ÂM DƯƠNG
ÂM DƯƠNG
Kinh Dịch:
Âm Dương là Gốc của Dịch Học, chỉ với hai ( Khí ) Âm Dương thiên biến vạn hóa mà sinh ra Tứ Tượng, Bát Quái, và những Hệ 64 Quẻ Dịch.
Bát Quái đã khái quát được 8 hình thái Vật Chất Cơ Bản của Vũ trụ. Thiên – Trời ( Càn ) , Địa – Đất ( Khôn ) , Thủy – Nước ( Khảm ) , Hỏa – Lửa ( Ly ) , Lôi – Sấm ( Chấn ) , Phong – Gió ( Tốn ) , Sơn – Núi ( Cấn ) , Trạch – Đầm ( Đoài ).
Rồi cũng do Âm Dương biến hóa mà Bát Quái biến thành 64 Quẻ 6 Hào .
Theo Truyền Thuyết, vào Đời Thượng Cổ Trung Quốc, Vua Phục Hy ( Khoảng Thế Kỷ 43 trước CN ) lập ra Bát Quái và 64 Quẻ 6 Hào rồi sắp xếp chúng theo một Hệ Thống xác định, Những Hệ này được gọi là Hệ Tiên Thiên Bát Quái và Hệ 64 Quẻ Phục Hy.
Mãi đến Thế Kỷ 12 trước CN, Văn Vương viết Thoán Từ cho 64 Quẻ, sau đó Chu Công viết Hào Từ cho 384 Hào. Tới đây, Dịch mới có tên gọi là Kinh Dịch và thường được gọi là Chu Dịch. Văn Xương sắp xếp lại Bát Quái và sắp xếp lại thứ tự của 64 Quẻ. Từ đó, Chu Dịch có các Cấu Trúc mới : Hậu Thiên Bát Quái và Hệ 64 Quẻ Văn Vương.
Kinh Dịch là một Bộ sưu tập các quy luật Tự Nhiên và Xã Hội được xây dựng trên nền tảng Âm Dương. Nó là một Tác Phẩm Triết Học Tổng hợp Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan của Dân Tộc Trung Hoa, được nhiều Nhà Khoa Học đánh giá cao về mặt Triết Học và Quy Luật tổng hợp của các quá trình Tự Nhiên và Xã Hội mà Kinh Dịch hàm chứa.
Bộ Kinh Dịch được cả Thế Giới đánh giá là Tinh Hoa của nền Văn Minh Đông Phương, trong đó, Hệ Hậu Thiên Bát Quái và Hệ 64 Quẻ Văn Vương là Tinh Hoa của Tinh Hoa.
Kinh Dịch có tầm quan trọng rất đặc biệt. Nó không chỉ hàm chứa các quan điểm Triết Học về lẽ biến dịch của Vũ Trụ và Nhân Sinh, đồng thời nó còn được dùng làm sách bói toán. Trong Xã Hội Trung Quốc Cổ Đại từ Vua Quan , Kẻ Sĩ cho đên Thứ Dân đều dùng Kinh Dịch để suy đoán Vận Mệnh, dự đoàn Cát Hung của những công việc định làm. Cũng vì lẽ đó mà Sách Dịch đã không bị Tần Thủy Hoàng đốt.
Nhưng, cũng cần lưu ý rằng, Kinh Dịch không đồng nghĩa với bói toán. Kinh Dịch là Đạo của Người Quân Tử ( Nguyễn Hiến Lê ).
Đạo :
Chu Dịch Đại truyện : Nhất Âm, Nhất Dương – Chi vị Đạo. Một Âm, Một Dương gọi là Đạo. Các Nhà Minh Triết Cổ đã đồng nghĩa Âm – Dương với Đạo.
Đạo là gì ?
Lão Tử là người đầu tiên đưa ra khái niệm Đạo.
( Đạo ở đây không hiểu theo nghĩa Tôn Giáo mà theo nghĩa Triết Học ).
Lão Tử :
Tiểu Sử của Lão Tử, Cổ Thư để lại rất ít . Ông sinh vào khoảng năm 580 và mất năm 500 trước CN. Ông là người mở đầu cho Học Phái Đạo Gia vào cuối Đời Xuân Thu. Sau khi viết xong Đạo Đức Kinh, Ông cưỡi một con Trâu trắng đi vào Sa Mạc rồi biến mất trong đó, không để lại một dấu tích gì nữa. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói : “ Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh Vạn Vật”.
Nguyễn Hiến Lê : “Một” đó nghĩa là “Có” , Đạo của Lão Tử là “Không”. Vậy Lão Tử chủ trương : Từ Không sinh ra Có, từ Có sinh Âm Dương, sau cùng là Vạn Vật.
Như vậy là, Lão Tử chủ trương : “Vô” là khởi nguồn của Trời Đất. “Hữu” là Trời Đất Vạn Vật. “ Hữu” sinh ra từ “Vô”. Lão Tử đặt tên cho trạng thái Hư Vô là “Đạo”. “Vô” sinh “Hữu” tức là “Đạo” sinh ra Vạn Vật. Vạn Vật vận hành cũng chịu sự chi phối của Đạo. Do đó, thuận theo Đạo mà hành thì phát triển, ngược theo Đạo thì suy tàn. Đây chính là một trong những cơ sở lý luận của Học thuyết Mệnh Lý sau này.
Dịch học Phái không công nhận cái “Không” mà bắt đầu ngay từ “Có”.
Giáo Sư Ng.H. Phương :
Thuyết Lão Tử thừa nhận sự tồn tại của một Thực Thể Chân Không ( Do không thấy được, không nghe được, không sờ được ) mà Ông gọi là Đạo. Và Đạo là Bản Thể. Cái Đạo – Chân Không đó luôn luôn biến đổi, dù rằng vô hình và yên lặng ở trạng thái nguyên thủy của nó, khi chưa có Đất và Trời.
Vậy Đạo là gì ?
Lão Tử nói : “Đạo nói được không phải là Đạo thường” ( Thường nghĩa là Chân chính và bất biến ). Vô Danh là khởi nguồn của Trời Đất, Hữu Danh là Mẹ của Vạn Vật ”. “Vạn Vật trong Thiên hạ sinh ra từ cái “Có”, “Có” lại sinh ra từ “Không”.
Như vậy, ta hiểu rằng, Đạo tuy không thể định nghĩa nhưng nó có trước Vũ Trụ, và Đạo là nguồn gốc của Vũ Trụ. Vậy là nguồn gốc của Vũ Trụ là từ “Không” đến “Có”.
Một số Học Giả Phương Tây đã cố phiên dịch chữ Đạo ra những ngôn ngữ khác như : SINN ( Giác quan, Tri giác, ý thức, tư tưởng, ý nghĩa ). Weg ( Con Đường ), Gott ( Thượng Đế ), Vernunft ( Lý tính, Lý trí ), Wort ( Lời ), … Nhưng mọi thuật ngữ được dịch ra đều không diễn tả hết được ý nghĩa của chữ Đạo. Cuối cùng, Họ thống nhất rẳng, không phiên dịch ra ngôn ngữ khác nữa mà dùng ngay chữ “ TAO ” ( Âm Hán của chữ Đạo : 道). Một số Học Giả cũng đã có gắng giải nghĩa chữ Đạo theo lối chiết tự nhưng cũng không thể lột tả được ý nghĩa sâu xa của nó. Vậy, theo Lão Tử thì Đạo là Đạo, là Nguồn gốc của Vũ Trụ.
5 / Vũ Trụ luận
a/ Vũ Trụ Quan của Nho Giáo : Thái Cực là điểm khởi đầu của Vũ Trụ .
Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi – Âm Dương. Âm Dương thống nhất lại thành Thái Cực. Vậy, nguồn gốc của Vũ Trụ là Thái Cực chứ không phải Âm- Dương. Từ đây, Vũ Trụ Luận của Dịch bắt đầu từ Nhất Nguyên chứ không phải Nhị Nguyên.
b/ Triết Phái Lão :
Triết Phái Lão lại cho rằng, Vũ Trụ bắt đầu từ “ ĐẠO ” , tức là từ “ KHÔNG ” .
Như vậy là, Quan niệm về Nguồn Gốc của Vũ Trụ của Nho Phái và Lão phái là khác nhau.
Hai Triết Phái Khổng Lão ra đời vào khoảng 500 Năm trước CN, các Học Trò của hai phái công kích lẫn nhau rất dữ dội suốt 300 năm . Đến Đời Tần Thủy Hoàng có Lệnh đốt Sách chôn Nho ( Nho nói ở đây là chỉ các tầng lớp Trí Thức ), cả hai triết Phái đứng trước nguy cơ bị diệt vong, có lẽ vì thế mà cả hai Triết Phái tìm đến Kinh Dịch để nương náu ( Kinh Dịch hồi đó, Tần Thủy Hoàng liệt vào Sách Bói toán nên không bị đốt ). Điều bất ngờ lại được Dịch làm Thầy phân xử, những điều trái với Dịch thì dù Khổng hay Lão cũng đều phải tự tiêu vong. Hai Triết Thuyết Khổng Lão chắt lọc mọi tinh hoa đưa vào Dịch Lý, từ đó không còn công kích lẫn nhau mà còn thống nhất với nhau ngự trị và trường tồn cùng Nhân Loại.
Phái Triết Khổng Lão đã tu chỉnh các nguyên lý bằng tất cả tinh hoa của mình rồi biên tập Thập Dực, dùng các Tư tưởng của hai Triết Phái đó để giải thích, chú giải cho Thoán Từ, Hào Từ của Văn Vương và Chu Công. Sách Thập Dực ra đời vào khoảng cuối Tần đầu Hán, tức trước Công Nguyên khoảng 200 năm. Thập Dực, tức Dịch Truyện của Khổng Tử, thực chất là do các Học Trò đời sau của Khổng Tử và Lão Tử biên soạn.
Nguyễn Hiến Lê : Từ Thời Xuân Thu trở về trước còn là quan niệm Nhị Nguyên : Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Qua Chiến Quốc hoặc Hán sinh Thái Cực thành Nhất Nguyên. Thái Cực gồm Âm và Dương, cho nên có người gọi là Nhất Nguyên Lưỡng Cực ( Một Gốc, một Nguyên Lý mà hai cái đối lập ).
Đến đời Tống, Nhà Dịch Học Chu Đôn Hy sửa lại quan niệm của Dịch Học Phái, Ông cho rằng, trước Thái Cực còn có “Vô Cực”, nghĩa là khởi thủy không có gì cả, rồi mới có Thái Cực, tức là theo Lão Tử, Hữu bắt đầu từ Vô, Thái Cực bắt nguồn từ “Vô Cực”. Thêm Vô Cực nữa thành Vô Cực Đồ. Thế là đến Đời Tống, đạo Nho đã hoàn toàn chấp nhận Vũ Trụ Luận của Đạo Lão.
Vậy,
Khởi thủy của Vũ Trụ là Vô Cực rồi mới có Thái Cực .
Nguyên lý tối thượng của Triết học Cổ Đông Phương là VŨ TRỤ LÀ MỘT.
Một số nét tương đồng giữa Thuyết Âm Dương và Khoa Học Hiên đại .
1/ Vụ nổ Big Bang :
Theo các Nhà Khoa học Vật Lý Thiên Văn thì Vũ trụ hình thành cách đây khoảng 14 tỷ năm sau một vụ nổ lớn. Những người chống lại Thuyết này đã hài hước gọi nó là “ Big Bang ” để chế diễu, nhưng không ngờ Thuật Ngữ Big Bang đã tồn tại và trở thành Tên gọi chính thức cho một Học Thuyết lớn về sự Hình Thành Vũ Trụ – Học Thuyết Big Bang.
Trong Tác Phẩm “ Nguồn Gốc – Nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu ” của mình, Nhà Thiên Văn Học Trịnh Xuân Thuận viết : “ Năm 1946, Nhà Vật Lý Người Mỹ, gốc Nga, George Gamow ( 1904 – 1968 ) đã sử dụng Thuyết Tương Đối của Einstein để đi ngược trở lại Thời Gian cho tới tận Big Bang. Các Phương Trình của Lý Thuyết này đã nói với Ông rằng, Vũ Trụ đã khởi phát cách đây khoảng 14 tỷ năm, từ một trạng thái vô cùng nhỏ và đặc ” .
Vũ Trụ Nguyên Thủy nhỏ như cái đầu kim nhưng có mật độ và nhiệt độ cực lớn. Sau vụ nổ, ngay giây phút đầu tiên Vũ Trụ là một máy Gia Tốc các Hạt Cơ Bản. 100 000 Năm sau vụ nổ, Vũ Trụ tràn ngập các Bức Xạ γ có năng lượng cao. Sau 500 000 Năm, các Proton mới kết hợp với các Electron để tạo ra những Nguyên Tử đầu tiên. Suốt nửa tỷ năm sau, Vũ Trụ chỉ là những đám mây khổng lồ dày đặc ( Thế giới hỗn mang ). Hàng tỷ năm sau đám mây nguội dần và giãn nở ra bắt đầu hình thành các Thiên Hà.
Vũ Trụ có hàng trăm tỷ Thiên Hà, mỗi Thiên Hà có đến hàng trăm tỷ Ngôi Sao. Quần thể dày đặc trong Thiên Hà của chúng ta được gọi là Ngân Hà. Thiên Hà của chúng ta có bề ngang rộng chừng 100 000 Năm Ánh Sáng. Cách đây 5 tỷ năm : Xuất hiện Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Vũ Trụ đang tiếp tục giãn nở. Nhưng Vũ rụ không thể tiếp tục phình to ra mãi được. Khoảng vài tỷ năm nữa, Vũ Trụ sẽ ngưng không giản nở ra nữa và khoảng 10 tỷ năm nữa Vũ Trụ sẽ bắt đầu co lại…
Như vậy, có sự tương đồng về Nguồn Gốc của Vũ Trụ trong Triết Lý Cổ Đông Phương : Thái Cực. Trong Khoa Học HIện Đại Tây Phương, Nguồn Gốc của Vũ Trụ là một trạng thái vô cùng nhỏ và đặc .
b/ Nguyên Lý Bổ Sung :
Niels Henrik David Bohr ( 1885 –1962) là nhà vật lý học người Đan Mạch với những đóng góp nền tảng về lý thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử , Ông được Giải Nobel Vật lý năm 1922. Ông nêu mô hình Bohr cho cấu trúc nguyên tử, với đề xuất mới là các mức năng lượng của electron trong nguyên tử bị gián đoạn, và chúng tồn tại trên những quỹ đạo ổn định quanh hạt nhân nguyên tử, cũng như có thể nhảy từ một mức năng lượng (hay quỹ đạo) tới mức khác. Bohr đưa ra nguyên lý bổ sung trong cơ học lượng tử: rằng thực tại có thể được phân tích theo những tính chất mâu thuẫn với nhau, lúc thì hành xử giống như sóng hay như dòng hạt. Ý niệm về tính bổ sung đã ảnh hưởng đến tư tưởng của Ông trong cả khoa học và triết học.
Khi nghiên cứu Triết Cổ Phương Đông, Ông đã phát hiện ra sự tương đồng giữa Nguyên Lý Bổ sung của mình với Tư Tưởng Trung Quốc. Khái niệm về đối cực của Trung Quốc đã tác động mạnh lên Ông.
Bohr đã nhận ra sự hòa điệu sâu sắc giữa nền Đạo Học Phương Đông và nền Khoa Học Phương Tây hiện đại.Những phát minh của Bohr có liên quan chặt chẽ với Học Thuyết Thái Cực Lưỡng Nghi của Triết Học Cổ Phương Đông. Cũng nhờ Thông hiểu về Học Thuyết này mà Bohr đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong Vật Lý. Khi tìm một Biểu hiệu phù hợp cho mình, Bohr đã chọn Thái Cực Đồ – Đồ Hình diễn tả tính chất Bổ Túc của hai đối cực Âm Dương.
C / Ứng dụng của Thuyết Âm Dương
1/ Mỗi học thuyết ra đời đều nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cuộc sống con người.
Ví dụ :
a/ Vũ Trụ Luận dạy Con Người phải tuân theo quy luật Thiên – Địa – Nhân hòa hợp. Phải biết bảo vệ Môi Trường, Bảo vệ Trái Đất, Bảo vệ Tầng Khí Quyển. Phải sống theo quy luật củ Tự nhiên, hành động ngược với Quy Luật Tự Nhiên, tàn phá Môi Trường là tự sát.
b/ Đạo :
Đạo của Lão Tử là thể hiện sự vận động của Triết lý Âm Dương, Đạo dạy Con Người biết tôn trọng Tự Nhiên, biết tôn thờ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, những Bậc sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Tổ Tiên chúng ta thường dạy Hậu Thế : Sống phải hợp Đạo Lý Làm Người và hợp với Đạo Trời, Đạo Đất.
Tuy nhiên Đạo Lão có hạn chế trong việc ứng xử thụ động với Môi Trường và Xã Hội, không có thực tiễn sống động mà Con Người cần thể hiện.
c/ Các Sách Mệnh Lý :
Các Sách Mệnh Lý không những chỉ cho Con Người biết Vận Mệnh của mình để biết cách ứng phó, giúp Con Người tìm Cát tránh Hung mà luôn luôn nhắc nhở Con Người phải sống Phức Đức, hướng Thiện.
2/ Học thuyết Đông Y :
Sách Y Học Nhập Môn : “Sát Âm Dương, quyết Sinh Tử ” : Xét lẽ Âm Dương, có thể đoán sống chết.
Học Thuyết Âm Dương là cơ sở của Đông Y Học, nó được vận dụng để xây dựng Y Đạo và Y Lý rồi đề ra Y Thuật.
Nguyên Lý của Đông Y Học là sự cân bằng Âm Dương, mất cân bằng Âm Dương sẽ sinh ra bệnh. Âm thắng thì Dương Bệnh. Dương thắng thì Âm bệnh. Dương thắng thì nhiệt, Âm thắng thì Hàn . Bất cứ mặt nào của Âm Dương nếu mạnh hơn sẽ gây nên bệnh. Do đó Âm Dương phải luôn luôn quân bình nhau. Dương thịnh sinh ngoại nhiệt, Âm thịnh sinh nội hàn . Âm hư sinh nội nhiệt. Dương hư sinh ngoại hàn.
Việc bắt mạch, Châm Cứu cũng trên cơ sở Âm Dương biến hóa.
3/ Âm Dương biến hóa ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống Con Người .
Trong Sách Xuân Thu Phồn Lộ, Đổng Trọng Thư viết : “ Trong khoảng Thiên Địa, có khí Âm Dương bao phủ Con Người như Nước bao phủ Cá vậy ”. Ý nói : Khí Âm ương ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đối với cuộc sống Con Người. Do đó Con Người phải biết cách cân bằng Âm Dương để giữ gìn sức khỏe. Mọi điều không hay xẩy ra đều do mất cân bằng Âm Dương mà ra.
Từ ngàn xưa, Ông Cha chúng ta đã biết điều hòa Âm Dương : Bánh Chưng, Bánh Giầy được xem là thức ăn lý tưởng nhất, đã nói lên quan niệm hòa hợp Âm Dương trong thức ăn.
Ngày nay, chúng ta khi dùng nước mắm thường cho thêm Chanh ( Chua – Âm ) và Đường ( Ngọt – Dương ) để điều hòa Âm Dương.
Với mỗi Con Người, nếu Dương Tính quá mạnh dễ sinh ra manh động, liều lĩnh, nóng vội và thường khó thành công trong mọi việc. Ngược lại, nếu Âm Tính quá nhiều sẽ ủy mỵ, không quyết đoán làm lỡ mất thời cơ. Cần rèn luyện để đạt tới trạng thái cân bằng, bình tĩnh, khoan hòa để giải quyết mọi việc hợp thời hợp lý.
Về sức khỏe, lo cho sức khỏe không hẳn chỉ lo chữa trị bệnh mà còn phải lo vấn đề dinh dưỡng. Cần quan niệm đúng rằng, thức ăn hàng ngày cũng là thuốc, phải biết cách chọn lựa cách ăn uống sao cho phù hợp tính cân bằng Âm Dương, tránh ăn quá nhiều thức ăn Âm Tính sẽ làm yếu mềm cá tính, hại cho nội quan, cũng tránh ăn quá nhiều thức ăn Dương Tính hại Tỳ Vỵ, sinh nhiều bệnh tật. Cần ăn cân bằng cả chất rau, hoa quả và các chất đạm, chất béo.để giữ gìn sức khỏe, tránh các bệnh do ăn uống gây ra.
Cần nói thêm rằng, Cơ thể Con Người cũng biết tự điều chỉnh Âm Dương. Khi Trời lạnh, máu trong người cũng bị lạnh, khi đó Trung Tâm giao cảm sẽ kích thích làm cho mạch máu ngoại biên co lại, da gà nổi lên, làm tăng thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cao làm cho máu bị nóng, các Trung tâm Đối Giao cảm bị kích thích làm giảm mạch máu ngoại biên, gây xuất mồ hôi, thân nhiệt được giảm xuống.
Nét đẹp Văn Hóa ăn uống theo triết lý Âm Dương là con người thích hợp với phong cách ăn nhiều rau quả và từ đó tạo ra sự dẻo dai, không mập ú, nhanh nhẹn, điềm tĩnh và nhân hậu.