Những giấc mơ tiến vào thế giới hiện thực
Những giấc mơ tiến vào thế giới hiện thực
Thể nghiệm tâm lý liên kết giữa huyễn cảnh và thực tế? Nguyên thần của con người trong giấc mộng liệu có thể rời khỏi thân thể, xuyên việt thời không?
Nghiên cứu ‘siêu tâm lý học’
Thuật ngữ “siêu tâm lý học” được cho là do nhà triết học, tâm lý học và mỹ học người Đức Maximilian Dessoir đề xuất. Ông đã sáng tạo ra thuật ngữ “siêu tâm lý học” trong một bài báo trên một tạp chí tiếng Đức xuất bản năm 1889, vì cảm thấy rằng cần phải tạo ra một khoa tâm lý học liên quan đến “các hiện tượng tâm lý vượt khỏi các sự việc phổ thông”.
Trong hồi ký của mình, Dessoir đã mô tả một thể nghiệm tâm lý thần bí khi ông 15 tuổi. Loại thể nghiệm thần bí này giống như dung hòa với vũ trụ thành nhất thể, kích phát tư tưởng triết học và ý thức tư tưởng siêu nhiên. Lần thể nghiệm thần bí đó khiến ông, sau khi trưởng thành, hình thành hứng thú cực đại đối với thuyết phiếm thần (còn gọi là phiếm thần luận, cho rằng vạn sự vạn vật là do Thượng Đế sáng tạo ra), hiện tượng tâm lý thần bí, thuật yoga phương Đông, các hiện tượng thực nghiệm cảm ứng tâm linh… Ông cũng xuất bản loạt thực nghiệm cảm ứng tâm linh thành công của riêng mình vào năm 1886. Những thực nghiệm này khiến ông chuyển biến từ hoài nghi đối với cảm ứng tâm linh sang dần dần tin tưởng.
Tuy nhiên, khi đi sâu nghiên cứu, Dessoir cũng gặp phải một số thách thức từ các nhà tâm lý học khác, khiến ông phải bảo trì một thái độ thẩm thị nhất định đối với chính các thành quả nghiên cứu “siêu tâm lý học” của mình. Từ bối cảnh văn hóa đương thời mà chúng ta biết, phương pháp mà những nhà nghiên cứu hiện tượng tâm linh thần bí sử dụng là phương pháp khoa học thực chứng, yêu cầu phải xây dựng một mô thức lý luận khoa học hợp lý, điều này đương nhiên khiến cho những nghiên cứu tâm lý như của Dessoir gặp phải rất nhiều nút thắt và hạn chế.
Mặc dù rất nhiều hiện tượng được nghiên cứu bởi bộ môn “siêu tâm lý học” phải chịu nhiều tranh nghị, tình huống nghiên cứu lúc khởi lúc trầm, nhưng nghiên cứu đã dần dần được triển khai và vẫn đạt được những bước phát triển đáng kể. Hiện tại, đã có các đơn vị nghiên cứu siêu tâm lý học ở hơn 30 quốc gia, rất nhiều nghị đề của siêu tâm lý học không ngừng mở rộng, cũng xuất bản các loại tạp chí nghiên cứu, được mọi người chú ý. Những thứ chúng ta biết như: cảm tri siêu cảm quan, cảm ứng tâm linh, dự tri, thiên lý nhãn, thể nghiệm cận tử v.v. đều là bí ẩn chưa có lời giải.
Trong thế kỷ 20, có một nữ sĩ người Mỹ: bà Louisa Ella Rhine (09/11/1891─17/03/1983), tuy nhận bằng tiến sĩ thực vật học, nhưng đóng góp nổi bật nhất của bà lại là trong lĩnh vực “siêu tâm lý học”, hậu nhân gọi bà là “Đệ nhất phu nhân siêu tâm lý học”.
Bà Rhine ban đầu cùng chồng làm việc tại một viện nghiên cứu thực vật ở bang New York, nghiên cứu các hiện tượng sinh lý của hoa và cây. Giữa năm 1923 và 1924, bà Rhines đã tham dự một bài giảng đặc biệt của Sir Arthur Conan Doyle liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông linh và thuật chiêu hồn, bài giảng này đã cải biến hứng thú về chủ đề nghiên cứu khoa học của bà. Bởi vì, khi nghiên cứu đặc tính sinh lý và hiện tượng sinh mệnh của thực vật, họ vấp phải “yêu cầu cực đoan về tính khách quan, cho đến sự hạn chế của phương diện tinh thần trong khoa học lý tính”. Những thái độ khoa học và phương pháp khoa học này đều không cách nào giải quyết được những vấn đề lớn hơn, vì vậy trong thâm sâu nội tâm họ luôn đặt ra một câu hỏi: “Nhân loại của chúng ta rốt cuộc là gì?” (What we human beings really are?)
Bà Rhines quyết định chuyển chủ đề nghiên cứu. Bằng cách này, cả hai vợ chồng họ đều bước vào lĩnh vực nghiên cứu “siêu tâm lý học”. Sau đó, họ cũng sáng lập “Quỹ nghiên cứu bản chất của con người” (the Foundation for Research on the Nature of Man – FRNM), nhằm bảo đảm tài trợ dài hạn cho nghiên cứu liên tục của họ về “hiện tượng siêu tâm lý học” và các nghiên cứu tâm lý học khác.
Bà Rhine đã thu thập một số lượng lớn các ghi chép trực tiếp về các hiện tượng siêu tâm lý học, rất nhiều phương diện trong số đó là những bí ẩn chưa được giải đáp liên quan đến “mộng cảnh” trong giấc mơ.
Chúng tôi đã đọc một số “mộng cảnh” trong nghiên cứu hiện tượng siêu tâm học do bà Rhine thu thập, bà đã cố gắng sử dụng các lý luận tâm lý mà người đương thời có thể lý giải được để giải thích chúng từ nhiều góc độ khác nhau. Con người ngày nay nhìn vào lý luận này luôn cảm thấy khó nắm bắt, thậm chí có cảm giác như đang trong sương mù. May mắn thay, những câu chuyện liệt kê nhiều mộng cảnh kỳ dị mà bà đã sưu tập vẫn hoàn toàn được bảo lưu, và những ghi chép ban đầu về các hiện tượng tâm lý này đã cung cấp những tài liệu chân thực nhất, cho phép các thế hệ sau tiến một bước nghiên cứu.
Chúng ta hãy gạt bỏ các ràng buộc của lý luận trước đây sang một bên, từ những ghi chép mộng cảnh nguyên thủy nguyên bản nhất, sẽ phát hiện, những câu chuyện mộng cảnh được ghi lại này có lẽ vượt rất xa hiện thực mà chúng ta có thể tự mình tưởng tượng.
Giấc mơ dự cảm của sĩ quan hải quân
Trong những tình huống bình thường, khi các nhà siêu tâm lý học chuyên nghiệp phương Tây tuyển viết và công bố một số báo cáo về giấc mơ của một số cá nhân, để tránh bị lộ quyền riêng tư hoặc nguyên do ở các phương diện khác, họ sẽ giấu tên thật của các phóng viên và nhân chứng. Vì vậy, để thuận tiện, chúng tôi sẽ đặt cho họ một số biệt danh khi kể câu chuyện dưới đây.
Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, bà Rhine nhận được báo cáo về một giấc mơ kỳ lạ. Báo cáo đến từ một người đàn ông từng phục vụ trong Hải quân Mỹ ở Okinawa.
Vị tướng hải quân này, chúng ta hãy gọi ông là Jack. Jack đương thời phục vụ trong Hạm đội 3 Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, chịu trách nhiệm về các vấn đề quân sự ở Okinawa.
Một ngày nọ, Jack nhận được một lá thư từ vợ, lúc đó đang ở Norfolk, Virginia (hai nơi cách xa nhau hàng nghìn dặm). Jack đọc thư của vợ, trong thư không đề cập gì đến gia đình có chuyện, hoặc bất cứ tin xấu nào liên quan đến chính vợ ông.
Tuy nhiên, không lâu sau, một ngày nọ, Jack cảm thấy tâm tình bồn chồn như thể ở nhà đã xảy ra chuyện, cảm thấy có lẽ đã phát sinh chuyện gì đó, trực cảm trong tâm lý Jack là: trong nhà không phải mọi thứ đều bình an. Jack không có nơi nào để thổ lộ, vì vậy ông chỉ nói với vị trợ lý dược sĩ trên tàu về cảm giác của mình rằng: Tôi cảm thấy trong nhà khẳng định có chuyện. Đến lượt vị trợ lý hỏi Jack: Có dấu hiệu nào cho thấy điều này xảy ra trong bức thư của vợ ngài không? Jack trả lời, nói: Thực sự không thể nhìn thấy nó trong bức thư, không có manh mối. Trong thư viết toàn là những lời vui vẻ, một số tình huống trong nhà gần đây cũng không có gì khác thường.
Jack có chút phiền muộn. Đêm đó, khi đang ngủ, Jack có một giấc mơ, trong mộng ông thấy mình trở về ngôi nhà của mình ở Norfolk. Tiếp theo, mơ thấy mình đang chèo thuyền cùng vợ và một số người bạn cũ đi câu cá. Khi đánh cá xong, họ chèo thuyền đến một bến thuyền nơi có nhiều thuyền khác đã neo đậu. Để cho thuyền cập bến thuận lợi, họ phải chen mái chèo vào giữa hai chiếc thuyền, nhưng đúng lúc đó, một cơn sóng lớn bất ngờ ập đến, người vợ đứng trên thuyền bất ngờ ngã sang một bên, bị đập vào đầu. Jack tuyệt vọng nắm lấy cánh tay vợ kéo cô trở lại thuyền. Thấy một số người đứng trên bến tàu, Jack vội hét lên: Có bác sĩ không? Những người đàn ông trên bến tàu chạy đến giúp Jack bế vợ ông lên bến tàu.
Lúc này, một người đàn ông quỳ xuống khám cho vợ của Jack và nói: Cô ấy trong tình trạng tốt, nhưng cần phải cắt bỏ amidan.
Đột nhiên, Jack giật mình tỉnh giấc, cẩn thận nhìn chiếc đồng hồ trên cổ tay.
Sau giấc mơ này không lâu, Jack nhận được một lá thư khác từ vợ nói rằng cô ấy đã cắt bỏ amidan. Bức thư cũng viết cụ thể ngày giờ thực hiện thủ thuật.
Nhìn thấy bức thư này, Jack đã rất kinh ngạc. Nguyên lai ông phát hiện, giấc mơ mình khi nằm trên chiến hạm Thái Bình Dương, thời gian nằm mơ và thời gian vợ ông mổ là hoàn trùng khớp, nghĩa là chúng xảy ra đồng thời.
Trường hợp chân thực này thường mang đến cho người ta cách nghĩ rằng giấc mơ có thể biết hoặc cảm nhận được những sự tình đang phát sinh trong thời không địa lý khác nhau thông qua cảm ứng tâm linh. Do đó, điều người ta thường nghĩ đến là năng lực cảm ứng tâm linh, hoặc là năng lực trực giác đặc biệt nội tại của người có giấc mơ đó.
Tuy nhiên, vấn đề về những giấc mơ dường như không chỉ cục hạn trong nội tại góc nhìn của tâm lý. Nếu suy nghĩ về nó một cách cẩn thận, bạn sẽ phát giác rằng giấc mơ có thể là một phương thức mà qua đó, khiến người ta có một số ý thức và cảm giác bản thân hiện thân tại hiện trường ở một nơi khác. Tuy thuyết minh này của chúng tôi có chút hơi khiên cưỡng, nhưng trường hợp này chính là nói với chúng ta, rằng mộng cảnh có thể tồn tại một phương thức hiển hiện ở một góc độ khác, đây chính là người có giấc mơ đã tiến nhập vào một thời không khác, sau đó có thể cảm thụ những sự tình đang phát sinh ở địa điểm vô cùng xa xôi.
Nói một cách đơn giản, người mơ có thể thông qua mộng cảnh mà xuyên việt cự ly về thời gian và không gian, có thể cảm thụ những sự tình đang phát sinh ở nơi cách xa ngàn dặm.
Một trường hợp tương tự cũng được ghi lại vào thời nhà Đường của Trung Quốc.
Tài tử triều Đường thần giao cách cảm từ xa ngàn dặm
Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn, hai vị tài tử nổi tiếng triều Đường, sau khi cùng đăng khoa cấp đệ (ba danh hiệu hàng đầu trong kỳ thi cung đình), hai người đã kết thành bạn thân. Hai người chênh nhau 7 tuổi, nhưng tài năng và chí hướng lại hòa đồng, vậy nên tình cảm của họ như anh em ruột thịt, có cảm thụ “thiên lý thần giao”. Vậy rốt cuộc, “thiên lý thần giao” là thế nào?
Vào năm thứ tư của Đường Hiến Tông Nguyên Hòa, tức là năm 809 sau Công nguyên, Nguyên Chẩn được triều đình bổ nhiệm làm giám sát ngự sử, phụng mệnh đi sứ đến địa khu Tứ Xuyên. Đã hơn mười ngày kể từ khi Nguyên Chẩn xuất phát, ông ấy đã cách xa Bạch Cư Dị ngàn dặm.
Vào ngày đó, Bạch Cư Dị và em trai Bạch Hành Giản, cùng với Lý Tiêu Trực từ Lũng Tây cùng nhau đi du lãm sông Khúc. Gần sông Khúc có ngôi chùa Đại Từ Ân, ba người đều vào thăm quan ngôi chùa và lưu lại đó một thời gian. Mãi đến khi màn đêm buông xuống, họ mới cùng nhau đến tư trạch tu hành học Đạo của Lý Tiêu Trực. Lý Tiêu Trực sai người mang rượu đãi hai anh em họ Bạch, mọi người uống rượu rất vui vẻ. Trong bữa tiệc, Bạch Cư Dị bỗng đặt chén rượu xuống, ngừng một lúc lâu, tưởng nhớ Nguyên Chẩn, rồi thâm trầm nói: “Tôi nghĩ Nguyên Chẩn đã đến Lương Châu”. Theo đó, Bạch Cư Dị viết một bài thơ trên tường ghi lại cảm xúc trong tâm, bài thơ như sau:
Xuân lai vô kế phá xuân sầu,
Túy chiết hoa chi tác tửu trù.
Hốt ức cố nhân thiên tế khứ,
Kế trình kim nhật đáo Lương Châu
Tạm dịch:
Xuân đến chẳng xua được xuân sầu,
Rượu say vặn cành hoa đếm chén.
Chợt nhớ cố nhân đi viễn xứ,
Lịch trình hôm nay tới Lương Châu.
Hôm ấy là ngày hai mươi mốt. Khoảng mười ngày sau, một sứ thần từ Lương Châu đến thăm, mang theo một bức thư của Nguyên Chẩn, cuối bức thư là bài thơ “Kí mộng thời”, trong đó viết:
Mộng quân huynh đệ khúc giang đầu,
Dã nhập Từ Ân viện lí du.
Thuộc lại hoán nhân bài mã khứ,
Giác lai thân tại cổ Lương Châu.
Tạm dịch:
Mơ thấy huynh đệ chỗ giang đầu,
Lại vào ghé thăm chùa Từ Ân.
Thuộc hạ gọi người đi xếp ngựa,
Biết mình đã tới cổ Lương Châu.
Bài thơ trong bức thư này nói rằng vào ngày Nguyên Chẩn đến Lương Châu, ông đã mơ thấy anh em Bạch Cư Dị đến chùa Đại Từ Ân du ngoạn. Anh em Bạch Cư Dị và Bạch Hành Giản vô cùng kinh ngạc, sau đó họ kiểm tra ngày tháng trên bức thư, nó trùng khớp với ngày anh em Bạch Cư Dị và Lý Tiêu Trực đến thăm ngôi Phật tự. Có vẻ như Nguyên Chẩn trong mộng đã trực tiếp xuyên việt thời không, cùng anh em Bạch Cư Dị đến thăm chùa Đại Từ Ân.
Nếu chiểu theo cách nói về hiệu quả của cảm ứng tâm linh, Nguyên Chẩn có lẽ chỉ cảm ứng được tâm tư của một mình Bạch Cư Dị thôi. Thế nhưng, Nguyên Chẩn trong mộng cảnh nhìn thấy hai anh em Bạch Cư Dị cùng nhau đến Phật tự du ngoạn, từ góc độ giải đọc mộng cảnh mà nói, mộng cảnh này nên là một cảm giác người nằm mộng đã đích thân ở hiện trường, chứ không phải là cảm ứng tâm linh đối với một cá nhân nào đó. Chúng ta ít nhiều có thể suy luận, giấc mơ này của Nguyên Chẩn có hiệu quả giống như công năng dao thị (nhìn từ cự ly xa), cũng có điểm giống như xuyên việt cự ly thời gian và không gian, đồng thời cảm ứng được hoặc tiếp xúc được khung cảnh nơi mà anh em Bạch Cư Dị đang hoạt động.
Bạch Hành Giản cũng là một tài tử, ông hiểu rất rõ về hai người anh của mình là Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn, được đích thân trải nghiệm câu chuyện kỳ mộng của Nguyên Chẩn, ông rất chấn động, vì vậy đã thu thập thêm hai giấc mộng kỳ lạ khác để viết cuốn “Tam mộng kí” lưu truyền nhân thế.
Hơn nữa, chúng tôi cảm thấy, hiệu quả của hai mộng cảnh kia dường như là nguyên mẫu của những câu chuyện trong hai bộ phim mộng huyễn nổi tiếng. Hai giấc mơ đó là gì? Kỳ sau chúng ta sẽ tiếp tục nhé.
Lưu U Cầu đập tan quái mộng của vợ
Lưu U Cầu (655-715) là một danh thần nổi tiếng thời Đường, ông từng xuất mưu hiến lực đưa Lý Đường hồi quy, lập công lao lớn đối với Đường Huyền Tông.
Tại thời kỳ chấp chính của Võ Tắc Thiên, Lưu U Cầu từng được bổ nhiệm làm huyện thừa huyện Chiêu Ấp. Một lần, Lưu U Cầu phụng mệnh đi sứ đến nơi khác, đến tối muộn mới lên đường trở về nhà. Đường xá xa xôi, tình cờ có một ngôi Phật tự bên đường cách nhà hơn mười dặm, Lưu U Cầu và đoàn tùy tùng dự định ở lại chùa đó một đêm, rồi sớm mai mới tiếp tục khởi hành.
Theo đó, Lưu U Cầu đến trước bức tường của Phật tự, không ngờ từ trong chùa vang ra tiếng ca hát và tiếng cười vui vẻ. Tuy nhiên, các bức tường của ngôi chùa đều đã đổ nát, từ những khe hở trên tường có thể nhìn thấy cảnh tượng bên trong, trông có vẻ không phải ngôi chùa tốt. Lưu U Cầu bước lên phía trước, tò mò nghiêng người nhìn qua khe hở, từ xa đã thấy mười mấy nam nữ đang ngồi lẫn lộn bên trong, trên bàn la liệt rượu và thức ăn, mọi người ăn cơm uống rượu tạo thành một vòng tròn. Xem đi xem lại, Lưu U Cầu phát hiện một sự tình khiến bản thân ông không thể ngờ tới, đó là vợ ông đang y nhiên ngồi giữa nhóm người, trò chuyện rất vui vẻ.
Lưu U Cầu trong tâm sửng sốt, tại sao vợ mình lại cùng một đám người vui vẻ ăn uống trong ngôi chùa hoang này, xem ra tình huống này không giống với tính cách của vợ mình. Nghĩ đi nghĩ lại cũng không biết đó là chuyện gì. Sau khi cân nhắc, Lưu U Cầu nghĩ, vợ mình làm sao có thể đến đây được? Lưu U Cầu cảm thấy tâm lý khó chịu nếu không làm cho rõ chuyện này, vì vậy ông đã quan sát rất cẩn thận. Chao ôi, dung mạo, hành vi, cách ăn nói của người phụ nữ ấy giống hệt vợ ông, trên đời sao có chuyện lạ lùng kỳ quái như vậy. Lưu U Cầu nghĩ, thực sự có gì đó không ổn, và cách duy nhất để xác nhận người phụ nữ này là ai là tiến lại gần để nhìn kỹ hơn.
Lưu U Cầu chạm vào cổng chùa, chuẩn bị tiến vào, nhưng phát hiện cổng chùa đã bị khóa không thể vào được. Tính cách của Lưu U Cầu dễ tức giận và bốc đồng, trong tâm nghĩ việc này chẳng phải sẽ hủy hoại thanh danh của mình sao? Vào không được thì phải buộc họ mở cửa cho ta. Vì vậy, Lưu U Cầu tùy tiện nhặt một viên gạch, dùng lực ném vào, kết quả ném trúng một chiếc bình chứa nước, chiếc bình lập tức vỡ tung, các mảnh vỡ bắn tung tóe, đột nhiên, đám người đó như mây bay gió tản, biến mất tung tích.
Nhìn thấy từ xa, Lưu U Cầu càng thấy kỳ quái, bèn trèo tường vào. Lưu U Cầu và đoàn tùy tùng vào chùa, kiểm tra từ trong ra ngoài thì thấy trong sảnh chính và các phòng chái đều không có ai, cũng không có gì để ăn, cổng chùa vẫn đóng im lìm như cũ, điều này khiến Lưu U Cầu và những người khác càng kinh ngạc không thôi, trong tâm không biết là chuyện quỷ dị gì, cảm thấy không thể ở đây lâu. Họ vội vàng trèo ra khỏi chùa, vội vã lên ngựa phóng nhanh, phi nước đại suốt đêm để về nhà.
Lưu U Cầu về đến nhà, khi đó vợ ông vừa ngủ thiếp đi chưa được bao lâu thì nghe thấy tiếng chồng về, bà rất vui mừng, bèn đứng dậy hàn huyên vài câu, cười cười nói nói: “Vừa rồi em nằm mơ thấy em đang chơi trong một ngôi chùa với hàng chục người, em không hề biết những người đó, nhưng họ đang ngồi cùng nhau ở sân trước chánh điện để cùng ăn tối. Đúng lúc đó, bất ngờ có người ném gạch từ bên ngoài vào trong chùa, nghe bang một tiếng, một cái gì đó đã vỡ, làm hiện trường thành một mớ hỗn độn, và sau đó em liền tỉnh dậy.”
Lưu U Cầu nghe xong, phi thường kinh dị, ông cũng kể chi tiết cho vợ mình về những gì đã xảy ra với ông trên đường.
Chúng ta thấy Lưu U Cầu và vợ tình cờ gặp nhau trong một giấc mộng, có cảm giác như một loại ảo ảnh. Trước hết, vợ của Lưu U Cầu nằm mơ, và trong mộng cảnh đi đến một ngôi chùa chân thực tồn tại. Những gì bản thân Lưu U Cầu nhìn thấy chính là mộng cảnh mà vợ ông đã trải qua, nhưng là những gì ông nhìn thấy trong thế giới hiện thực chứ không phải ý thức nội tâm của vợ trong giấc ngủ. Loại giấc mơ này hơi giống với một thuyết pháp của cổ nhân, chính là một linh hồn lang thang bay khỏi cơ thể, đi đến một không gian rất gần với hiện thực, sau đó tiến hành làm những sự tình nào đó trong không gian mà linh hồn du hành. Thật trùng hợp, không gian mà linh hồn lang thang của vợ Lưu U Cầu du hành giống như ảo ảnh hư huyễn chiếu vào không gian hiện thực, khiến cho Lưu U Cầu nhìn thấy nó. Mặc dù đây là một không gian giống như ảo ảnh, nhưng nếu cơ duyên tương hợp, những người trong thế giới hiện thực chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nó rõ ràng, giống như nhìn thấy ảo ảnh vậy.
Nếu giải thích theo cách này, có thể thuyết minh giấc mơ của vợ Lưu U Cầu không phải là giấc mơ sản sinh trong nội bộ ý thức của nhân thể trong trạng thái ngủ, mà giấc mơ này có thể xuyên việt một tầng diện thời không nhất định. Nếu tìm hiểu sâu hơn, nó ẩn tàng một bí ẩn chưa được giải đáp.
Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến bộ phim đã đoạt giải Oscar “Avatar”. Nam chính Jack trong phim sử dụng phương thức ngủ, tức là nằm mơ, để đắm mình trong tầng diện cảm ứng tâm linh, ý thức nguyên thần của anh tiến nhập vào trong một cơ thể hỗn huyết giữa nhân loại và người Na’vi, chính là “Avatar”. Theo đó, anh đã sử dụng cơ thể của “Avatar” này để sống trong quần thể người Na’vi trên hành tinh Pandora.
Vì kịch tình hơi phức tạp để kể tiếp, hãy tạm gác các tình tiết sang một bên, tập trung vào điều quan trọng là, liên quan đến câu chuyện “Avatar”, nó ít nhất được thiết định trên một hiện thực có khả năng tồn tại: Đó là nhân loại thông qua mộng cảnh có thể hoán chuyển ý thức tâm linh đến một sinh vật khác, sau đó tiến nhập vào một bối cảnh không gian khác, đương nhiên, cũng có khả năng tiến nhập vào hiện trường không gian nơi hiện thực đang phát sinh. Quý vị có cảm thấy giấc mơ này sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không? Liệu nhân loại có thể hiện thực hóa một cuộc sống như vậy trong tương lai không?
Bộ phim “Avatar” năm 2009 đã lập tức bùng nổ toàn thế giới. Cũng thực sự phải nói đến một bộ phim bom tấn khác liên quan đến mộng cảnh, ra mắt năm 2010, đó là sự xuất hiện của “Inception” (Đạo mộng không gian), cũng được yêu thích trên toàn thế giới.
Chủ đề cốt lõi của “Inception” là ít nhất có hai người hoặc nhiều hơn cùng nhau tiến vào trong một mộng cảnh, giống như hai hoặc nhiều cá nhân hơn ‘liên kết mạng’ với nhau, cùng nhau du hí trong cùng một trò chơi. Loại mộng cảnh này trên thực tế có không?
Thật trùng hợp khi giấc mơ cuối cùng được đề cập trong “Tam mộng kí” của Bạch Hành Giản chính là giấc mơ thuộc loại hình này. Hãy xem câu chuyện trong giấc mơ nói về điều gì nhé.
Đậu Chất thời Đường trong mộng gặp vu nữ
Gia tộc Đậu thị ở Phù Phong là một đại phú tộc triều Đường, vô cùng nổi tiếng. Trong những năm Đường Đức Tông Trinh Nguyên, có một người đàn ông tên là Đậu Chất từ Phù Phong, cùng với Vi Tuần, một trưởng quan của kinh thành, cùng nhau từ Bạc Châu tiến vào đất Tần, đêm đến tá túc tại một lữ điếm ở Đồng Quan. Đậu Chất đêm đó ngủ, trong mộng thấy bản thân đi đến một miếu thờ Nhạc Hoa, nhìn thấy tên miếu, có lẽ là từ đường tế tự Tây Nhạc Hoa Sơn. Có từ đường hẳn sẽ có vu sư, vu nữ. Đậu Chất quả nhiên nhìn thấy một nữ vu trong từ đường, nước da ngăm đen, thân hình cao gầy, mặc váy đen phối áo trắng, trên đường cung kính cúi đầu thỉnh cầu Đậu Chất ghé qua cầu nguyện thần linh. Đậu Chất mắt thấy thịnh tình khó khước từ, chỉ có thể nhận lời mời của nữ vu. Lúc đó, Đậu Chất hỏi danh tính của nữ vu, bà tự xưng họ Triệu. Sau khi Đậu Chất tỉnh lại khỏi giấc mơ, liền kể với Vi Tuần chính xác những gì đã thấy trong giấc mơ. Hai người đều cảm thấy điều đó thật kỳ quái, nhưng họ cũng nghĩ đó chỉ là một giấc mơ.
Nhưng sau khi nghĩ lại, cả hai đều cảm thấy giấc mơ này có thể báo trước điều gì đó, may mắn, miếu Hoa Nhạc cách nơi họ ở không xa. Vì vậy, ngày hôm sau, hai người liền đến miếu Hoa Nhạc, quả nhiên có một nữ vu bước ra nghênh đón, dáng người, tướng mạo và trang phục giống hệt trong mộng cảnh. Đậu Chất quay đầu lại và hào hứng nói với Vi Tuần: “Giấc mơ của tôi là báo trước, đó là sự thật!” Ngay lập tức, ông gọi người tùy tùng của mình mở túi của họ, lấy hai xâu tiền đồng và đưa cho nữ vu.
Nữ vu cũng vỗ tay cười lớn, nói với những đồng bạn của mình: “Các vị hãy xem, nó y chang giấc mơ của tôi!” Vi Tuần kinh ngạc, tiến lên hỏi chuyện gì đã xảy ra. Nữ vu trả lời: “Đêm qua, tôi mơ thấy hai vị đến từ hướng đông, sau khi tôi chúc rượu một người dáng thấp bé và có râu, ông ấy đưa tôi hai xâu tiền. Khi bình minh ló dạng, tôi đã kể với đồng bạn của mình về tình huống này, tôi không nghĩ nó sẽ ứng nghiệm sớm như vậy.”
Đậu Chất kinh ngạc không thôi, nghĩ đi nghĩ lại về một chi tiết khác trong giấc mơ của mình, nên đã hỏi họ của nữ vu. Những đồng bạn của nữ vu trả lời: “Họ của bà ấy là Triệu.” Mọi người có mặt đều kinh dị trước giấc mơ của họ.
Bạch Hành Giản bình luận: Từ đầu đến cuối sự việc này, giấc mơ của hai người đều nhất quán, đây có lẽ là trường hợp mộng cảnh tương thông giữa hai người.
Sự tồn tại của “Giấc mơ chung”
Một nữ học giả nổi tiếng người Mỹ chuyên nghiên cứu về văn hóa Ấn Độ cổ đại tên là Wendy Doniger O’Flaherty, tạm gọi là bà Wendy. Năm 1984, bà xuất bản một cuốn sách chuyên nghiên cứu về văn hóa mộng ở Ấn Độ có tên là “Mộng, huyễn cảm và những hiện thực khác”. Sau đó, bản dịch tiếng Trung giản thể đã đổi tên cuốn sách thành “Văn hóa mộng huyễn Ấn Độ”. Trong sách đề xuất một khái niệm về loại hình văn hóa mộng gọi là “Giấc mơ chung” (The Shared Dream), ý tứ của “Giấc mơ chung” chính là nói, có hai người không quen biết nhau, cũng không sống cùng một địa phương, khoảng cách có thể xa hoặc gần. Thế nhưng vào một ngày nào đó, họ đều có một giấc mơ, trong mộng cảnh họ tiếp xúc với nhau, làm quen với nhau. Trong hiện thực sau đó, họ cũng tìm đến một địa phương giống y như trong mộng. Chỉ là thời gian họ nằm mơ có thể không cùng một ngày, cũng có thể cùng một ngày. Thế nhưng, trong mộng cảnh, tình tiết và hoàn cảnh họ gặp gỡ nhau là tương tự, thậm chí tình cảnh hoàn toàn tương đồng.
Bà Wendy tin rằng loại hình “giấc mơ chung” trên toàn thế giới đâu đâu cũng có, và bà cũng cho rằng “giấc mơ chung” này có thể khởi nguồn từ một câu chuyện trong thần thoại Ấn Độ.
Người tình trong mộng của quốc vương Ấn Độ cổ đại
Thời cổ đại ở Ấn Độ, có một vị họa sĩ đã sao chép bức chân dung của một thiếu nữ từ cuốn sách của một người du hành. Có thể là công phu của họa sĩ không tồi, khiến vị quốc vương thành bang Chính Cần Nhật Vương không chỉ thích bức tranh này, mà còn yêu người phụ nữ trong tranh.
Không biết vì tơ tưởng ngày đêm hay vì nhân duyên nào khác mà vị quốc vương mộng thấy người phụ nữ này, trong mơ còn tỏ tình với nàng. Kể từ đó, quốc vương kiên quyết tin rằng không chỉ giấc mơ này là có thật, mà cả người phụ nữ trong mơ cũng chân thực tồn tại.
Một trong những người bạn của quốc vương cũng tin rằng giấc mơ của quốc vương là có thật, nên nảy ra một chủ ý, ông tâu với quốc vương, có thể ra lệnh cho người vẽ ra thành bang nơi người phụ nữ trong mộng của quốc vương cư ngụ, vẽ ra bản đồ của thành thị, sau đó thông báo cho mọi người, để họ xác định xem thành thị đó ở đâu, nói không chừng sẽ có thể tìm ra nơi đó. Tìm được thành thị đó, chẳng phải cũng tìm được cô nương trong mộng sao?
Bản đồ được vẽ ngay sau đó, và một người hát rong từ xa đến đã nhìn thấy bản đồ này, sau khi nghe về giấc mơ của quốc vương, liền bắt đầu kể câu chuyện về con gái Oa Đề của quốc vương thành bang Ma La Da. Chuyện kể rằng: Oa Đề trong một giấc mơ có nhận lời tỏ tình kỳ lạ của một người đàn ông, và sau đó Oa Đề quyết tâm chỉ kết hôn với người tình trong mộng.
Chính Cần Nhật Vương lắng nghe cẩn thận câu chuyện về giấc mơ của nàng công chúa, nó giống hệt như những chi tiết trong giấc mơ của ông, địa phương đó, tình tiết mà gặp phải, việc tỏ tình… đều hoàn toàn nhất trí.
Chính Cần Nhật Vương lập tức lên đường đến thành Ma La Da để tìm công chúa, quả nhiên hai người đã quen biết nhau trong mộng. Quả là: duyên đến từ trong mộng, Trời ban hôn nhân. Chính Cần Nhật Vương liền cưới nàng công chúa Oa Đề về nước.
Câu chuyện cổ xưa này dường như chứng minh rằng cổ nhân từ lâu đã tin vào sự tồn tại chân thực của những “giấc mơ chung”. Nếu những giấc mơ chung thực sự tồn tại, liệu hai hay nhiều người có thể tìm ra cách đi vào cùng một mộng cảnh, và tình tiết câu chuyện của phim Inception có thể thành hiện thực?
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch