KHOA HỌC- HUYỀN BÍ -KỲ THÚ - ẤN TƯỢNG

Thế giới khác bên trong một giọt nước : “Nước chính là chúng ta”

Thế giới khác bên trong một giọt nước :

“Nước chính là chúng ta”

Bên trong cuốn sách “Thông điệp của nước” là những bức ảnh tuyệt vời chụp các tinh thể lục giác.

Một số tinh thể rất rõ ràng còn một số khác thì lại hơi mờ; một số thì phức tạp trong khi số khác lại đơn giản.

Cuốn sách “Thông điệp của Nước”. (Ảnh: saigoncom.vn)
Khi nhìn qua, các bức ảnh trông có vẻ như tuyệt tác của một nhiếp ảnh gia xuất sắc nào đó.
Tuy nhiên, khi nhìn gần hơn vào dòng chú thích bên dưới, chúng ta sẽ thấy các bức ảnh này thực chất là kết quả của một thí nghiệm khoa học.
Chúng là ảnh chụp các tinh thể nước dưới kính hiển vi của Tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado (tổ chức IHM) ở Tokyo, Nhật Bản, và nhóm nghiên cứu của ông.
emoto
Tiến sĩ Masaru Emoto. (Ảnh: emoto-peace-project.com)
Theo mô tả của trưởng nghiên cứu, các bước thí nghiệm là như sau:
Một giọt nước được cho tiếp xúc với một suy nghĩ nhất định, một ngôn ngữ, âm nhạc, một từ ngữ, hay một yếu tố vật lý. Sau đó nó sẽ được nhỏ xuống khay thí nghiệm rồi bỏ vào tủ lạnh, đông thành một viên băng nhỏ.
Trong phòng thí nghiệm với mức nhiệt độ giảm xuống còn -50C, nhà nghiên cứu sẽ lấy viên băng nhỏ này ra và nhanh chóng đặt nó dưới kính hiển vi có gắn máy ảnh.

Khi ánh sáng từ kính hiển vi chiếu vào, nó sẽ khiến viên băng tan chảy.
Ở vị trí trên cùng của viên băng, một tinh thể nước sẽ nhanh chóng thành hình, nhưng chỉ có thể tồn tại trong khoảng vài giây.
Những nhà thí nghiệm cần nhanh chóng chụp ảnh để bắt trọn được hình ảnh đẹp.
Phương pháp sử dụng là rất rõ ràng.
Trong môi trường thí nghiệm như vậy, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành với khoảng mười đến một trăm mẫu nước khác nhau rồi tiến hành phân tích thống kê kết quả. Các bức ảnh trong quyển sách là những tinh thể nước điển hình nhất trong số kết quả thu được.
Các phng t tinh th
Trong cuộc thí nghiệm, phản ứng của nước khi tiếp xúc với các loại suy nghĩ khác nhạu, các loại ngôn ngữ, âm nhạc, từ ngữ, các nhân tố vật lý (như sự rung động, sóng vi âm, sóng điện từ), và rất nhiều các nhân tố khác đã được quan sát một cách có hệ thống.

Các mẫu lấy từ một hồ nước sau trận động đất hoàn toàn không thể tạo ra tinh thể. Tuy nhiên, sau khi ai đó đọc một lời cầu nguyện, những mẫu nước này lại có thể hình thành tinh thể.

Trong một thí nghiệm khác, khi cùng một từ, ví dụ như “trí tuệ”, được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau và dán lên các khay chứa mẫu nước khác nhau, các tinh thể nước được tạo ra có hình dạng và cấu trúc như nhau.
Nếu bên ngoài khay có các nhãn dán mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn”, mẫu nước sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, ngược lại, mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.
cac thong diep khac nhau va tinh the nuocHình dạng tinh thể nước tương ứng với các nhãn hiệu khác nhau được gắn lên bình chứa. Từ trái sang: “tình yêu”, “cảm ơn” và “ta ghét mi” (Ảnh: Image Shack)
Các nhà nghiên cứu còn có một khám phá thú vị khác: vào thời điểm khi một viên băng sắp tan chảy, tinh thể nước tạo thành sẽ trông giống với chữ “thủy” trong tiếng Hán.
tinh the nuoc va chu thuyKhi một viên băng sắp tan chảy, hình dạng tinh thể của nó trông rất giống chữ “thủy” trong tiếng Hán. (Ảnh: Tiến sĩ Masaru Emoto)
Thí nghiệm này khiến chúng ta phải suy nghĩ và băn khoăn liệu những gì chúng ta biết về nước còn hạn chế đến chừng nào.
Làm thế nào nước lại có thể phản ứng trước các trạng thái cảm xúc khác nhau và cảm giác của con người? Lẽ nào nước có các chức năng cảm nhận và khả năng thay đổi tùy thuộc vào môi trường xung quanh?
Liệu nước có thể phân biệt giữa thiện và ác, tốt và xấu hay không?
Nếu có thể, thì bằng cách nào?
Nguồn gốc thực sự của nước là từ đâu?
Liệu có tồn tại những thông điệp phổ quát vượt lên trên giới hạn của từ vựng và ngôn ngữ hay không?

Sự sống không thể tồn tại nếu thiếu nước. Nếu nước có thể cảm nhận sự vật, liệu chúng ta có phải xem xét lại toàn bộ hiểu biết của chúng ta về sự sống hay không?

Sự sống không thể tồn tại nếu thiếu nước.
Nếu nước có thể cảm nhận sự vật, liệu chúng ta có phải xem xét lại toàn bộ hiểu biết của chúng ta về sự sống hay không?
Và chúng ta có thể áp dụng những kiến thức này như thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống?
Những câu hỏi trên dường như đã vượt quá khả năng giải đáp của cái gọi là khoa học đương đại chính thống.
Với vốn hiểu biết hiện nay về khoa học, thật khó để có thể giải thích làm thế nào mà cảm xúc, từ ngữ, những lời cầu nguyện v.v… lại có thể tác động đến quá trình kết tinh của nước..
M rng tm mt
Cũng có cách để cải tiến thí nghiệm này.
Quá trình kết tinh của nước diễn ra ở mức vi mô và biến mất chỉ trong một cái nháy mắt.
Nếu toàn bộ quá trình kết tinh của nước có thể được quay video thay vì chỉ một vài bức ảnh tĩnh, thì kết quả sẽ thuyết phục hơn nhiều.
Ngoài ra, các nhà khoa học có thể sẽ bắt đầu đặt ra câu hỏi.
Một là, có xảy ra biến đổi vật lý và hóa học nào không khi những cảm xúc, từ ngữ, ý định… tác động đến quá trình kết tinh của nước.
Có lẽ chúng ta sẽ hiểu hơn về các thí nghiệm tinh thể nước nếu tiến hành thêm các nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Đồng thời, nó có thể phá vỡ một vài lối tư duy cứng nhắc và lỗi thời của các nhà khoa học hiện nay.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Emoto không hứng thú với việc cố gắng đạt được sự công nhận từ giới khoa học chính thống, vì điều ông nhận ra từ các cuộc thí nghiệm đã mở rộng tầm mắt cho cá nhân ông.
Ông đã viết lên trang bìa cuốn sách “Thông điệp từ Nước” như sau:

“Hado (sóng) tạo từ ngữ

Từ ngữ là rung động của bản tính

Từ ngữ đẹp tạo ra bản tính đẹp

Từ ngữ xấu tạo ra bản tính xấu

Đây chính là căn bản của vũ trụ”

thong diep tu nuoc 1Một mẩu giấy ghi hai từ “yêu thương” và “cảm ơn”  được dán lên khay đựng nước đã tạo nên tinh thể này. (Ảnh: Tiến sĩ Masuru Emoto)
Tiến sĩ Emoto muốn phổ biến kiến thức này ra xã hội để công chúng và thế hệ trẻ biết được rằng các suy nghĩ tốt đẹp như tình thương và lòng biết ơn có thể tạo ra những biến đổi ở nước và môi trường xung quanh chúng ta.
Tiến sĩ Emoto đã được mời đến rất nhiều quốc gia để trình bày các kết quả nghiên cứu và các tư tưởng triết lý của mình.
Ông đóng vai trò một sứ giả – tận dụng góc nhìn đặc biệt của mình để khơi gợi tình thương nơi con người. Ông đã khởi xướng một hoạt động toàn cầu tên là “Bày tỏ tình thương và cảm ơn đối với Nước”.
Với công trình của mình, TS Emoto hy vọng có thể thay đổi chất lượng nước và thanh lọc nguồn tài nguyên nước của Trái đất bằng những ý niệm tốt đẹp của con người.
Sau khi tham khảo lịch pháp và lời tiên tri của người Maya, ông tuyên bố 25/7/2003 là ngày kỷ niệm toàn cầu của hoạt động này.
Trên thực tế, khi con người có thể đối xử với nước – nguồn gốc của sự sống – bằng tình thương và lòng biết ơn, phải chăng chỉ có mỗi nước được cải thiện?
Tầm quan trọng của các thí nghiệm tinh thể nước sẽ vượt quá trí tưởng tượng của mọi người.

Cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Masaru Emoto

Phóng viên: Chào tiến sĩ Emoto, tôi đã đọc cuốn sách “Thông điệp của nước” và cảm thấy nó rất độc đáo. Ông đã nêu ra một số chủ đề thật ý nghĩa. Cuối cuốn sách, ông viết: “Nếu nước không có nguồn gốc nguyên thủy ở Trái đất mà đến từ không gian vũ trụ, thì điều này có nghĩa rằng sự tồn tại của chúng ta cũng bắt nguồn từ ngoài không gian.” Ông có thể giải thích rõ hơn được không?
TS Emoto: 5 năm trước, một tiểu hành tinh mang theo băng đã rơi xuống Trái đất. Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Hawaii đã đo đạc và phát hiện thấy nó nặng 100 tấn. Mỗi năm, có hàng chục triệu mảnh băng lớn như vậy rơi xuống Trái đất từ ngoài không gian. Nếu chúng ta tính toán khối lượng nước mà chúng mang theo, người ta sẽ thấy rằng rất có thể nước nguyên thủy trên Trái đất có nguồn gốc từ ngoài không gian.
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Hawaii cho rằng ban đầu có thể không tồn tại nước trên Trái đất và nước ở Trái đất là đến từ ngoài không gian. Rất nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu không đồng tính với giả thuyết này, nhưng tôi tin rằng nó là đúng.
Phóng viên: Vì nước đến từ ngoài không gian, nên sự sống cũng đến từ ngoài không gian. Đây có phải là điều ông nhìn nhận phải không?
TS Emoto: Vâng, tất nhiên rồi.
Phóng viên: Cuối cuốn sách, ông viết: “Đích đến cuối cùng của thế giới hỗn loạn này là gì? Con người đã xuất hiện như thế nào? Lịch sử nhân loại là gì? Tương lai rồi sẽ ra sao?”
TS Emoto: Tôi nghĩ rằng con người cũng chính là nước. Cơ thể người là chiếc áo mà chúng ta khoác lên khi ở tại hành tinh này; nếu ở các hành tinh khác, chiếc áo này có thể sẽ hoàn toàn khác biệt. Nước rải rác khắp mọi nơi trong toàn vũ trụ.
Tôi tin rằng Trái đất cũng giống như quả thận của vũ trụ. Rất nhiều nước của vũ trụ đã đến hành tinh này. Nó phải được thanh lọc rồi trở lại những hành tinh khác để thanh lọc những nơi đó. Những hành tinh đó cần nước tinh khiết.

Mảnh giấy ghi câu ‘Mi thật sự rất buồn nôn và kinh tởm. Ta sẽ giết mi!” được dán bên ngoài khay nước đã tạo ra tinh thể này. (Ảnh: Masaru Emoto)
Nước chính là chúng ta. Chúng ta, con người cần phải tự mình thanh lọc. Lý do chúng ta tới đây từ không gian vũ trụ là để được thanh lọc. Rồi chúng ta sẽ phải trở lại vũ trụ. Những hành tinh khác đang chờ đợi chúng ta. Họ đang nói: “Hãy trở về! Hãy trở về! Nhanh lên và hãy trở về! Nhanh lên!”
Nhưng chúng ta vẫn còn ở trên Trái đất này và liên tục luân hồi. Chúng ta không thể tiếp tục bị luân hồi như thế này được. Chúng ta phải tiến lên và quay trở lại. Chúng ta, con người cũng giống như nước. Chúng ta cần trở về những hành tinh khác.

Nếu chúng ta tiếp tục sống như thế này, Trái đất có thể phải đối mặt với những thảm họa và có thể đi đến kết thúc.

– TS Emoto

Phóng viên: Nhưng thực tế là thế giới này đang ngày càng dơ bẩn hơn.

TS Emoto: Nếu chúng ta tiếp tục sống như thế này, Trái đất có thể phải đối mặt với những thảm họa và có thể đi đến kết thúc. Nếu chúng ta không thay đối cách sống, chúng ta có thể sẽ bị nạn hồng thủy, như những gì đã xảy ra trong [câu chuyện về] con thuyền Noah.
 

Nếu chúng ta không thay đối cách sống, chúng ta có thể sẽ bị nạn hồng thủy, như những gì đã xảy ra trong [câu chuyện về] con thuyền Noah. (Ảnh: wiki)
Phóng viên: Làm sao chúng ta có thể tránh những thảm họa như vậy?
TS Emoto: Rất đơn giản. Sự yêu thương và lòng biết ơn, với mọi người và với mọi vật. Nếu 10% số người trong chúng ta có thể làm được điều đó thì thảm họa sẽ không thể xảy ra.
Phóng viên: Tại sao lại là 10%?
TS Emoto: Các thí nghiệm đã cho thấy nếu 10% ổ vi khuẩn là các vi khuẩn tốt, 10% khác của nó là các vi khuẩn xấu, và 80% còn lại là trung tính thì cả ổ vi khuẩn sẽ trở thành tốt, và vi khuẩn tốt sẽ chiếm ưu thế.
Con trai của tiến sĩ Emoto nói thêm: “Tiến sĩ Emoto đã làm thí nghiệm với nước bằng cách đặt hai mẩu giấy lên một chai nước. Một ghi: “Cám ơn!” còn cái kia ghi: “Ngu ngốc!” Nước đã hình thành nên các tinh thể tuyệt đẹp, cho thấy rằng “Cám ơn” đã chiến thắng “Ngu ngốc”. Đó là tại sao tiến sĩ Emoto đang cố gắng tìm ra 10% số người trên Trái đất còn có chính niệm (ý niệm chân chính). Sẽ có hòa bình trên Trái đất chừng nào còn có 10% những người đó.”

Rất đơn giản. Sự yêu thương và lòng biết ơn, với mọi người và với mọi vật. Nếu 10% số người trong chúng ta có thể làm được điều đó thì thảm họa sẽ không thể xảy ra.

– TS Emoto

TS Emoto [nhìn vào tờ báo tiếng Trung mà người phóng viên đang cầm]: Người Trung Quốc là rất quan trọng. Có rất nhiều người Trung Quốc. Tôi không hiểu tại sao chính phủ Trung Quốc lại cải biến ký tự Trung văn [thành giản thể]. Tờ báo này thì còn được. Nó là ký tự phồn thể.
Phóng viên: Tại sao ông nghĩ có sự khác biệt giữa chữ giản thể và chữ phồn thể?
TS Emoto: Dựa trên cách mà nước kết tinh, chữ phồn thể Trung Quốc là rất tốt. Tôi đã sử dụng chữ phồn thể để làm các thí nghiệm của mình. Các tinh thể được hình thành trông rất đẹp.
Phóng viên: Ông có so sánh chữ phồn thể và chữ giản thể trong thí nghiệm của mình chưa?
TS Emoto: Chưa. Những tôi muốn thử xem thế nào. Văn tự cũng là sinh mệnh, một sinh mệnh đang sống. Đây chính là đặc tính tối quan trọng của nhân loại. Tôi là người Nhật, và tôi thực sự yêu thích văn tự Nhật Bản. Nếu ai đó buộc tôi thôi sử dụng văn tự Nhật Bản, tôi sẽ không thể sống được. Tôi thực sự không hiểu nổi chính phủ Trung Quốc.
Phóng viên: Sau khi thực hiện các thí nghiệm với nước, cách nhìn nhận của ông về nhân loại có gì khác biệt?
TS Emoto: Chúng ta đến từ đâu, tại sao chúng ta lại ở đây, và chúng ta đang đi tới đâu, đây là những bí ẩn quan trọng, những bí ẩn nên được hé lộ. Các thí nghiệm với nước có thể cho phép chúng ta vén mở bức màn bí ẩn này.
Cuộc phỏng vấn được PureInsight.org tiến hành vào tháng 5/2002. Con trai của tiến sĩ Emoto là người phiên dịch.

Nước là tấm kính phản chiếu tâm chúng ta


Tiến sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Viện Hado Quốc tế (IHM) và là tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước”, đã tiến hành các thí nghiệm qua đó kết luận rằng các nhân tố như sự ô nhiễm, âm nhạc, và suy nghĩ của chúng ta có thể tác động đến hình dạng của tinh thể nước.
Các thí nghiệm của ông đã làm dấy lên các phản ứng hứng thú từ độc giả. Trong cuộc phỏng vấn dưới đây, nhà vật lý, tiến sĩ Trình Lạc Già thảo luận về ý nghĩa của các thí nghiệm này.

Trái: Tinh thể nước máy. Phải: Tinh thể nước sau khi 500 người phát thiện niệm đến một chai nước máy. (Ảnh: Tiến sĩ Masaru Emoto)
Cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Trình Lạc Già
Phóng viên: Theo quan điểm của ông, điểm đặc thù nhất trong các thí nghiệm tinh thể nước của Tiến sĩ Emoto là gì?
Tiến sĩ Trình: Thí nghiệm này khá đơn giản. Nó cho thấy các kiểu kết tinh khác nhau của nước trong các hoàn cảnh khác nhau. Hiếm khi có một thí nghiệm ngắn gọn, trực quan, dễ hiểu, đồng thời mang đến một thành quả to lớn như vậy.
Thí nghiệm này đụng đến một chủ đề cực kỳ to lớn và quan trọng, ấy là cách thức tâm trí con người tác động đến vật chất. Chưa có nhiều thí nghiệm được tiến hành trong lĩnh vực này. Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần là một chủ đề đã được tranh luận trong một thời gian dài. Thật ý nghĩa khi có thể khám phá mối liên hệ giữa hai nhân tố nhờ vào một thí nghiệm đơn giản như vậy.
Hơn nữa, các bức ảnh gốc của thí nghiệm đã được phóng to lên 200 đến 500 lần. Các quan sát này trên thực tế đã đạt đến mức vi mô, tức là, chúng ta đang quan sát các lớp vật chất ở mức vi mô chứ không chỉ là một điểm (một phân tử, nguyên tử đơn lẻ). Đây là điều rất hiếm thấy trong giới khoa học. Tôi tin rằng việc quan sát toàn bộ thể hiện của vật chất thuộc một tầng vi mô nhất định (vd: tất cả các phân tử, tất cả các nguyên tử, tất cả các electron,…) sẽ mang đến cho chúng ta một thế giới mới.
Tôi nghĩ, trên cả hai phương diện chủ đề và phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm này là một sự khởi đầu mới trong khoa học.
Phóng viên: Kết quả của các thí nghiệm tinh thể nước đã được xuất bản chi tiết trong cuốn sách “Thông điệp của nước”. Phần nào trong cuốn sách làm ông ấn tượng nhất.
Tiến sĩ Trình: Bức ảnh đầu tiên trong quyển sách là một viên băng, nước trong trạng thái đông lạnh, sắp sửa tan chảy thành nước nhưng chưa biến hẳn thành nước.
Nó biểu thị một bức họa hoàn chỉnh ký tự Thủy trong Hán tự! Tổ tiên người Trung Quốc có lẽ đã có khả năng nhìn xuống tầng vi mô của vật chất. Bức ảnh này cho tôi một hiểu biết mới về hệ thống chữ Hán tượng hình.
tinh the nuoc va chu thuy
Khi một viên băng tan chảy, hình dạng tinh thể của nó trông rất giống chữ “thủy” (shui) trong tiếng Hán. (Ảnh: Tiến sĩ Masaru Emoto)
Khi hai từ “Tình thương” và “Cảm ơn” được đọc hướng vào những mẫu nước, các tinh thể tạo nên một hình dạng tuyệt đẹp.
Khi mẫu nước được tiếp xúc với các từ ngữ mang tính chất tiêu cực, các tinh thể sẽ tạo nên hình dạng hỗn loạn và vô trật tự.
Các kết quả tương phản là rất đáng kinh ngạc và phản ánh trực tiếp ảnh hưởng của tâm trí con người lên vật chất.
cac thong diep khac nhau va tinh the nuocHình dạng tinh thể nước tương ứng với các nhãn hiệu khác nhau được gắn lên bình chứa. (Ảnh: Image Shack)
Chúng ta thường nghĩ rằng tâm trí và linh hồn con người tồn tại dưới dạng thức trừu tượng.
Chúng thuộc về một phân loại khác với vật chất, nhưng thí nghiệm này đã hé lộ một mối liên hệ chặt chẽ giữa tinh thần và vật chất.

Hơn nữa, chúng ta cũng có thể thấy rằng ý nghĩ tốt sẽ có tác động tích cực lên vật chất, và các ý nghĩ xấu khiến vật chất cũng trở nên xấu.
Khi bạn nói từ “đẹp đẽ” với nước, tinh thể của nó trở nên đẹp. Khi bạn nói từ “bẩn” với nó, tinh thể nước thực sự trở nên vô cùng bẩn thỉu.
Nhìn vào những bức ảnh này, một bà mẹ có lẽ sẽ hiểu rằng sự khích lệ và lời khen sẽ khiến con cái trở nên thông minh và đẹp đẽ hơn.
Một môi trường gia đình hòa thuận cũng sẽ góp phần giúp làm các cây trồng trong nhà trở nên khỏe mạnh và đẹp đẽ hơn.
Bài học mà công chúng có thể rút ra từ thí nghiệm này không nên bị đánh thấp.
Phóng viên: Thí nghiệm này cũng phân tích cách thức ngôn ngữ, hình ảnh, và âm thanh, tác động đến nước. Ông có nhận xét gì về các kết quả thu được?
Tiến sĩ Trình: Rất thú vị, Khi tiếp xúc với từ “Trí tuệ”, viết bằng tiếng Nhật, tiếng Anh, và tiếng Đức, nước hình thành một tinh thể có hình dạng giống nhau.
Tiếp xúc với từ “Vũ trụ”, viết bằng tiếng Nhật, tiếng Anh, và tiếng Hy Lạp, nước cũng có biểu hiện tương tự.
Kết quả cũng như vậy với từ “Tình thương” và “Cảm ơn”.
tinh the nuoc tri tue
Trái: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Trí tuệ” bằng tiếng Nhật. Giữa: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Trí tuệ” bằng tiếng Anh. Phải: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Trí tuệ” bằng tiếng Đức. (Ảnh: bibliotecapleyades.net)
tinh the nuoc vu truTrái: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Vũ trụ” bằng tiếng Nhật. Giữa: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ  “Vũ trụ” bằng tiếng Anh. Phải: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Vũ trụ” bằng tiếng Hy Lạp. (Ảnh: bibliotecapleyades.net)
tinh the nuoc tinh thuong cam on
Trái: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Tình thương, cảm ơn” bằng tiếng Nhật. Giữa: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Tình thương, cảm ơn” bằng tiếng Anh. Phải: Tinh thể nước khi tiếp xúc với từ “Tình thương, cảm ơn” bằng tiếng Đức. (Ảnh: bibliotecapleyades.net)
Điều này cho thấy không phải một từ riêng lẻ, ngôn ngữ sử dụng, hay các rung động của âm thanh là nguyên nhân đã tạo nên cấu trúc tinh thể như vậy, mà là các quá trình suy nghĩ bên trong hay ý nghĩa biểu thị bởi ngôn ngữ, đã tác động đến nước.
Ý nghĩa giống nhau hay thông tin giống nhau sẽ tạo nên hiệu ứng giống nhau, cho dù nó được diễn tả bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Trong trường hợp của nước, nếu chúng ta suy luận thêm một bước nữa, rằng mỗi từ/ ý nghĩ sẽ sản sinh ra một hình dạng khác nhau, vậy chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
Chỉ có một kết luận mang tính logic duy nhất là: ý nghĩa của một từ sẽ tạo ra một hình dạng!
Nói cách khác, ý nghĩ có hình dạng! Vậy chẳng phải tinh thần và vật chất là cùng một thứ?

Ý nghĩa của một từ sẽ tạo ra một hình dạng! Nói cách khác, ý nghĩ có hình dạng! Vậy chẳng phải tinh thần và vật chất là cùng một thứ?

Nước cũng rất nhạy cảm với các hình ảnh.
Sau khi “nhìn” một bức tranh hoa sen, tinh thể nước sẽ tỏa rộng ra không ngừng, như một bông hóa sen nở lớn không ngừng.
Sau khi “nhìn” một bức tranh cây thông, nước sẽ thay đổi màu sắc định kỳ trong quá trình kết tinh, cũng giống như một cái cây thay đổi trong quá trình hô hấp.
tinh the nuoc hoa sen
Trái: Tinh thể nước sau khi nhìn một bức tranh hoa sen. (Masaru Emoto) Phải: Ảnh bông hoa sen bằng pha lê (Ảnh: krystalkastle.com)
Thú vị hơn nữa, khi nước “nhìn thấy” một bức ảnh Mặt trời hay khi nhìn thấy từ “Mặt trời”, hai tinh thể tạo thành cũng có hình dạng giống nhau. Điều này cho thấy một bức ảnh cũng sở hữu một loại khả năng nhận thức, một loại
thông tin. Giống với từ ngữ, hình ảnh thể hiện một loại ý nghĩ, nhưng được diễn tả theo cách thức khác nhau.
Mỗi loại hình dạng khác nhau biểu thị một loại linh hồn khác nhau.
câu ngạn ngữ thời xưa có nói “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” – hình dạng giống nhau thì linh hồn giống nhau.
Đây là một lý do tại sao một bức tranh có thể thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của tác giả, đồng thời cũng khơi gợi những suy nghĩ và cảm xúc tương tự trong lòng người xem.
Khả năng nghe nhạc của nước còn ấn tượng hơn nữa.
Sau khi “nghe” một bản nhạc hòa tấu của Bach, hình dạng một tinh thể nước sẽ trông rất có tổ chức và rõ ràng.
Hình dạng của tinh thể nước sẽ trông trong sáng và sống động sau khi nước “nghe” bản nhạc giao hưởng Đồng quê của Beethoven.
Sau khi nghe một giai điệu của trẻ con, nước sẽ trở nên trong sáng và tinh khiết.
Sau khi nghe một bản nhạc có tựa đề Forest in the Dim Light of Night (tạm dịch: Khu rừng dạ quang mờ ảo), tinh thể nước dường như được bao bọc trong một chùm ánh sáng lờ mờ của màn đêm.
Tính chất lờ mờ phản ánh trong tinh thể này không phải là do thiếu ánh sáng, mà là do âm thanh.
Những kết quả này cho thấy âm thanh và hình dạng của một vật thể là có tương quan với nhau.
Điều này thật sự đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới.
Sự tương quan giữa âm thanh và hình dạng là một khái niệm mới rất quan trọng. Lấy ví dụ, một thiết bị chơi nhạc tốt phải có một hình dạng tốt.
Vào thời cổ đại, khi đúc chuông, chỉ cần liếc qua hình dáng của chuông khi nó được mang ra khỏi khuôn đúc, một người thợ có kinh nghiệm sẽ biết chất lượng của âm thanh phát ra.
Ảnh hưởng của âm thanh lên hình dạng tinh thể nước trong thí nghiệm này là vô cùng sinh động.
Phóng viên: Lúc ban đầu hầu hết mọi người đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi họ nhìn thấy những tinh thể nước tuyệt đẹp. Họ không kỳ vọng nước lại có nhiều hàm nghĩa đến vậy.
Tiến sĩ Trình: Thực ra, trong truyền thống Trung Hoa, con người đã có một sự hiểu biết rất sâu sắc về nước. Lấy ví dụ, để sắc thuốc người ta phải chọn loại nước kỹ càng. Để bào chế Ải Cước (một loại thuốc cổ truyền), cần phải dùng đến thứ nước từ Giếng Ải ở làng Ải thuộc tỉnh Sơn Đông.
Nước dùng để pha trà cũng phải được lựa chọn cẩn thận. Một số loại trà cần đến loại nước suối đặc biệt, một số phải được pha bằng nước sương từ bông hoa sen, một số phải được pha bằng tuyết đọng trên bông hoa mai, và thậm chí có một số loại trà phải lấy nước từ một khúc sông nhất định của một con sông nhất định.
tinh the nuoc tra dao(Ảnh: Thinkstock)
Tất cả điều này không chỉ minh chứng rằng người Trung Hoa cổ đại có học thức; chúng cũng thể hiện kiến thức uyên thâm của họ về bản chất của nước. Tôi từng nghe kể một câu chuyện như sau: Ở vùng nông thôn Trung Quốc, phụ nữ biết rất nhiều phương thuốc dân gian tuy đơn giản mà lại hiệu quả cao. Nước là một trong những phương thuốc phổ biến nhất. Lấy ví dụ, khi một đứa trẻ ăn phải thứ gì đó chưa chín, nó sẽ bị đau bụng. Đôi lúc đau đến nỗi đứa trẻ sẽ lăn lộn trên mặt đất. Người mẹ sẽ đi đun sủi một bát nước (chỉ vừa sôi nhưng chưa thật sự sôi). Khi đứa trẻ uống thứ nước này, cơn đau sẽ thuyên giảm ngay lập tức, hiệu quả tức thì. Có rất nhiều cách sử dụng nước cho các mục đích khác nhau. Vốn hiểu biết về nước là một phần của truyền thống Trung Hoa từ thời cổ đại.

Nước là một nhân tố quan trọng trong sự hình thành của vạn vật. Hiểu được nước sẽ giúp chúng ta hiểu được vật chất, tinh thần, và sự sống.

Phóng viên: Ở phần cuối cuốn sách Thông điệp của Nước, tác giả đã nêu lên một số câu hỏi như: nó đến từ đâu, nó sẽ đi về đâu, mục đích của sự sống là gì v.v… Ông nhận xét thế nào?
Tiến sĩ Trình: Không chỉ tập trung vào chủ đề trước mắt, Tiến sĩ Emoto có thể nhảy ra khỏi cái khung thông thường và đặt ra các câu hỏi sâu sắc. Tâm trí của ông thật cởi mở. Nước là một nhân tố quan trọng trong sự hình thành của vạn vật. Hiểu được nước sẽ giúp chúng ta hiểu được vật chất, tinh thần, và sự sống.
Cuộc phỏng vấn này được PureInsight.org thực hiện vào năm 2002.
 

Sức mạnh thanh lọc nước của thiện niệm

Tiến sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Học viện Hội Hado Quốc tế (IHM) và là tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước”, đã tiến hành các thí nghiệm qua đó kết luận được rằng các nhân tố như sự ô nhiễm, âm nhạc, và suy nghĩ của chúng ta có thể tác động đến hình dạng của tinh thể nước.
Các thí nghiệm của ông đã làm dấy lên các phản ứng hứng thú từ độc giả. Trong cuộc phỏng vấn dưới đây, nhà vật lý – Tiến sĩ Lý Xuân Băng thảo luận về ý nghĩa của các thí nghiệm này.

Cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Lý Xuân Băng
Phóng viên: Thưa tiến sĩ Lý, ông nghĩ điều gì là thông điệp quan trọng nhất từ các cuộc thí nghiệm?
Tiến sĩ Lý: Phần ngoạn mục nhất là một tinh thể nước có thể phản ánh “tư tưởng” qua hình thù của nó. Đó là, một cụm từ, một hình ảnh hay một đoạn âm nhạc có thể dẫn tới việc hình thành những hình thù đặc định của tinh thể nước. Nói cách khác, nước đáp lại những từ ngữ, hình ảnh hay âm thanh bằng các hình dạng khác nhau của tinh thể nước. Từ những hình ảnh về sự kết tinh của nước, chúng ta có thể dễ dàng thấy được vật chất và tinh thần là có tương thông với nhau. Mỗi một chủng tư tưởng đối ứng với một chủng vật chất.
Lấy thí dụ, một từ ngữ mang theo một tư tưởng, và tự biểu hiện trong hình dạng tinh thể nước trong thí nghiệm về kết tinh nước. Điều này chứng minh rằng mỗi vật chất đều có sinh mệnh và tư tưởng riêng, và mỗi tư tưởng đều có hình thái vật chất tương ứng. Vật chất và tinh thần là nhất thể, với hai loại biểu hiện của cùng một sự vật.
Trái: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “thiên thần”. Phải: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “ác quỷ” (Ảnh: Zhengjian.org)
tinh the nuoc nhac rockTrái: Tinh thể nước khi được nghe nhạc Rock Heavy Metal. Phải: Tinh thể nước khi được nghe bản nhạc “Đêm bình yên” (Ảnh: Zhengjian.org)
Trong mỗi thí nghiệm, nước đều bày tỏ những loại thông điệp khác nhau. Mặc dù mỗi tinh thể nước vẫn có cùng kết cấu hóa học, chúng thực sự khác nhau về tư tưởng và linh hồn. Những thí nghiệm này đã chứng minh rằng nước là một loại hình của sự sống, và nó cũng áp dụng với mọi từ ngữ, mọi hình thù của vật thể và mọi thanh âm, đồng thời mỗi thứ trong số chúng đều có tư tưởng. Có lẽ một ngày nào đó thậm chí chúng ta sẽ có thể “chào” chúng khi chúng ta có khả năng quan sát tiến bộ hơn.
Phóng viên: Rất nhiều bức ảnh chụp hình tinh thể nước đã được công bố. Ông thích bức nào nhất?

Trái: Bức hình chụp hoa cam cúc (Chamomile). Phải: Tinh thể nước sau khi được xem hình hoa cam cúc (Ảnh: zhengjian.org)

Trái: Bức hình chụp hoa cây thì là (Fennel). Phải: Tinh thể nước sau khi được xem hình hoa cây thì là (Ảnh: zhengjian.org)
Tiến sĩ Lý: Những bức hình chụp hoa thật là lý thú. Bạn có thể thấy rằng sau khi được xem hình hoa cam cúc (Chamomile) và hoa cây thì là (Fennel), hình dạng tinh thể nước hoàn toàn tương đồng với hình dạng của hai loại hoa. Đó là tinh thể nước mô phỏng theo hình dạng mà nó được xem. Điều này là một bằng chứng vững chắc cho thấy mỗi vi lạp của vật thể đều mang theo hình tượng trọn vẹn của vật thể đó.

Hình ảnh ba chiều này có thể được trông thấy ở mức vi quan. Chúng ta không thể nhìn thấy “tư tưởng” bằng cặp mắt thịt của chúng ta, bởi vì “tư tưởng” hiển hiện ở các không gian vi quan mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu chúng ta có cách nhìn thấy các thứ ở vi quan thì chúng ta sẽ có thể thấy được “tư tưởng”.
Phóng viên: Thí nghiệm này khác với các thí nghiệm khoa học phức tạp khác ở chỗ rất ít chuyên gia tham dự nhưng lại được đại đa số công chúng chú ý tới. Ông nghĩ rằng kết quả thí nghiệm sẽ mang lại những ảnh hưởng gì trong công chúng?
Tiến sĩ Lý: Chúng ta có thể thấy rõ ràng từ thí nghiệm về tinh thể nước rằng thiện niệm làm mọi thứ đẹp lên và ác niệm làm mọi thứ xấu đi. Hầu hết cơ thể người và mọi thứ khác trên thế giới này đều được cấu thành từ nước. Chính vì vậy thiện niệm của chúng ta sẽ cải biến ngoại cảnh và ngay chính bản thân mình.
Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc cơ thể chính mình, từ đó trở nên mỹ lệ và kiện khang. Nếu chúng ta bảo trì được thiện niệm, chúng ta sẽ thanh lọc môi trường và những người xung quanh chúng ta. Thiện niệm của chúng ta có thể cải biến tất cả mọi thứ trong thế giới này. Thật sửng sốt khi nhìn thấy triết lý ấy thể hiện rất rõ ràng trong thí nghiệm về tinh thể nước. Cách trực tiếp nhất để tịnh hóa thế giới này là bảo trì thiện niệm của chính chúng ta. Nếu công chúng có thể nhận thức được điểm này thì nó sẽ tạo ra một tác động rất lớn.
Phóng viên: Tiến sĩ Masaru Emoto đã thực hiện một thí nghiệm, trong đó một nhóm người phát ra thiện niệm, chẳng hạn như “Cám ơn” và “Tình thương” vào một cái chai đựng đầy thứ nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước này đã được thanh lọc nhanh chóng. Ngoài ra, tiến sĩ Emoto mới đây cũng đã thỉnh nguyện cả thế giới thường xuyên cùng nhau phát thiện niệm cho nước trên trái đất vào các thời điểm xác định. Ông có cảm tưởng gì về những thí nghiệm này?
Tiến sĩ Lý: Thực ra, tiến sĩ Emoto cũng đã từng tiến hành nhiều hoạt động phát thiện niệm tập thể cho nước.
Vào lúc 2 giờ ngày 02 tháng 02 năm 1997, 500 người từ khắp Nhật Bản đã hưởng ứng lời kêu gọi của tiến sĩ Emoto và phát thiện niệm vào một chai đựng nước máy được đặt trên bàn làm việc của tiến sĩ Emoto tại Tokyo. Mỗi người được yêu cầu nghĩ như sau: “Nước hãy trở nên tinh khiết bây giờ. Xin cám ơn.” Thông điệp trìu mến này đã được phát ra cùng lúc bởi 500 người trên khắp Nhật Bản.
Bức ảnh bên dưới được chụp ngay sau đó.

Trái: Nước máy tại Tokyo. Phải: Nước máy tại Tokyo sau khi được một nhóm phát thiện niệm (Ảnh: theepochtimes.com)
Không có quá trình xử lý nhân tạo nào đối với bức ảnh trên. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kỳ vọng kết quả này, tất cả họ đều đã rơi nước mắt khi trông thấy bức ảnh trên.
Bức ảnh thứ hai được chụp ba ngày sau khi một trận động đất xảy ra tại Kobe, Nhật Bản.

Trái: Tinh thể nước tại Kobe, Nhật Bản sau trận động đất. Phải: Tinh thể nước sau khi được phát thiện niệm (Ảnh: theepochtimes.com)
Đây là một tinh thể nước bị biến dạng của nước máy tại Kobe. Tinh thể nước này dường như biểu lộ cảm giác hoang mang, đau buồn và sợ hãi mà người dân địa phương đã phải trải qua trong trận động đất. Tất cả mọi người đều bị sốc sau khi xem bức ảnh thể hiện cảm xúc của nước. Dù vậy sau đó người dân Kobe đã nhận được sự quan tâm và viện trợ từ nhân dân khắp thế giới.
Ba tháng sau trận động đất, nhóm nghiên cứu đã chụp một bức ảnh khác với cùng chai nước đó (hình bên tay phải), trong đó biểu lộ vẻ đẹp của sự quan tâm và những lời chúc nguyện mà nhân dân thế giới dành người dân Kobe, Nhật Bản.
Tiến sĩ Emota thường kể một câu chuyện về một nhóm người phát thiện niệm cùng nhau. Khi con tàu Apollo 13 đáp xuống mặt trăng, phi hành đoàn đã gặp phải một số sự cố kỹ thuật gây nên thiệt hại cho bình dưỡng khí. Đáng lẽ ra họ không thể trở về Trái đất dưới tình trạng như vậy. Tuy nhiên, toàn thế giới đã theo dõi cuộc thám hiểm và cầu nguyện cho họ. Cuối cùng, phi hành đoàn đã trở về Trái đất an toàn.
Tiến sĩ Emoto tin rằng đây là [hiệu quả của] sự phát thiện niệm theo nhóm. Tiến sĩ Emoto coi đây là một hoạt động toàn cầu, khi mà cả thế giới, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng và quốc gia, phát thiện niệm tập thể đồng thời.
Nó cho thấy rằng sức mạnh thiện niệm của tập thể là rất vĩ đại. Nếu chúng ta sử dụng thiện niệm tập thể để chống chọi với một tai nạn, thì tai nạn đó sẽ bị hóa giải. Đặc biệt, khi sự hủy diệt, bạo lực và tàn sát lan tràn trên thế giới này, chúng ta có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta cùng phát thiện niệm để tiêu hủy chúng.
Phóng viên: Ông thấy còn phương diện tiềm năng nào chưa được khai thác không?
Tiến sĩ Lý: Mặc dù không có cái nhìn của một người trong cuộc đối với những thí nghiệm này, tôi nghĩ rằng các hoạt động tinh thần của nhóm nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến kết quả của mỗi thí nghiệm. Vì nước biểu thị sự nhạy cảm với các tư tưởng, nó đương nhiên cũng nhạy cảm với tư tưởng của các nhà nghiên cứu. Tôi tin rằng các nhà nghiên cứu cần giữ một tư tưởng tĩnh lặng để tránh ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm theo mong muốn của họ.
Mặt khác, nếu chúng ta giữ được tâm trí tĩnh lặng, tôi tin rằng nước xung quanh chúng ta sẽ trở nên rất thuần tịnh. Tôi nghĩ rằng sự thuần tịnh của nước phản ánh sự thuần tịnh của tâm linh chúng ta. Nếu chúng ta thiền định và đạt đến được trạng thái “nhập tĩnh”, chúng ta sẽ có sức mạnh tịnh hóa nước mạnh mẽ hơn nữa.
Ở đây tôi muốn giải thích qua về sự khác biệt trong các cảnh giới của “tĩnh”. Quá trình loại trừ tạp niệm và đạt một cảnh giới “tĩnh” cao về cơ bản chính là quá trình tu luyện. Tôi dám đánh cược rằng kết quả thí nghiệm sẽ thật đáng kinh ngạc nếu một người tu luyện chân chính ngồi thiền định bên cạnh một dòng suối.
Tôi cũng muốn nói thêm một chút về hoạt động phát thiện niệm tập thể. Những hoạt động như vậy có tính chất ngắn hạn và chỉ mang lại kết quả tạm thời. Điều quan trọng hơn là chúng ta phải bảo trì thiện niệm vào mọi lúc bởi vì mỗi niệm đều ảnh hưởng đến cơ thể và mọi thứ xung quanh chúng ta.
Chỉ khi chúng ta không ngừng loại trừ những tư tưởng bất lương, nghiêm khắc yêu cầu chính mình với các tiêu chuẩn đạo đức cao, và học cách sống thiện lành thì chúng ta mới có thể thanh lọc cơ thể và môi trường, cũng như bảo trì một thế giới hòa bình. Đây chính là đạo làm người được chỉ dạy bởi các bậc thánh nhân.
Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: “Thủy vi tâm chi kính” (Nước chính là tấm kính phản chiếu tâm chúng ta). Từ các thí nghiệm của tiến sĩ Emoto, giờ chúng ta đã có một hiểu biết rõ ràng rằng nước thuần tịnh là một sản phẩm của tâm thuần tịnh. Nếu như nhân tâm không cải biến thì không có cách nào cải biến nước được.
Cũng như vậy, hoạt động phát thiện niệm tập thể chỉ có thể cải biến môi trường trên diện hẹp – một cách tạm thời. Muốn cải biến toàn bộ cục diện hoàn cảnh thì chỉ có cách làm cho nhân tâm hướng thiện, đạo đức thăng hoa. Giờ chúng ta đã thấy một thiện niệm có khả năng thanh lọc nước như thế nào. Còn về cách thanh lọc tư tưởng, đó sẽ là một chủ đề thảo luận rộng hơn và sâu sắc hơn.

Cuộc phỏng vấn này được PureInsight.org thực hiện vào năm 2002.
Nguồn: PureInsight.

Sử dụng bản dịch của Chanhkien.org

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111