Những bằng chứng về luân hồi được tìm thấy trong Thánh Kinh
Những bằng chứng về luân hồi được tìm thấy trong Thánh Kinh.
Rất nhiều tín đồ Thiên Chúa cho rằng trong Thánh Kinh không có khái niệm về thuyết luân hồi. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những bằng chứng về luân hồi chuyển sinh đã được Chúa nhắc đến trong Kinh Thánh.
Thánh Kinh, cõi trời và tu luyện
Trong khái niệm về tu luyện, người ta cho rằng, để có thể siêu thoát khỏi thế giới người thường, một người tu Đạo phải hoàn toàn vượt qua cửa ải của dục vọng cũng như những ham muốn vật chất.
Điều này đã được phản ánh qua Hebrew 11:13 – 16: “Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉ trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất. Những kẻ nói như thế, tỏ rõ rằng mình đương đi tìm nơi quê hương. Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Ðức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Ðức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành.”
Như vậy, Chúa đã phán rằng, nếu người đã chết mà còn nhớ tới quê hương của mình khi còn sống thì họ sẽ phải quay lại cõi trần. Tuy nhiên, nếu người đã khuất một lòng hướng Chúa, Chúa sẽ tạo cho họ một nơi đặc biệt. Điều này hoàn toàn tương đồng với nội hàm tu luyện.
Một người mà không muốn ngụp lặn trong sinh tử luân hồi thì phải xả bỏ duyên trần, một lòng hướng lên những điều cao cả của các cõi phía trên.
Chúa Giêsu cũng đã phán: “Nhà ở của Cha ta có rất nhiều phòng, nếu điều này là sai trái, ta sẽ không nói cho các ngươi. Ta cũng sẽ chuẩn bị cho các ngươi một chốn.” (John 14:2).
Đây cũng chính là để ám chỉ các cõi trời, giống như trong Phật giáo. Tuy nhiên, do nền văn hóa khác nhau nên cách sử dụng từ ngữ khác nhau. Trong kinh Phật có khái niệm về thiên quốc (cõi trời). Khi ta chân tâm hướng về vị Giác Giả nào, ta sẽ bay về thế giới mà vị đó cai quản.
Khi ta chân tâm hướng về vị Giác Giả nào, ta sẽ bay về thế giới mà vị đó cai quản (ảnh minh hoạ: pixabay).
Khải huyền 3:12 có viết: “Người nào thắng, Ta sẽ làm cho người ấy thành trụ cột trong đền thờ Ðức Chúa Trời của Ta, và người ấy sẽ không ra khỏi nơi đó nữa.”
Điều này có nghĩa, nếu một người có thể vượt qua tất cả sự xấu xa của bản thân (“thắng”), người đó sẽ thuộc về Thượng Đế mãi mãi và không bao giờ “ra khỏi đó nữa”, sẽ mãi mãi được ở bên Chúa. Điều này cũng rất giống với các nguyên lý của tu luyện Phật gia. Khi một người hoàn toàn có thể xả bỏ những tâm xấu, họ sẽ trở nên thuần tịnh, cuối cùng tiến đến viên mãn.
Phần thưởng và hình phạt
Trong suốt những năm truyền giảng Pháp, Chúa Giêsu thường xuyên nhắc nhở mọi người về nhân quả báo ứng:
“Ðức Chúa Jesus phán với người ấy, “Hãy tra gươm ngươi vào vỏ, vì ai sử dụng gươm sẽ chết bằng gươm.” (Matthew 26:52)
“Ai chuyên cần tìm điều thiện sẽ nhận được ân huệ;
Nhưng kẻ nào mải mê làm điều ác sẽ bị họa giáng vào thân” (Proverbs 11:27)
“Kẻ nào đào hố để hại người sẽ bị sa vào hố đó,
Kẻ nào lăn đá để đè người sẽ bị đá đó lăn ngược lại đè bẹp rúm” (Proverbs 26:27)
Chúa Giêsu đã từng kể một câu truyện về cừu và dê, trong đó có đoạn: “Những kẻ xấu xa sẽ chịu thống khổ vĩnh cửu nơi địa ngục, những người thiện lương sẽ sống một cuộc sống vĩnh cửu chốn Thiên Đàng” (từ “vĩnh cửu” trong thời của Chúa có nghĩa là một khoảng thời gian dài).
Như vậy, sau khi những người tốt hay kẻ xấu đã hưởng hết nghiệp xấu tốt của mình, thì họ sẽ đi về đâu? Phật giáo cho rằng, họ sẽ tiếp tục luân hồi để làm nốt việc còn lại. Còn nếu muốn có thể đến Thiên quốc của Đại Giác Giả (cùng Chúa mãi mãi) thì người này phải tu luyện, xả bỏ hết thảy mọi thứ nơi thế gian.
Chúa Giêsu thường xuyên nhắc nhở mọi người về nhân quả báo ứng (ảnh beforeitsnews).
Thêm một bằng chứng nữa:
“Tôi trần truồng ra khỏi lòng mẹ;
Tôi sẽ trần truồng mà trở về đó.
Chúa ban cho, rồi Chúa lại cất đi.
Chúc tụng danh Chúa.”(Job 1:21)
Làm thế nào một người có thể quay lại vào trong người mẹ? Câu trả lời là luân hồi. Khi một người vẫn còn duyên nợ ở thế gian, họ sẽ được chuyển sinh để tiếp tục mối nhân duyên đó.
Trên thế giới đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp những đứa trẻ sinh ra nhớ được những ký ức kỳ lạ mà chúng khẳng định rằng đó là “kiếp trước”. Các nhà khoa học đã lần theo những “ký ức tiền kiếp” này để xác nhận xem câu chuyện có thực tế không hay chỉ là tưởng tượng. Dưới đây là một vài trường hợp đã được xác nhận:
1. Đứa trẻ 3 tuổi nhớ lại kiếp trước, xác định danh tính kẻ giết người và vị trí của thi thể
Vị tiến sĩ quá cố Eli Lasch được biết đến với những cống hiến của ông trong lĩnh vực y học tại Gaza (Ai Cập), nằm trong hoạt động của chính phủ Israel. Ông là người nghiên cứu trường hợp của một cậu bé 3 tuổi ở gần biên giới giữa Syria và Israel.
Cậu bé nói rằng trong tiền kiếp cậụ đã bị sát hại bằng một chiếc rìu. Cậu đã chỉ cho các già làng địa điểm nơi cơ thể cậu và hung khí được chôn cất, đồng thời chỉ rõ danh tính của kẻ sát nhân. Một thi thể với một vết thương trên đầu thực sự đã được tìm thấy ở vị trí cậu chỉ, chiếc rìu đã được tìm thấy, và kẻ sát nhân cũng đã thừa nhận tội ác của mình.
2. Đứa trẻ nhớ lại kiếp trước là một phi công trong Thế chiến II, tàu chiến ID’ed, địa điểm rơi máy bay
Tiến sĩ Jim Tucker từ trường Đại học Virginia đã nghiên cứu trường hợp của James Leininger đến từ bang Louisiana, Mỹ. Cậu bắt đầu gặp những cơn ác mộng về cảnh tượng rơi máy bay khi lên 2 tuổi. Cậu nói cậu đã bị người Nhật bắn hạ, rằng máy bay của cậu cất cánh từ tàu Natoma, và rằng cậu có một người bạn tên là Jack Larson. Cậu nói tên của cậu cũng là James trong kiếp trước.
Đứa trẻ nhớ lại kiếp trước là một phi công trong Thế chiến II (ảnh Dally Mail).
Trên thực tế, có một phi công trong Thế chiến II với cái tên James Huston Jr.. Cuộc đời và cái chết của người này trùng khớp với tất cả những chi tiết kể trên. Cậu bé Leininger cũng có thể xác định địa điểm rơi máy bay của Huston trong một bức ảnh.
Theo quan điểm của tác giả, Thánh Kinh không chỉ là một cuốn sách Chúa răn dạy con người cần sống như thế nào mà nó còn ẩn chứa nội hàm tu luyện. Như vậy, nó sẽ được liễu giải tại các tầng thứ khác nhau dưới góc nhìn của những người tu luyện.