Tám phương đều cõi hồng trần, giữ sao cho được cái tâm bình thường…
Tám phương đều cõi hồng trần, giữ sao cho được cái tâm bình thường…
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe có người nói:“Nên giữ được cái tâm bình thường”.
Nhưng như thế nào là tâm bình thường?
Tâm không mong không cầu như trong lòng trời quang mây tạnh, ngồi có đàn có sách như ngồi nơi gác tía đài son.
Một người muốn thanh tĩnh nơi mật thất, tâm không nhiễm bụi trần, thì chẳng cần xa lánh thế tục, mà chỉ cần có niềm tin.
Cái tâm này yên định hay xao động, kỳ thực, chỉ nằm trong một niệm mà thôi.
Nhưng người ta vì thích những trò vui ồn ào náo nhiệt bên ngoài mà bỏ qua niềm vui thanh tịnh chân chính.
Giữa dòng đời trần thế đục ngầu cuồn cuộn, con người muốn đạt được cảnh giới “tâm không mong không cầu” thì thật khó, nhưng cũng không quá khó.
Trong cuộc sống, thường nghe có người nói: “Nên giữ được cái tâm bình thường”. Nhưng như thế nào là tâm bình thường?
Có câu chuyện kể rằng:
Trước đây có một kiếm khách kiếm thuật cao siêu, khi thi triển kiếm thuật thì uyển chuyển như nước chảy mây trôi, nhẹ nhàng như gió thổi.
Khi đứng trên đất bằng tung gươm múa kiếm, kiếm khách ấy có thể phát huy tài năng một cách tự nhiên, ở trạng thái đỉnh cao nhất của mình mà thể hiện.
Đây chính là cái tâm bình thường.
Nhưng nếu đứng trên vách núi cheo leo bên vực sâu vạn trượng, kiếm khách vì trong lòng bất an mà không thể sử dụng cây kiếm như bình thường được, từ đó mất đi cảnh giới hoàn mỹ nhất.
Đây chính là khi không còn giữ được cái tâm bình thường.
Một người trước khi đắc Đạo, lúc bổ củi thì nghĩ đến gánh nước, lúc gánh nước thì nghĩ đến nấu cơm, khi nấu cơm lại nghĩ đến bổ củi.
Nhưng sau khi đắc Đạo, khi bổ củi thì là bổ củi, khi gánh nước thì là gánh nước, lúc nấu cơm thì là nấu cơm.
Đây chính là “tri hành hợp nhất”.
Tức là ‘biết’, ‘suy nghĩ’ và ‘hành động’ hợp làm một, đạt đến cảnh giới tâm không loạn tưởng, không tạp niệm.
Kỳ thực, tâm bình thường chân chính chỉ đơn giản là giữ được tâm thái tự nhiên.
Nếu có thể giữ vững đỉnh cao phong độ, không để ý đến những can nhiễu của vọng niệm, không điều khiển chân ý vốn có ban đầu, khiến cho hình thể và tâm ý tương hợp, vậy chính là tâm bình thường rồi.
Khi minh bạch đạo lý này, con người sẽ không bị hấp dẫn bởi vật chất xa hoa, cũng sẽ không bị cuốn trôi bởi hồng trần cuồn cuộn.
Ấy gọi là:
Tám phương đều cõi hồng trần,
Giữ sao cho được cái tâm bình thường.
Ngoài trời thế giới thập phương,
Thanh tâm đoạn dục cố hương trở về.
Theo KKnews
Nam Phương biên dịch