20 bí quyết tráng kiện cơ thể của người xưa, đơn giản mà vô cùng khoa học
20 bí quyết tráng kiện cơ thể của người xưa, đơn giản mà vô cùng khoa học.
Người xưa không có nhiều loại thuốc bổ như thời nay, cũng không dư giả về vật chất nhưng lại có những bí quyết bảo vệ sức khoẻ hết sức thiết thực, thoạt xem thấy rất đơn giản nhưng kỳ thực là vô cùng khoa học.
1. No không gội đầu, đói không tắm rửa. Rửa mặt bằng nước lạnh, vừa đẹp vừa khoẻ. Mồ hôi chưa khô, chớ tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê, răng chắc.
2. Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, dễ nảy sinh ưu tư vọng tưởng. Tâm thần an tĩnh, bệnh sao sinh ra. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
3. Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Xem tiền tài như cỏ rác, cơ thể là báu vật. Đồ hun khói nướng than, tốt nhất không ăn. Đồ chiên dầu mỡ ngâm ướp, chỉ nên ăn ít.
4. Ăn gạo nguyên cám, sức khỏe toàn vẹn. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không rời ngó sen. Củ cải xanh đỏ, ăn sống tương khắc với một số bệnh nhưng ăn chín lại rất bổ dưỡng. Ăn không quá no, lúc no không nằm liền.
5. Cá thúi tôm rữa, ăn vào coi chừng mất mạng oan. Ăn mặc giữ ấm, toàn thân là xuân. Lạnh chớ đụng răng, nóng chớ đụng miệng. Đồ chín mới ăn, nước đun mới uống.
6. Ăn nhiều rau quả, ít ăn thịt cá. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
7. Dưỡng sinh tại cần mẫn, dưỡng tâm là tĩnh tại.
8. Người đến tuổi già, phải rèn luyện thân thể, thường xuyên tản bộ, luyện quyền múa kiếm. Chớ sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà. Thêm điều vui thích (vẽ tranh, đàn hát…), tấm lòng rộng mở.
9. Nghe tiếng gà gáy, lập tức rời giường không nên ngủ nướng. Trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; đánh cờ hát kịch, chuyện phòng the chớ ham, việc tư chớ nhớ, tiện nghi chớ chiếm.
10. Vận động cơ thể đáng quý là thực hiện thường xuyên đều đặn, tâm tình khoan khoái dễ chịu, liền sẽ trường thọ khỏe mạnh. Gặp chuyện không vừa ý chớ có tức giận, làm việc đừng thiên vị, pha trà không nên quá đặc, nghiên cứu học tập chớ xen tạp niệm.
11. Ăn uống không tham, bữa tối ăn ít đi, khi ăn không nói, càng không được hút thuốc. Ít muối ít đường, chớ ăn quá mặn, ít ăn chất béo, không ăn quá nhiều cơm.
12. Mỗi ngày ba bữa cơm cần phải điều độ, rau củ trái cây, ăn nhiều không lo. Đi ngủ đúng giờ, dậy sớm, nếu dậy muộn chớ gấp gáp vội vàng.
13. Uống rượu có độ, chớ chấp vào danh lợi, không nổi giận vì chuyện không đâu, lòng dạ phải khoáng đạt.
14. Tâm bệnh khó chữa, mà bệnh phần nhiều do tâm mà ra, tinh thần tốt thân thể liền khỏe mạnh. Để giữ nội tâm thăng bằng, phải biết kiềm chế làm chủ cảm xúc, con người có cảm xúc là bản năng, có thể kiềm chế là người bản lĩnh, cảm xúc ổn định bệnh tật không dám bén mảng.
15. Luyện thân thể, có động có tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh. Phải thực dưỡng, no 8 phần (bớt lại 2 phần ham muốn), tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông.
16. Người nóng giận dễ già yếu, thích hợp thổ lộ tâm tình với người cười vui. Thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, hoặc chọn sở thích tự do.
17. Vận dụng đầu óc, không mệt nhọc, nhắm mắt dưỡng tâm ít náo nhiệt. Cuộc sống thường ngày phải hài hòa, có quy luật, thân thể khỏe mạnh.
18. Thường xoa tay, có thể giúp não khỏe mạnh, phòng ngừa nứt da và cảm cúm.
19. Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động nhiều, tối ngủ ít nằm mơ.
20. Trước khi ngủ rửa chân còn hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa sổ, một đêm ngủ say giấc. Tham mát không đắp chăn, không bệnh mới lạ.
Trong phép dưỡng sinh, người xưa rất trọng vấn đề giữ sao cho tâm thanh tịnh, vậy nên giảng dưỡng sinh không bằng dưỡng tính. Tâm tính người ta chiếm mất 7 phần quan trọng, không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe đời này, mà còn gieo mầm thiện – ác trong tương lại.
ST