VĂN HÓA-ĐỜI SỐNG- KỸ NĂNG SỐNG ĐẸP

Nhân quả hữu báo ra sao, buông lời thề thốt khi nào sẽ linh?

Nhân quả hữu báo ra sao, buông lời thề thốt khi nào sẽ linh?

Làm việc không hết trách nhiệm cũng phải nhận quả báo

Trong cuộc sống, có thể bạn đã từng chứng kiến hiện tượng như thế này: cha mẹ đều là giáo viên nhưng con cái của họ lại không thích học hành. Tại sao vậy? Đáng lẽ trong môi trường tốt thì những đứa trẻ phải yêu thích học tập mới đúng. Câu chuyện dưới đây ngõ hầu sẽ ít nhiều lý giải cho chúng ta về điều này… 

Nhân quả hữu báo ra sao?

Chuyện cũ kể rằng: Vào thời vua Càn Long, triều Thanh (Trung Hoa), ở kinh thành có một viên quan Ngự sử họ Dương, chơi rất thân với một vị đạo sĩ. Đạo sĩ này có khả năng nhìn thấy ma quỷ. Theo lời của lão đạo sĩ thì: “Vào thời điểm giữa trưa, các loại ma quỷ đều ra ngoài hoạt động. Chúng có lớn có nhỏ, có già có trẻ, đâu đâu cũng có. Thức ăn của chúng đều giống như khói, hút tinh khí và đồ ăn còn thừa của người hoặc con vật. Giống như những gì được mô tả trong Kinh Pháp Hoa, mọi thứ mà một người trải qua trong đời này đều là do nghiệp quả luân báo vậy”.

Một ngày nọ, lão đạo sĩ đến nhà Dương Ngự Sử rồi cười nói: “Hôm nay tôi không thấy tiểu quỷ ăn vụng đồ trong bếp nhà ông nữa, nó đã đi đầu thai rồi, không biết đến nhà ai đòi nợ đây”. Dương Ngự Sử nghe thấy lời này liền nghĩ đến đứa con trai mới sinh của mình, sau đó ông bảo bà vú bế đứa bé đến cho đạo sĩ xem. Đạo sĩ vừa nhìn thì giật mình không thốt nên lời.

Dương Ngự Sử cảm thấy kỳ lạ quá, liền nắm tay áo của lão đạo sĩ, kéo đến chỗ vắng người rồi liên tục lễ bái và cầu xin khai thị. Đạo sĩ thở dài nói: “Ông đã làm ra việc gì rồi! Tiểu quỷ ăn vụng đồ trong nhà bếp lại đầu thai làm đứa con trai này”. Dương nói: “Ta nghĩ bản thân không phạm qua lỗi lầm nặng nề gì, chỉ là trước đây từng làm giáo viên dạy trẻ con nhà người ta nhưng lại không dụng tâm dạy bảo cho lắm”.

Đạo sĩ vỗ vỗ vào lưng Dương Ngự Sử và nói: “Là một giáo viên, nhận lương rồi mà lại dạy bảo hời hợt con nhà người ta. Đây còn là việc nhỏ không?”. Nói xong, lão đạo sĩ phẩy tay áo rồi bỏ đi.

Quả nhiên sau khi con trai của Dương Ngự Sử trưởng thành, anh ta suốt ngày đam mê tửu sắc, hoang phí tiền bạc đất đai nhà cửa, đến khi chết vẫn để lại tai tiếng là một người con “phá gia chi tử”.

Thế mới hay nghiệp lực luân báo, nhân quả không sai, lỗi lầm gây ra còn có khi liên đới. Dương Ngự Sử nhận tiền lương mà lại làm việc qua loa phu diễn, kết quả hại người hại mình, gia tài chẳng còn mà người cũng bị tổn hao biết bao phúc khí. Có thơ rằng:

“Lại ngẫm chuyện đèo bòng ba họ
Rằng cha ông củng cố cháu con
Hỡi ôi đức hạnh hao mòn
Một cơn gió bụi luống toang cửa nhà”…

[Vô danh cư sỹ].

Buông lời thề thốt khi nào sẽ linh?

Ngày nay, nhiều người nói năng rất tùy tiện. Để chứng minh bản thân vô tội hoặc không làm điều xấu mà có người rất thản nhiên thề thốt. Tuy nhiên, họ lại không hề ý thức được rằng khi lời thề ứng nghiệm sẽ đáng sợ ra sao.

Sách xưa có chép: Quách Phượng Cương người Ngô Trung (thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày nay) từng kể: “Mỗ Giáp có nợ tiền của ông, sau khi ông cầm giấy tờ đến đòi nợ thì Giáp liền dùng rượu chuốc cho ông say rồi trộm lấy giấy nợ. Ngày hôm sau, Giáp liền nói đã trả tiền nợ rồi. Phượng Cương biết rõ họ Giáp kia thừa dịp ông say mà trộm mất giấy nợ, ông nói thề như thế này: “Giấy tờ thu nợ của tôi bị mất, nếu tôi đòi tiền lần nữa thì vợ của ta đời đời đều tái giá”. Giáp cũng thề: “Nếu như ta thiếu nợ của ngươi, vậy thì vợ của ta nhất định làm kỹ nữ lấy tiền trả lại ngươi”.

Không ngờ, sau hơn một tháng, vợ Giáp qua đời. Giáp cũng không lấy thêm vợ nữa. Thấy vậy, Giáp còn tưởng rằng lưới trời lồng lộng nhưng đã để ông lọt lưới rồi. Khoảng hai mươi năm sau, Phượng Cương tới Bạch Lộc làm quan. Địa phương này có một kỹ nữ nổi tiếng gần xa tên là Lê Vân, rất nhiều công tử cùng các thương gia, hào phú muốn được cùng cô tiêu khiển…

Tuy nhiên, Phượng Cương cùng Lê Vân vừa gặp đã thương, giống như “tiếng sét ái tình” vậy, hai người đều rất yêu thích đối phương. Lê Vân cũng không nghi ngờ gì việc Phượng Cương có mê luyến sắc đẹp của cô hay không, kỹ nữ diễm kiều này đã lấy toàn bộ tiền tiết kiệm được đưa cho Phượng Cương để chuộc cô ra khỏi lầu xanh làm thiếp. Từ đầu, tú bà đã biết Lê Vân là cây hái ra tiền nên cương quyết không đồng ý. Không ngờ, sau đó Lê Vân bỗng nhiên không mắc bệnh mà chết. Phượng Cương vô cùng buồn bã, dùng tiền mà Lê Vân đưa cho để mai táng và xây lăng mộ vô cùng đẹp cho cô.

Một đêm nọ, Phượng Cương đột nhiên nhìn thấy Lê Vân đến bên nói lời cảm tạ: “Tôi là vợ của Mỗ Giáp đầu thai. Số tiền tôi dành dụm được đó là dùng để trả nợ cho Giáp. Những gì anh dùng để mai táng, kiếp sau tôi sẽ báo đáp”. Cô nói xong liền biến mất.

Người xưa dùng lời thề để tỏ lòng thành và đạo lý Chân, Thiện… Ngày nay kẻ gian xảo lại dùng nó để lừa gạt người, che đậy tội lỗi, họ coi đó là một sự ‘khôn ngoan’, thậm chí còn thản nhiên xem nhẹ và giễu cợt, lấp liếm kiểu như: “Tôi mà nói dối thì hai đầu gối bằng nhau!”. Tuy vậy, quả báo là rất rõ ràng, ứng nghiệm thường đúng với lời thề. Cho dù kiếp này thoát được thì kiếp sau cũng phải trả.

Ví như lời thề của Mỗ Giáp đã rất nhanh hiện báo: vợ anh ta chết đi còn phải làm kỹ nữ để trả nợ cho người ta. Cũng may, có lẽ tổ tiên của Giáp đã tích được âm đức nên không nỡ để người con dâu chịu cảnh làm kỹ nữ kéo dài, do đó vợ của Giáp mới sớm qua đời, âu cũng là một phương thức hóa giải lời thề nguyện vậy. Có câu thơ rằng:

“Muôn sự khuyên người đừng giả ác
Trên đầu ba thước có Thần linh
Trời cao luôn dõi dõi nhìn
Mắt thường chẳng thấu, muôn nghìn dối gian”…

[Trích thơ: Vô danh cư sỹ].

Theo Sound Of Hope
San San biên dịch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111