAF6 (MAPK/NF-κB phụ thuộc ROS) trong mô xương, sẽ làm giảm tình trạng mất xương này.
Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường có liên quan đến việc tăng nguy cơ gãy xương, giảm thiểu chất xương và loãng xương. Trong một nghiên cứu trước đây trên chuột mắc bệnh tiểu đường, puerarin bằng cách ức chế tín hiệu của enzyme histone deacetylase (HDAC1/HDAC3), làm giảm đáng kể tình trạng mất xương và ức chế dấu hiệu chứng viêm liên quan đến chứng loãng xương.
Trong một nghiên cứu khác trên chuột mắc bệnh tiểu đường, việc tiêm 100mg puerarin cho mỗi kg trọng lượng cơ thể hàng ngày trong sáu tuần cho thấy mật độ xương cao hơn, số lượng nguyên bào xương gia tăng, xương mới hình thành, giảm Caspase-3, một dấu hiệu của bệnh loãng xương do tiểu đường.
Một nghiên cứu khác cho thấy sử dụng puerarin và kẽm liều cao cùng nhau sẽ hiệu quả hơn so với sử dụng riêng lẻ, có thể đảo ngược tình trạng mất chất xương, cũng như ức chế quá trình béo hóa tủy xương hiệu quả hơn.
2. Vitamin C
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận tác động đáng kể của vitamin C (axit ascorbic) đối với hệ xương, những người bị thiếu hụt vitamin C trầm trọng có thể bổ sung để đủ đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn không nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin C bằng cách ăn 5 phần rau và trái cây mỗi ngày. Nhưng cũng có phản hồi cho rằng bổ sung vitamin C có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2018 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, việc bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống (trái cây và rau quả) có liên quan đến việc giảm 33% nguy cơ mắc bệnh loãng xương, và giảm 33% nguy cơ gãy xương hông. Tương tự như vậy, trong một nghiên cứu trên 73 người khỏe mạnh của các nhà nghiên cứu Úc, những người bổ sung thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn uống của họ đã gia tăng mức mật độ xương, mức vitamin D cũng cao hơn.
Một phân tích gồm sáu bài báo tổng hợp của hơn 220.000 đối tượng nghiên cứu cho thấy, những người bổ sung ít nhất một khẩu phần trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giảm nguy cơ gãy xương. [2]
3. Vitamin D
Thiếu vitamin D có liên quan đến sức khỏe xương kém, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Trong một nghiên cứu trên 66 bệnh nhân gãy xương hông từ 50 tuổi trở lên, nhân viên y tế Ấn Độ báo cáo rằng 74% bị thiếu vitamin D, 62% được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, và 18% người bị loãng xương nghiêm trọng.
Thiếu vitamin D là yếu tố nguy cơ gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Trong một nghiên cứu trên 100 phụ nữ sau mãn kinh, 47% bị thiếu vitamin D, và 31% lượng vitamin D không đủ. Chứng loãng xương hông xảy ra ở 31,9% nhóm thiếu vitamin D, và chỉ 18,2% nhóm đủ vitamin D. [3]
Trong mô hình chuột bị thiếu hụt vitamin D, việc điều trị bằng vitamin D đã đảo ngược tình trạng loãng xương liên quan đến tuổi tác, đồng thời thúc đẩy tế bào gốc trung mô tủy xương và tăng sinh nguyên bào xương, phân hóa tạo xương và hình thành xương cốt, đồng thời ức chế lão hóa xương và tiêu xương.
4. Vitamin K2
Vitamin K2 phát huy tác dụng trọng yếu trong phương diện ngăn ngừa và điều trị chứng loãng xương, vì nó có thể điều tiết quá trình tái tạo xương.
Tạp chí “Báo cáo Y học Phân tử”, một nghiên cứu tế bào in vitro vào năm 2017 phát hiện, vitamin K2 thúc đẩy quá trình phân hóa tạo xương của tế bào gốc trung mô bằng cách ức chế sự biểu đạt của miR-133a. miR-133a là gen ảnh hưởng đến sự phát triển cơ và xương.
Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí “Food Science and Nutrition Reviews” cũng phát hiện, việc điều tiết cơ chế sinh trưởng và tiêu thất xương thông qua vitamin K2 phi thường hữu ích cho sức khỏe của xương, đặc biệt hiệu quả ở phụ nữ mắc chứng loãng xương sau mãn kinh.
Nghiên cứu đã sử dụng 311 nam giới và phụ nữ sau mãn kinh từ 50 đến 75 tuổi làm đối tượng thí nghiệm. Các đối tượng được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm: một nhóm dùng giả dược, một nhóm dùng 50 microgam vitamin K2 mỗi ngày, một nhóm dùng 90 microgam vitamin K2 mỗi ngày, và một nhóm uống vitamin K2 với canxi (500miligam/ngày) và vitamin D (10 microgam/ngày), thử nghiệm kéo dài 1 năm.
Kết quả cho thấy so với giả dược, phụ nữ sau mãn kinh ở nhóm dùng vitamin K2 liều cao đã giảm đáng kể tình trạng mất xương đùi và xương cổ, nhưng điều này không có tác dụng đối với nam giới. Bổ sung K2 liều cao làm giảm đáng kể tình trạng mất xương ở phụ nữ mãn kinh, trong khi việc bổ sung canxi và vitamin D không mang lại lợi ích gì thêm.
Một nghiên cứu chuẩn bị lâm sàng từ Đại học Keio ở Tokyo, Nhật Bản, trong một thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2, phát hiện dùng vitamin K2 làm tăng lượng canxi xương trong huyết thanh của đối tượng, cải thiện phổ giao liên collagen, gia tăng cường độ của xương, cho thấy vitamin K2 có thể ngăn ngừa thoái hóa xương và gãy xương do bệnh tiểu đường loại 2.
5. Nhũ hương
Viêm xương khớp là bệnh lý khiến sụn khớp bị thoái hóa, người bệnh kèm theo các biểu hiện đau nhức, cứng khớp, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu Ý phát hiện, 49 bệnh nhân sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa nhũ hương và bromelain (là hỗn hợp các enzyme có trong quả dứa) trong vòng 1 đến 6 tháng, chất lượng cuộc sống cũng như các triệu chứng viêm xương khớp khác nhau của họ đã được cải thiện đáng kể. [4]
Nghiên cứu phát hiện, nhũ hương có hiệu quả và an toàn đối với con người, với thời gian điều trị lý tưởng là bốn tuần trở lên, không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Trong một nghiên cứu được công bố trên “Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine” (Thuốc bổ sung và thay thế dựa trên bằng chứng) vào năm 2020, các nhà nghiên cứu Ấn Độ phát hiện, axit boswellic trong nhũ hương là một chất chống viêm mạnh mẽ và bảo vệ tế bào sụn, cơn đau và năng lực chịu phụ trọng của chuột bị viêm xương khớp được cải thiện sau khi chúng được cho ăn bổ sung trong 28 ngày.
Trong một nghiên cứu khác trên chuột bị viêm xương khớp, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho chuột ăn nhũ hương mỗi ngày một lần trong ba tuần, nhận thấy những thay đổi về triệu chứng viêm xương khớp, cytokine trong dịch khớp, tổn thương sụn và sự gia tăng của các chất trung gian gây viêm trong sụn đã bị ức chế.
6. Citrus Naringin
Citrus Naringin là một glycoside flavonoid tự nhiên được tìm thấy trong các loại thực vật như bưởi, anh đào chua, cà chua và lá oregano (rau kinh giới cay), có thể điều tiết các thông lộ tín hiệu khác nhau, tương tác với nhiều loại phân tử tín hiệu tế bào để điều trị chứng viêm, căng thẳng oxy hóa, hội chứng chuyển hóa, bệnh xương và ung thư. [5]
So với bất kỳ loại phương pháp điều trị đơn nhất nào, việc bổ sung đồng thời naringin và tế bào gốc trung mô tủy xương thỏ hiệu quả hơn trong việc sửa chữa các khiếm khuyết ở sụn gối thỏ. Citrus naringin có thể kích hoạt và điều tiết liên tục thông lộ truyền tín hiệu của nhân tố sinh trưởng β hoặc TGF-β, thúc đẩy quá trình phân hóa của tế bào gốc thành tế bào sụn, mang lại cho chúng chức năng và cấu trúc của sụn. [6]
7. Resveratrol
Nhiều nghiên cứu phát hiện, resveratrol có tác dụng tích cực trong việc cải thiện xương. Nhiều nghiên cứu và phân tích trên 264 đối tượng cho thấy, bổ sung resveratrol cải thiện tiêu chí sinh học xương tốt hơn so với trị liệu giả dược.
Một thử nghiệm do các nhà nghiên cứu Mỹ công bố trên tạp chí “CARTILAGE” vào năm 2021 sử dụng 40 con chuột chưa thành niên làm đối tượng nghiên cứu. So với giả dược hoặc nhiều loại thuốc riêng lẻ, sự kết hợp giữa tanshinone và resveratrol tạo ra sự cải thiện lớn nhất về khối lượng xương đỉnh. Trong thí nghiệm mô hình sụn bò, việc bổ sung đồng thời resveratrol và curcumin làm chậm hiệu quả chứng loãng xương do tuổi tác và chứng loãng xương do tiểu đường. [7] [8]
8. Quả mận khô
Trong thời kỳ mãn kinh, sự tiết hormone buồng trứng của phụ nữ dừng lại, dẫn đến tình trạng mất xương nhanh hơn và nguy cơ loãng xương tăng lên rất nhiều. Một nghiên cứu từ Đại học bang Oklahoma Mỹ yêu cầu ngẫu nhiên 58 phụ nữ sau mãn kinh tiêu thụ 100 gam mận khô hoặc 75 gam táo khô mỗi ngày trong ba tháng. Kết quả cho thấy những phụ nữ ăn mận có chỉ số hình thành chất xương cao hơn 2 lần.
Một nghiên cứu khác về phụ nữ mãn kinh phát hiện, những đối tượng tiêu thụ 100gram mận khô mỗi ngày trong một năm vẫn có mật độ khoáng xương tốt hơn 5 năm sau đó.
Bài báo gốc: Protect Your Bones With 8 Natural Osteoprotectives
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch