Giải mã khái niệm “lịch sử ngôn ngữ”
Giải mã khái niệm “lịch sử ngôn ngữ”
PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng
Lịch sử ngôn ngữ là gì? Đây là khái niệm chưa được giới nghiên cứu lý giải làm rõ về nguyên lý khoa học. Bằng tư duy sự thật, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế hiểu biết, đề xuất giải pháp nhận thức đúng đắn khái niệm học thuật trong ngôn ngữ học, lịch sử ngôn ngữ cộng đồng người Kinh.
Thực chất, định nghĩa lịch sử ngôn ngữ
Lịch sử ngôn ngữ bao hàm các chữ “lịch”, “ngôn”, “sử”, “ngữ”. Lịch và ngôn biểu hiện bản chất âm thanh chưa thật, chưa phát triển của nhóm trong cộng đồng người; sử và ngữ biểu hiện tính chất chữ viết không thật, không phát triển của cá nhân trong nhóm; còn lịch sử ngôn ngữ biểu hiện thực chất sự thật (sự thực) âm thanh chữ viết phát triển của cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, lịch sử ngôn ngữ biểu hiện sự thật âm thanh chữ viết phát triển trong xã hội loài người. Nói cách khác, lịch sử ngôn ngữ gắn liền với sự thật và loài người phát triển; không có ngôn ngữ thì loài người không phát triển (without language, humanity would not develop).
Trong khí quyển bề mặt trái đất, loài người không phát triển thì không thể có lịch sử ngôn ngữ hay âm thanh chữ viết. Tức là, không có thế giới loài vật thì không có tiếng kêu, như: tiếng chim hót trên cây, tiếng vượn hú trong rừng, tiếng mèo kêu meo meo, tiếng gà mái cục tác báo hiệu quả trứng tròn đẻ ra, hay tiếng gà trống gáy ò ó O báo hiệu mặt trời tròn đang lên,v.v..; không có thế giới loài người thì không có ngôn ngữ, như: tiếng nói, chữ viết, thuật ngữ, khái niệm, học thuật, tình yêu, văn hoá, tâm linh,v.v..; không có lịch sử ngôn ngữ thì không thể phát triển khoa học công nghệ, tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia.
So sánh lịch sử ngôn ngữ với chữ số nguyên trong toán học cho thấy rằng, chữ số dương (+) tương tự như chữ viết không thật, không phát triển ở bên ngoài; chữ số âm (-) tương tự như âm thanh chưa thật, chưa phát triển ở bên trong; còn chữ số không (0) tương tự như sự thật ngôn ngữ phát triển tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong. Tức là, âm chữ như một chu vi hình tròn xoay vần (the sound of a letter is like a rotating circle); hay ngôn ngữ tương tự như con đường phát triển của loài người trong vũ trụ (the path of human development in the universe).
So sánh lịch sử ngôn ngữ với chuyện truyền thuyết “bọc trăm trứng” của dân tộc Kinh cổ xưa cho thấy rằng, ông Lạc Long Quân tương tự như chữ viết không thật, không phát triển; bà Âu Cơ tương tự như âm thanh chưa thật, chưa phát triển; bọc trăm trứng tương tự như sự thật âm thanh chữ viết phát triển của cộng đồng người Kinh. Tức là, chuyện bọc trăm trứng trong truyền thuyết tương tự như “nguồn gốc của người Kinh” hay “sự phát triển của cộng đồng các dân tộc Kinh” (the development of the King ethnic cummunity) ở vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Hạn chế hiểu biết lịch sử ngôn ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
- i) Hạn chế trên thế giới:
Lịch sử ngôn ngữ gắn liền với đời sống xã hội ở các quốc gia; tuy nhiên, hiểu biết khái niệm này của công dân nói chung, giới nghiên cứu nói riêng còn hạn chế. Chẳng hạn, giới nghiên cứu chưa hiểu biết rõ mối liên hệ giữa ngôn ngữ, loài người và phát triển như sau: bản chất nội dung âm thanh chưa gắn với loài người phát triển; tính chất hình thức chữ viết không gắn với loài người phát triển; thực chất nguyên lý ngôn ngữ gắn với loài người phát triển. Tức là, giới nghiên cứu không hiểu rõ rằng, âm không phát triển gắn với chữ không phát triển, quốc gia không phát triển gắn với ngôn ngữ không phát triển; đồng thời, giới nghiên cứu không hiểu rõ thế nào là lịch sử quốc gia phát triển (national development history) và lịch sử thế giới loài người phát triển (world history of human development).
Hạn chế hiểu biết lịch sử ngôn ngữ làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa hình thức ngôn ngữ biểu hiện sự không phát triển (linguistic form shows lack of development), nội dung ngôn ngữ biểu hiện sự chưa phát triển (linguistic content shows lack of development) và nguyên lý ngôn ngữ biểu hiện sự phát triển (the principble of language represents development). Tức là, nhiều người nghiên cứu chưa hiểu biết rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của lịch sử ngôn ngữ, lịch sử loài người phát triển hay sự thật nguồn gốc loài người phát triển (the truth about human origin and development) trong “khí quyển bề mặt trái đất tự quay vòng của vũ trụ hệ mặt trời” [1].
Hạn chế hiểu biết lịch sử ngôn ngữ dẫn đến sai lầm trong nhận thức về nguồn gốc ngôn ngữ hay nguồn gốc loài người khi giới nghiên cứu cho rằng lịch sử loài người “đã tiến hóa từ vượn người” [2], chứ không nhìn nhận đúng đắn rằng, “loài người phát triển gắn với môi trường thiên nhiên” (hmanity develops in association with the natural environment) hay loài người phát triển dựa vào môi trường sống của thế giới tự nhiên (baset on living environments in the natural would); dẫn đến tư duy không khoa học khi nhiều người nghiên cứu đề cập đến hình thức “tiến hoá của ngôn ngữ” mà không hiểu rõ nguyên lý sự thật phát triển của nó [3]; dẫn đến quan điểm sai lầm của C.Mác và Ph. Ăngghen khi các ông cho rằng: đấu tranh giai cấp “luôn luôn là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển lịch sử” [4]; hay dẫn đến lịch sử loài người nhiều xung đột gây ra chiến tranh (human’s history of violent causes war) giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
- ii) Hạn chế ở Việt Nam:
Hiểu biết lịch sử ngôn ngữ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; bởi vì, ngay cả khái niệm “lịch sử”, “ngôn ngữ” đều chưa được giới nghiên cứu làm rõ về nguyên lý sự thật phát triển. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), lịch sử chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận chung chung là quá trình “phát sinh, phát triển” chứ không nhìn nhận cụ thể là sự thật phát triển của thế giới tự nhiên và xã hội loài người; còn ngôn ngữ chỉ được nhìn nhận khái quát là hệ thống “những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau”, chứ không nhìn nhận cụ thể là sự thật hệ thống chữ, âm, danh từ, thuật ngữ, khái niệm phát triển được con người sử dụng để giao tiếp trong cộng đồng xã hội.
Hạn chế hiểu biết lịch sử ngôn ngữ làm cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), giới nghiên cứu, lãnh đạo nói riêng không phân biệt rõ mối liên hệ giữa bản chất tiếng Việt chưa phát triển (the nature of Vietnamese is not yet developed), tính chất chữ Việt không phát triển (Vietnamese characters are not developed), thực chất ngôn ngữ Việt phát triển (Vietnamese language actually develops); làm cho giới nghiên cứu không phân biệt rõ mối liên hệ giữa bản chất âm chưa gắn với nhóm người Kinh phát triển, tính chất chữ không gắn với cá nhân người Kinh phát triển, thực chất lịch sử ngôn ngữ gắn với người Kinh phát triển (the history of language development associated with the Kinh people); hay làm cho “học sinh chán học môn lịch sử” trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học [5].
Hạn chế hiểu biết lịch sử ngôn ngữ được nhìn nhận là một trong các nguyên nhân dẫn đến quan điểm không khoa học khi nhiều người nghiên cứu nhìn nhận lịch sử chỉ là “tiếng vọng của quá khứ trong tương lai” mà không nhìn nhận sự thực lịch sử phát triển hiện nay (hiện tại) [6]; hay quan điểm chưa đúng khi nhiều người lãnh đạo đã coi trọng bản chất lịch sử đảng phái (lịch sử Đảng), lịch sử dân tộc (lịch sử nhóm, địa phương) chứ không coi trọng thực chất lịch sử các dân tộc (lịch sử cộng đồng, quốc gia). Hạn chế nêu trên dẫn đến sai lầm khi có người nghiên cứu, lãnh đạo lập luận rằng “văn hoá còn, tiếng Việt còn là dân tộc còn” [7], chứ không hiểu rõ sự thực lịch sử các dân tộc nước ta lúc cộng đồng người Kinh nghìn năm bị “Hán hoá” (Bắc thuộc) mà tiếng Việt vẫn còn tồn tại! Tức là nhiều người không hiểu biết rõ khái niệm “quốc gia” (nước, tổ quốc), không hiểu biết sự thật về tinh thần yêu nước chân thật, đoàn kết trong cộng đồng để phòng, chống giặc nội xâm (kẻ thù bên trong) và ngoại xâm (kẻ thù bên ngoài); nhiều người không hiểu biết rõ trong quốc gia là không thể có sự chia rẽ, hận thù giữa cá nhân, nhóm, cộng đồng các dân tộc với nhau hay không thể có “giai cấp” và “đấu tranh giai cấp”, không thể có “kẻ phản động người Việt” [8] như một số người có tư tưởng lịch sử nhóm (lịch sử đảng) nêu ra; yêu nước cần phải gắn với lòng yêu thương con người, yêu tiếng Việt (yêu tiếng mẹ đẻ), biết bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, bảo vệ quyền con người.
Giải pháp nhận thức đúng đắn khái niệm học thuật trong ngôn ngữ học, lịch sử ngôn ngữ cộng đồng người Kinh
1) Nhận thức đúng đắn khái niệm học thuật trong ngôn ngữ học:
Lịch sử ngôn ngữ gắn liền với khái niệm học thuật trong ngôn ngữ học. Tuy nhiên, đã nhiều thế kỷ qua, khái niệm học thuật không được giới nghiên cứu nhìn nhận rõ về nguyên lý sự thật. Khái niệm học thuật bao hàm các mặt chủ yếu của nó như sau: chữ “khái” và “học” biểu hiện bản chất nội dung sự vật chưa thật, tri thức chưa khoa học; chữ “niệm” và “thuật” biểu hiện tính chất hình thức hiện tượng không thật, tri thức không khoa học; còn khái niệm học thuật biểu hiện thực chất nguyên lý hiện thực sự thật, tri thức khoa học. Tức là, âm chưa danh gắn với bản chất chính chưa thật, chữ không danh gắn với tính chất chính không thật, còn khái niệm danh gắn với thực chất chính thật (the concept of name is associated with the true essence); hay loài chưa thật chưa gắn với nguồn gốc loài người (the species is not yet truly linked to human origin), người không thật không gắn với nguồn gốc loài người (unreal people are not tied to human origin), còn loài người thật gắn với nguồn gốc loài người (true humanity is tied to human origins).
Điều đó có nghĩa là, để nhận thức đúng đắn khái niệm học thuật, giới nghiên cứu cần phải phân biệt rõ mối liên hệ giữa các mặt của nó như sau: tính chất hình thức hiện tượng bên ngoài gắn với khái niệm không liêm chính học thuật; bản chất nội dung sự vật bên trong gắn với khái niệm chưa liêm chính học thuật; thực chất nguyên lý hiện thực tồn tại ở giữa gắn với khái niệm liêm chính học thuật, dạng mô hình: bản chất khái niệm chưa liêm chính học thuật – thực chất khái niệm liêm chính học thuật – tính chất khái niệm không liêm chính học thuật.
Nói cách khác, khái niệm học thuật biểu hiện bản chất nhận thức sự vật chưa đúng, chưa thật chưa phát triển trong thế giới tự nhiên; tính chất nhận thức hiện tượng không đúng, không thật, không phát triển trong xã hội loài người; thực chất nhận thức hiện thực đúng sự thật phát triển trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người, dạng mô hình: “bản chất nhận thức sự vật chưa đúng – thực chất nhận thức hiện thực đúng – tính chất nhận thức hiện tượng sai” [9].
2) Nhận thức đúng đắn lịch sử ngôn ngữ cộng đồng người Kinh:
Lịch sử ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử loài người nói chung, cộng đồng người Kinh nói riêng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, giới nghiên cứu chỉ nhìn nhận các mặt tính chất hình thức không thật không phát triển, bản chất nội dung chưa thật chưa phát triển, chứ không nhìn nhận rõ mặt thực chất nguyên lý sự thật phát triển tồn tại ở giữa, dạng mô hình: lịch sử nhóm người chưa thật chưa phát triển – sự thật lịch sử cộng đồng người phát triển – lịch sử cá nhân người không thật không phát triển.
Điều đó có nghĩa là, để nhận thức đúng đắn lịch sử ngôn ngữ cộng đồng người Kinh, giới nghiên cứu cần phải phân biệt rõ mối liên hệ giữa các mặt của khái niệm này như sau: tính chất hình thức lịch sử cá nhân người Kinh không phát triển; bản chất nội dung lịch sử nhóm người Kinh chưa phát triển; thực chất nguyên lý lịch sử cộng đồng người Kinh phát triển (historical principles of the development of the Kinh community), dạng mô hình: nhóm người Kinh chưa phát triển – cộng đồng người Kinh phát triển – cá nhân người Kinh không phát triển.
Kết luận
Lịch sử ngôn ngữ biểu hiện thực chất âm thanh chữ viết phát triển của loài người. Hiện nay, khái niệm này chưa được giới nghiên cứu làm rõ về thực chất nguyên lý của nó. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hiểu biết của công dân nói chung, giới nghiên cứu nói riêng về lịch sử, nguồn gốc loài người; sự thật lịch sử chưa được tôn trọng, chưa trở thành nền tảng khoa học kiến tạo phát triển bền vững đất nước. Do vậy, để nhận thức đúng đắn lịch sử ngôn ngữ, giới nghiên cứu cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy từ tư duy chưa thật, không thật sang tư duy sự thật, nhận thức đúng đắn khái niệm học thuật trong ngôn ngữ học, lịch sử ngôn ngữ cộng đồng người Kinh.
……………
Tài liệu trích dẫn:
[1] Nguyễn Hữu Đổng, Nguồn gốc thời gian và lịch sử thời gian loài người, https://nghiencuulichsu.com/2023/09/19/nguon-goc-thoi-gian-va-lich-su-thoi-gian-loai-nguoi/, ngày 19/09/2023.
[2] Theo “The Incredible Human Journey”, Lê Quỳnh Ba biên tập, Nguồn gốc loài người, https://nghiencuulichsu.com/, ngày 25/04/2017.
[3] Lê Đình Chi, Cuộc hành trình ngôn ngữ của loài người, https://vietnamnet.vn/cuoc-hanh-trinh-ngon-ngu-cua-loai-nguoi-2014895.html, ngày 05/06/2023.
[4] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.22, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 708-709.
[5] Kim Khang ghi, Giáo viên giãi bày vì sao học sinh chấn học môn lịch sử, https://dantri.com.vn/giao-duc/giao-vien-giai-bay-vi-sao-hoc-sinh-chan-hoc-mon-lich-su-20151125074917672.htm, ngày 25/11/2015.
[6] Hạnh Quỳnh – Bích Hạnh, Ngành lịch sử: Trân trọng quá khứ, nắm giữ tương lai!, https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/dao-tao/nganh-lich-su-tran-trong-qua-khu-nam-giu-tuong-lai-21525.html, ngày 18/08/2022..
[7] Phạm Thuý (Từ Thủ đô Buenos Aires, Cộng hoà Argentina), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Giữ gìn văn hoá Việt và Tiếng Việt, bởi “văn hoá còn, tiếng Việt còn là dân tộc còn”, https://daibieunhandan.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-gin-giu-van-hoa-viet-va-tieng-viet-boi-van-hoa-con-tieng-viet-con-la-dan-toc-con-i325763/, ngày 26/04/2023.
[8] Hoài Minh, Bản chất và chiêu trò chống phá của những kẻ phả động người Việt ở hải ngoại, https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/thanh-tuu-nhan-quyen-viet-nam/ban-chat-va-chieu-tro-chong-pha-cua-nhung-ke-phan-dong-nguoi-viet-o-hai-ngoai-560423, ngày 14/01/2019.
[9] Nguyễn Hữu Đổng, Triết luận về “nguồn gốc sự sống”, https://vanhoavaphattrien.vn/triet-luan-ve-nguon-goc-su-song-a19773.html/, ngày 10/07/2023.
………………
Ngày 24/10/2023