Y HỌC-SỨC KHỎE - DƯỠNG SINH-VÕ THUẬT NỘI CÔNG

Bí ẩn khả năng trị bệnh của khí công

Bí ẩn khả năng trị bệnh của khí công

Trong xã hội hiện đại, nhiều người biết rằng luyện tập khí công có thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Rất nhiều người khi mắc các bệnh nan y chữa trị không khỏi đều tìm tới khí công để trị liệu. Không chỉ người Châu Á, nhiều người Châu Âu cũng lựa chọn khí công là môn tập để tăng cường sức khỏe. Vậy rốt cuộc khí công là gì, có công hiệu tốt như thế nào đối với sức khỏe? Làm thế nào để chọn lựa môn khí công thích hợp với bản thân?

Tại sao khí công có thể cải thiện sức khỏe?

Điều này có quan hệ mật thiết tới Trung y. Muốn hiểu được công dụng trị bệnh của khí công, trước tiên cần hiểu được những kiến thức cơ bản của Trung y.

Trung y có sự nhận thức rất rõ ràng về hệ thống năng lượng của cơ thể: Khi người ta sống thì cơ thể có năng lượng, chính nhờ nó mà chúng ta mới có những dấu hiệu của sự sinh tồn. Điện tâm đồ và điện não đồ mà các bác sĩ dùng để thăm khám kiểm tra cũng là theo dõi năng lượng của cơ thể người như thế nào. Tuy nhiên, các bác sĩ không biết được, thực chất loại năng lượng này là gì, vì nó không thể nhìn thấy được. Trung y gọi năng lượng này là “khí” – khí này cũng giống như không khí, nhìn không được, sờ không thấy, tuy nhiên hoạt động của sinh mệnh con người không thể tách rời nó.

Cũng giống như máu lưu thông tuần hoàn trong các mạch máu, khí cũng lưu thông trong đường thông đạo mà ta nhìn không thấy. Đường thông đạo này rất phức tạp, nó giống như một mạng lưới – đó chính là kinh lạc mà Trung y thường giảng. Nếu kinh lạc không thông hoặc chạy theo hướng ngược lại, sẽ dẫn tới các vấn đề đối với thân thể.

Trong lý luận của Trung y, khí còn có vấn đề thăng bằng: Có nhiệt, lạnh, thấp, táo, có động, có tĩnh. Nếu khí xuất hiện vấn đề về cân bằng, ví dụ Thận âm không đủ, sẽ dẫn tới bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm… Chỉ khi năng lượng cân bằng thì cơ thể mới khoẻ mạnh được.

Vậy khí cần luyện như thế nào, làm sao để khí huyết, kinh lạc trở nên khỏe mạnh hơn? Nói một cách đơn giản tác dụng của khí công chính là giúp khí có thể vận động, để từ đó đạt được những mục đích sau:

+ Thúc đẩy sự lưu thông khí huyết, giúp kinh lạc thông suốt;

+ Duy trì giúp cho khí huyết vận hành chính xác;

+ Duy trì tính chất của năng lượng khí huyết này, bao gồm sự cân bằng của nóng lạnh, khô ẩm, động tĩnh.

Trọng điểm của khí công không phải là thiền tọa mà là thiện niệm

Mọi người đều biết, nguyên nhân khiến người ta bị mắc bệnh thì có rất nhiều, có nguyên nhân về cảm xúc tình cảm, về thói quen sinh hoạt. Nguyên nhân về cảm xúc tình cảm bắt nguồn từ đâu?

Ví dụ, nếu một người muốn tấn công vào thân thể bạn, nhất định phải tiếp xúc vào cơ bắp hoặc xương cốt mới có thể khiến bạn tổn thương. Tuy nhiên nếu một người muốn làm tổn thương bạn về năng lượng thì cơ bản không cần động vào bạn, chỉ cần nói một vài lời ác ý, nhìn bạn với ánh mắt lạnh lùng hoặc sắc mặt khó coi, nhất định sẽ khiến bạn khó chịu hơn là bị đánh đập. Nếu thời gian dài ở trong môi trường cảm xúc tiêu cực như vậy, dù là ở môi trường gia đình hay xã hội, năng lượng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng lớn. Căng thẳng về mặt cảm xúc cũng sẽ gây ra tắc nghẽn và mất cân bằng khí huyết.

Khi người ta giữ được tâm thái bình tĩnh hòa nhã, khí huyết lưu thông tốt thì sẽ khỏe mạnh. Đây là lý do tại sao Trung y giảng “tâm bình khí hòa là bí quyết trường sinh”. Trung y đặc biệt nhấn mạnh về điều chỉnh hơi thở, tĩnh tâm… đây là cơ sở cần có của một cơ thể khoẻ mạnh. Tuy nhiên, tâm bình khí hòa nói thì dễ nhưng thực hiện được thì rất khó. Nguyên nhân bởi nhiều chuyện trên thế gian này đều có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của chúng ta, chỉ có tu luyện mới có thể dần dần đạt đến tâm bình khí hoà.

Cảm xúc của một người chính là ở sự phản ứng và phán đoán khi xảy ra sự việc. Thông thường, khi gặp sự việc xấu, người ta sẽ tức giận, gặp việc tốt sẽ vui mừng. Vậy điều gì quyết định sự phán đoán của chúng ta? Đó chính là giá trị quan niệm của mỗi người, là vấn đề về thế giới quan và tín ngưỡng của người đó. Vì vậy tín ngưỡng là điều vô cùng quan trọng.

Trong Trung y truyền thống, ví dụ như Hoàng Đế nội kinh cũng nhiều lần nhấn mạnh cái được gọi là đức hạnh là thứ rất tốt mà chúng ta có được khi chúng ta có một hệ thống niềm tin lành mạnh, là năng lượng vĩnh cửu. Và điều này liên quan đến một khái niệm khác về khí công.

Rất nhiều người chúng ta có thể rèn luyện thân thể bằng cách chạy bộ, vận động. Vậy nên, trước đây khi giảng về khí công, nhiều người cũng lý giải đây là một loại vận động.

Trên thực tế, nếu từng đọc cuốn Chuyển Pháp Luân của Đại Sư Lý Hồng Chí, bạn sẽ có thể hiểu, khí và công không phải là một. Trên thực tế công là chỉ một loại năng lượng vĩnh hằng của một người khi tu hành và tu tâm mà sinh ra, nó có quan hệ trực tiếp tới tương lai của linh hồn người đó.

Tại sao ôm giữ niệm thiện lương khi tu luyện khí công, ôm giữ ý niệm thiện lương khi đả tọa sẽ có ích?

Trung y đặc biệt nhấn mạnh “Đức hạnh”. Trên thực tế, đức hạnh chính là một loại năng lượng thiện lương và vĩnh hằng. Còn nói về khí, nó rất không ổn định, có thể không ngừng bị tiêu hao; khí cũng rất mẫn cảm, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại cảm xúc và những thứ bên ngoài thân – có thể động một chút là chạy sai phương hướng, mất cân bằng…

Tôi đã từng không chú ý đến tín ngưỡng, tình cảm, lối sống và mối quan hệ với mọi người mà chỉ chú ý đến cơ thể của mình, và bây giờ tôi đang bù đắp lại điều đó. Bởi vì con người cuối cùng không sống vì thân xác, thân thể dù khỏe mạnh đến đâu rồi cũng sẽ tàn. Nhưng bản chất của cuộc sống con người, theo quan điểm của Trung y, là tâm hồn con người có thể được nuôi dưỡng bằng đạo đức. Trên thực tế, quan niệm về thiền thiện tâm của phương Tây và phương Đông đều giống nhau, đều gọi là tâm lý học năng lượng tích cực.

Làm thế nào để chọn một khí công tốt

Có nhiều cách tập thể dục ở phương Tây, và cũng có nhiều trường phái khí công ở châu Á. Một số trong đó đòi hỏi rất nhiều tiền để học, trong hoàn cảnh như vậy, làm thế nào để chúng ta tìm được môn khí công phù hợp với mình?

Trong các phương pháp dưỡng sinh hiện nay như yoga, chính niệm và thiền định, rất nhiều là xuất phát từ những khái niệm sớm nhất về tu hành và tu luyện truyền thống. Người đời sau không hiểu ý nghĩa của tu hành nên đã chia nhỏ các hệ thống thực hành này, lấy ra một số nội dung phù hợp với tư tưởng và nhu cầu của bản thân, biến nó thành các phương pháp khác nhau và thêm vào các thuật ngữ mới. Giống như những loại yoga mà chúng ta thấy hiện nay, chúng đã trở thành một loại phương pháp chữa bệnh cho con người, và tất nhiên là bạn phải trả phí.

Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, những phương pháp tu tập trong quá khứ đều không có phí – phương pháp thực hành do Chúa Jesus giảng dạy trong quá khứ không có phí. Ngài chỉ nói cho mọi người những gì nên làm và những gì không nên làm. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không thu bất kỳ khoản phí nào. Người sáng lập Đạo giáo là Lão Tử cũng không thu phí hoặc tính bất kỳ khoản phí nào.

Những phương pháp tu hành truyền thống chân chính đều không thu phí, mục đích của nó là cứu vãn linh hồn của con người, và hệ quả tất yếu là những lợi ích đối với thân thể con người.

Cá nhân tôi khuyên bạn nên chọn một phương pháp luyện tập tốt chứ không phải phương pháp cải biến, cải tiến thân thể bên ngoài, bởi vì khí công thực sự là một môn tập luyện miễn phí, và mục đích của nó không phải là kiếm tiền của bạn. Nó không chỉ để chữa bệnh và rèn luyện thể lực.

Một hệ thống tu luyện tốt sẽ giúp bạn có thể hưởng lợi ở tất cả các cấp độ: cấp độ sinh hóa, cấp độ năng lượng và cấp độ tinh thần. Đó là một hệ thống rất tích hợp và hoàn chỉnh.

Theo Epoch Times
Bảo Hân biên dịch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111